Văn Học & Nghệ Thuật
Cảm Hứng qua diễn xuất Chết Kiểu Lê Uyên Phương - Vĩnh Chánh
Cảm Hứng qua diễn xuất Chết Kiểu Lê Uyên Phương - Vĩnh Chánh
Cảm Hứng qua diễn xuất Chết Kiểu Lê Uyên Phương
của anh chị Ngu Yên & Ngọc Phụng
Vào một buổi sáng chớm thu với nắng hây hây và gió nhẹ bên ngoài, tôi bất chợt mở nghe đọc thơ Chết Kiểu Lê Uyên Phương, được cô hàng xóm chuyễn đến dưới đề tựa Nghe Nhạc của Rể K 8.
Nghe một lần chưa vừa ý, tôi phải nghe đến 6-7 lần, vừa lắng nghe tiếng đọc thơ vừa thưởng thức tiếng hát lại vừa cố đọc những hàng chử nhỏ của từng câu thơ.
Phải có một cái gì lôi cuốn tôi làm như vậy. Đâu có phải vì cùng một phe Rể K 8, hay vì bài hát Dạ Khúc Cho Tình Nhân nổi tiếng mà tôi hằng yêu chuộng, và cũng chẳng phải vì tác giả bản nhạc Chú Phương là bà con của cô hàng xóm.
Sự hấp dẫn trước tiên của người nghe có lẻ là cái giọng thật thấp, trầm trầm, khàn khàn đầy lôi cuốn của người đọc thơ, khiến tôi liên tưởng đến giọng raspy voice nổi tiếng của Louis Armstrong hay Tom Brokaw hoặc một sự phối hợp của cả hai. Chắng biết chàng Ngu Yên này đã phải hút thuốc nhiều, uống rượu nhiều, thức trắng ngày đêm đề có được một giọng nói quá đặc biệt như thế này, hay chỉ là một đặc điểm trời ban cho!? Chắc hẳn phải do thiên ân, vì nhìn vào hình của anh trong Tập Thơ 2013, đằng sau ẩn tướng của một Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn (dù tóc không vàng nhưng muối tiêu), lại là khuôn mặt của một thi sỉ kiêm nhạc sỉ, một người với tâm hồn đầy văn chương, âm nhạc và thi phú.
Qua cách xướng đọc thơ chậm rải, từ tốn, tôi thấy ở anh hình ảnh một người bình dị, bất cần, không trau chuốt, phảng phất nét giang hồ lãng tử, mạnh bạo như một tảng đá nằm dưới thác nước nhưng dễ rung động, trầm lặng như giọng nói của anh.
Đích thực thơ là hơi thở của Ngu Yên. Và cách đọc thơ vô cùng độc đáo, sâu đậm.
Câu tiêu biểu nhất của bản nhạc Dạ Khúc Cho Tình Nhân là “ Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau, chết bên nhau thật là hồn nhiên”. Đa số những câu truyện hay phim ảnh thường viết hoặc trình chiếu cái chết của một trong hai người thương yêu nhau cũng đủ làm ta sầu bi. Trong phim Romeo & Juliette, chúng ta đã từng thổn thức trước ý định cùng chết ( hay giả chết) bên nhau của cặp tình nhân trẻ tuổi. Nhưng kết quả đâu cho phép như vậy, vì cuối cùng chỉ có nàng Juliette chết một mình.
Thật ra,“chết bên nhau thật là hồn nhiên” chỉ là một ước mơ của những kẻ yêu nhau đằm thắm, yêu nhau đậm đà, yêu nhau rất dài lâu, yêu nhau mãi mãi và khi cùng nhau ra đi không có một ràng buộc, không một trách nhiệm để lại đằng sau, mới có ý nghĩ như vậy. Vì còn gì sung sướng hơn, còn gì hạnh phúc hơn và còn gì hoan lạc hơn khi yêu nhau trong đời, bên nhau trong suốt cuộc đời, lại được nằm chết bên nhau cùng một lúc, hoặc trước hay sau một vài ngày! Như một lập lại của lời thề sống chết có nhau, trong sung sướng hay trong khổ đau! Trong cuộc đời tạm ở trần gian này hay trong cuộc sống đời sau, ta cùng có nhau. Cùng một lúc. Cùng một thời điểm!
Những kẻ yêu nhau sẽ phải xa nhau
Cánh cửa mở ra cõi khác Ở cuối đường
Khi tình yêu vẫn còn ưu ái Khi lửa thiêu đốt cháy
Khi đất huyệt đào sâu Ai biết được đớn đau nào ở lại
Thế nhưng, có cái chết bên nhau nào mà lại được vô tự hoặc hồn nhiên, trong trắng. Ở Hoa Kỳ, biết bao nhiêu án mạng giết một người, hay giết cả gia đình rồi tự tử, dù do ghen tuôn tức giận hay ân huệ (mercy killing suicide). Cái chết luôn mang nặng đau đớn, máu chảy, để lại ngậm ngùi, cay đắng cho thân nhân. Cho dù có chết bên nhau trong tai nạn giao thông, khi phi cơ nổ tan đâm xuống phi đạo, trong cao ốc bị khủng bố tàn sát, thân thể cũng chẳng thể vẹn toàn, ánh mắt nhìn nhau trong phút cuối phải vô cùng kinh hoàng. Mắt trợn ngược, đồng tử mở lớn nhưng chẳng thấy được nhau trước khi cùng chết bên nhau.
Trong mỗi hơi thở Có một điều ai cũng biết
Trong mỗi hơi anh thở Có một điều lo sợ
Từng giây phút sống nghe tiếng kêu Từ cỏi chết âm thầm gọi
Kẻ cướp tình yêu sẽ đến Không ngạc nhiên nhưng bất ngờ
Trong cuộc chiến và ngay cả sau cuộc chiến tại VN, đã có bao nhiêu cảnh “chết bên nhau” hay chết cùng nhau. Không báo trước. Không chuẩn bị. Không cùng đồng ý. Không cùng chấp nhận. Khi căn nhà bị trúng hỏa tiển. Khi xe đò bị tung lên vì mìn. Hay cùng chết bên nhau ở trong rừng vì tên bay đạn lạc. Trên đường chạy loạn, trên đường di tản vì đạn pháo nổ loạt. Ở những nơi không hề quen thuộc. Ở những địa hình, những làng mạc không tên. Hay khi chết bên nhau từ từ, mòn mỏi trong đợi chờ cứu tinh, trên những con thuyền nhỏ định mệnh ngoài biển rộng, hoặc cùng nhau rơi chìm xuống biển trong bảo tố hành trình hay con tàu bị hải tặc phá tan. Hởi ơi! những cái chết tức tưởi, chết không toàn thây. Chết trong đau đớn, trong kinh hoàng. Chết trong gào than hay trong câm nín, với cánh tay đưa thẳng lên trời như oán hận! Cho dù đó là những cái chết bên nhau.
Ngày đó nắng hay mưa Khổ đau hay chấp nhận
Trẻ hay già đều khũng khiếp Cây cỏ không còn xanh
Hoa không còn nở Mây không còn bình yên
Cơm sẽ nuốt theo máu chảy Áo sẽ giữ ôm mồ hôi
Nơi nào cũng thấy toàn là nước Che nhạt nhòa trong mắt
Tôi còn muốn viết thêm nhiều nữa về những cái chết vì lòng vẫn trỉu nặng những đau thương của một đời người bước qua chinh chiến. Hay vì nghề nghiệp từng chứng kiến cái chết và cái sống đôi khi thật kề cận, khó đoán trước. Nhưng tôi xin mượn những vần thơ của Ngu Yên để cùng cảm nhận những bước cuối của đường đời khi “thương nhớ nào, thời gian nào, còn lại cho nhau”
Rồi buồn phiến có ai an ủi
Lúc đau lòng có ai cầm tay
Khi ngã quỵ có ai cùng sầu qua đêm tối
Ngày đó
Sợ hải tự hiểu ra niềm bất hạnh
Tình yêu thật
Là ôm lửa trong tim
Khi cháy bập bùng là hạnh phúc
Rồi lụi tàn là ly tan
Bao ngày qua không một bóng trở về
Những kẻ yêu nhau
Sẽ phải xa nhau
Cánh cửa mở ra cõi khác
Ở cuối đường
Khi tình yêu vẫn còn ưu ái
Khi lửa thiêu đốt cháy xương người
Khi đất huyệt lấp dần kín mặt
Ai biết được đớn đau nào mai sẽ ra sau?
Chữ nghĩa nào, lời nói nào, khóc cho cạn.
Hiu quạnh nào, lặng lẽ nào, mãi mãi trong tim
Những kẻ yêu nhau,
Sẽ phải xa nhau
Cánh cửa mở ra cõi khác
Ở cuối đường
Khi tình yêu vẫn còn ưu ái
Khi lửa thiêu đốt cháy
Khi đất huyệt đào sâu, ai biết được đớn đau nào
Thương nhớ nào, thời gian nào, còn lại cho nhau
Em yêu dấu, ngày hôm nay là sinh nhật của em.Tôi vội bước ra sân vườn trước nhà, nơi ánh sáng mặt trời vừa đủ làm ấm không gian, hái tặng em đóa hoa hồng thắm đỏ khi em còn lười biếng nằm ráng trên giường. Và không như một quân vương đòi xây lăng mộ chuẩn bị cho cái chết của mình, tôi chỉ mong ước em và tôi sẽ được cùng “chết bên nhau thật là hồn nhiên”. Chết kiểu Lê Uyên Phương.
Ngày cuối cùng
Xin được sống gần nhau
Giờ cuối cùng
Xin được nắm tay nhau
Phút cuối cùng
Xin được hôn nhau
Giây cuối cùng
Xin được chết cùng nhau
Cám ơn Ngu Yên về ý thơ và tình thơ. Cám ơn Ngoc Phụng về tiếng đọc hát
giản dị nhưng không vụng về, nhẹ nhàng trong buông thả và trong sáng trong tình ý.
Cám ơn đời đã cho chúng ta yêu nhau.
Cám ơn một ngày có nhau
Xin mời các bạn hảy lắng nghe, vài lần, diễn khúc thi ca Chết Kiểu Lê Uyên Phương sau đây: http://www.youtube.com/channel/UCuE0Knsmw7Rbu1odEzWlKLw
Nhân đây, tôi cũng xin giới thiệu cùng các bạn Tập Thơ 2013 của Ngu Yên gởi tặng bạn bè năm châu bốn bể với lời tựa đơn giản “Trong một chớp sáng băng ngang cuộc đời- Xin gởi tặng”. Băng ngang cuộc đời nơi mà “Chân trời một đường cong-Đời người nhiều đường rối”.
Vĩnh Chánh
(Vĩnh Chánh là Mũ Đỏ TUBIP TĐ15ND) -
Lính Dù
Bàn ra tán vào (0)
Cảm Hứng qua diễn xuất Chết Kiểu Lê Uyên Phương - Vĩnh Chánh
Cảm Hứng qua diễn xuất Chết Kiểu Lê Uyên Phương - Vĩnh Chánh
Cảm Hứng qua diễn xuất Chết Kiểu Lê Uyên Phương
của anh chị Ngu Yên & Ngọc Phụng
Vào một buổi sáng chớm thu với nắng hây hây và gió nhẹ bên ngoài, tôi bất chợt mở nghe đọc thơ Chết Kiểu Lê Uyên Phương, được cô hàng xóm chuyễn đến dưới đề tựa Nghe Nhạc của Rể K 8.
Nghe một lần chưa vừa ý, tôi phải nghe đến 6-7 lần, vừa lắng nghe tiếng đọc thơ vừa thưởng thức tiếng hát lại vừa cố đọc những hàng chử nhỏ của từng câu thơ.
Phải có một cái gì lôi cuốn tôi làm như vậy. Đâu có phải vì cùng một phe Rể K 8, hay vì bài hát Dạ Khúc Cho Tình Nhân nổi tiếng mà tôi hằng yêu chuộng, và cũng chẳng phải vì tác giả bản nhạc Chú Phương là bà con của cô hàng xóm.
Sự hấp dẫn trước tiên của người nghe có lẻ là cái giọng thật thấp, trầm trầm, khàn khàn đầy lôi cuốn của người đọc thơ, khiến tôi liên tưởng đến giọng raspy voice nổi tiếng của Louis Armstrong hay Tom Brokaw hoặc một sự phối hợp của cả hai. Chắng biết chàng Ngu Yên này đã phải hút thuốc nhiều, uống rượu nhiều, thức trắng ngày đêm đề có được một giọng nói quá đặc biệt như thế này, hay chỉ là một đặc điểm trời ban cho!? Chắc hẳn phải do thiên ân, vì nhìn vào hình của anh trong Tập Thơ 2013, đằng sau ẩn tướng của một Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn (dù tóc không vàng nhưng muối tiêu), lại là khuôn mặt của một thi sỉ kiêm nhạc sỉ, một người với tâm hồn đầy văn chương, âm nhạc và thi phú.
Qua cách xướng đọc thơ chậm rải, từ tốn, tôi thấy ở anh hình ảnh một người bình dị, bất cần, không trau chuốt, phảng phất nét giang hồ lãng tử, mạnh bạo như một tảng đá nằm dưới thác nước nhưng dễ rung động, trầm lặng như giọng nói của anh.
Đích thực thơ là hơi thở của Ngu Yên. Và cách đọc thơ vô cùng độc đáo, sâu đậm.
Câu tiêu biểu nhất của bản nhạc Dạ Khúc Cho Tình Nhân là “ Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau, chết bên nhau thật là hồn nhiên”. Đa số những câu truyện hay phim ảnh thường viết hoặc trình chiếu cái chết của một trong hai người thương yêu nhau cũng đủ làm ta sầu bi. Trong phim Romeo & Juliette, chúng ta đã từng thổn thức trước ý định cùng chết ( hay giả chết) bên nhau của cặp tình nhân trẻ tuổi. Nhưng kết quả đâu cho phép như vậy, vì cuối cùng chỉ có nàng Juliette chết một mình.
Thật ra,“chết bên nhau thật là hồn nhiên” chỉ là một ước mơ của những kẻ yêu nhau đằm thắm, yêu nhau đậm đà, yêu nhau rất dài lâu, yêu nhau mãi mãi và khi cùng nhau ra đi không có một ràng buộc, không một trách nhiệm để lại đằng sau, mới có ý nghĩ như vậy. Vì còn gì sung sướng hơn, còn gì hạnh phúc hơn và còn gì hoan lạc hơn khi yêu nhau trong đời, bên nhau trong suốt cuộc đời, lại được nằm chết bên nhau cùng một lúc, hoặc trước hay sau một vài ngày! Như một lập lại của lời thề sống chết có nhau, trong sung sướng hay trong khổ đau! Trong cuộc đời tạm ở trần gian này hay trong cuộc sống đời sau, ta cùng có nhau. Cùng một lúc. Cùng một thời điểm!
Những kẻ yêu nhau sẽ phải xa nhau
Cánh cửa mở ra cõi khác Ở cuối đường
Khi tình yêu vẫn còn ưu ái Khi lửa thiêu đốt cháy
Khi đất huyệt đào sâu Ai biết được đớn đau nào ở lại
Thế nhưng, có cái chết bên nhau nào mà lại được vô tự hoặc hồn nhiên, trong trắng. Ở Hoa Kỳ, biết bao nhiêu án mạng giết một người, hay giết cả gia đình rồi tự tử, dù do ghen tuôn tức giận hay ân huệ (mercy killing suicide). Cái chết luôn mang nặng đau đớn, máu chảy, để lại ngậm ngùi, cay đắng cho thân nhân. Cho dù có chết bên nhau trong tai nạn giao thông, khi phi cơ nổ tan đâm xuống phi đạo, trong cao ốc bị khủng bố tàn sát, thân thể cũng chẳng thể vẹn toàn, ánh mắt nhìn nhau trong phút cuối phải vô cùng kinh hoàng. Mắt trợn ngược, đồng tử mở lớn nhưng chẳng thấy được nhau trước khi cùng chết bên nhau.
Trong mỗi hơi thở Có một điều ai cũng biết
Trong mỗi hơi anh thở Có một điều lo sợ
Từng giây phút sống nghe tiếng kêu Từ cỏi chết âm thầm gọi
Kẻ cướp tình yêu sẽ đến Không ngạc nhiên nhưng bất ngờ
Trong cuộc chiến và ngay cả sau cuộc chiến tại VN, đã có bao nhiêu cảnh “chết bên nhau” hay chết cùng nhau. Không báo trước. Không chuẩn bị. Không cùng đồng ý. Không cùng chấp nhận. Khi căn nhà bị trúng hỏa tiển. Khi xe đò bị tung lên vì mìn. Hay cùng chết bên nhau ở trong rừng vì tên bay đạn lạc. Trên đường chạy loạn, trên đường di tản vì đạn pháo nổ loạt. Ở những nơi không hề quen thuộc. Ở những địa hình, những làng mạc không tên. Hay khi chết bên nhau từ từ, mòn mỏi trong đợi chờ cứu tinh, trên những con thuyền nhỏ định mệnh ngoài biển rộng, hoặc cùng nhau rơi chìm xuống biển trong bảo tố hành trình hay con tàu bị hải tặc phá tan. Hởi ơi! những cái chết tức tưởi, chết không toàn thây. Chết trong đau đớn, trong kinh hoàng. Chết trong gào than hay trong câm nín, với cánh tay đưa thẳng lên trời như oán hận! Cho dù đó là những cái chết bên nhau.
Ngày đó nắng hay mưa Khổ đau hay chấp nhận
Trẻ hay già đều khũng khiếp Cây cỏ không còn xanh
Hoa không còn nở Mây không còn bình yên
Cơm sẽ nuốt theo máu chảy Áo sẽ giữ ôm mồ hôi
Nơi nào cũng thấy toàn là nước Che nhạt nhòa trong mắt
Tôi còn muốn viết thêm nhiều nữa về những cái chết vì lòng vẫn trỉu nặng những đau thương của một đời người bước qua chinh chiến. Hay vì nghề nghiệp từng chứng kiến cái chết và cái sống đôi khi thật kề cận, khó đoán trước. Nhưng tôi xin mượn những vần thơ của Ngu Yên để cùng cảm nhận những bước cuối của đường đời khi “thương nhớ nào, thời gian nào, còn lại cho nhau”
Rồi buồn phiến có ai an ủi
Lúc đau lòng có ai cầm tay
Khi ngã quỵ có ai cùng sầu qua đêm tối
Ngày đó
Sợ hải tự hiểu ra niềm bất hạnh
Tình yêu thật
Là ôm lửa trong tim
Khi cháy bập bùng là hạnh phúc
Rồi lụi tàn là ly tan
Bao ngày qua không một bóng trở về
Những kẻ yêu nhau
Sẽ phải xa nhau
Cánh cửa mở ra cõi khác
Ở cuối đường
Khi tình yêu vẫn còn ưu ái
Khi lửa thiêu đốt cháy xương người
Khi đất huyệt lấp dần kín mặt
Ai biết được đớn đau nào mai sẽ ra sau?
Chữ nghĩa nào, lời nói nào, khóc cho cạn.
Hiu quạnh nào, lặng lẽ nào, mãi mãi trong tim
Những kẻ yêu nhau,
Sẽ phải xa nhau
Cánh cửa mở ra cõi khác
Ở cuối đường
Khi tình yêu vẫn còn ưu ái
Khi lửa thiêu đốt cháy
Khi đất huyệt đào sâu, ai biết được đớn đau nào
Thương nhớ nào, thời gian nào, còn lại cho nhau
Em yêu dấu, ngày hôm nay là sinh nhật của em.Tôi vội bước ra sân vườn trước nhà, nơi ánh sáng mặt trời vừa đủ làm ấm không gian, hái tặng em đóa hoa hồng thắm đỏ khi em còn lười biếng nằm ráng trên giường. Và không như một quân vương đòi xây lăng mộ chuẩn bị cho cái chết của mình, tôi chỉ mong ước em và tôi sẽ được cùng “chết bên nhau thật là hồn nhiên”. Chết kiểu Lê Uyên Phương.
Ngày cuối cùng
Xin được sống gần nhau
Giờ cuối cùng
Xin được nắm tay nhau
Phút cuối cùng
Xin được hôn nhau
Giây cuối cùng
Xin được chết cùng nhau
Cám ơn Ngu Yên về ý thơ và tình thơ. Cám ơn Ngoc Phụng về tiếng đọc hát
giản dị nhưng không vụng về, nhẹ nhàng trong buông thả và trong sáng trong tình ý.
Cám ơn đời đã cho chúng ta yêu nhau.
Cám ơn một ngày có nhau
Xin mời các bạn hảy lắng nghe, vài lần, diễn khúc thi ca Chết Kiểu Lê Uyên Phương sau đây: http://www.youtube.com/channel/UCuE0Knsmw7Rbu1odEzWlKLw
Nhân đây, tôi cũng xin giới thiệu cùng các bạn Tập Thơ 2013 của Ngu Yên gởi tặng bạn bè năm châu bốn bể với lời tựa đơn giản “Trong một chớp sáng băng ngang cuộc đời- Xin gởi tặng”. Băng ngang cuộc đời nơi mà “Chân trời một đường cong-Đời người nhiều đường rối”.
Vĩnh Chánh
(Vĩnh Chánh là Mũ Đỏ TUBIP TĐ15ND) -
Lính Dù