Sức khỏe và đời sống

Các nguyên tắc chữa trị - Bs Nguyễn Văn Đức

Chắc có lúc bạn muốn biết các bác sĩ chữa trị theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn nào, vì thấy nhiều khi bác sĩ đăm chiêu suy nghĩ, tính toán trước khi cho thuốc.


Chắc có lúc bạn tò mò, muốn biết các bác sĩ chữa trị theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn nào, vì thấy nhiều khi bác sĩ đăm chiêu suy nghĩ, tính toán trước khi cho thuốc.

Nguyên tắc chữa trị đúng đắn trong y khoa kể ra không khó hiểu, chương trình y khoa nào cũng dạy, sách y khoa nào cũng đề cập. Vì đây là những nguyên tắc don giản, hợp lý. 

Tùy vào định bệnh
Đầu tiên, việc chữa trị bao giờ cũng tùy vào định bệnh. Sau khi nghe bạn kể bệnh tỉ mỉ, thăm khám cho bạn kỹ lưỡng, bác sĩ đi đến một định bệnh, rồi tùy định bệnh này là gì, chúng ta sẽ hoạch định cách chữa thế nào. Thí dụ, với định bệnh “Đau bụng” (Abdominal pain), bác sĩ chữa khác, với định bệnh “Đau lưng dưới” (Low back pain), cách chữa sẽ khác, và với định bệnh “Cao áp huyết” (Hypertension), cách chữa tất nhiên càng khác.

Tất cả các định bệnh đều phải có trong sách vở y khoa đàng hoàng, và phải có cả trong sách biến mỗi định bệnh thành một mã số (code) để bác sĩ gửi mã số này đến Medi-Cal, Medicare, bảo hiểm nhờ họ trả chi phí thăm khám cho người bệnh. Thí dụ, mã số của “Abdominal pain” là R10.9, mã số của “Low back pain” là M54.5, máy computer của Medi-Cal, Medicare, bảo hiểm khi nhận được các mã số này từ bác sĩ gửi đến, nó mới chấp nhận, và khuyên Medi-Cal, Medicare, hãng bảo hiểm trả tiền cho bác sĩ. Nó không cần biết đến định bệnh “Abdominal pain” hay “Low back pain”, “Hypertension”, đúng mã số thì nó nhận, không thì thôi nó đẩy ra. Đời đâu đâu cũng là những con số.

Trong các sách y khoa, cũng như trong sách hoán chuyển định bệnh thành mã số, không bao giờ có định bệnh “Khỏe, không bệnh gì, chỉ đến xin thuốc đem về Việt Nam làm quà tặng người thân quen bên đó”, hoặc “Khỏe, không bệnh gì, đến xin trụ sinh về cho người nhà không có bảo hiểm”.

Khi đã có một định bệnh rõ rệt, việc chữa trị cần tuân thủ 4 nguyên tắc: hữu hiệu, tránh phản ứng phụ, tiện lợi, tiết kiệm.


Hữu hiệu
Một khi đã quyết định phải chữa (nhiều vấn đề không cần chữa, chẳng hạn như một nốt ruồi lành, nhỏ trên da bạn), sự chữa trị cần hữu hiệu.

Bác sĩ sẽ dựa theo sách vở, chọn lựa sự chữa trị nào hữu hiệu nhất cho bạn. Sự chữa trị nhắm mục đích vừa làm giảm triệu chứng giúp bạn dễ chịu, vừa giúp bệnh mau lành và ít tái phát trong tương lai. Thí dụ, bạn bị đau lưng dưới cấp tính (acute low back pain) do hệ thống nâng đỡ cột xương sống căng, dãn, sự chữa trị không phải chỉ là dùng thuốc giảm đau, song bác sĩ cũng có bổn phận giải thích cơ chế gây ra đau lưng, và khuyên bạn những phương cách giúp đau lưng mau hết, và ít trở lại trong tương lai.

