Xe cán chó
Ca sĩ nhạc đỏ: “kẻ ăn không hết…”
Ca sĩ nhạc đỏ: “kẻ ăn không hết…”
Ca sĩ Đăng Dương |
VH- Sáng nay, Hội đồng kỷ luật của Học viện Âm nhạc Quốc gia VN họp thống nhất hình thức xử lý đối với ca sĩ Trọng Tấn- Anh Thơ vì tự ý bỏ về nước giữa Chương trình nghệ thuật “Chào mừng năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào”.
Mức xử phạt dù nặng hay nhẹ cũng là bài học đắt giá đối với hai ca sĩ “hạng sao” của dòng nhạc đỏ. Bởi, sau scandal được xem là đầu tiên của hai gương mặt “rất sạch” này của giới showbiz, nhiều người ngỡ ngàng… ca sĩ nhạc đỏ “không nghèo”, thậm chí còn nhiều show hơn ca sĩ thị trường…
Hỏi các ông bầu chuyên tổ chức các chương trình nhạc đỏ; các chương trình Lễ hội, ai là “sao” trong số các giọng ca nhạc đỏ ở phía Bắc. Các ý kiến gần như thống nhất: “Trọng Tấn- Anh Thơ”. Những người trong nghề bảo, xét về kỹ thuật thanh nhạc, Trọng Tấn, Anh Thơ chưa phải là hai giọng ca đẳng cấp cao của Học viện Âm nhạc nhưng cả hai lại thích ứng nhanh với thị trường và biết làm cho giọng ca của mình trở nên hấp dẫn. Vì thế, trong lúc nhiều ca sĩ nhạc đỏ lao đao tìm chỗ đứng với mức cát xê khiêm tốn; không ít giọng ca thuộc hàng “khủng” của Học viện Âm nhạc dè dặt mãi mới dám thu một album với mục đích “kỷ niệm” và đáp số của bài toán ra album luôn là lỗ, thì hai ca sĩ này ra album đều đều: 2-3 album/ năm. Đây mới chỉ là số album thu và phát hành thông qua Công ty cổ phần âm nhạc Thăng Long. Mỗi đợt xuất bản khoảng 3.000 đĩa, hết lại nối bản, tái bản, bất chấp đĩa lậu. Theo thông tin của đơn vị phát hành đĩa cho Trọng Tấn và Anh Thơ thì xuất bản album với hai ca sĩ này… chỉ có lãi.
Chỉ đích danh hai ca sĩ này là một trong những ca sĩ hạng sao nhận cát xê cao nhất ở phía Bắc, NSND Trần Bình cho biết, cát xê của các ca sĩ “sao” nhạc đỏ diễn tại Hà Nội dao động từ 8.000.000- 15.000.000đ, đi tỉnh khoảng 20.000.000đ, mới đây nhất trong chương trình Lễ hội làm tại Thái Nguyên, “sao” nhạc đỏ đã lĩnh 25.000.000đ thù lao cho 2 bài hát. Cũng theo ông Bình, “khủng” không kém các ca sĩ thị trường, nhưng 25 triệu chưa phải là con số “đỉnh”. Bởi, một số ca sĩ khi được các tỉnh mời trực tiếp giá còn cao hơn nhiều.
Ca sĩ Việt Hoàn
Sau khi Anh Thơ- Trọng Tấn bị tạm ngừng biểu diễn, hai gương mặt có cát xê “xêm xêm” vị trí số 1 là Đăng Dương- Tân Nhàn vọt lên vị trí đứng đầu. Lịch diễn kín đặc, nhiều người cho rằng hai giọng ca này sẽ “soán ngôi” trong thời gian tới vì rất nhiều lý do, trong đó có một lý do khá dễ chịu- không chảnh. Nhớ lại dịp Tết Nhâm Thìn, hai vợ chồng ca sĩ TN- TA là nhân vật chính trong show nghệ thuật diễn tại buổi gặp mặt báo chí do UBND một tỉnh tổ chức tại Hà Nội. Theo thông tin mà chúng tôi biết, cát xê hôm đó cũng là một con số khiến nhiều người phải “giật mình” nếu từng nghĩ: ca sĩ nhạc đỏ... nghèo.
Trên thực tế, ca sĩ nhạc đỏ quả nhiên không nhà lầu, xe hơi sang trọng như các sao của dòng nhạc thị trường. Số đông, có cuộc sống tạm ổn. Nghĩa là, không phải làm những nghề tay trái để nuôi nghề tay phải kiểu… như bên sân khấu, nhưng cũng phải bươn bả, ngược xuôi với những show diễn mini ở nhà hàng, khách sạn, hội nghị, hội chợ… để tăng thu nhập.
Nổi tiếng như ca sĩ Lan Anh, thậm chí được mệnh danh là “giọng bass vàng” hiếm hoi như NSƯT Quốc Hưng… vẫn xếp sau Anh Thơ- Trọng Tấn, Tân Nhàn - Đăng Dương, Việt Hoàn… Những ca sĩ này nhận cát xê tại Hà Nội khoảng 5-7 triệu đồng/ show, đôi khi là 10 triệu đồng/ show, đi tỉnh thì khá hơn chút ít. Ca sĩ hạng “sao” thì mỗi tháng xuất hiện trong 1-2 chương trình lớn, còn lại là các show nhỏ và đi tỉnh. Các ca sĩ ở vị trí thấp hơn tần suất xuất hiện trong các chương trình lớn cũng thưa hơn.
Ca sĩ Tân Nhàn
NSƯT Quốc Hưng kể: “Để duy trì cuộc sống, chúng tôi vẫn phải bươn bả với các show diễn nhỏ, chủ yếu là các show diễn tại các khách sạn, các hội nghị. Cá nhân tôi, thù lao cao nhất ở mỗi chương trình loại này khoảng 7.000.000- 10.000.000đ. Còn những giọng ca trẻ địa bàn hoạt động nhiều hơn, họ hát tại các quán bar, nhà hàng… nhưng thù lao không cao. Thời sinh viên, địa chỉ nhà hàng 84 Nguyễn Du là nơi tôi thường biểu diễn”.
10 năm trước, NSND Thanh Hoa mở quán Aladin tại phố Hàng Bột (Hà Nội), sau đó là mở thêm địa chỉ Aladin 2 tại khách sạn Thắng Lợi. Chị bảo, đây là nơi để những học trò của chị- những giọng ca có chất nhưng chưa có “bệ đỡ” giúp tỏa sáng… có cơ hội thể hiện và khẳng định mình. Nhiều ca sĩ nhạc đỏ đã biểu diễn và nổi tiếng từ sàn diễn này. Bây giờ, thì cả hai địa chỉ này đều đóng cửa. Lý do đơn giản là ca sĩ hạng “sao” hát thì cát xê phải cao- cho dù “sao” đó từng là học trò của chị. Mà cát xê cao thì nhà hàng phải nâng giá đồ uống, trong khi khán giả chỉ chấp nhận mức giá của một quán café bình dân”.
Không còn Aladin- địa chỉ chuyên nhạc đỏ cho những giọng ca chất lượng thể hiện mình, những giọng ca trẻ của dòng nhạc cách mạng đôn đáo kiếm sống ở những địa chỉ khác nhau trong thành phố. Với những địa chỉ này, khán giả không chọn lọc; chủ quán cũng không định hướng về mặt nghệ thuật, cát xê thấp… nên các ca sĩ trẻ coi việc hát là “bán hàng”, hát đúng, hát đủ với số tiền được nhận để rồi lại bươn bả chạy tiếp. Cũng vì thế, khi biết Trọng Tấn và Anh Thơ phạm lỗi và bị ngừng biểu diễn, nhiều ca sĩ trẻ đã tiếc thay cho hai giọng ca này. Họ bảo, có tiếng và thành “sao” rồi thì phải cẩn trọng để giữ mình, giữ uy tín và theo đó là giữ cho thu nhập được ổn định để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê ca hát. Không như ca sĩ thị trường, ca sĩ nhạc đỏ kén khán giả, chủ yếu là những người sành nhạc và yêu âm nhạc đích thực. Những khán giả này không chấp nhận ca sĩ nổi tiếng nhờ scandal.
Bởi thế, nên nhiều người dự đoán, cho dù mức xử phạt ở mức nào thì cái giá nặng nhất những ca sĩ này phải trả chính là bớt đi một phần sự yêu mến từ những khán giả đích thực của âm nhạc.
K.Minh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Ca sĩ nhạc đỏ: “kẻ ăn không hết…”
Ca sĩ nhạc đỏ: “kẻ ăn không hết…”
Ca sĩ Đăng Dương |
VH- Sáng nay, Hội đồng kỷ luật của Học viện Âm nhạc Quốc gia VN họp thống nhất hình thức xử lý đối với ca sĩ Trọng Tấn- Anh Thơ vì tự ý bỏ về nước giữa Chương trình nghệ thuật “Chào mừng năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào”.
Mức xử phạt dù nặng hay nhẹ cũng là bài học đắt giá đối với hai ca sĩ “hạng sao” của dòng nhạc đỏ. Bởi, sau scandal được xem là đầu tiên của hai gương mặt “rất sạch” này của giới showbiz, nhiều người ngỡ ngàng… ca sĩ nhạc đỏ “không nghèo”, thậm chí còn nhiều show hơn ca sĩ thị trường…
Hỏi các ông bầu chuyên tổ chức các chương trình nhạc đỏ; các chương trình Lễ hội, ai là “sao” trong số các giọng ca nhạc đỏ ở phía Bắc. Các ý kiến gần như thống nhất: “Trọng Tấn- Anh Thơ”. Những người trong nghề bảo, xét về kỹ thuật thanh nhạc, Trọng Tấn, Anh Thơ chưa phải là hai giọng ca đẳng cấp cao của Học viện Âm nhạc nhưng cả hai lại thích ứng nhanh với thị trường và biết làm cho giọng ca của mình trở nên hấp dẫn. Vì thế, trong lúc nhiều ca sĩ nhạc đỏ lao đao tìm chỗ đứng với mức cát xê khiêm tốn; không ít giọng ca thuộc hàng “khủng” của Học viện Âm nhạc dè dặt mãi mới dám thu một album với mục đích “kỷ niệm” và đáp số của bài toán ra album luôn là lỗ, thì hai ca sĩ này ra album đều đều: 2-3 album/ năm. Đây mới chỉ là số album thu và phát hành thông qua Công ty cổ phần âm nhạc Thăng Long. Mỗi đợt xuất bản khoảng 3.000 đĩa, hết lại nối bản, tái bản, bất chấp đĩa lậu. Theo thông tin của đơn vị phát hành đĩa cho Trọng Tấn và Anh Thơ thì xuất bản album với hai ca sĩ này… chỉ có lãi.
Chỉ đích danh hai ca sĩ này là một trong những ca sĩ hạng sao nhận cát xê cao nhất ở phía Bắc, NSND Trần Bình cho biết, cát xê của các ca sĩ “sao” nhạc đỏ diễn tại Hà Nội dao động từ 8.000.000- 15.000.000đ, đi tỉnh khoảng 20.000.000đ, mới đây nhất trong chương trình Lễ hội làm tại Thái Nguyên, “sao” nhạc đỏ đã lĩnh 25.000.000đ thù lao cho 2 bài hát. Cũng theo ông Bình, “khủng” không kém các ca sĩ thị trường, nhưng 25 triệu chưa phải là con số “đỉnh”. Bởi, một số ca sĩ khi được các tỉnh mời trực tiếp giá còn cao hơn nhiều.
Ca sĩ Việt Hoàn
Sau khi Anh Thơ- Trọng Tấn bị tạm ngừng biểu diễn, hai gương mặt có cát xê “xêm xêm” vị trí số 1 là Đăng Dương- Tân Nhàn vọt lên vị trí đứng đầu. Lịch diễn kín đặc, nhiều người cho rằng hai giọng ca này sẽ “soán ngôi” trong thời gian tới vì rất nhiều lý do, trong đó có một lý do khá dễ chịu- không chảnh. Nhớ lại dịp Tết Nhâm Thìn, hai vợ chồng ca sĩ TN- TA là nhân vật chính trong show nghệ thuật diễn tại buổi gặp mặt báo chí do UBND một tỉnh tổ chức tại Hà Nội. Theo thông tin mà chúng tôi biết, cát xê hôm đó cũng là một con số khiến nhiều người phải “giật mình” nếu từng nghĩ: ca sĩ nhạc đỏ... nghèo.
Trên thực tế, ca sĩ nhạc đỏ quả nhiên không nhà lầu, xe hơi sang trọng như các sao của dòng nhạc thị trường. Số đông, có cuộc sống tạm ổn. Nghĩa là, không phải làm những nghề tay trái để nuôi nghề tay phải kiểu… như bên sân khấu, nhưng cũng phải bươn bả, ngược xuôi với những show diễn mini ở nhà hàng, khách sạn, hội nghị, hội chợ… để tăng thu nhập.
Nổi tiếng như ca sĩ Lan Anh, thậm chí được mệnh danh là “giọng bass vàng” hiếm hoi như NSƯT Quốc Hưng… vẫn xếp sau Anh Thơ- Trọng Tấn, Tân Nhàn - Đăng Dương, Việt Hoàn… Những ca sĩ này nhận cát xê tại Hà Nội khoảng 5-7 triệu đồng/ show, đôi khi là 10 triệu đồng/ show, đi tỉnh thì khá hơn chút ít. Ca sĩ hạng “sao” thì mỗi tháng xuất hiện trong 1-2 chương trình lớn, còn lại là các show nhỏ và đi tỉnh. Các ca sĩ ở vị trí thấp hơn tần suất xuất hiện trong các chương trình lớn cũng thưa hơn.
Ca sĩ Tân Nhàn
NSƯT Quốc Hưng kể: “Để duy trì cuộc sống, chúng tôi vẫn phải bươn bả với các show diễn nhỏ, chủ yếu là các show diễn tại các khách sạn, các hội nghị. Cá nhân tôi, thù lao cao nhất ở mỗi chương trình loại này khoảng 7.000.000- 10.000.000đ. Còn những giọng ca trẻ địa bàn hoạt động nhiều hơn, họ hát tại các quán bar, nhà hàng… nhưng thù lao không cao. Thời sinh viên, địa chỉ nhà hàng 84 Nguyễn Du là nơi tôi thường biểu diễn”.
10 năm trước, NSND Thanh Hoa mở quán Aladin tại phố Hàng Bột (Hà Nội), sau đó là mở thêm địa chỉ Aladin 2 tại khách sạn Thắng Lợi. Chị bảo, đây là nơi để những học trò của chị- những giọng ca có chất nhưng chưa có “bệ đỡ” giúp tỏa sáng… có cơ hội thể hiện và khẳng định mình. Nhiều ca sĩ nhạc đỏ đã biểu diễn và nổi tiếng từ sàn diễn này. Bây giờ, thì cả hai địa chỉ này đều đóng cửa. Lý do đơn giản là ca sĩ hạng “sao” hát thì cát xê phải cao- cho dù “sao” đó từng là học trò của chị. Mà cát xê cao thì nhà hàng phải nâng giá đồ uống, trong khi khán giả chỉ chấp nhận mức giá của một quán café bình dân”.
Không còn Aladin- địa chỉ chuyên nhạc đỏ cho những giọng ca chất lượng thể hiện mình, những giọng ca trẻ của dòng nhạc cách mạng đôn đáo kiếm sống ở những địa chỉ khác nhau trong thành phố. Với những địa chỉ này, khán giả không chọn lọc; chủ quán cũng không định hướng về mặt nghệ thuật, cát xê thấp… nên các ca sĩ trẻ coi việc hát là “bán hàng”, hát đúng, hát đủ với số tiền được nhận để rồi lại bươn bả chạy tiếp. Cũng vì thế, khi biết Trọng Tấn và Anh Thơ phạm lỗi và bị ngừng biểu diễn, nhiều ca sĩ trẻ đã tiếc thay cho hai giọng ca này. Họ bảo, có tiếng và thành “sao” rồi thì phải cẩn trọng để giữ mình, giữ uy tín và theo đó là giữ cho thu nhập được ổn định để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê ca hát. Không như ca sĩ thị trường, ca sĩ nhạc đỏ kén khán giả, chủ yếu là những người sành nhạc và yêu âm nhạc đích thực. Những khán giả này không chấp nhận ca sĩ nổi tiếng nhờ scandal.
Bởi thế, nên nhiều người dự đoán, cho dù mức xử phạt ở mức nào thì cái giá nặng nhất những ca sĩ này phải trả chính là bớt đi một phần sự yêu mến từ những khán giả đích thực của âm nhạc.
K.Minh