Cõi Người Ta
Cái Cầu Khỉ
Cái Cầu Khỉ
(… Một tấm hình của ngày cận Tết trên quê cũ năm xưa… thời yên ấm, thanh bình)
Kính chúc quí Thầy Cô cùng các anh chị một mùa Xuân mới hạnh ngộ
Chiếc xe đò ngừng lại ở ngã ba Bình Phú, chờ qua bắc Vàm Cống. Ở đây có một cái chợ nhỏ, lè tè vài quán hàng ăn uống cho khách qua đường. Chú lơ xe nhảy phóc xuống, vỗ vỗ từng cửa sổ và hối khách hàng trên xe “Xuống xe qua bắc dùm, cô bác ơi!...” Cả đời chú phải đeo tòn teng đằng sau chiếc xe đò ọp ẹp cũ kỷ, chật chội đầy gồng gánh của bạn hàng chở nông phẩm đi bán cho khách hàng ở xa… Được dịp đứng xuống đất, chú mừng lắm, ngày thường xe đã chật chội, nói chi vào những dịp gần Tết như lúc này.
Liên tỉnh lộ 8A từ Cần Thơ đi Vĩnh Long, Bắc Mỹ Thuận, Long Xuyên xuống tận Châu Đốc băng qua chiếc bắc Vàm Cống của sông Hậu. Ở đây, xe đò đậu thành một dãy dài, khoảng hơn mười chiếc xe khác cũng đang chờ xuống phà qua bắc. Xe tới sau nối đuôi xe trước ngay ngắn xếp hàng đúng vị trí rồi tắt máy và hành khách lục tục xuống xe. Bác Tám cũng xỏ chân vào đôi dép, tiện tay bác kéo cái giỏ đan bằng dây lác, đựng đầy ắp quà bánh của thằng Lành - con trai đầu của bác đang làm việc trên Sài Gòn. Năm nay, thằng Lành viết thư về nói là nó mắc công chuyện nên ra Giêng nó mới về quê thăm ông bà được. Thương con, bà Tám lẹ lẹ gói bánh tét, thêm một mớ bánh tét cốm dẹp, thứ bánh mà thằng Lành thích ăn từ ngày nó còn nhỏ đến bây giờ, rồi hối thúc ông lên Sài Gòn thăm con…
Nhớ lúc về lại quê, khi đưa ông ra bến xe đò Lục Tỉnh, Lành ân cần dặn:
“Ba ráng xách ít đồ này "dìa" dưới làm quà cho má với lại con Hiền, chắc má với nó thích lắm.”
“Nhưng mà liệu cái giỏ nó chịu nỗi hay không? Lỡ nó tét giữa đường thì không biết đâu mà rờ đó nghen.”
“Hổng sao đâu ba, cái giỏ chắc lắm mà.”
Nhìn cái giỏ làm việc quá sức, kinh nghiệm cho ông biết, nó sẽ có cơ hội tét teng beng ra giữa đường nếu ông không xách nó cho cẩn thận. Cái thằng hiếu thảo thương má, thương em, cố ép ông xách cho hết, cho dù ông cố nói nó giữ lại bớt mà nó khư khư không chịu nghe:
“Dưới đó mấy thứ này khó mua, con ở trên này…thiếu gì.”
Bà già ngồi phía băng trước cũng lục tục mang guốc, xách giỏ đứng dậy xuống xe, đẩy cục thuốc xỉa qua một bên cái miệng dính bã trầu đỏ hoét, quay qua nói với bác Tám:
“Nói vậy chứ cũng còn cả tiếng đồng hồ nữa xe mới qua được bắc. Ông có đủ thì giờ để uống cà phê hay ăn cơm trưa đó...”
“Không sao đâu, tui xuống luôn ở đây, nhà tui ở An Phú. Tui phải chờ đò về trỏng”, bác Tám trả lời.
Bà già nói thêm vài câu xã giao bâng quơ rồi xách cái giỏ trầu lững thững bước theo đoàn người đi về hướng chiếc phà. Bác Tám cũng khệ nệ xách cái giỏ nặng trịch băng qua con lộ đi thẳng về hướng bến đò trên rạch Cái Tàu, dọc theo con lộ. Thấy chưa có chiếc đò nào ở bến, bác tìm một gốc dừa bên cạnh bờ sông, gần cái cầu được đóng bằng thân hai cây dừa ghép lại, ọp ẹo nhỏ xíu để khách đi xuống đò, ngồi bẹp xuống và móc gói thuốc rê ra vấn một điếu.
Trời tháng Chạp, không nóng lắm, nắng lại trong trẻo, nước đang lớn, lục bình trôi qua từng cụm nhỏ. Bên kia bờ con rạch, hàng dừa nước mọc rậm như đám rừng. Có nhiều cây nặng trĩu chùm trái màu nâu bóng, nặng như thể sắp rụng hẳn xuống dòng nước có pha chút màu đất phù sa của ruộng đồng xứ sở. Chen lẫn trên những nhánh cây bần, cây đước, vài con cò trắng đang đậu tỉa lông, nghỉ ngơi sau thời gian lặn hụp kiếm ăn mệt mỏi.
Đằng sau vườn nhà ai những cây bông so đủa đang trổ đầy bông trắng, nhụy vàng, có hình vầng trăng đầu tháng, mũm mĩm, thanh bạch và đơn giản như cuộc đời của người dân quê mộc mạc hiền lành, cả đời tuy phải làm lụng mới có miếng ăn, nhưng dân vùng này hầu như không cần khó nhọc lắm mới có được miếng ăn. Vùng này đất đai phì nhiêu bởi phù sa sông Hậu vun bồi đâu cần phải bón phân nhiều. Nước ngọt gần như quanh năm, tôm cá thì dưới sông, dưới rạch, dưới ao. Ruộng hai mùa mỗi năm, rau cỏ, cây trái thì vườn tược chung quanh thiếu gì. Có của nhiều như người trên thành phố thì chắc không bằng nhưng no cái bụng thì ở đây đâu có khó khăn gì.
Bác Tám sống cả đời ở đây, bằng nghề làm vườn và dạy học. Bác dạy đám con nít trong ấp và một hai ấp gần bên. Bác dạy chúng đánh vần, tập đọc, tập viết, tập làm toán cho hết lớp Ba, lớp Tư. Những đứa muốn học cao hơn thì sáng sớm phải đi xuồng ra tận trường tiểu học Bình Phú Quới. Gặp con nước xuôi thì nửa giờ, nhằm lúc nước ngược thì cả tiếng đồng hồ mới đến được trường lớp. Bây giờ thời đại văn minh, máy cày máy bừa của Nhật Bổn dần dần thay thế sức người, sức trâu bò nên thiên hạ không cần đẻ nhiều con để làm ruộng làm vườn như thời ông nữa. Đám con nít đã lớn hết rồi, không còn bao nhiêu đứa để ông dạy nên lớp học ngày càng thưa thớt hơn. Rồi một ngày nọ, lớp được tạm thời biến thành chành lúa, vựa trái cây, dân trong ấp đem nông phẩm tập trung lại đây chờ ghe đò đem xuống chợ Long Xuyên…
Không còn dạy học nhưng cuộc sống bác Tám cũng không thay đổi nhiều vì với nguồn huê lợi có được, phần lớn do quà cáp của cha mẹ mấy đứa học trò, mặc dù chỉ là lúa, gạo, nước tương, nước mắm, bánh trái… cộng thêm chút đỉnh phụ cấp của quận. Nhưng vì không có thói quen tiêu xài nhiều nên vợ chồng bác có vẻ sung túc hơn người. Đúng ra lợi tức chính của gia đình bác nhờ vào ba mẫu đất hương hỏa của ông bà để lại từ mấy đời. Bác sử dụng gần hai mẫu để trồng cây ăn trái và rau cải để kiếm tiền chợ mỗi ngày. Mẫu còn lại thì bác dùng để lập vườn ươm cây ăn trái, đa số là cây tháp giống như cam, quít, nhãn, mãng cầu xiêm, mãng cầu ta, mận… (loại này mau ra trái), bác cung cấp cho người mua sỉ đem lên Sài Gòn bán lại cho dân đi lập vườn trên đó…
Trên Sài Gòn bây giờ có phong trào đi ra miệt Long Khánh, Bà Rịa khai khẩn đất đai để lập vườn cây ăn trái nên những người làm vườn ươm cây như bác cũng dễ thở. Cây giống bán ra cũng rất đắt hàng hoặc có ế ẩm thì cũng chẳng sao, cây ươm sẽ được nuôi lớn hơn và dĩ nhiên được bán với giá cao hơn.
Chợt có tiếng ai gọi làm bác Tám quay lại nhìn:
“Ủa, bác Tám đang chờ đò dìa trỏng hả?”
Ạ! Thì ra thằng Nhường, con bà Sáu Trầu, ở cách nhà ông một con rạch.
Thằng Nhường đang khệ nệ hai tay, một bên là một tỉn nước mắm, bên kia là một cái “can” nhựa năm lít, đầy hơn nửa bình. Gặp ông, nó mừng rỡ la lên:
“Bác mới lên Sài Gòn thăm anh Hai Lành về, đương chờ đò hả?”
“Ừa!... Tao mới xuống xe. Tới đây chưa có đò nên ngồi đây nghỉ giây lát.”
Thằng Nhường hăng hái :
“Thôi!.. Bác xuống xuồng con chở bác dìa trỏng, chứ chờ đò còn lâu lắm.”
“Ừa, nếu tiện, mày cho tao về trỏng cũng được.”
Nói rồi bác Tám đứng dậy và phủi đít quần. Thằng Nhường lẹ làng đem mấy món đồ của nó xuống cái xuồng nãy giờ cột ở một thân cây dừa gần bến đò, rồi quay lại xách phụ dùm bác Tám cái giỏ.
Chiếc xuồng của thằng Nhường cũng khá rộng rãi, chứa lỉnh kỉnh vài món nó mới mua ngoài chợ. Nó lẹ làng tìm một chỗ khô ráo và vững chãi cho cái giỏ nặng trĩu đồ của ông. Rồi thằng Nhường đi ra sau lái đứng chèo. Bác Tám chậm chậm ra gần mũi, ngồi xuống be xuồng nhìn tới trước. Xuồng tách bến, dạt qua gần bên kia bờ con rạch Cái Tàu, theo con nước thủy triều êm ả lướt tới phía trước theo từng nhịp mái dầm xào xạc của thằng Nhường.
Ánh nắng mặt trời đã hơi ngả về hướng tây, gió chiều nhẹ nhẹ, vài đám mây trắng tinh như bông gòn, dấu hiệu của một ngày khô ráo. Vào lúc nước lớn, con rạch như rộng ra, nước pha màu trắng đục của phù sa. Từng đám lục bình trôi lênh bềnh bên mạn xuồng. Hàng dừa nước rậm rạp dọc theo hai bên bờ rạch để giữ đất khỏi lở vì con nước lớn nước ròng, nhiều cây mang từng chùm no tròn nặng trĩu những trái dừa nước nâu sẩm, bóng lộn.
Tiếng “anh Hai” của thằng Nhường gọi thằng Lành nghe cũng rất thân thiết. Thằng Nhường lớn hơn con Hiền - con gái ông - bốn tuổi. Sống gần nhau mấy chục năm nay không có chuyện gì xảy ra, nhưng hình như mấy năm gần đây nó đổi tánh, gọi thằng Lành bằng “anh Hai”. Còn con Hiền, thì lại hay bẽn lẽn mỗi khi trong nhà nhắc tới thằng Nhường.
Bà Sáu Trầu có bốn người con, đặt tên nghe cũng có vần có điệu. Nào là thằng Nhường, con Nhịn, thằng San và đứa con gái út là Sẻ. Thằng San lên Sài Gòn ăn học thành tài, ở luôn trên đó làm ăn. Rồi nó kéo con Sẻ lên trên đó phụ nó quán xuyến công việc. Con Nhịn thì lấy chồng ở làng bên cạnh có hai mặt con. Từ hồi ông Sáu qua đời, nhà đơn chiếc chỉ còn hai mẹ con. Thấy mẹ lủi thủi ra vào một mình đơn chiếc , thằng Nhường hình như cứ muốn ở vậy để đỡ đần cho bà Sáu. Nó khỏe mạnh hăng hái, một mình quán xuyến gần hết công chuyện. Mấy mẫu vườn cây ăn trái, một mình nó lo gần hết, bà Sàu coi như chỉ phụ sơ sơ cho có mà thôi.
Đôi lúc thấy nó không để ý gì tới mấy đứa con gái trong ấp, sợ nó ế vợ, bà Sáu nhắc nhở:
“ Thôi, mày cũng nên để ý kiếm vợ đi Nhường, chứ ở vậy lỡ thời bây giờ.”
Lần nào cũng vậy, thằng Nhường ẩm ờ cho qua rồi lánh ra sau vườn tìm công chuyện làm, như sợ bà Sáu hỏi tới sẽ khó trả lời. Vì để bà Sáu tiếp tục một hồi, thế nào rồi cũng có câu hỏi như thường lệ “Sao mày không “để ý” thử con Hiền, con ông giáo Tám đó. Tao thấy nó coi cũng đặng đó.”
Rạch An Phú, một nhánh của Rạch Cái Tàu, không rộng lắm chỉ khoảng hơn một sào, là ranh giới “trời cho”, chia hai ấp An Phú và ấp An Mỹ và được nối liền bởi cái cầu khỉ làm bằng thân cây dừa. Cầu chia làm ba nhịp, mỗi nhịp bằng chiều dài của một thân cây dừa. Mỗi “chưn” cầu làm bằng hai cây dừa đóng sâu xuống lòng rạch, dựa vào nhau theo hình chữ X, cột lại với nhau cũng bằng dây dừa, rồi gác lên đó một cây dừa khác làm thành cái cầu qua lại. Cầu không cao lắm, cũng chỉ đủ cho một chiếc xuồng nhỏ chun qua lọt khi con nước lớn. Dân miệt vườn rất rành rọt, gồng gánh đi qua cầu rất dễ dàng nói chi là một thân một mình bước qua cầu. Chưa có ai bị trợt té xuống nước hết, ngoại trừ mấy đám con nít dùng cái cầu này để nhảy tắm trên con rạch mỗi khi nước lớn.
Nhà thằng Nhường ở sát bờ rạch, gần cây cầu khỉ nên rất tiện lợi. Còn nhà bác Tám thì thụt sâu vô trong mấy miếng vườn, nằm cạnh con đường làng dẫn ra chiếc cầu khỉ. Dân trong cả ấp đều quen biết nên đôi khi đi ngang qua nhà lối xóm, mấy bà ghé vào gặp nhau ăn miếng trầu, kể chuyện ruộng, chuyện vườn, chuyện trời trăng mây nước…
Mặt trời chếch bóng sau ngọn dừa thì thằng Nhường cũng chèo về đến nhà. Nó tấp chiếc xuồng vô chỗ chân chiếc cầu khỉ để cho bác Tám xuống. Giòng nước vẫn chảy mạnh theo chiều con nước lớn, nó vội vàng bước tới trước, vịn chặt vào chân chiếc cầu khỉ để bác Tám xách cái giỏ nặng trĩu quà Sài Gòn leo lên bờ để về nhà. Trước khi chia tay, thằng Nhường còn nói vọng theo:
“Bác Tám về nghỉ cho khỏe chút đi rồi chiều qua nhà con nhậu cuối năm. Tối qua con bắt được mấy con cá lóc trên đìa, đủ bác cháu mình làm một bữa, con mới mua được bốn lít rượu đế, nếp mới nè.”
Lời nói thằng Nhường nghe sao ngọt sớt, nhất là nghe chuyện nhậu, làm bác Tám thấy thương nó hết sức. Ở cái xứ ruộng vườn này làm việc thì chết bỏ nhưng làm việc rồi chiều về, gặp nhau trên bàn nhậu, vài trái me chấm với muối ớt, năm ba trái cóc, trái xoài tượng chấm mắm ruốc hoặc chắm nước mắm đường, nhưng thường thì những món nhậu chính bao giờ cũng đầy đủ hương vị cây nhà lá vườn như con cá lóc nướng trui hoặc con lươn um đầy mùi hong khói rơm, mới bắt ngoài đìa… vài ba xị rượu đế… Ôi, cuộc đời sao mà thi vị, đáng sống làm sao!
Cái bàn nhỏ làm bằng tấm phên đan bằng tre dựng ở hiên nhà, hiu hiu ngọn gió chiều mang đầy hương vị của cây cỏ đồng ruộng, vườn tược chung quanh, của sóng nước phù sa con nước lớn trong lòng kinh rạch, người lâng lâng những chén rượu cùng những câu chuyện bâng quơ đồng áng, nắng mưa, chuyện cá tôm dưới ao đìa, chuyện mùa màng cây trái… Thử nghĩ chắc vua chúa cũng sung sướng đến mức đó mà thôi.
Leo lên con đường mòn, xách cái giỏ nặng trĩu quà bánh, cám ơn thằng Nhường một tiếng rồi bác Tám đi lẹ về căn nhà xinh xắn khang trang, vách ván mái lợp lá dừa, nằm lõm vào giữa vườn dừa đầy bóng mát. Con Hiền vừa tưới xong đám cây ươm phía sau nhà, thấy ông Tám về mừng quýnh, vội bỏ cặp gàu tưới nước, chạy vội ra xách cái giỏ nặng cho bác Tám miệng hỏi tía lia:
“Anh Hai ở trển vẫn mạnh giỏi hả ba?”
“Ba mua gì mà nhiều quá vầy nè?”
“Bữa nay ba đón đò dễ hông ba? Tết nhất thiên hạ đi chợ quận sắm sửa chắc đông lắm hả ba?”
Bà Tám đang chắt nước nồi cơm nấu dở dang sau chòi bếp cũng vội vàng bớt lửa lẹ lẹ chạy ra, lấy tay đẩy vội cục thuốc xỉa qua một bên trên cái miệng đỏ hoét đầy khổ trầu :
“Ông mới về tới đó hả? Thằng Lành lóng rày có nở nang, mập mạp thêm được chút nào hông ông?”
“Công việc làm ăn của nó ra sao rồi?”
“Đón xe cộ ba ngày cận Tết có dễ hông ông?”
Mặc kệ bao nhiêu câu hỏi dồn dập của vợ con, bác Tám chỉ kịp trả lời một câu:
“Ừa, thì nó khỏe, mạnh giỏi luôn như hồi ở nhà. Nhưng mà để tui đi rửa cái mặt cho tỉnh chút đã, tự hồi trưa đến giờ chưa có được miếng nước, khát khan cổ họng. Ừa, con Hiền, trải mấy cái bánh trái gì đó của thằng Lành nó gửi, chứ để lâu trong giỏ coi chừng nó hư hết bây giờ.”
Nói rồi ông Tám đi thẳng ra hiên sau nhà lấy gáo múc nước uống miếng rồi rửa mặt và chân tay cho mát.
Hiền được giao công chuyện thích thú là soạn giỏ đồ của anh mình trên Sài Gòn gửi về nên hớn hở hết sức, liền xách cái giỏ nặng trĩu đi lẹ vô cái bàn trong nhà bếp. Bà Tám thì quay đi tìm cái tách, ấm trà rồi đem ra bộ ván trước nhà ngổi chờ ông Tám. Cái gia đình nhỏ nhỏ và ấm cúng ngồi quanh bộ ván trước nhà để nghe bác Tám kể nghe những mẩu chuyện “mới” trên Sài Gòn, chuyện làm ăn, sức khỏe thằng Lành, chuyện xe cộ đường đi… Bà Tám ngồi nghe miệng nhóp nhép nhai trầu xỉa thuốc. Bác Tám ngồi đong đưa trên cái võng, cạnh bộ vạc, hút điếu thuốc rê, uống trà kể chuyện. Hiền thì mân mê xấp vải bông, quần lãnh “sa tanh” của anh mình gửi cho may quần áo mới để ăn Tết, thỉnh thoảng bâng quơ nhìn ra vườn, suy nghĩ gì đó rồi mỉm cười một mình như có gì vui lắm.
Bên ngoài mặt trời đã xuống thấp gần đầu ngọn tre. Trời trong xanh in bóng vài con cò trắng nhịp nhàng bay đi kiếm ăn. Chợt có tiếng ai bước ngoài sân trước, mọi người nhìn ra thì thấy thằng Nhường đang xăng xái đi vô:
“Dạ…”
Thằng Nhường mới mở miệng chào mọi người thì bà Tám đã lẹ làng hỏi :
“Có chuyện gì vậy Nhường?”
“Dạ… cũng không có chuyện gì. Má con nói qua mời hai Bác và em Hiền qua nhà con ăn cháo cá, mấy con cá lóc, đặt hầm, con bắt được tối qua.”
“Thôi! Sao thiếm Sáu bày vẻ chi, tao mới nấu cơm rồi, để đó ai ăn.” Bà Tám trả lời.
Hiền lẹ miệng góp tiếng :
“Hay ba má qua nhà thiếm Sáu ăn uống đi, con ở nhà ăn cơm cho. Í mà quên, má để nồi cơm trên lò nãy giờ không biết có khét chưa nữa, để con chạy vô coi…”
Nói rồi Hiền lẹ làng bước vô sau bếp. Với một thoáng hơi thất vọng vì không được nhìn Hiền lâu hơn chút nữa, Nhường nhìn theo Hiền rồi nói vói theo:
“Cô Hiền qua luôn thể cho vui. Tui có làm thêm gỏi ngó sen với tép luộc. Tép đó má tui mới xúc hồi sáng, tươi rói.”
Nhường biết Hiền thích món này lắm vì hồi đám giỗ ông Sáu, Nhường làm món này mà Hiền không biết, ăn rồi Hiền cứ khen bà Sáu miết thôi.
“Thiếm đâu có làm, thằng Nhường nó làm đó.”
Hiền nghe hơi bẽn lẽn nhưng mắc cỡ nên cũng không dám mở lời khen Nhường. Đứng xới nồi cơm, sau tấm vách tre ngăn đôi giữa nhà bếp và nhà ngoài, nghe Nhường nhắc đến ý thích của mình, tự dưng trong lòng lâng lâng nhè nhẹ một niềm vui khó tả. Ở đời mà, ai lại không cảm thấy sung sướng khi được người khác để ý đến sở thích của mình:
“Thôi nhà tui lỡ nấu cơm rồi, để bữa khác tui qua chơi.”
Nãy giờ bác Tám mới lên tiếng :
“Ờ, tui cũng có mua cho thiếm Sáu một ít bánh mứt và bịch khô cá thiều Phú Quốc để cúng Tết. Sẳn dịp bà với tui qua bển chút đi.”
Rồi không đợi bà Tám gật đầu, ông quay qua nói với Nhường:
“Ừa, chút tao với bả qua liền.”
Nhường thấy vui ra mặt, tuy có hơi tiếc tiếc trong lòng chút gì đó, dĩ nhiên, nếu ai để ý chắc hiểu ra liền. Nó chào vợ chồng bác Tám và Hiền rồi đi ra cửa nhưng bỗng như thoáng có một ý nghĩ gì đó có vẻ vui vui nên khuôn mặt Nhương rạng rỡ thấy rõ.
“Cũng hổng sao. Một chút mình trở qua đem cho Hiền món gỏi ngó sen tép luộc.” Nó nói nhỏ một mình.
Ý nghĩ đó làm Nhường vui trong bụng, lẹ lẹ bước qua cầu khỉ về nhà.
Buổi chiều, bên nhà thíếm Sáu, sau khi nhanh nhẹn làm được tất cả dự tính, vợ chồng bác Tám qua chơi ngồi uống trà nói chuyện với má mình, Nhường lẹ lẹ bưng dĩa gỏi nó làm sẵn chạy qua cho Hiền. Nhà vắng, gặp Nhường Hiền hơi giựt mình. Lúc Nhường đưa dĩa gỏi, Hiền bẽn lẽn chống chế, tay mân mê cái cột tre của tấm phên chận cửa bếp, chỉ cái bàn gần bộ ván:
“Anh để đó đi…Tui nói, tui có nấu cơm rồi mà cũng đem qua làm chi cho mắc công hổng biết??”
Nhường để dĩa gỏi xuống bàn:
“ Thì … ăn cơm với gỏi, cũng ngon lắm mà.”
Để dĩa gỏi trên bàn, Nhường rút tay lại, không biết phải làm gì chùi chùi vô cái vạt áo, dù tay không có dính gì hết trơn. Nói bâng quơ thêm vài câu rồi Nhường lẹ lẹ quay bước, trong lòng thấy không muốn đi chút nào hết:
“Thôi… Hiền ăn cơm nghen. Tui dìa bển để hông thôi bác Tám chờ.”
“Ừa… cám ơn anh nhiều nghen!...”
Nói rồi Nhường quay bước về nhà… Hiền đứng yên nhìn theo mỉm cười, nụ cười sung sướng.
Bên nhà bà Sáu, Nhường với bác Tám ngồi nhậu trên tấm phảng gỗ trước nhà. Thím Sáu và bà Tám ngồi ăn cơm ở bộ ván bên trong. Cơm nước xong, hai bà ngồi ăn trầu vừa nói chuyện đời, chuyện ruộng vườn, thời tiết và xì xầm thêm chuyện thằng Nhường và con Hiền coi mòi rất tương đắc. Chuyện hai đứa nhỏ coi mòi thuận lợi vì hai “bà sui” có vẻ tâm đắc quá.
Nhưng mặc ai bàn gì thì bàn, bên bàn nhậu có vẻ sôi động hơn. Rượu vào lời ra, câu chuyện bên bàn nhậu bắt đầu vui như pháo Tết. Dĩa gỏi ngó sen tép luộc, dĩa cá lóc nướng trui, kèm theo rổ rau thơm nhiều hương vị chát của chuối chát và của những trái bần non hái bên bờ rạch, hương vị chua của khế, trái cóc, của đọt xoài non, lá cóc, lá chùm ruột, vị đăng đắng của rau đắng, dòn dòn của rau cần nước, bông so đũa, vị nồng nồng cay cay của rau răm, dắp cá, tía tô… Bên cạnh đó phải kể thêm chén nước mắm dầm mấy trái me chua luộc xanh xanh, thêm sả bằm và vài trái ớt cay nồng, đỏ ửng.
Ôi!... Hình như tất cả hương vị của ruộng vườn, của cả mảnh đời người dân quê được bày ra gần hết trên cái vạc tre mộc mạc đó. Bên cạnh xị rượu đế là cái ly nhỏ xíu để bác Tám và thằng Nhường thay phiên nhau ”dzô”. Hai người phải uống chung một ly để bảo đảm không ai được phép uống …ít hơn người khác, để câu chuyện bàn nhậu sẽ là câu chuyện vui giữa những người bạn đồng “cảnh ngộ” với nhau. Câu chuyện dòn tan, tiếng nói pha lẫn tiếng cười, rồi từ từ chuyển qua tiếng lè nhè của bợm nhậu.
Bên ngoài trời đã tối dần, ánh trăng cuối năm cũng vừa ló dạng. Ở miệt vườn, bóng trăng và ánh sao của một đêm trong trẻo cũng là một niềm vui cho cuộc sống ở đây. Những ngày trăng sáng bà con thức khuya hơn thường lệ. Gần Tết, chuyện làm ăn cũng đã tạm xong nên ai nấy cũng rảnh rang để ngồi lại với nhau mà ăn trầu uống rượu.
Ánh trăng lên cao đến ngọn dừa thì bác Tám “có vẻ” chịu thua thằng Nhường. Nốc ly chót thằng Nhường rót, bác khệnh khạng đứng lên. Bác Tám nói vọng vô:
“Bà ơi!.. Xong chưa, thôi mình về bà. Cám ơn thíếm Sáu nghen. Bữa nay thíếm Sáu làm đồ ăn ngon quá!”
“Ôi!.. Đâu có gì đâu, chòm xóm với nhau mà. Tui cũng cám ơn anh chị nhiều về mấy món gửi cúng ba xấp nhỏ… Bày vẽ chi làm cho mệt.” Thíếm Sáu cũng vui vẻ cám ơn.
Nói xong bác Tám lững thững đứng dậy, dợm đi, chân bước có vẻ xiêu vẹo. Nhường cũng lẹ lẹ đứng lên đi theo bác Tám:
“Để con đi với bác về bển. Qua cầu giờ này nước lớn, coi chừng trợt chân té đó bác ơi!...”
Bác Tám quay lại, giọng chắc nịch:
“Mày đừng lo, nước nhỏ hay nước lớn thì nhằm nhò gì với tao. Tao đi qua lại cái cầu này từ hồi mày chưa biết đi lận. Trăm lần như trăm, chưa lần nào tao trợt chân hết.”
“Nhưng bây giờ bác say rồi, đi sợ hổng vững đâu.” Nhường nói.
“Tao mà say cái cái gì… Nè Nhường, mày đi với tao ra cái cầu khỉ rồi coi tao đi qua đây nè.” Nói rồi bác Tám quàng qua vai Nhường, rồi hai bác cháu lững thững bước đi về phía cây cầu khỉ. Bà Tám nãy giờ đi theo phía sau, đẩy cục thuốc xỉa qua một bên, nói vọng theo ông Tám :
“Coi chừng té đó ông ơi! Mấy cái cây vịn tay trên cầu khỉ nó sút, mấy đứa nhỏ tắm, đu làm gãy hồi hôm qua rồi.”
Chợt nhớ, Nhường lẹ làng nói với bà Tám:
“À quên nữa, bác nói con mới nhớ. Để mai sáng con chặt mấy nhánh ổi bên vườn sửa lại cái cầu cho bà con.”
“Ừa, nhớ nghen Nhường. Con sửa lại sớm chừng nào hay chừng đó cho bà con nhờ, con ơi!”
Cuối cùng bước đi dù té qua té lại với gần cả nửa lít rượu đang chạy trong châu thân, ông Tám cũng bước tới bên cái cầu khỉ. Ông đứng lại, rồi nói với bà Tám và thằng Nhường:
“Đây nè, bà với thằng Nhường nói tui say. Mở mắt mà coi tui đi qua cái cầu này cho coi nghen. Tui hổng nói thì thôi. Tui nói là tui phải làm được…”
“Ai mà hổng biết dậy, nhưng bây giờ ông say rồi.” Bà Tám làu bàu trả lời.
Ông Tám đổ quạu không thèm nghe. Ông cúi xuống xăn cái ống quần vải đen lên cao một chút. Cơn say làm ông lắc lư xém chúi nhủi xuống đất, may thằng Nhường đứng cạnh, chụp kịp. Vậy mà ông cũng cố nói :
“Đừng lo... Tao hông té đâu mà sợ.”
Nói rồi ông đứng thẳng dậy, tay chống nạnh, tay chỉ chỉ cái cầu khỉ bắt ngang qua con rạch, quay lại nói với mọi người:
“Cái câu khỉ… mốc này, tui nói thiệt với bà nghen, tui nhảy lò cò còn qua được, chứ nói chi đi bộ.”
Mặc dù trong thâm tâm ông lúc này, ông thấy … “hình như” cái cầu có vẻ … đu đưa một chút và pha lẫn trong mình cái lâng lâng của men rượu.
Trên đầu trăng sáng trưng, đêm trong trẻo, tàn lá dừa lung linh theo từng cơn gió nhẹ trải bóng xuống con đường đất dọc bờ rạch. Phía xa xa có vài ánh đèn dầu nhà ai thấp thoáng sau vườn cây trông thật ấm cúng. Con nước hình như đã lớn tối đa nên dòng nước lững lờ. Thỉnh thoảng có con cá đớp mồi đâu đó dưới tàng cây bên bờ nước như âm thanh của mái dầm đập nhẹ xuống mặt nước nghe cũng vui tai.
Bên kia chiếc cầu khỉ, Hiền nghe tiếng vợ chồng bác Tám cũng chạy ra đứng chờ:
“Coi chừng té nghen ba.” Hiền nói giọng lo lắng .
Bác Tám bước lên thân dừa của cái cầu khỉ, từng bước rồi từng bước, ông ra đến gần giữa cầu. Bỗng chợt nhớ ra điều gì ông vội quay lẹ trở lại phía Nhường, định hỏi điều gì đó. Nhưng chưa kịp cất tiếng thì hình như ông mất thăng bằng, hai tay chới với vào khoảng không. Ông lẹ làng đưa một tay tới, định chụp cái nhánh ổi làm lan can trên cầu nhưng không may cái sợi dây dừa cột nhánh ổi vô mấy cây trụ đã đứt tự bao giờ. Ông mất hẳn thăng bằng chỉ kịp kêu “Ới!... Ới!...” vài tiếng rồi cả thân mình rớt ùm xuống nước như trái mít rụng. Mọi người chứng kiến hơi thảng thốt một chút rồi cùng phá ra cười ngặt nghẽo.
Dưới nước bác Tám trồi lên, lội bì bõm vài cái rồi ngừng lại hỏi Nhường:
“Nhà tao phía nào Nhường?”
Biết ông già xỉn đậm rồi, Nhường nhịn cười chỉ về phía Hiền và nói lớn với bác Tám:
“Phía bên em Hiền đó bác Tám.”
“Ba lội qua đây nè ba. Lẹ lên để hông thôi bị cảm lạnh bây giờ ba ơi!” Hiền gọi ông Tám giọng đầy lo lắng.
Như chẳng thèm để ý đến nỗi lo lắng của con gái, dưới nước bác Tám nhìn qua lại hai bên phía cái cầu khỉ rồi trái ngược như mọi người, lội trở lại về phía bên đầu cầu ông mới bước lên lúc nãy. Ông leo lên cầu vừa khệnh khạng đi vừa nói:
“Tao nhứt định phải đi qua cho được cái cầu khỉ… mốc này mới thôi.”
Nhưng rồi khi ra đến giữa cầu, chỗ không có lan can vịn ông lại té ùm xuống nước. Cứ như vậy té xuống nước rồi lội lên, lần nào ông cũng nhứt định lội trở lại bên khởi điểm để đi về nhà bằng cái cầu khỉ. Với cái chí khí của một … ông già nhưng còn gân, ông nhứt định không chịu đầu hàng cái… cầu khỉ vì … “nó là cái khỉ mốc gì mà mình chịu thua nó”... Và té đến lần thứ tư, thì có lẽ sau khi được “tắm mát” một hồi, ông có vẻ tỉnh rượu chút đỉnh. Lần này trước khi leo lên cầu, ông ngồi bệt xuống bờ rạch, Nhường đến bên cạnh, ông quay lại hỏi nó:
“Nãy giờ mắc lội nước, quên bịch thuốc rê rồi.”
“Có đây bác, thấy bác để quên, con cầm theo đây.”
Nhường đưa bịch thuốc rê cho ông cho bác Tám. Ông cầm lấy, vấn một điếu rồi bật hộp quẹt châm một điếu.
Hiền lúc này đã qua đến bên này cầu. Nó đến bên cạnh ba, đưa cho ông cái khăn rằn. Bác Tám cầm lấy lau sơ cho khô mình mẩy. Hít được vài hơi thuốc rê, bác Tám tỉnh hẳn ra, miệng ngậm điếu thuốc còn khoảng phân nửa, ông đứng dậy bước trở qua cầu.
“Chắc chắn lần này phải qua được ” ông nói thầm trong bụng.
“Cái cầu khỉ này, mình đã đi qua gần như cả đời, có nhằm nhò gì đâu. Tự nhiên bây giờ trở thành chuyện khó khăn.”
Mọi người biết không cản được ông già “Ba Tri “này, vì ông nhứt định “đi” qua cầu chứ không thèm …”lội”. Tất cả đứng yên vui vẻ chờ đợi vì biết tánh ông, “nói là làm”. Nhứt là lần này, cái cầu khỉ làm ông... quê xệ. Nhưng đó là chuyện hồi xưa, hồi ông còn trẻ kia kìa, chớ bây giờ “nói là môt chuyện, làm là chuyện kế tiếp”, hai chuyện chưa chắc giống y chang cái hồi ông còn “nói là làm được”. Càng già, mọi người thấy ông... "nói được làm không được" càng ngày càng nhiều hơn trước… Thiệt tình là như vậy nhưng cái lỗ lã lớn nhứt là làm không được ông ít chịu vui vẻ, nở nụ cười chấp nhận mà lại hay … đổ quạu rồi ... đổ thừa tại, bị gì gì đó chớ không phải tại ... mình! ...
Nên lần này dù có té xuống con rạch cả năm lần bảy lượt, ông cũng nhứt định không chịu lội qua bờ bên kia để về nhà. Mà hễ té xuống nước thì lội ngược trở lại để “đi” qua cầu cho bằng được. Ông cũng không chấp nhận lý lẽ là tại hơi men nên ông qua chiếc cầu khỉ không được. Lần này đi qua thêm lần nữa, mắt rực sáng lên một sự tự tin, ông nhìn cái cầu khỉ và nói thầm trong bụng:
“Để coi bữa nay tao đi qua được mày như từ trước đến giờ hay không cho biết ???”
Nói rồi ông dụi tắt điếu thuốc rê xuống bụi cỏ ướt bên cạnh, đứng dậy quấn lại tấm khăn rằn ẩm ướt trên cổ cho gọn rồi leo lên cầu... từng bước, từng bước… ra đến giữa cầu.
Thân dừa cứng chắc như vậy mà hình như đu đưa như muốn quăng ông Tám xuống nước. Có lúc ông chệnh choạng, mất thăng bằng muốn té xuống nước như mấy lần trước nhưng rồi từng bước, từng bước, ông bước gần hơn phía bên kia cầu. Cuối cùng ông cũng bước được xuống đất phía bên kia con rạch. Rạng rỡ như người mới làm được một chuyện lớn, ông cung tay chỉ cây cầu và nói lớn:
“Mày đâu là con khỉ mốc gì mà bắt tao phải lội nước về nhà. Tao đi qua mày gần mòn cái đế chưn tao. Tao đâu chịu thua mày dễ dàng như dậy ... con ơi!”
Thấy lần này ông Tám đi qua được, bà Tám vui vẻ vừa cười vừa nói:
“Đó bây giờ chịu dìa chưa ông??”
“Ừa dìa thì dìa chớ sợ ai... hahaa …” Ông Tám trả lời với tiếng cười dòn tan, vui vẻ.
“Ờ dìa lẹ đi ba, ở đây lâu một hồi bị cảm bây giờ.” Hiền cũng phụ họa theo.
Bà Tám đi qua cây cầu dễ ợt, quay qua nói vọng với thíếm Sáu và thằng Nhường:
“Thôi tui dìa nghen chị Sáu, nghen Nhường. Bây giờ thì ổng thỏa mãn rồi đó…”
Mọi người bật cười vui vẻ.
Con đường đất dọc bờ rạch về nhà lung linh bóng trăng cuối năm. Tàn lá dừa đu đưa theo từng cơn gió mát, dưới rạch con nước cũng vừa đổi dòng. Từng đám lục bình trôi ra về hướng sông cái, tiếng động ồn ào bì bõm lội nước nãy giờ đã biến mất. Chốc chốc đâu đó, núp dưới lùm bụi của mấy nhánh bần đưa ra mặt nước lại có tiếng con cá gì đó đớp mồi, hòa lẫn tiếng dế, tiếng ếch nhái trong vườn nhà ai. Không gian như chìm ngập trong bản nhạc giao hưởng muôn thuở có một không hai của trời đất, và sáng mai, thêm một ngày rộn rã nữa của chuyện… ăn Tết.
Văn Dương
Sydney, tháng Chạp 2011
Bàn ra tán vào (0)
Cái Cầu Khỉ
Cái Cầu Khỉ
(… Một tấm hình của ngày cận Tết trên quê cũ năm xưa… thời yên ấm, thanh bình)
Kính chúc quí Thầy Cô cùng các anh chị một mùa Xuân mới hạnh ngộ
Chiếc xe đò ngừng lại ở ngã ba Bình Phú, chờ qua bắc Vàm Cống. Ở đây có một cái chợ nhỏ, lè tè vài quán hàng ăn uống cho khách qua đường. Chú lơ xe nhảy phóc xuống, vỗ vỗ từng cửa sổ và hối khách hàng trên xe “Xuống xe qua bắc dùm, cô bác ơi!...” Cả đời chú phải đeo tòn teng đằng sau chiếc xe đò ọp ẹp cũ kỷ, chật chội đầy gồng gánh của bạn hàng chở nông phẩm đi bán cho khách hàng ở xa… Được dịp đứng xuống đất, chú mừng lắm, ngày thường xe đã chật chội, nói chi vào những dịp gần Tết như lúc này.
Liên tỉnh lộ 8A từ Cần Thơ đi Vĩnh Long, Bắc Mỹ Thuận, Long Xuyên xuống tận Châu Đốc băng qua chiếc bắc Vàm Cống của sông Hậu. Ở đây, xe đò đậu thành một dãy dài, khoảng hơn mười chiếc xe khác cũng đang chờ xuống phà qua bắc. Xe tới sau nối đuôi xe trước ngay ngắn xếp hàng đúng vị trí rồi tắt máy và hành khách lục tục xuống xe. Bác Tám cũng xỏ chân vào đôi dép, tiện tay bác kéo cái giỏ đan bằng dây lác, đựng đầy ắp quà bánh của thằng Lành - con trai đầu của bác đang làm việc trên Sài Gòn. Năm nay, thằng Lành viết thư về nói là nó mắc công chuyện nên ra Giêng nó mới về quê thăm ông bà được. Thương con, bà Tám lẹ lẹ gói bánh tét, thêm một mớ bánh tét cốm dẹp, thứ bánh mà thằng Lành thích ăn từ ngày nó còn nhỏ đến bây giờ, rồi hối thúc ông lên Sài Gòn thăm con…
Nhớ lúc về lại quê, khi đưa ông ra bến xe đò Lục Tỉnh, Lành ân cần dặn:
“Ba ráng xách ít đồ này "dìa" dưới làm quà cho má với lại con Hiền, chắc má với nó thích lắm.”
“Nhưng mà liệu cái giỏ nó chịu nỗi hay không? Lỡ nó tét giữa đường thì không biết đâu mà rờ đó nghen.”
“Hổng sao đâu ba, cái giỏ chắc lắm mà.”
Nhìn cái giỏ làm việc quá sức, kinh nghiệm cho ông biết, nó sẽ có cơ hội tét teng beng ra giữa đường nếu ông không xách nó cho cẩn thận. Cái thằng hiếu thảo thương má, thương em, cố ép ông xách cho hết, cho dù ông cố nói nó giữ lại bớt mà nó khư khư không chịu nghe:
“Dưới đó mấy thứ này khó mua, con ở trên này…thiếu gì.”
Bà già ngồi phía băng trước cũng lục tục mang guốc, xách giỏ đứng dậy xuống xe, đẩy cục thuốc xỉa qua một bên cái miệng dính bã trầu đỏ hoét, quay qua nói với bác Tám:
“Nói vậy chứ cũng còn cả tiếng đồng hồ nữa xe mới qua được bắc. Ông có đủ thì giờ để uống cà phê hay ăn cơm trưa đó...”
“Không sao đâu, tui xuống luôn ở đây, nhà tui ở An Phú. Tui phải chờ đò về trỏng”, bác Tám trả lời.
Bà già nói thêm vài câu xã giao bâng quơ rồi xách cái giỏ trầu lững thững bước theo đoàn người đi về hướng chiếc phà. Bác Tám cũng khệ nệ xách cái giỏ nặng trịch băng qua con lộ đi thẳng về hướng bến đò trên rạch Cái Tàu, dọc theo con lộ. Thấy chưa có chiếc đò nào ở bến, bác tìm một gốc dừa bên cạnh bờ sông, gần cái cầu được đóng bằng thân hai cây dừa ghép lại, ọp ẹo nhỏ xíu để khách đi xuống đò, ngồi bẹp xuống và móc gói thuốc rê ra vấn một điếu.
Trời tháng Chạp, không nóng lắm, nắng lại trong trẻo, nước đang lớn, lục bình trôi qua từng cụm nhỏ. Bên kia bờ con rạch, hàng dừa nước mọc rậm như đám rừng. Có nhiều cây nặng trĩu chùm trái màu nâu bóng, nặng như thể sắp rụng hẳn xuống dòng nước có pha chút màu đất phù sa của ruộng đồng xứ sở. Chen lẫn trên những nhánh cây bần, cây đước, vài con cò trắng đang đậu tỉa lông, nghỉ ngơi sau thời gian lặn hụp kiếm ăn mệt mỏi.
Đằng sau vườn nhà ai những cây bông so đủa đang trổ đầy bông trắng, nhụy vàng, có hình vầng trăng đầu tháng, mũm mĩm, thanh bạch và đơn giản như cuộc đời của người dân quê mộc mạc hiền lành, cả đời tuy phải làm lụng mới có miếng ăn, nhưng dân vùng này hầu như không cần khó nhọc lắm mới có được miếng ăn. Vùng này đất đai phì nhiêu bởi phù sa sông Hậu vun bồi đâu cần phải bón phân nhiều. Nước ngọt gần như quanh năm, tôm cá thì dưới sông, dưới rạch, dưới ao. Ruộng hai mùa mỗi năm, rau cỏ, cây trái thì vườn tược chung quanh thiếu gì. Có của nhiều như người trên thành phố thì chắc không bằng nhưng no cái bụng thì ở đây đâu có khó khăn gì.
Bác Tám sống cả đời ở đây, bằng nghề làm vườn và dạy học. Bác dạy đám con nít trong ấp và một hai ấp gần bên. Bác dạy chúng đánh vần, tập đọc, tập viết, tập làm toán cho hết lớp Ba, lớp Tư. Những đứa muốn học cao hơn thì sáng sớm phải đi xuồng ra tận trường tiểu học Bình Phú Quới. Gặp con nước xuôi thì nửa giờ, nhằm lúc nước ngược thì cả tiếng đồng hồ mới đến được trường lớp. Bây giờ thời đại văn minh, máy cày máy bừa của Nhật Bổn dần dần thay thế sức người, sức trâu bò nên thiên hạ không cần đẻ nhiều con để làm ruộng làm vườn như thời ông nữa. Đám con nít đã lớn hết rồi, không còn bao nhiêu đứa để ông dạy nên lớp học ngày càng thưa thớt hơn. Rồi một ngày nọ, lớp được tạm thời biến thành chành lúa, vựa trái cây, dân trong ấp đem nông phẩm tập trung lại đây chờ ghe đò đem xuống chợ Long Xuyên…
Không còn dạy học nhưng cuộc sống bác Tám cũng không thay đổi nhiều vì với nguồn huê lợi có được, phần lớn do quà cáp của cha mẹ mấy đứa học trò, mặc dù chỉ là lúa, gạo, nước tương, nước mắm, bánh trái… cộng thêm chút đỉnh phụ cấp của quận. Nhưng vì không có thói quen tiêu xài nhiều nên vợ chồng bác có vẻ sung túc hơn người. Đúng ra lợi tức chính của gia đình bác nhờ vào ba mẫu đất hương hỏa của ông bà để lại từ mấy đời. Bác sử dụng gần hai mẫu để trồng cây ăn trái và rau cải để kiếm tiền chợ mỗi ngày. Mẫu còn lại thì bác dùng để lập vườn ươm cây ăn trái, đa số là cây tháp giống như cam, quít, nhãn, mãng cầu xiêm, mãng cầu ta, mận… (loại này mau ra trái), bác cung cấp cho người mua sỉ đem lên Sài Gòn bán lại cho dân đi lập vườn trên đó…
Trên Sài Gòn bây giờ có phong trào đi ra miệt Long Khánh, Bà Rịa khai khẩn đất đai để lập vườn cây ăn trái nên những người làm vườn ươm cây như bác cũng dễ thở. Cây giống bán ra cũng rất đắt hàng hoặc có ế ẩm thì cũng chẳng sao, cây ươm sẽ được nuôi lớn hơn và dĩ nhiên được bán với giá cao hơn.
Chợt có tiếng ai gọi làm bác Tám quay lại nhìn:
“Ủa, bác Tám đang chờ đò dìa trỏng hả?”
Ạ! Thì ra thằng Nhường, con bà Sáu Trầu, ở cách nhà ông một con rạch.
Thằng Nhường đang khệ nệ hai tay, một bên là một tỉn nước mắm, bên kia là một cái “can” nhựa năm lít, đầy hơn nửa bình. Gặp ông, nó mừng rỡ la lên:
“Bác mới lên Sài Gòn thăm anh Hai Lành về, đương chờ đò hả?”
“Ừa!... Tao mới xuống xe. Tới đây chưa có đò nên ngồi đây nghỉ giây lát.”
Thằng Nhường hăng hái :
“Thôi!.. Bác xuống xuồng con chở bác dìa trỏng, chứ chờ đò còn lâu lắm.”
“Ừa, nếu tiện, mày cho tao về trỏng cũng được.”
Nói rồi bác Tám đứng dậy và phủi đít quần. Thằng Nhường lẹ làng đem mấy món đồ của nó xuống cái xuồng nãy giờ cột ở một thân cây dừa gần bến đò, rồi quay lại xách phụ dùm bác Tám cái giỏ.
Chiếc xuồng của thằng Nhường cũng khá rộng rãi, chứa lỉnh kỉnh vài món nó mới mua ngoài chợ. Nó lẹ làng tìm một chỗ khô ráo và vững chãi cho cái giỏ nặng trĩu đồ của ông. Rồi thằng Nhường đi ra sau lái đứng chèo. Bác Tám chậm chậm ra gần mũi, ngồi xuống be xuồng nhìn tới trước. Xuồng tách bến, dạt qua gần bên kia bờ con rạch Cái Tàu, theo con nước thủy triều êm ả lướt tới phía trước theo từng nhịp mái dầm xào xạc của thằng Nhường.
Ánh nắng mặt trời đã hơi ngả về hướng tây, gió chiều nhẹ nhẹ, vài đám mây trắng tinh như bông gòn, dấu hiệu của một ngày khô ráo. Vào lúc nước lớn, con rạch như rộng ra, nước pha màu trắng đục của phù sa. Từng đám lục bình trôi lênh bềnh bên mạn xuồng. Hàng dừa nước rậm rạp dọc theo hai bên bờ rạch để giữ đất khỏi lở vì con nước lớn nước ròng, nhiều cây mang từng chùm no tròn nặng trĩu những trái dừa nước nâu sẩm, bóng lộn.
Tiếng “anh Hai” của thằng Nhường gọi thằng Lành nghe cũng rất thân thiết. Thằng Nhường lớn hơn con Hiền - con gái ông - bốn tuổi. Sống gần nhau mấy chục năm nay không có chuyện gì xảy ra, nhưng hình như mấy năm gần đây nó đổi tánh, gọi thằng Lành bằng “anh Hai”. Còn con Hiền, thì lại hay bẽn lẽn mỗi khi trong nhà nhắc tới thằng Nhường.
Bà Sáu Trầu có bốn người con, đặt tên nghe cũng có vần có điệu. Nào là thằng Nhường, con Nhịn, thằng San và đứa con gái út là Sẻ. Thằng San lên Sài Gòn ăn học thành tài, ở luôn trên đó làm ăn. Rồi nó kéo con Sẻ lên trên đó phụ nó quán xuyến công việc. Con Nhịn thì lấy chồng ở làng bên cạnh có hai mặt con. Từ hồi ông Sáu qua đời, nhà đơn chiếc chỉ còn hai mẹ con. Thấy mẹ lủi thủi ra vào một mình đơn chiếc , thằng Nhường hình như cứ muốn ở vậy để đỡ đần cho bà Sáu. Nó khỏe mạnh hăng hái, một mình quán xuyến gần hết công chuyện. Mấy mẫu vườn cây ăn trái, một mình nó lo gần hết, bà Sàu coi như chỉ phụ sơ sơ cho có mà thôi.
Đôi lúc thấy nó không để ý gì tới mấy đứa con gái trong ấp, sợ nó ế vợ, bà Sáu nhắc nhở:
“ Thôi, mày cũng nên để ý kiếm vợ đi Nhường, chứ ở vậy lỡ thời bây giờ.”
Lần nào cũng vậy, thằng Nhường ẩm ờ cho qua rồi lánh ra sau vườn tìm công chuyện làm, như sợ bà Sáu hỏi tới sẽ khó trả lời. Vì để bà Sáu tiếp tục một hồi, thế nào rồi cũng có câu hỏi như thường lệ “Sao mày không “để ý” thử con Hiền, con ông giáo Tám đó. Tao thấy nó coi cũng đặng đó.”
Rạch An Phú, một nhánh của Rạch Cái Tàu, không rộng lắm chỉ khoảng hơn một sào, là ranh giới “trời cho”, chia hai ấp An Phú và ấp An Mỹ và được nối liền bởi cái cầu khỉ làm bằng thân cây dừa. Cầu chia làm ba nhịp, mỗi nhịp bằng chiều dài của một thân cây dừa. Mỗi “chưn” cầu làm bằng hai cây dừa đóng sâu xuống lòng rạch, dựa vào nhau theo hình chữ X, cột lại với nhau cũng bằng dây dừa, rồi gác lên đó một cây dừa khác làm thành cái cầu qua lại. Cầu không cao lắm, cũng chỉ đủ cho một chiếc xuồng nhỏ chun qua lọt khi con nước lớn. Dân miệt vườn rất rành rọt, gồng gánh đi qua cầu rất dễ dàng nói chi là một thân một mình bước qua cầu. Chưa có ai bị trợt té xuống nước hết, ngoại trừ mấy đám con nít dùng cái cầu này để nhảy tắm trên con rạch mỗi khi nước lớn.
Nhà thằng Nhường ở sát bờ rạch, gần cây cầu khỉ nên rất tiện lợi. Còn nhà bác Tám thì thụt sâu vô trong mấy miếng vườn, nằm cạnh con đường làng dẫn ra chiếc cầu khỉ. Dân trong cả ấp đều quen biết nên đôi khi đi ngang qua nhà lối xóm, mấy bà ghé vào gặp nhau ăn miếng trầu, kể chuyện ruộng, chuyện vườn, chuyện trời trăng mây nước…
Mặt trời chếch bóng sau ngọn dừa thì thằng Nhường cũng chèo về đến nhà. Nó tấp chiếc xuồng vô chỗ chân chiếc cầu khỉ để cho bác Tám xuống. Giòng nước vẫn chảy mạnh theo chiều con nước lớn, nó vội vàng bước tới trước, vịn chặt vào chân chiếc cầu khỉ để bác Tám xách cái giỏ nặng trĩu quà Sài Gòn leo lên bờ để về nhà. Trước khi chia tay, thằng Nhường còn nói vọng theo:
“Bác Tám về nghỉ cho khỏe chút đi rồi chiều qua nhà con nhậu cuối năm. Tối qua con bắt được mấy con cá lóc trên đìa, đủ bác cháu mình làm một bữa, con mới mua được bốn lít rượu đế, nếp mới nè.”
Lời nói thằng Nhường nghe sao ngọt sớt, nhất là nghe chuyện nhậu, làm bác Tám thấy thương nó hết sức. Ở cái xứ ruộng vườn này làm việc thì chết bỏ nhưng làm việc rồi chiều về, gặp nhau trên bàn nhậu, vài trái me chấm với muối ớt, năm ba trái cóc, trái xoài tượng chấm mắm ruốc hoặc chắm nước mắm đường, nhưng thường thì những món nhậu chính bao giờ cũng đầy đủ hương vị cây nhà lá vườn như con cá lóc nướng trui hoặc con lươn um đầy mùi hong khói rơm, mới bắt ngoài đìa… vài ba xị rượu đế… Ôi, cuộc đời sao mà thi vị, đáng sống làm sao!
Cái bàn nhỏ làm bằng tấm phên đan bằng tre dựng ở hiên nhà, hiu hiu ngọn gió chiều mang đầy hương vị của cây cỏ đồng ruộng, vườn tược chung quanh, của sóng nước phù sa con nước lớn trong lòng kinh rạch, người lâng lâng những chén rượu cùng những câu chuyện bâng quơ đồng áng, nắng mưa, chuyện cá tôm dưới ao đìa, chuyện mùa màng cây trái… Thử nghĩ chắc vua chúa cũng sung sướng đến mức đó mà thôi.
Leo lên con đường mòn, xách cái giỏ nặng trĩu quà bánh, cám ơn thằng Nhường một tiếng rồi bác Tám đi lẹ về căn nhà xinh xắn khang trang, vách ván mái lợp lá dừa, nằm lõm vào giữa vườn dừa đầy bóng mát. Con Hiền vừa tưới xong đám cây ươm phía sau nhà, thấy ông Tám về mừng quýnh, vội bỏ cặp gàu tưới nước, chạy vội ra xách cái giỏ nặng cho bác Tám miệng hỏi tía lia:
“Anh Hai ở trển vẫn mạnh giỏi hả ba?”
“Ba mua gì mà nhiều quá vầy nè?”
“Bữa nay ba đón đò dễ hông ba? Tết nhất thiên hạ đi chợ quận sắm sửa chắc đông lắm hả ba?”
Bà Tám đang chắt nước nồi cơm nấu dở dang sau chòi bếp cũng vội vàng bớt lửa lẹ lẹ chạy ra, lấy tay đẩy vội cục thuốc xỉa qua một bên trên cái miệng đỏ hoét đầy khổ trầu :
“Ông mới về tới đó hả? Thằng Lành lóng rày có nở nang, mập mạp thêm được chút nào hông ông?”
“Công việc làm ăn của nó ra sao rồi?”
“Đón xe cộ ba ngày cận Tết có dễ hông ông?”
Mặc kệ bao nhiêu câu hỏi dồn dập của vợ con, bác Tám chỉ kịp trả lời một câu:
“Ừa, thì nó khỏe, mạnh giỏi luôn như hồi ở nhà. Nhưng mà để tui đi rửa cái mặt cho tỉnh chút đã, tự hồi trưa đến giờ chưa có được miếng nước, khát khan cổ họng. Ừa, con Hiền, trải mấy cái bánh trái gì đó của thằng Lành nó gửi, chứ để lâu trong giỏ coi chừng nó hư hết bây giờ.”
Nói rồi ông Tám đi thẳng ra hiên sau nhà lấy gáo múc nước uống miếng rồi rửa mặt và chân tay cho mát.
Hiền được giao công chuyện thích thú là soạn giỏ đồ của anh mình trên Sài Gòn gửi về nên hớn hở hết sức, liền xách cái giỏ nặng trĩu đi lẹ vô cái bàn trong nhà bếp. Bà Tám thì quay đi tìm cái tách, ấm trà rồi đem ra bộ ván trước nhà ngổi chờ ông Tám. Cái gia đình nhỏ nhỏ và ấm cúng ngồi quanh bộ ván trước nhà để nghe bác Tám kể nghe những mẩu chuyện “mới” trên Sài Gòn, chuyện làm ăn, sức khỏe thằng Lành, chuyện xe cộ đường đi… Bà Tám ngồi nghe miệng nhóp nhép nhai trầu xỉa thuốc. Bác Tám ngồi đong đưa trên cái võng, cạnh bộ vạc, hút điếu thuốc rê, uống trà kể chuyện. Hiền thì mân mê xấp vải bông, quần lãnh “sa tanh” của anh mình gửi cho may quần áo mới để ăn Tết, thỉnh thoảng bâng quơ nhìn ra vườn, suy nghĩ gì đó rồi mỉm cười một mình như có gì vui lắm.
Bên ngoài mặt trời đã xuống thấp gần đầu ngọn tre. Trời trong xanh in bóng vài con cò trắng nhịp nhàng bay đi kiếm ăn. Chợt có tiếng ai bước ngoài sân trước, mọi người nhìn ra thì thấy thằng Nhường đang xăng xái đi vô:
“Dạ…”
Thằng Nhường mới mở miệng chào mọi người thì bà Tám đã lẹ làng hỏi :
“Có chuyện gì vậy Nhường?”
“Dạ… cũng không có chuyện gì. Má con nói qua mời hai Bác và em Hiền qua nhà con ăn cháo cá, mấy con cá lóc, đặt hầm, con bắt được tối qua.”
“Thôi! Sao thiếm Sáu bày vẻ chi, tao mới nấu cơm rồi, để đó ai ăn.” Bà Tám trả lời.
Hiền lẹ miệng góp tiếng :
“Hay ba má qua nhà thiếm Sáu ăn uống đi, con ở nhà ăn cơm cho. Í mà quên, má để nồi cơm trên lò nãy giờ không biết có khét chưa nữa, để con chạy vô coi…”
Nói rồi Hiền lẹ làng bước vô sau bếp. Với một thoáng hơi thất vọng vì không được nhìn Hiền lâu hơn chút nữa, Nhường nhìn theo Hiền rồi nói vói theo:
“Cô Hiền qua luôn thể cho vui. Tui có làm thêm gỏi ngó sen với tép luộc. Tép đó má tui mới xúc hồi sáng, tươi rói.”
Nhường biết Hiền thích món này lắm vì hồi đám giỗ ông Sáu, Nhường làm món này mà Hiền không biết, ăn rồi Hiền cứ khen bà Sáu miết thôi.
“Thiếm đâu có làm, thằng Nhường nó làm đó.”
Hiền nghe hơi bẽn lẽn nhưng mắc cỡ nên cũng không dám mở lời khen Nhường. Đứng xới nồi cơm, sau tấm vách tre ngăn đôi giữa nhà bếp và nhà ngoài, nghe Nhường nhắc đến ý thích của mình, tự dưng trong lòng lâng lâng nhè nhẹ một niềm vui khó tả. Ở đời mà, ai lại không cảm thấy sung sướng khi được người khác để ý đến sở thích của mình:
“Thôi nhà tui lỡ nấu cơm rồi, để bữa khác tui qua chơi.”
Nãy giờ bác Tám mới lên tiếng :
“Ờ, tui cũng có mua cho thiếm Sáu một ít bánh mứt và bịch khô cá thiều Phú Quốc để cúng Tết. Sẳn dịp bà với tui qua bển chút đi.”
Rồi không đợi bà Tám gật đầu, ông quay qua nói với Nhường:
“Ừa, chút tao với bả qua liền.”
Nhường thấy vui ra mặt, tuy có hơi tiếc tiếc trong lòng chút gì đó, dĩ nhiên, nếu ai để ý chắc hiểu ra liền. Nó chào vợ chồng bác Tám và Hiền rồi đi ra cửa nhưng bỗng như thoáng có một ý nghĩ gì đó có vẻ vui vui nên khuôn mặt Nhương rạng rỡ thấy rõ.
“Cũng hổng sao. Một chút mình trở qua đem cho Hiền món gỏi ngó sen tép luộc.” Nó nói nhỏ một mình.
Ý nghĩ đó làm Nhường vui trong bụng, lẹ lẹ bước qua cầu khỉ về nhà.
Buổi chiều, bên nhà thíếm Sáu, sau khi nhanh nhẹn làm được tất cả dự tính, vợ chồng bác Tám qua chơi ngồi uống trà nói chuyện với má mình, Nhường lẹ lẹ bưng dĩa gỏi nó làm sẵn chạy qua cho Hiền. Nhà vắng, gặp Nhường Hiền hơi giựt mình. Lúc Nhường đưa dĩa gỏi, Hiền bẽn lẽn chống chế, tay mân mê cái cột tre của tấm phên chận cửa bếp, chỉ cái bàn gần bộ ván:
“Anh để đó đi…Tui nói, tui có nấu cơm rồi mà cũng đem qua làm chi cho mắc công hổng biết??”
Nhường để dĩa gỏi xuống bàn:
“ Thì … ăn cơm với gỏi, cũng ngon lắm mà.”
Để dĩa gỏi trên bàn, Nhường rút tay lại, không biết phải làm gì chùi chùi vô cái vạt áo, dù tay không có dính gì hết trơn. Nói bâng quơ thêm vài câu rồi Nhường lẹ lẹ quay bước, trong lòng thấy không muốn đi chút nào hết:
“Thôi… Hiền ăn cơm nghen. Tui dìa bển để hông thôi bác Tám chờ.”
“Ừa… cám ơn anh nhiều nghen!...”
Nói rồi Nhường quay bước về nhà… Hiền đứng yên nhìn theo mỉm cười, nụ cười sung sướng.
Bên nhà bà Sáu, Nhường với bác Tám ngồi nhậu trên tấm phảng gỗ trước nhà. Thím Sáu và bà Tám ngồi ăn cơm ở bộ ván bên trong. Cơm nước xong, hai bà ngồi ăn trầu vừa nói chuyện đời, chuyện ruộng vườn, thời tiết và xì xầm thêm chuyện thằng Nhường và con Hiền coi mòi rất tương đắc. Chuyện hai đứa nhỏ coi mòi thuận lợi vì hai “bà sui” có vẻ tâm đắc quá.
Nhưng mặc ai bàn gì thì bàn, bên bàn nhậu có vẻ sôi động hơn. Rượu vào lời ra, câu chuyện bên bàn nhậu bắt đầu vui như pháo Tết. Dĩa gỏi ngó sen tép luộc, dĩa cá lóc nướng trui, kèm theo rổ rau thơm nhiều hương vị chát của chuối chát và của những trái bần non hái bên bờ rạch, hương vị chua của khế, trái cóc, của đọt xoài non, lá cóc, lá chùm ruột, vị đăng đắng của rau đắng, dòn dòn của rau cần nước, bông so đũa, vị nồng nồng cay cay của rau răm, dắp cá, tía tô… Bên cạnh đó phải kể thêm chén nước mắm dầm mấy trái me chua luộc xanh xanh, thêm sả bằm và vài trái ớt cay nồng, đỏ ửng.
Ôi!... Hình như tất cả hương vị của ruộng vườn, của cả mảnh đời người dân quê được bày ra gần hết trên cái vạc tre mộc mạc đó. Bên cạnh xị rượu đế là cái ly nhỏ xíu để bác Tám và thằng Nhường thay phiên nhau ”dzô”. Hai người phải uống chung một ly để bảo đảm không ai được phép uống …ít hơn người khác, để câu chuyện bàn nhậu sẽ là câu chuyện vui giữa những người bạn đồng “cảnh ngộ” với nhau. Câu chuyện dòn tan, tiếng nói pha lẫn tiếng cười, rồi từ từ chuyển qua tiếng lè nhè của bợm nhậu.
Bên ngoài trời đã tối dần, ánh trăng cuối năm cũng vừa ló dạng. Ở miệt vườn, bóng trăng và ánh sao của một đêm trong trẻo cũng là một niềm vui cho cuộc sống ở đây. Những ngày trăng sáng bà con thức khuya hơn thường lệ. Gần Tết, chuyện làm ăn cũng đã tạm xong nên ai nấy cũng rảnh rang để ngồi lại với nhau mà ăn trầu uống rượu.
Ánh trăng lên cao đến ngọn dừa thì bác Tám “có vẻ” chịu thua thằng Nhường. Nốc ly chót thằng Nhường rót, bác khệnh khạng đứng lên. Bác Tám nói vọng vô:
“Bà ơi!.. Xong chưa, thôi mình về bà. Cám ơn thíếm Sáu nghen. Bữa nay thíếm Sáu làm đồ ăn ngon quá!”
“Ôi!.. Đâu có gì đâu, chòm xóm với nhau mà. Tui cũng cám ơn anh chị nhiều về mấy món gửi cúng ba xấp nhỏ… Bày vẽ chi làm cho mệt.” Thíếm Sáu cũng vui vẻ cám ơn.
Nói xong bác Tám lững thững đứng dậy, dợm đi, chân bước có vẻ xiêu vẹo. Nhường cũng lẹ lẹ đứng lên đi theo bác Tám:
“Để con đi với bác về bển. Qua cầu giờ này nước lớn, coi chừng trợt chân té đó bác ơi!...”
Bác Tám quay lại, giọng chắc nịch:
“Mày đừng lo, nước nhỏ hay nước lớn thì nhằm nhò gì với tao. Tao đi qua lại cái cầu này từ hồi mày chưa biết đi lận. Trăm lần như trăm, chưa lần nào tao trợt chân hết.”
“Nhưng bây giờ bác say rồi, đi sợ hổng vững đâu.” Nhường nói.
“Tao mà say cái cái gì… Nè Nhường, mày đi với tao ra cái cầu khỉ rồi coi tao đi qua đây nè.” Nói rồi bác Tám quàng qua vai Nhường, rồi hai bác cháu lững thững bước đi về phía cây cầu khỉ. Bà Tám nãy giờ đi theo phía sau, đẩy cục thuốc xỉa qua một bên, nói vọng theo ông Tám :
“Coi chừng té đó ông ơi! Mấy cái cây vịn tay trên cầu khỉ nó sút, mấy đứa nhỏ tắm, đu làm gãy hồi hôm qua rồi.”
Chợt nhớ, Nhường lẹ làng nói với bà Tám:
“À quên nữa, bác nói con mới nhớ. Để mai sáng con chặt mấy nhánh ổi bên vườn sửa lại cái cầu cho bà con.”
“Ừa, nhớ nghen Nhường. Con sửa lại sớm chừng nào hay chừng đó cho bà con nhờ, con ơi!”
Cuối cùng bước đi dù té qua té lại với gần cả nửa lít rượu đang chạy trong châu thân, ông Tám cũng bước tới bên cái cầu khỉ. Ông đứng lại, rồi nói với bà Tám và thằng Nhường:
“Đây nè, bà với thằng Nhường nói tui say. Mở mắt mà coi tui đi qua cái cầu này cho coi nghen. Tui hổng nói thì thôi. Tui nói là tui phải làm được…”
“Ai mà hổng biết dậy, nhưng bây giờ ông say rồi.” Bà Tám làu bàu trả lời.
Ông Tám đổ quạu không thèm nghe. Ông cúi xuống xăn cái ống quần vải đen lên cao một chút. Cơn say làm ông lắc lư xém chúi nhủi xuống đất, may thằng Nhường đứng cạnh, chụp kịp. Vậy mà ông cũng cố nói :
“Đừng lo... Tao hông té đâu mà sợ.”
Nói rồi ông đứng thẳng dậy, tay chống nạnh, tay chỉ chỉ cái cầu khỉ bắt ngang qua con rạch, quay lại nói với mọi người:
“Cái câu khỉ… mốc này, tui nói thiệt với bà nghen, tui nhảy lò cò còn qua được, chứ nói chi đi bộ.”
Mặc dù trong thâm tâm ông lúc này, ông thấy … “hình như” cái cầu có vẻ … đu đưa một chút và pha lẫn trong mình cái lâng lâng của men rượu.
Trên đầu trăng sáng trưng, đêm trong trẻo, tàn lá dừa lung linh theo từng cơn gió nhẹ trải bóng xuống con đường đất dọc bờ rạch. Phía xa xa có vài ánh đèn dầu nhà ai thấp thoáng sau vườn cây trông thật ấm cúng. Con nước hình như đã lớn tối đa nên dòng nước lững lờ. Thỉnh thoảng có con cá đớp mồi đâu đó dưới tàng cây bên bờ nước như âm thanh của mái dầm đập nhẹ xuống mặt nước nghe cũng vui tai.
Bên kia chiếc cầu khỉ, Hiền nghe tiếng vợ chồng bác Tám cũng chạy ra đứng chờ:
“Coi chừng té nghen ba.” Hiền nói giọng lo lắng .
Bác Tám bước lên thân dừa của cái cầu khỉ, từng bước rồi từng bước, ông ra đến gần giữa cầu. Bỗng chợt nhớ ra điều gì ông vội quay lẹ trở lại phía Nhường, định hỏi điều gì đó. Nhưng chưa kịp cất tiếng thì hình như ông mất thăng bằng, hai tay chới với vào khoảng không. Ông lẹ làng đưa một tay tới, định chụp cái nhánh ổi làm lan can trên cầu nhưng không may cái sợi dây dừa cột nhánh ổi vô mấy cây trụ đã đứt tự bao giờ. Ông mất hẳn thăng bằng chỉ kịp kêu “Ới!... Ới!...” vài tiếng rồi cả thân mình rớt ùm xuống nước như trái mít rụng. Mọi người chứng kiến hơi thảng thốt một chút rồi cùng phá ra cười ngặt nghẽo.
Dưới nước bác Tám trồi lên, lội bì bõm vài cái rồi ngừng lại hỏi Nhường:
“Nhà tao phía nào Nhường?”
Biết ông già xỉn đậm rồi, Nhường nhịn cười chỉ về phía Hiền và nói lớn với bác Tám:
“Phía bên em Hiền đó bác Tám.”
“Ba lội qua đây nè ba. Lẹ lên để hông thôi bị cảm lạnh bây giờ ba ơi!” Hiền gọi ông Tám giọng đầy lo lắng.
Như chẳng thèm để ý đến nỗi lo lắng của con gái, dưới nước bác Tám nhìn qua lại hai bên phía cái cầu khỉ rồi trái ngược như mọi người, lội trở lại về phía bên đầu cầu ông mới bước lên lúc nãy. Ông leo lên cầu vừa khệnh khạng đi vừa nói:
“Tao nhứt định phải đi qua cho được cái cầu khỉ… mốc này mới thôi.”
Nhưng rồi khi ra đến giữa cầu, chỗ không có lan can vịn ông lại té ùm xuống nước. Cứ như vậy té xuống nước rồi lội lên, lần nào ông cũng nhứt định lội trở lại bên khởi điểm để đi về nhà bằng cái cầu khỉ. Với cái chí khí của một … ông già nhưng còn gân, ông nhứt định không chịu đầu hàng cái… cầu khỉ vì … “nó là cái khỉ mốc gì mà mình chịu thua nó”... Và té đến lần thứ tư, thì có lẽ sau khi được “tắm mát” một hồi, ông có vẻ tỉnh rượu chút đỉnh. Lần này trước khi leo lên cầu, ông ngồi bệt xuống bờ rạch, Nhường đến bên cạnh, ông quay lại hỏi nó:
“Nãy giờ mắc lội nước, quên bịch thuốc rê rồi.”
“Có đây bác, thấy bác để quên, con cầm theo đây.”
Nhường đưa bịch thuốc rê cho ông cho bác Tám. Ông cầm lấy, vấn một điếu rồi bật hộp quẹt châm một điếu.
Hiền lúc này đã qua đến bên này cầu. Nó đến bên cạnh ba, đưa cho ông cái khăn rằn. Bác Tám cầm lấy lau sơ cho khô mình mẩy. Hít được vài hơi thuốc rê, bác Tám tỉnh hẳn ra, miệng ngậm điếu thuốc còn khoảng phân nửa, ông đứng dậy bước trở qua cầu.
“Chắc chắn lần này phải qua được ” ông nói thầm trong bụng.
“Cái cầu khỉ này, mình đã đi qua gần như cả đời, có nhằm nhò gì đâu. Tự nhiên bây giờ trở thành chuyện khó khăn.”
Mọi người biết không cản được ông già “Ba Tri “này, vì ông nhứt định “đi” qua cầu chứ không thèm …”lội”. Tất cả đứng yên vui vẻ chờ đợi vì biết tánh ông, “nói là làm”. Nhứt là lần này, cái cầu khỉ làm ông... quê xệ. Nhưng đó là chuyện hồi xưa, hồi ông còn trẻ kia kìa, chớ bây giờ “nói là môt chuyện, làm là chuyện kế tiếp”, hai chuyện chưa chắc giống y chang cái hồi ông còn “nói là làm được”. Càng già, mọi người thấy ông... "nói được làm không được" càng ngày càng nhiều hơn trước… Thiệt tình là như vậy nhưng cái lỗ lã lớn nhứt là làm không được ông ít chịu vui vẻ, nở nụ cười chấp nhận mà lại hay … đổ quạu rồi ... đổ thừa tại, bị gì gì đó chớ không phải tại ... mình! ...
Nên lần này dù có té xuống con rạch cả năm lần bảy lượt, ông cũng nhứt định không chịu lội qua bờ bên kia để về nhà. Mà hễ té xuống nước thì lội ngược trở lại để “đi” qua cầu cho bằng được. Ông cũng không chấp nhận lý lẽ là tại hơi men nên ông qua chiếc cầu khỉ không được. Lần này đi qua thêm lần nữa, mắt rực sáng lên một sự tự tin, ông nhìn cái cầu khỉ và nói thầm trong bụng:
“Để coi bữa nay tao đi qua được mày như từ trước đến giờ hay không cho biết ???”
Nói rồi ông dụi tắt điếu thuốc rê xuống bụi cỏ ướt bên cạnh, đứng dậy quấn lại tấm khăn rằn ẩm ướt trên cổ cho gọn rồi leo lên cầu... từng bước, từng bước… ra đến giữa cầu.
Thân dừa cứng chắc như vậy mà hình như đu đưa như muốn quăng ông Tám xuống nước. Có lúc ông chệnh choạng, mất thăng bằng muốn té xuống nước như mấy lần trước nhưng rồi từng bước, từng bước, ông bước gần hơn phía bên kia cầu. Cuối cùng ông cũng bước được xuống đất phía bên kia con rạch. Rạng rỡ như người mới làm được một chuyện lớn, ông cung tay chỉ cây cầu và nói lớn:
“Mày đâu là con khỉ mốc gì mà bắt tao phải lội nước về nhà. Tao đi qua mày gần mòn cái đế chưn tao. Tao đâu chịu thua mày dễ dàng như dậy ... con ơi!”
Thấy lần này ông Tám đi qua được, bà Tám vui vẻ vừa cười vừa nói:
“Đó bây giờ chịu dìa chưa ông??”
“Ừa dìa thì dìa chớ sợ ai... hahaa …” Ông Tám trả lời với tiếng cười dòn tan, vui vẻ.
“Ờ dìa lẹ đi ba, ở đây lâu một hồi bị cảm bây giờ.” Hiền cũng phụ họa theo.
Bà Tám đi qua cây cầu dễ ợt, quay qua nói vọng với thíếm Sáu và thằng Nhường:
“Thôi tui dìa nghen chị Sáu, nghen Nhường. Bây giờ thì ổng thỏa mãn rồi đó…”
Mọi người bật cười vui vẻ.
Con đường đất dọc bờ rạch về nhà lung linh bóng trăng cuối năm. Tàn lá dừa đu đưa theo từng cơn gió mát, dưới rạch con nước cũng vừa đổi dòng. Từng đám lục bình trôi ra về hướng sông cái, tiếng động ồn ào bì bõm lội nước nãy giờ đã biến mất. Chốc chốc đâu đó, núp dưới lùm bụi của mấy nhánh bần đưa ra mặt nước lại có tiếng con cá gì đó đớp mồi, hòa lẫn tiếng dế, tiếng ếch nhái trong vườn nhà ai. Không gian như chìm ngập trong bản nhạc giao hưởng muôn thuở có một không hai của trời đất, và sáng mai, thêm một ngày rộn rã nữa của chuyện… ăn Tết.
Văn Dương
Sydney, tháng Chạp 2011