Một vấn đề bác sĩ rất hay gặp: bạn hỏi ý kiến bác sĩ về vô số những cách chữa quảng cáo rầm rộ trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, “Họ quảng cáo dữ quá, bảo đảm sẽ khỏi, không khỏi không lấy tiền”. Bác sĩ sẽ dựa vào sách vở để trả lời bạn, cách chữa nào đã được chứng minh là tốt, cách nào không. Nói chung, quảng cáo càng rầm rộ, càng đao to búa lớn kiểu “bảo đảm sẽ khỏi” (trong Y khoa Mỹ, không bác sĩ nào dám nói tiếng bảo đảm), sản phẩm họ bán càng đắt tiền, chúng ta càng cần đề phòng chuyện tiền mất tật mang, hoặc thuốc, sản phẩm của họ mắc gấp mười so với thuốc, sản phẩm tốt ngang mua ở chỗ khác.  

Tránh phản ứng phụ
Không thuốc nào không gây phản ứng phụ (side effects). (Nhưng phản ứng phụ chỉ xảy ra cho một số người dùng thuốc, không phải cho tất cả mọi người dùng thuốc.) Nếu phản ứng phụ khiến bạn khó chịu quá, sau một thời gian dùng thuốc, bạn có thể sẽ lắc đầu chào thua bỏ thuốc. (Bạn đừng tin vào lời quảng cáo: “Thuốc hoàn toàn không gây phản ứng phụ”.) Thỉnh thoảng, phản ứng phụ có thể nặng đến chết người.

Thế nên, bác sĩ sẽ tính toán trong trường hợp của bạn, chúng ta nên dùng thuốc nào thì hơn, ít sợ phản ứng phụ nguy hiểm. Điều này tùy thuộc nhiều điều kiện lắm: sắc dân, tuổi tác, phái tính, các bệnh bạn đang mang, các thuốc bạn đang dùng (có thuốc dùng riêng không sao, dùng chung với một thuốc nào đó dễ gây phản ứng phụ). Khi đi khám bệnh, bạn nhớ đem tất cả các thuốc đang dùng ở nhà cho bác sĩ xem, kể cả các thuốc mua không cần toa bác sĩ.

Để tránh phản ứng phụ có thể xảy ra cho người bệnh, nhất là các vị cao niên, bác sĩ nên luôn tự nhắc nhở mình: càng ít thuốc càng tốt. Càng cao tuổi, sức chịu đựng thuốc càng kém đi, nhất là khi uống nhiều thuốc quá (thuốc cần thiết lẫn những thuốc chẳng có chỉ định y khoa tí nào nhưng người bệnh muốn thì cứ cho), các thuốc tác động với nhau trong cơ thể (drug interaction) dễ gây hại. Bác sĩ nên thường xuyên kiểm thuốc (đây cũng là điều Medi-Cal, Medicare muốn bác sĩ phải làm), xem người bệnh có đi lấy thuốc ở nhà thuốc không, dùng thuốc có đều không, có sự nhầm lẫn nào không, và bỏ bớt đi những thuốc xét thấy người bệnh không còn cần nữa. (Nhiều vị tiếp tục uống thuốc bao tử năm này sang năm khác, dù triệu chứng không còn; các thuốc bao tử dùng lâu, có thể gây rỗng xương, gãy xương.)                                                              

Tiện lợi
Dùng thuốc về lâu về dài, thuốc uống, chích ngày 1 lần thì tốt, ngày 2 lần tạm được, nhưng ngày phải uống, chích đến 3 lần, thì chắc ngay cả bác sĩ cũng khó dùng thuốc đều mà không quên.

Nhiều thuốc, như các thuốc chữa bệnh rỗng xương Alendronate, họ chế loại mỗi tuần chỉ uống 1 viên, không phải uống hàng ngày như trước.

Nếu có thể, bác sĩ nên tính toán chọn thuốc nào dùng ngày 1 lần thôi, giúp người bệnh đỡ quên uống, chích thuốc lần thứ 2, thứ 3 trong ngày.

Tiết kiệm  
Nguyên tắc tiết kiệm (cost effectiveness) không kém phần quan trọng so với 3 nguyên tắc hữu hiệu, tránh phản ứng phụ, tiện lợi.

Đồng tiền là núm ruột, tiền của ai cũng vậy thôi. Chữa trị tốn kém không cần thiết, về lâu về dài người bệnh trả tiền túi sẽ không kham nổi, hệ thống Medi-Cal, Medicare, bảo hiểm cũng sạt nghiệp.

Các thuốc dùng nếu tác dụng tốt, hữu hiệu ngang nhau, bác sĩ nên chọn thuốc nhẹ tiền hơn. Cụ thể là các thuốc brand name và generic, chúng có tác dụng hữu hiệu ngang nhau, chúng ta nên dùng thuốc generic giá hạ hơn. Không phải lúc nào của rẻ cũng của ôi, của đắt tiền mới là của tốt, nhiều khi còn ngược lại (nhiều thuốc mới ra rất đắt tiền, nhưng sau vài năm phải thu hồi lại, vì gây những phản ứng phụ quá nguy hiểm; những thuốc lưu hành đã lâu, nay vẫn còn được các bác sĩ dùng nhiều, thường an toàn hơn). Bắt buộc phải dùng thuốc đắt tiền (như các thuốc bao tử Prevacid, Nexium, đến 3-4 đồng một viên), sau một thời gian, căn bệnh hoặc triệu chứng ổn định, bác sĩ nên đổi sang những thuốc nhẹ tiền hơn.

Không riêng gì những thuốc đắt tiền, với những thuốc khác cũng vậy, mỗi khi xem người bệnh, bác sĩ đều nên thẩm định lại tất cả các vấn đề, xem vấn đề nào của người bệnh đã giải quyết xong không còn cần đến thuốc chữa nữa, bỏ bớt thuốc đi. Việc này sẽ giúp người bệnh tránh bớt các phản ứng phụ do dùng nhiều thuốc quá, thuốc nọ đánh thuốc kia trong cơ thể, và cũng giảm thiểu tốn kém trong sự trị liệu. Mọi người chúng ta ai cũng nên ý thức việc này, tiêu đúng thì tốt, tiêu tốn quá nên tránh, nên xem của công như tiền túi mình. (Tôi rất cảm động và thán phục khi nghe nhiều vị nói: “Thôi, tôi hết đau rồi, thuốc này tôi không cần nữa, bác sĩ khỏi cho thêm, tốn tiền chính phủ.”)

Bây giờ, bạn đã hiểu các nguyên tắc chữa trị bác sĩ nào cũng được dạy trong trường. Chúng ta cùng thấu đáo những nguyên tắc hợp lý trên, tình bệnh nhân bác sĩ chúng ta sẽ thắm thiết hơn. Chúng ta cùng vun xới cho đất nước Mỹ thân yêu này, không làm hại nó. 

Hoang Pham chuyen














Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Các nguyên tắc chữa trị - Bs Nguyễn Văn Đức

Chắc có lúc bạn muốn biết các bác sĩ chữa trị theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn nào, vì thấy nhiều khi bác sĩ đăm chiêu suy nghĩ, tính toán trước khi cho thuốc.


Chắc có lúc bạn tò mò, muốn biết các bác sĩ chữa trị theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn nào, vì thấy nhiều khi bác sĩ đăm chiêu suy nghĩ, tính toán trước khi cho thuốc.

Nguyên tắc chữa trị đúng đắn trong y khoa kể ra không khó hiểu, chương trình y khoa nào cũng dạy, sách y khoa nào cũng đề cập. Vì đây là những nguyên tắc don giản, hợp lý. 

Tùy vào định bệnh
Đầu tiên, việc chữa trị bao giờ cũng tùy vào định bệnh. Sau khi nghe bạn kể bệnh tỉ mỉ, thăm khám cho bạn kỹ lưỡng, bác sĩ đi đến một định bệnh, rồi tùy định bệnh này là gì, chúng ta sẽ hoạch định cách chữa thế nào. Thí dụ, với định bệnh “Đau bụng” (Abdominal pain), bác sĩ chữa khác, với định bệnh “Đau lưng dưới” (Low back pain), cách chữa sẽ khác, và với định bệnh “Cao áp huyết” (Hypertension), cách chữa tất nhiên càng khác.

Tất cả các định bệnh đều phải có trong sách vở y khoa đàng hoàng, và phải có cả trong sách biến mỗi định bệnh thành một mã số (code) để bác sĩ gửi mã số này đến Medi-Cal, Medicare, bảo hiểm nhờ họ trả chi phí thăm khám cho người bệnh. Thí dụ, mã số của “Abdominal pain” là R10.9, mã số của “Low back pain” là M54.5, máy computer của Medi-Cal, Medicare, bảo hiểm khi nhận được các mã số này từ bác sĩ gửi đến, nó mới chấp nhận, và khuyên Medi-Cal, Medicare, hãng bảo hiểm trả tiền cho bác sĩ. Nó không cần biết đến định bệnh “Abdominal pain” hay “Low back pain”, “Hypertension”, đúng mã số thì nó nhận, không thì thôi nó đẩy ra. Đời đâu đâu cũng là những con số.

Trong các sách y khoa, cũng như trong sách hoán chuyển định bệnh thành mã số, không bao giờ có định bệnh “Khỏe, không bệnh gì, chỉ đến xin thuốc đem về Việt Nam làm quà tặng người thân quen bên đó”, hoặc “Khỏe, không bệnh gì, đến xin trụ sinh về cho người nhà không có bảo hiểm”.

Khi đã có một định bệnh rõ rệt, việc chữa trị cần tuân thủ 4 nguyên tắc: hữu hiệu, tránh phản ứng phụ, tiện lợi, tiết kiệm.


Hữu hiệu
Một khi đã quyết định phải chữa (nhiều vấn đề không cần chữa, chẳng hạn như một nốt ruồi lành, nhỏ trên da bạn), sự chữa trị cần hữu hiệu.

Bác sĩ sẽ dựa theo sách vở, chọn lựa sự chữa trị nào hữu hiệu nhất cho bạn. Sự chữa trị nhắm mục đích vừa làm giảm triệu chứng giúp bạn dễ chịu, vừa giúp bệnh mau lành và ít tái phát trong tương lai. Thí dụ, bạn bị đau lưng dưới cấp tính (acute low back pain) do hệ thống nâng đỡ cột xương sống căng, dãn, sự chữa trị không phải chỉ là dùng thuốc giảm đau, song bác sĩ cũng có bổn phận giải thích cơ chế gây ra đau lưng, và khuyên bạn những phương cách giúp đau lưng mau hết, và ít trở lại trong tương lai.

Một vấn đề bác sĩ rất hay gặp: bạn hỏi ý kiến bác sĩ về vô số những cách chữa quảng cáo rầm rộ trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, “Họ quảng cáo dữ quá, bảo đảm sẽ khỏi, không khỏi không lấy tiền”. Bác sĩ sẽ dựa vào sách vở để trả lời bạn, cách chữa nào đã được chứng minh là tốt, cách nào không. Nói chung, quảng cáo càng rầm rộ, càng đao to búa lớn kiểu “bảo đảm sẽ khỏi” (trong Y khoa Mỹ, không bác sĩ nào dám nói tiếng bảo đảm), sản phẩm họ bán càng đắt tiền, chúng ta càng cần đề phòng chuyện tiền mất tật mang, hoặc thuốc, sản phẩm của họ mắc gấp mười so với thuốc, sản phẩm tốt ngang mua ở chỗ khác.  

Tránh phản ứng phụ
Không thuốc nào không gây phản ứng phụ (side effects). (Nhưng phản ứng phụ chỉ xảy ra cho một số người dùng thuốc, không phải cho tất cả mọi người dùng thuốc.) Nếu phản ứng phụ khiến bạn khó chịu quá, sau một thời gian dùng thuốc, bạn có thể sẽ lắc đầu chào thua bỏ thuốc. (Bạn đừng tin vào lời quảng cáo: “Thuốc hoàn toàn không gây phản ứng phụ”.) Thỉnh thoảng, phản ứng phụ có thể nặng đến chết người.

Thế nên, bác sĩ sẽ tính toán trong trường hợp của bạn, chúng ta nên dùng thuốc nào thì hơn, ít sợ phản ứng phụ nguy hiểm. Điều này tùy thuộc nhiều điều kiện lắm: sắc dân, tuổi tác, phái tính, các bệnh bạn đang mang, các thuốc bạn đang dùng (có thuốc dùng riêng không sao, dùng chung với một thuốc nào đó dễ gây phản ứng phụ). Khi đi khám bệnh, bạn nhớ đem tất cả các thuốc đang dùng ở nhà cho bác sĩ xem, kể cả các thuốc mua không cần toa bác sĩ.

Để tránh phản ứng phụ có thể xảy ra cho người bệnh, nhất là các vị cao niên, bác sĩ nên luôn tự nhắc nhở mình: càng ít thuốc càng tốt. Càng cao tuổi, sức chịu đựng thuốc càng kém đi, nhất là khi uống nhiều thuốc quá (thuốc cần thiết lẫn những thuốc chẳng có chỉ định y khoa tí nào nhưng người bệnh muốn thì cứ cho), các thuốc tác động với nhau trong cơ thể (drug interaction) dễ gây hại. Bác sĩ nên thường xuyên kiểm thuốc (đây cũng là điều Medi-Cal, Medicare muốn bác sĩ phải làm), xem người bệnh có đi lấy thuốc ở nhà thuốc không, dùng thuốc có đều không, có sự nhầm lẫn nào không, và bỏ bớt đi những thuốc xét thấy người bệnh không còn cần nữa. (Nhiều vị tiếp tục uống thuốc bao tử năm này sang năm khác, dù triệu chứng không còn; các thuốc bao tử dùng lâu, có thể gây rỗng xương, gãy xương.)                                                              

Tiện lợi
Dùng thuốc về lâu về dài, thuốc uống, chích ngày 1 lần thì tốt, ngày 2 lần tạm được, nhưng ngày phải uống, chích đến 3 lần, thì chắc ngay cả bác sĩ cũng khó dùng thuốc đều mà không quên.

Nhiều thuốc, như các thuốc chữa bệnh rỗng xương Alendronate, họ chế loại mỗi tuần chỉ uống 1 viên, không phải uống hàng ngày như trước.

Nếu có thể, bác sĩ nên tính toán chọn thuốc nào dùng ngày 1 lần thôi, giúp người bệnh đỡ quên uống, chích thuốc lần thứ 2, thứ 3 trong ngày.

Tiết kiệm  
Nguyên tắc tiết kiệm (cost effectiveness) không kém phần quan trọng so với 3 nguyên tắc hữu hiệu, tránh phản ứng phụ, tiện lợi.

Đồng tiền là núm ruột, tiền của ai cũng vậy thôi. Chữa trị tốn kém không cần thiết, về lâu về dài người bệnh trả tiền túi sẽ không kham nổi, hệ thống Medi-Cal, Medicare, bảo hiểm cũng sạt nghiệp.

Các thuốc dùng nếu tác dụng tốt, hữu hiệu ngang nhau, bác sĩ nên chọn thuốc nhẹ tiền hơn. Cụ thể là các thuốc brand name và generic, chúng có tác dụng hữu hiệu ngang nhau, chúng ta nên dùng thuốc generic giá hạ hơn. Không phải lúc nào của rẻ cũng của ôi, của đắt tiền mới là của tốt, nhiều khi còn ngược lại (nhiều thuốc mới ra rất đắt tiền, nhưng sau vài năm phải thu hồi lại, vì gây những phản ứng phụ quá nguy hiểm; những thuốc lưu hành đã lâu, nay vẫn còn được các bác sĩ dùng nhiều, thường an toàn hơn). Bắt buộc phải dùng thuốc đắt tiền (như các thuốc bao tử Prevacid, Nexium, đến 3-4 đồng một viên), sau một thời gian, căn bệnh hoặc triệu chứng ổn định, bác sĩ nên đổi sang những thuốc nhẹ tiền hơn.

Không riêng gì những thuốc đắt tiền, với những thuốc khác cũng vậy, mỗi khi xem người bệnh, bác sĩ đều nên thẩm định lại tất cả các vấn đề, xem vấn đề nào của người bệnh đã giải quyết xong không còn cần đến thuốc chữa nữa, bỏ bớt thuốc đi. Việc này sẽ giúp người bệnh tránh bớt các phản ứng phụ do dùng nhiều thuốc quá, thuốc nọ đánh thuốc kia trong cơ thể, và cũng giảm thiểu tốn kém trong sự trị liệu. Mọi người chúng ta ai cũng nên ý thức việc này, tiêu đúng thì tốt, tiêu tốn quá nên tránh, nên xem của công như tiền túi mình. (Tôi rất cảm động và thán phục khi nghe nhiều vị nói: “Thôi, tôi hết đau rồi, thuốc này tôi không cần nữa, bác sĩ khỏi cho thêm, tốn tiền chính phủ.”)

Bây giờ, bạn đã hiểu các nguyên tắc chữa trị bác sĩ nào cũng được dạy trong trường. Chúng ta cùng thấu đáo những nguyên tắc hợp lý trên, tình bệnh nhân bác sĩ chúng ta sẽ thắm thiết hơn. Chúng ta cùng vun xới cho đất nước Mỹ thân yêu này, không làm hại nó. 

Hoang Pham chuyen














BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm