Văn Học & Nghệ Thuật

Ca sĩ Thanh Lan và những nỗi niềm

Tập hay nhất là tập ở hồ bơi, giúp mình dẻo dai, khỏe mạnh, mà còn gọn gàng nữa, phần nữa là ăn uống rất kiêng cữ. Thanh Lan cũng thường uống nước giá, giúp tẩy rửa cuống họng rất tốt.”


 
Khi còn là một thiếu nữ, ca sĩ Thanh Lan đã khiến nhiều người đối diện đều phải “đắm say” bởi vẻ đẹp đằm thắm, gương mặt thanh tú, nốt ruồi duyên nơi khóe môi, dáng vóc mảnh mai, và theo thời gian, cuộc sống riêng sóng gió, đầy biến động cũng không làm ảnh hưởng gì đến nhan sắc ấy, lại càng trở nên mặn mà cùng với giọng ca. Là một người đàn bà chở nặng những thăng trầm, đổ vỡ, bao bầm giập mà cuộc đời đã ném vào cô nhiều xót xa, đã nhuộm nên một Thanh Lan với giọng hát như xuyên niềm đau bằng sợi dây mỏng tang quấn lấy trái tim người nghe.

Nỗi buồn, những đau đớn, tan vỡ, được tan chảy trong tiếng hát của cô. Tiếng hát đầy xúc cảm của cô khiến nhiều trái tim thổn thức, cảm nhận được sự mong manh của đời sống trong cuộc viễn du bất tận của một kiếp người. Không chỉ thành công khi hát nhạc Việt, cô được đánh giá là ca sĩ hát nhạc Pháp hay nhất khu vực Đông Nam Á thuở trước 1975, cô còn là một trong những nghệ sĩ ít ỏi của thời điểm ấy đảm nhiệm ba vai trò: diễn viên điện ảnh, diễn viên kịch nói, ca sĩ, và trong những lĩnh vực nghệ thuật này, cô đều thành công rực rỡ bởi tài năng của mình.

Cô còn được khán giả biết đến qua những ca khúc do chính cô sáng tác như “Về Cùng Em”, “Tương Tư”… và một số ca khúc nhạc ngoại do cô dịch lời Việt. Năm 2002, cô ra mắt tập thơ cá nhân “Tình Đầu” bằng 3 ngôn ngữ mà cô thông thạo Việt- Anh- Pháp. Cô còn thực hiện một số video ca nhạc do chính cô đạo diễn…

Ra mắt show nhạc “Đêm Tình Xuân” và phim “Number 10 Blues/Goodbye Saigon”

Trong một buổi chiều nhạt nắng của một ngày cuối đông đầu xuân, tôi đã ngồi cùng cô để lắng nghe những sẻ chia của cô về những niềm vui trong nghệ thuật mà cô đang có. Cô nói cô chào đời vào tháng 3, là tháng mở đầu của mùa xuân. Để kỷ niệm sinh nhật năm nay, cô thực hiện một chương trình nhạc cá nhân mang tên “Đêm Tình Xuân” vào 8 giờ tối Thứ Bảy, ngày 29-3-2014 này, tại Hội quán Lạc Cầm (thành phố Westminster).

Tham gia cùng ca sĩ Thanh Lan sẽ có những ca sĩ khách mời Paolo, Anh Dũng, Ngô Quang Minh và những nghệ sĩ đặc biệt sẽ xuất hiện vào giờ chót, hát những ca khúc của Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Ngọc Bích, Từ Công Phụng, Phạm Đình Chương, Phạm Duy, Trần Thiện Thanh, Y Vân và Thanh Lan, cùng những tình khúc muôn thuở của Anh, Pháp, Mỹ.

Ngoài niềm vui của show nhạc “Đêm Tình Xuân”, cô cho biết vào chiều tối Thứ Bảy, 12-4-2014 sắp tới, tại UltraLuxe Anaheim Cinemas, Anaheim Gardenwalk 321 W. Katella Ave. thành phố Anaheim, sẽ diễn ra đêm Spotlight của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2014 (Viet Film Fest), sẽ khởi chiếu phim “Number 10 Blues/Goodbye Saigon” của đạo diễn Norio Osada (Nhật Bản), sản xuất vào thập niên 1970, mới được phát hành trong thời gian gần đây, do Thanh Lan là diễn viên chính của phim. “Phim được quay tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối năm 1974 đầu năm 1975.

Vì nhiều lý do, nên bộ phim này đã nằm lưu kho, và đã được hoàn thiện phần dàn dựng vào cuối năm 2012. Ngày 24-1-2013, bộ phim đã được công chiếu lần đầu tiên sau gần 40 năm tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Rotterdam, Hà Lan. Ngày 02-8-2013 tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Fantasia, Canada. Ngày 14-09-2013 tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Fukuoka, Nhật Bản. Là cuốn phim được giải Audience Award- giải khán giả yêu thích nhất tại Festival Okuradashi năm 2013 tại thành phố Hirosima.

Thanh Lan rất vinh dự khi được Ban Tổ Chức của Liên Hoan Phim Festival Okuradashi 2013 mời đến Nhật tham dự và chính Thanh Lan đã mời nhà sản xuất và đạo diễn phim gửi phim dự thi Viet Film Fest và đã được giải Spotlight của đại hội, bởi giá trị lịch sử của bộ phim. Khán giả đến dự đêm Spotlight trình chiếu Number 10 Blues/Goodbye Saigon, ban tổ chức sẽ thực hiện buổi trò chuyện, trả lời mọi câu hỏi của khán giả với nam tài tử Nhật trong phim và Thanh Lan.”

Thanh Lan là ai?

Trả lời câu hỏi của người viết: “Nếu có những khán giả trẻ hôm nay hỏi Thanh Lan là ai thì Thanh Lan sẽ trả lời như thế nào?”

Mỉm cười hiền hậu, cô nói: “Thanh Lan không muốn mọi người nhìn mình như một người nghệ sĩ, trong thời gian đầu khi mới xuất hiện trên đài phát thanh, truyền hình, Thanh Lan cũng quan niệm mình chỉ là tiếng hát sinh viên, chứ chưa bao giờ quan niệm mình là một ca sĩ. Bởi vậy khi đó có nhiều người mời hát phòng trà, thậm chí là mời Thanh Lan đứng ra điều khiển một phòng trà, nhưng Thanh Lan không nhận làm. Vì Thanh Lan nổi tiếng khi còn nhỏ tuổi, nên luôn cảm thấy tuổi mình còn non lắm.”

Đôi mắt tuyệt đẹp năm xưa nay đã nhuốm màu thời gian, nhìn xa xăm như để gợi nhớ lại một thời dĩ vãng, ân cần, cô thủ thỉ tâm tình, đưa tôi lùi lại quá khứ vàng son một thuở, cô kể:

“Thanh Lan bắt đầu hát cho đài phát thanh lúc 12 tuổi, hát trong ban Việt Nhi. Còn hát trên truyền hình là lúc 16 tuổi. 18 tuổi thì bắt đầu diễn vở kịch thứ nhất trên truyền hình, 20 tuổi bắt đầu đóng cuốn phim đầu tiên. Trước 1975, báo chí có đặt cho Thanh Lan biệt danh là ca sĩ tháp ngà, vì Thanh Lan muốn giữ cho mình nét sinh viên nên ngoài thời gian học trung học ở trường Pháp Marie Curie, hay lên học đại học Văn Khoa, Thanh Lan không đi hát phòng trà mà chỉ đi thâu đĩa, hát trên truyền hình, trên đài phát thanh. Song song với ca hát, công việc tại đài phát thanh, đài truyền hình đến với Thanh Lan thật sớm, khi còn đi học, có thời gian Thanh Lan làm xướng ngôn viên đài Tiếng Nói Tự Do của Sài Gòn, cứ 6 giờ sáng là đọc tin tức bằng tiếng Pháp khoảng nửa tiếng, nửa tiếng giới thiệu chương trình nhạc quốc tế.”

Cô cho biết vào năm 1973, cô cùng với 2 nhạc sĩ gạo cội Phạm Duy và Ngọc Chánh sang Nhật Bản tham dự Đại Hội Âm Nhạc Quốc Tế Yamaha Festival in Tokyo gồm 100 quốc gia góp mặt. Tại đây, Thanh Lan đã hát ca khúc “Tuổi Biết Buồn” của Phạm Duy, và được vào vòng chung kết. Thanh Lan đã được hãng đĩa Victor mời ở lại Tokyo trong một tuần lễ để thu âm 2 bài hát Ai no hio Kesanairde (Phạm Duy dịch lời Việt là “Đừng Phá Vỡ Ân Tình”) và ca khúc “Tuổi Mộng Mơ” của Phạm Duy được dịch ra tiếng Nhật là “Yume o Miruno”. Cả 2 bài hát này Thanh Lan đã hát bằng tiếng Nhật.

“Sau khi đi Nhật về, Thanh Lan có nhận hát độc quyền tại phòng trà Tự Do để dạn dĩ sân khấu, chuẩn bị cho tour sẽ đi hát các nước Đông Nam Á cùng với hãng đĩa Victor, nhưng biến cố năm 1975 đến làm lỡ làng hết những dự định nghệ thuật của Thanh Lan.”

Được gì và mất gì?

Khi câu chuyện đã trở nên thân tình, tôi hỏi: “Ngần ấy năm theo đuổi con đường âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, thăng hoa, cay đắng, mọi cung bậc chắc chắn cô từng trải qua, vậy cô thấy mình được và mất gì?”
Ánh nhìn buồn vời vợi, rất chân thành, cô nói:

“Mất thì các nghệ sĩ đều mất, đó là mất tự do, cuộc sống luôn bị mọi người dòm ngó, và đôi khi còn bị bóp méo, xuyên tạc nữa. Đó là cái mất, đau khổ một đời mà những người nổi tiếng gặp phải. Ngày xưa còn đỡ, bây giờ có phương tiện mạng lưới toàn cầu thì nó còn khủng khiếp hơn nữa. Thanh Lan không đọc những bài viết bôi xấu Thanh Lan, có nghe bạn bè nói có bài viết do phóng viên bên Việt Nam viết như là phỏng vấn Thanh Lan, nhưng thật ra do tự họ bịa ra, chứ không hề có cuộc phỏng vấn nào.”

“Thanh Lan ít gặp nhà báo trả lời phỏng vấn. Thanh Lan không bao giờ nói về đời tư cho nhà báo nghe, mà chỉ nói về nghệ thuật thôi. Những gì viết về đời tư là không bao giờ Thanh Lan nói với nhà báo, có hỏi cũng không nói. Vì Thanh Lan nghĩ rằng đời tư thì là chuyện riêng tư, nhất là với người từng là chồng mình, cha của con mình, thì Thanh Lan không bao giờ đi nói xấu người đó. Thanh Lan nếu không đi hát thì đã trở thành cô giáo rồi, nên Thanh Lan không bao giờ ăn nói hàm hồ bậy bạ.”

Cô tâm sự: “Người nghệ sĩ, tinh thần rất quan trọng, nếu người nghệ sĩ có tinh thần yêu đời, tự tin thì sẽ hát hay hơn, diễn hay hơn. Vì vậy, điều hay nhất cho người nghệ sĩ là mình chỉ nghĩ đến những tình cảm yêu thương của khán giả dành cho mình, còn cái nào không tốt, thì không nên nhớ đến. Thanh Lan được quý vị yêu mến từ hồi 12 tuổi đến giờ, những điều đó Thanh Lan muốn cũng không được hay không muốn cũng không được, đúng là số phận nó đưa đẩy, tự nhiên trở thành nghệ sĩ. Chứ Thanh Lan từ nhỏ đến lớn cứ nghĩ khi trưởng thành, mình sẽ trở thành cô giáo.”

“Đời Thanh Lan chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui, nhưng Thanh Lan nghĩ, mình có một cuộc đời thôi mà, hãy quên chuyện buồn để mà sống, không nên dày vò bản thân mình. Trong cuộc sống nhiều khi buồn quá, không biết tâm sự cùng ai, vì Thanh Lan là người cứng lắm, không muốn ai thương hại. Thanh Lan thường vào nhà thờ ngồi một mình, tâm sự với Chúa, với Đức Mẹ, những lúc ấy Thanh Lan luôn cảm giác có đấng thiêng liêng đỡ nâng mình khi mình ngã.”

Cảm tình của khán giả

Khán giả là đôi cánh giúp cô vượt qua những nỗi đau để tỏa sáng hết mình trên sân khấu. Tự hào, cô chia sẻ: “Bên cạnh những cái mất, Thanh Lan nhận được tình yêu thương của khán giả thủy chung đến nay, đó là điều Thanh Lan xin cảm tạ trời đất cho Thanh Lan được hạnh phúc này thật dài. Ngay như thời gian ở Việt Nam, năm 1991- 1992, Thanh Lan được khán giả bầu chọn là ca sĩ được yêu mến nhất của Sài Gòn. Ân tình đó Thanh Lan không bao giờ quên, vì những người Sài Gòn ngày xưa vẫn luôn nhớ và thương Thanh Lan. Qua đến Mỹ, ngoài những khán giả năm xưa, Thanh Lan còn có thêm lớp khán giả mới, có những khán giả sinh ra tại Mỹ, chưa biết Thanh Lan là ai, bây giờ nghe Thanh Lan hát, đó cũng là một cái duyên, vì mấy ai được mấy thế hệ yêu thương như vậy.”

Khán giả đến với Thanh Lan không phải để mua vui, mà để tìm lại chút kỷ niệm của Sài Gòn, cô bùi ngùi nói:

“Thật ra Thanh Lan gốc là người Bắc và Trung (sinh ra tại thành phố Vinh, Nghệ An) nhưng Thanh Lan luôn xem mình là người Sài Gòn. Sài Gòn là cố hương, ngoài ra không còn nơi nào khác. Dù đã ở Mỹ hơn hai chục năm rồi, nhưng lúc nào Thanh Lan cũng nhớ đến Sài Gòn thưở mình mới lớn. Nếu khán giả xem Thanh Lan là một trong những ca sĩ đại diện cho Sài Gòn, đó là điều hãnh diện lớn. Tất cả những gì dính đến Sài Gòn, nó đều làm cho Thanh Lan một chút bùi ngùi, thổn thức vì mình biết rằng cái gì trong quá khứ thì hiện tại sẽ không có nữa. Bây giờ nhắm mắt nhìn lại Sài Gòn xưa thì có thể thấy, chứ còn mở mắt thì không thấy.”

Cô kể nhân dịp sinh nhật năm nay, có một khán giả tên Hy ở San Diego khi nghe cô tâm sự trong một chương trình cô từng thu một băng cassette nhạc Trầm Tử Thiêng vào cuối năm 1974 đầu 1975, ít người biết đến, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng chưa kịp tặng Thanh Lan cuốn băng đó. Người khán giả này đã kiếm ra cuốn băng và tặng cô.

“Món quà này còn quý hơn kim cương nữa, đó là những bất ngờ khán giả mang đến cho Thanh Lan. Càng nghĩ càng vui. Chính khán giả là người đem đến hạnh phúc, sự tự tin cho Thanh Lan để Thanh Lan đứng vững trên sân khấu cho đến ngày nay.”

Khi người viết hỏi bí quyết nào để cô dễ dàng chinh phục khán giả khi nghe cô hát những ca khúc Việt Nam và nhạc ngoại, nhất là những ca khúc nhạc Pháp. Cô nói cô chẳng có bí quyết gì, để có được chất giọng, một phần cũng nhờ Trời cho, hưởng từ gene bố mẹ, một phần nhờ học bài bản và không ngừng luyện tập. Nhưng quan trọng hơn hết là muốn hát nhạc của một đất nước nào, phải hiểu ngọn nguồn văn hóa đất nước đó, phải hiểu từng chữ trong bài hát.

“Ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ tiếng Việt, Thanh Lan học trường Pháp từ lúc 3 tuổi đến 18 tuổi, mỗi tuần phải đọc quyển sách tiếng Pháp hàng mấy trăm trang, nên hiểu rất rõ văn hóa, lời ca để diễn tả đúng lời. Thanh Lan học đại học cử nhân Văn Chương Anh, đọc biết bao nhiêu là sách về văn chương, kịch, lịch sử bằng tiếng Anh. Vì vậy việc hát nhạc Pháp, nhạc Anh, nhạc Việt với Thanh Lan đều cảm xúc như nhau.”

Còn bí quyết để đến nay, dù bước qua tuổi ngoài 60, mà cô vẫn còn hát hay là cô luôn giữ sức khỏe, nếu có sức khỏe thì mới có hơi để hát.

“Tập hay nhất là tập ở hồ bơi, giúp mình dẻo dai, khỏe mạnh, mà còn gọn gàng nữa, phần nữa là ăn uống rất kiêng cữ. Thanh Lan cũng thường uống nước giá, giúp tẩy rửa cuống họng rất tốt.”

Mỉm cười hồn hậu, cô nói:

“Thanh Lan gửi lời trân trọng cám ơn những khán giả đã yêu thương Thanh Lan trước 1975, lại càng yêu thương hơn nữa những khán giả đó nói cho con của họ cũng yêu thương Thanh Lan luôn. Đó là những người đã đem tới sức mạnh cho Thanh Lan càng ngày càng giữ được sự yêu đời, tin tưởng rằng cuộc sống này thật là đẹp. Thanh Lan cũng xin kính chúc quý vị gặp cuộc sống thật đẹp để yêu đời, để cảm thấy rằng cuộc đời trên thế gian này hữu ích và làm được tất cả những gì mình muốn làm. Rất mong gặp lại quý vị trong đêm nhạc “Đêm Tình Xuân” vào tối Thứ Bảy, ngày 29-3-2014 này, tại Hội quán Lạc Cầm. Trong đêm nhạc, Thanh Lan sẽ giới thiệu và ký tặng khán giả DVD cũ do chính Thanh Lan đạo diễn hình ảnh, y phục... thực hiện 1999-2000 được nhiều khán giả yêu thích có tên “Trong Nắng Trong Gió” (nhạc Pháp Dans Le Soleil Et Dans Le Vent) nay được in lại để phát hành.”

Muốn mua DVD này, quý vị hãy gửi thư về POX 8804 Newport Beach. CA 92658. Muốn giữ vé show nhạc, xin gọi 714.606.7683.
(B.H)
Băng Huyền/ Viễn Đông

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ca sĩ Thanh Lan và những nỗi niềm

Tập hay nhất là tập ở hồ bơi, giúp mình dẻo dai, khỏe mạnh, mà còn gọn gàng nữa, phần nữa là ăn uống rất kiêng cữ. Thanh Lan cũng thường uống nước giá, giúp tẩy rửa cuống họng rất tốt.”


 
Khi còn là một thiếu nữ, ca sĩ Thanh Lan đã khiến nhiều người đối diện đều phải “đắm say” bởi vẻ đẹp đằm thắm, gương mặt thanh tú, nốt ruồi duyên nơi khóe môi, dáng vóc mảnh mai, và theo thời gian, cuộc sống riêng sóng gió, đầy biến động cũng không làm ảnh hưởng gì đến nhan sắc ấy, lại càng trở nên mặn mà cùng với giọng ca. Là một người đàn bà chở nặng những thăng trầm, đổ vỡ, bao bầm giập mà cuộc đời đã ném vào cô nhiều xót xa, đã nhuộm nên một Thanh Lan với giọng hát như xuyên niềm đau bằng sợi dây mỏng tang quấn lấy trái tim người nghe.

Nỗi buồn, những đau đớn, tan vỡ, được tan chảy trong tiếng hát của cô. Tiếng hát đầy xúc cảm của cô khiến nhiều trái tim thổn thức, cảm nhận được sự mong manh của đời sống trong cuộc viễn du bất tận của một kiếp người. Không chỉ thành công khi hát nhạc Việt, cô được đánh giá là ca sĩ hát nhạc Pháp hay nhất khu vực Đông Nam Á thuở trước 1975, cô còn là một trong những nghệ sĩ ít ỏi của thời điểm ấy đảm nhiệm ba vai trò: diễn viên điện ảnh, diễn viên kịch nói, ca sĩ, và trong những lĩnh vực nghệ thuật này, cô đều thành công rực rỡ bởi tài năng của mình.

Cô còn được khán giả biết đến qua những ca khúc do chính cô sáng tác như “Về Cùng Em”, “Tương Tư”… và một số ca khúc nhạc ngoại do cô dịch lời Việt. Năm 2002, cô ra mắt tập thơ cá nhân “Tình Đầu” bằng 3 ngôn ngữ mà cô thông thạo Việt- Anh- Pháp. Cô còn thực hiện một số video ca nhạc do chính cô đạo diễn…

Ra mắt show nhạc “Đêm Tình Xuân” và phim “Number 10 Blues/Goodbye Saigon”

Trong một buổi chiều nhạt nắng của một ngày cuối đông đầu xuân, tôi đã ngồi cùng cô để lắng nghe những sẻ chia của cô về những niềm vui trong nghệ thuật mà cô đang có. Cô nói cô chào đời vào tháng 3, là tháng mở đầu của mùa xuân. Để kỷ niệm sinh nhật năm nay, cô thực hiện một chương trình nhạc cá nhân mang tên “Đêm Tình Xuân” vào 8 giờ tối Thứ Bảy, ngày 29-3-2014 này, tại Hội quán Lạc Cầm (thành phố Westminster).

Tham gia cùng ca sĩ Thanh Lan sẽ có những ca sĩ khách mời Paolo, Anh Dũng, Ngô Quang Minh và những nghệ sĩ đặc biệt sẽ xuất hiện vào giờ chót, hát những ca khúc của Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Ngọc Bích, Từ Công Phụng, Phạm Đình Chương, Phạm Duy, Trần Thiện Thanh, Y Vân và Thanh Lan, cùng những tình khúc muôn thuở của Anh, Pháp, Mỹ.

Ngoài niềm vui của show nhạc “Đêm Tình Xuân”, cô cho biết vào chiều tối Thứ Bảy, 12-4-2014 sắp tới, tại UltraLuxe Anaheim Cinemas, Anaheim Gardenwalk 321 W. Katella Ave. thành phố Anaheim, sẽ diễn ra đêm Spotlight của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2014 (Viet Film Fest), sẽ khởi chiếu phim “Number 10 Blues/Goodbye Saigon” của đạo diễn Norio Osada (Nhật Bản), sản xuất vào thập niên 1970, mới được phát hành trong thời gian gần đây, do Thanh Lan là diễn viên chính của phim. “Phim được quay tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối năm 1974 đầu năm 1975.

Vì nhiều lý do, nên bộ phim này đã nằm lưu kho, và đã được hoàn thiện phần dàn dựng vào cuối năm 2012. Ngày 24-1-2013, bộ phim đã được công chiếu lần đầu tiên sau gần 40 năm tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Rotterdam, Hà Lan. Ngày 02-8-2013 tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Fantasia, Canada. Ngày 14-09-2013 tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Fukuoka, Nhật Bản. Là cuốn phim được giải Audience Award- giải khán giả yêu thích nhất tại Festival Okuradashi năm 2013 tại thành phố Hirosima.

Thanh Lan rất vinh dự khi được Ban Tổ Chức của Liên Hoan Phim Festival Okuradashi 2013 mời đến Nhật tham dự và chính Thanh Lan đã mời nhà sản xuất và đạo diễn phim gửi phim dự thi Viet Film Fest và đã được giải Spotlight của đại hội, bởi giá trị lịch sử của bộ phim. Khán giả đến dự đêm Spotlight trình chiếu Number 10 Blues/Goodbye Saigon, ban tổ chức sẽ thực hiện buổi trò chuyện, trả lời mọi câu hỏi của khán giả với nam tài tử Nhật trong phim và Thanh Lan.”

Thanh Lan là ai?

Trả lời câu hỏi của người viết: “Nếu có những khán giả trẻ hôm nay hỏi Thanh Lan là ai thì Thanh Lan sẽ trả lời như thế nào?”

Mỉm cười hiền hậu, cô nói: “Thanh Lan không muốn mọi người nhìn mình như một người nghệ sĩ, trong thời gian đầu khi mới xuất hiện trên đài phát thanh, truyền hình, Thanh Lan cũng quan niệm mình chỉ là tiếng hát sinh viên, chứ chưa bao giờ quan niệm mình là một ca sĩ. Bởi vậy khi đó có nhiều người mời hát phòng trà, thậm chí là mời Thanh Lan đứng ra điều khiển một phòng trà, nhưng Thanh Lan không nhận làm. Vì Thanh Lan nổi tiếng khi còn nhỏ tuổi, nên luôn cảm thấy tuổi mình còn non lắm.”

Đôi mắt tuyệt đẹp năm xưa nay đã nhuốm màu thời gian, nhìn xa xăm như để gợi nhớ lại một thời dĩ vãng, ân cần, cô thủ thỉ tâm tình, đưa tôi lùi lại quá khứ vàng son một thuở, cô kể:

“Thanh Lan bắt đầu hát cho đài phát thanh lúc 12 tuổi, hát trong ban Việt Nhi. Còn hát trên truyền hình là lúc 16 tuổi. 18 tuổi thì bắt đầu diễn vở kịch thứ nhất trên truyền hình, 20 tuổi bắt đầu đóng cuốn phim đầu tiên. Trước 1975, báo chí có đặt cho Thanh Lan biệt danh là ca sĩ tháp ngà, vì Thanh Lan muốn giữ cho mình nét sinh viên nên ngoài thời gian học trung học ở trường Pháp Marie Curie, hay lên học đại học Văn Khoa, Thanh Lan không đi hát phòng trà mà chỉ đi thâu đĩa, hát trên truyền hình, trên đài phát thanh. Song song với ca hát, công việc tại đài phát thanh, đài truyền hình đến với Thanh Lan thật sớm, khi còn đi học, có thời gian Thanh Lan làm xướng ngôn viên đài Tiếng Nói Tự Do của Sài Gòn, cứ 6 giờ sáng là đọc tin tức bằng tiếng Pháp khoảng nửa tiếng, nửa tiếng giới thiệu chương trình nhạc quốc tế.”

Cô cho biết vào năm 1973, cô cùng với 2 nhạc sĩ gạo cội Phạm Duy và Ngọc Chánh sang Nhật Bản tham dự Đại Hội Âm Nhạc Quốc Tế Yamaha Festival in Tokyo gồm 100 quốc gia góp mặt. Tại đây, Thanh Lan đã hát ca khúc “Tuổi Biết Buồn” của Phạm Duy, và được vào vòng chung kết. Thanh Lan đã được hãng đĩa Victor mời ở lại Tokyo trong một tuần lễ để thu âm 2 bài hát Ai no hio Kesanairde (Phạm Duy dịch lời Việt là “Đừng Phá Vỡ Ân Tình”) và ca khúc “Tuổi Mộng Mơ” của Phạm Duy được dịch ra tiếng Nhật là “Yume o Miruno”. Cả 2 bài hát này Thanh Lan đã hát bằng tiếng Nhật.

“Sau khi đi Nhật về, Thanh Lan có nhận hát độc quyền tại phòng trà Tự Do để dạn dĩ sân khấu, chuẩn bị cho tour sẽ đi hát các nước Đông Nam Á cùng với hãng đĩa Victor, nhưng biến cố năm 1975 đến làm lỡ làng hết những dự định nghệ thuật của Thanh Lan.”

Được gì và mất gì?

Khi câu chuyện đã trở nên thân tình, tôi hỏi: “Ngần ấy năm theo đuổi con đường âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, thăng hoa, cay đắng, mọi cung bậc chắc chắn cô từng trải qua, vậy cô thấy mình được và mất gì?”
Ánh nhìn buồn vời vợi, rất chân thành, cô nói:

“Mất thì các nghệ sĩ đều mất, đó là mất tự do, cuộc sống luôn bị mọi người dòm ngó, và đôi khi còn bị bóp méo, xuyên tạc nữa. Đó là cái mất, đau khổ một đời mà những người nổi tiếng gặp phải. Ngày xưa còn đỡ, bây giờ có phương tiện mạng lưới toàn cầu thì nó còn khủng khiếp hơn nữa. Thanh Lan không đọc những bài viết bôi xấu Thanh Lan, có nghe bạn bè nói có bài viết do phóng viên bên Việt Nam viết như là phỏng vấn Thanh Lan, nhưng thật ra do tự họ bịa ra, chứ không hề có cuộc phỏng vấn nào.”

“Thanh Lan ít gặp nhà báo trả lời phỏng vấn. Thanh Lan không bao giờ nói về đời tư cho nhà báo nghe, mà chỉ nói về nghệ thuật thôi. Những gì viết về đời tư là không bao giờ Thanh Lan nói với nhà báo, có hỏi cũng không nói. Vì Thanh Lan nghĩ rằng đời tư thì là chuyện riêng tư, nhất là với người từng là chồng mình, cha của con mình, thì Thanh Lan không bao giờ đi nói xấu người đó. Thanh Lan nếu không đi hát thì đã trở thành cô giáo rồi, nên Thanh Lan không bao giờ ăn nói hàm hồ bậy bạ.”

Cô tâm sự: “Người nghệ sĩ, tinh thần rất quan trọng, nếu người nghệ sĩ có tinh thần yêu đời, tự tin thì sẽ hát hay hơn, diễn hay hơn. Vì vậy, điều hay nhất cho người nghệ sĩ là mình chỉ nghĩ đến những tình cảm yêu thương của khán giả dành cho mình, còn cái nào không tốt, thì không nên nhớ đến. Thanh Lan được quý vị yêu mến từ hồi 12 tuổi đến giờ, những điều đó Thanh Lan muốn cũng không được hay không muốn cũng không được, đúng là số phận nó đưa đẩy, tự nhiên trở thành nghệ sĩ. Chứ Thanh Lan từ nhỏ đến lớn cứ nghĩ khi trưởng thành, mình sẽ trở thành cô giáo.”

“Đời Thanh Lan chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui, nhưng Thanh Lan nghĩ, mình có một cuộc đời thôi mà, hãy quên chuyện buồn để mà sống, không nên dày vò bản thân mình. Trong cuộc sống nhiều khi buồn quá, không biết tâm sự cùng ai, vì Thanh Lan là người cứng lắm, không muốn ai thương hại. Thanh Lan thường vào nhà thờ ngồi một mình, tâm sự với Chúa, với Đức Mẹ, những lúc ấy Thanh Lan luôn cảm giác có đấng thiêng liêng đỡ nâng mình khi mình ngã.”

Cảm tình của khán giả

Khán giả là đôi cánh giúp cô vượt qua những nỗi đau để tỏa sáng hết mình trên sân khấu. Tự hào, cô chia sẻ: “Bên cạnh những cái mất, Thanh Lan nhận được tình yêu thương của khán giả thủy chung đến nay, đó là điều Thanh Lan xin cảm tạ trời đất cho Thanh Lan được hạnh phúc này thật dài. Ngay như thời gian ở Việt Nam, năm 1991- 1992, Thanh Lan được khán giả bầu chọn là ca sĩ được yêu mến nhất của Sài Gòn. Ân tình đó Thanh Lan không bao giờ quên, vì những người Sài Gòn ngày xưa vẫn luôn nhớ và thương Thanh Lan. Qua đến Mỹ, ngoài những khán giả năm xưa, Thanh Lan còn có thêm lớp khán giả mới, có những khán giả sinh ra tại Mỹ, chưa biết Thanh Lan là ai, bây giờ nghe Thanh Lan hát, đó cũng là một cái duyên, vì mấy ai được mấy thế hệ yêu thương như vậy.”

Khán giả đến với Thanh Lan không phải để mua vui, mà để tìm lại chút kỷ niệm của Sài Gòn, cô bùi ngùi nói:

“Thật ra Thanh Lan gốc là người Bắc và Trung (sinh ra tại thành phố Vinh, Nghệ An) nhưng Thanh Lan luôn xem mình là người Sài Gòn. Sài Gòn là cố hương, ngoài ra không còn nơi nào khác. Dù đã ở Mỹ hơn hai chục năm rồi, nhưng lúc nào Thanh Lan cũng nhớ đến Sài Gòn thưở mình mới lớn. Nếu khán giả xem Thanh Lan là một trong những ca sĩ đại diện cho Sài Gòn, đó là điều hãnh diện lớn. Tất cả những gì dính đến Sài Gòn, nó đều làm cho Thanh Lan một chút bùi ngùi, thổn thức vì mình biết rằng cái gì trong quá khứ thì hiện tại sẽ không có nữa. Bây giờ nhắm mắt nhìn lại Sài Gòn xưa thì có thể thấy, chứ còn mở mắt thì không thấy.”

Cô kể nhân dịp sinh nhật năm nay, có một khán giả tên Hy ở San Diego khi nghe cô tâm sự trong một chương trình cô từng thu một băng cassette nhạc Trầm Tử Thiêng vào cuối năm 1974 đầu 1975, ít người biết đến, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng chưa kịp tặng Thanh Lan cuốn băng đó. Người khán giả này đã kiếm ra cuốn băng và tặng cô.

“Món quà này còn quý hơn kim cương nữa, đó là những bất ngờ khán giả mang đến cho Thanh Lan. Càng nghĩ càng vui. Chính khán giả là người đem đến hạnh phúc, sự tự tin cho Thanh Lan để Thanh Lan đứng vững trên sân khấu cho đến ngày nay.”

Khi người viết hỏi bí quyết nào để cô dễ dàng chinh phục khán giả khi nghe cô hát những ca khúc Việt Nam và nhạc ngoại, nhất là những ca khúc nhạc Pháp. Cô nói cô chẳng có bí quyết gì, để có được chất giọng, một phần cũng nhờ Trời cho, hưởng từ gene bố mẹ, một phần nhờ học bài bản và không ngừng luyện tập. Nhưng quan trọng hơn hết là muốn hát nhạc của một đất nước nào, phải hiểu ngọn nguồn văn hóa đất nước đó, phải hiểu từng chữ trong bài hát.

“Ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ tiếng Việt, Thanh Lan học trường Pháp từ lúc 3 tuổi đến 18 tuổi, mỗi tuần phải đọc quyển sách tiếng Pháp hàng mấy trăm trang, nên hiểu rất rõ văn hóa, lời ca để diễn tả đúng lời. Thanh Lan học đại học cử nhân Văn Chương Anh, đọc biết bao nhiêu là sách về văn chương, kịch, lịch sử bằng tiếng Anh. Vì vậy việc hát nhạc Pháp, nhạc Anh, nhạc Việt với Thanh Lan đều cảm xúc như nhau.”

Còn bí quyết để đến nay, dù bước qua tuổi ngoài 60, mà cô vẫn còn hát hay là cô luôn giữ sức khỏe, nếu có sức khỏe thì mới có hơi để hát.

“Tập hay nhất là tập ở hồ bơi, giúp mình dẻo dai, khỏe mạnh, mà còn gọn gàng nữa, phần nữa là ăn uống rất kiêng cữ. Thanh Lan cũng thường uống nước giá, giúp tẩy rửa cuống họng rất tốt.”

Mỉm cười hồn hậu, cô nói:

“Thanh Lan gửi lời trân trọng cám ơn những khán giả đã yêu thương Thanh Lan trước 1975, lại càng yêu thương hơn nữa những khán giả đó nói cho con của họ cũng yêu thương Thanh Lan luôn. Đó là những người đã đem tới sức mạnh cho Thanh Lan càng ngày càng giữ được sự yêu đời, tin tưởng rằng cuộc sống này thật là đẹp. Thanh Lan cũng xin kính chúc quý vị gặp cuộc sống thật đẹp để yêu đời, để cảm thấy rằng cuộc đời trên thế gian này hữu ích và làm được tất cả những gì mình muốn làm. Rất mong gặp lại quý vị trong đêm nhạc “Đêm Tình Xuân” vào tối Thứ Bảy, ngày 29-3-2014 này, tại Hội quán Lạc Cầm. Trong đêm nhạc, Thanh Lan sẽ giới thiệu và ký tặng khán giả DVD cũ do chính Thanh Lan đạo diễn hình ảnh, y phục... thực hiện 1999-2000 được nhiều khán giả yêu thích có tên “Trong Nắng Trong Gió” (nhạc Pháp Dans Le Soleil Et Dans Le Vent) nay được in lại để phát hành.”

Muốn mua DVD này, quý vị hãy gửi thư về POX 8804 Newport Beach. CA 92658. Muốn giữ vé show nhạc, xin gọi 714.606.7683.
(B.H)
Băng Huyền/ Viễn Đông

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm