Cõi Người Ta
Cám ơn cuộc đời và lòng nhân ái
Bùi Văn Phú
Mỗi năm đến Thanksgiving, tức ngày Lễ Tạ Ơn, là dịp xum họp gia đình, quây quần bên nhau để tạ ơn Đất Trời đã ban cho chúng ta những gì có được hôm nay. Dịp này cũng là để tỏ lòng biết ơn những ai đã đi qua trong đời sống, đã đem lại niềm vui, hạnh phúc quanh ta.
Nhiều bạn đọc chắc không quên được Thanksgiving đầu tiên ở Mỹ, trong đó có người viết bài này. Những năm đầu tiên mới đến đây định cư, khi gia đình còn ở Việt Nam, bạn Mỹ thấy mình cô đơn nên họ mời về nhà ăn bữa cơm Thanksgiving. Đó là tinh thần chào đón người mới đến theo truyền thống Hoa Kỳ.
Sử sách ghi rằng hơn 500 năm trước Christopher Columbus đặt chân đến châu Mỹ và gọi đó là Tân Thế Giới. Columbus là người thám hiểm, như nhiều nhà thám hiểm khác ra đi từ châu Âu, người đi về hướng tây, kẻ hướng đông để tìm hiểu về những vùng đất xa xôi.
Hơn một trăm năm sau ngày Columbus đặt chân lên Tân Thế Giới thì mới có những di dân từ châu Âu đến đây định cư. Họ rời quê hương ở Anh, ở Hà Lan, không như Columbus đi thám hiểm vùng đất lạ, mà họ là những người đi tìm tự do nơi miền đất mới.
Câu chuyện con tàu Mayflower với hơn một trăm thuyền nhân đến cảng Plymouth, nay thuộc vùng New England ở miền đông, là một phần của lịch sử di dân Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu.
Lịch sử ngày lễ Thanksgiving gắn liền với những di dân của con tàu Mayflower. Nhiều người trên đường đến đất Mỹ không vượt qua được gian nan và cuộc sống nơi xứ lạ cũng không phải là thiên đường nên đã qua đời vì đói rét, vì bệnh tật. Nếu không có dân bản địa là những người da đỏ nguyên thủy dạy cách trồng cấy để có thực phẩm, giúp dựng nơi chốn để ở thì những di dân đã không thể ổn định cuộc sống. Sau khi an cư lạc nghiệp, họ tổ chức ăn tiệc để cám ơn Thượng Đế, cám ơn người bản xứ giúp đỡ định cư.
Tinh thần đón nhận người nhập cư và tạo cơ hội cho họ có cuộc sống ổn định từ đó trở thành truyền thống của người Mỹ. Hàng trăm triệu người đã đến đất nước này, được đón tiếp, giúp đỡ trên đường hội nhập để làm nên lịch sử Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Bên dưới chân tượng đài Nữ thần Tự Do ở New York có bảo tàng viện ghi lại những dấu mốc của lịch sử di dân Hoa Kỳ. Không một quốc gia nào trên thế giới mà không có công dân rời bỏ quê hương đến Mỹ làm ăn sinh sống. Thế kỷ 17 với người Đức, người Anh, người Hà Lan, người Pháp ào ạt đến Mỹ, thế kỷ 19 với làn sóng di dân từ châu Á, sang thế kỷ 20 với người Nam Mỹ, người Cuba, người Việt và cho đến nay làn sóng nhập cư vào Mỹ vẫn tiếp tục qua các chương trình di dân vào Mỹ. Đất nước Hoa Kỳ luôn được giầu thêm, phong phú thêm trong đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế do bởi bàn tay và trí tuệ của di dân.
Vì thế Thanksgiving là dịp để tỏ lòng tri ơn đất nước này, dân tộc này đã đón nhận chúng ta. Cám ơn bằng những việc làm cộng đồng, bằng sự tham gia giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong xã hội, những kẻ không nhà, người đau yếu, trẻ mồ côi. Bằng những việc làm qua các nhà thờ, chùa chiền, qua các tổ chức bác ái, xã hội.
Tinh thần biết ơn có trong văn hoá Việt Nam từ lâu đời. Tạ ơn Trời, cám ơn người luôn rõ nét trong sinh hoạt đời sống người Việt qua phong tục tập quán, qua ca dao tục ngữ như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” hay qua lời ca tiếng nhạc.
Cám ơn trong nhạc có nhiều. Sáng tác ở hải ngoại có Trần Quảng Nam với “Cám ơn tình em”, có Trúc Phương với “Xin cám ơn đời”.
Ngày xưa có Trịnh Lâm Ngân, một nhạc sĩ được biết nhiều qua những ca khúc về quê hương thời khói lửa chiến tranh, với nhạc phẩm “Cám ơn” là tâm tình từ tiền đồn heo hút gửi lời tri ân đến những ai đã nhớ đến lính mỗi dịp xuân về:
Tôi xin cảm ơn người.
Cảm ơn ai, đã đem luyến thương nồng ấm đến với lính.
Cảm ơn ai khi Xuân về vui thật là vui.
Không quên người sương gió sa trường.
Âu yếm gửi tình đi muôn nơi…
Nhạc sĩ Anh Việt Thu viết ca khúc “Đa tạ” cũng là lời cám ơn gửi đến đất nước, con người Việt Nam:
Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm
Ngày nao súng phải lạnh lùng.
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng…
Lời ca tiếng ru êm đềm…
Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cầy,
Giòng máu vẫn chảy miệt mài
Xin lời ru xua hãi hùng đi
Lời ai ru gió hiu hiu buồn…
Cám ơn tình yêu lãng mạng có Trịnh Công Sơn trong bài “Tạ ơn”:
Dù đến rồi đi
Tôi cũng xin tạ ơn người
Tạ ơn đời, ta ơn ai
Đã đưa em về chốn này
Tôi xin mãi cuộc vui
Dù đến rồi đi
Tôi cũng xin tạ ơn người
Tạ ơn đời, tạ ơn ai
Đã cho tôi còn những ngày
Ngồi mơ ước cùng người…
Thanksgiving là dịp nhìn lại cuộc đời với lòng biết ơn. Cám ơn đất nước này. Cám ơn tình thân gia đình. Cám ơn tình bạn. Đặc biệt cám ơn lòng nhân ái của tha nhân đã giúp con người bớt đi khổ đau.
© 2012 Buivanphu
https://buivanphu.wordpress.com/2012/11/22/cam-on-cuoc-doi-va-long-nhan-ai/
Bàn ra tán vào (0)
Cám ơn cuộc đời và lòng nhân ái
Bùi Văn Phú
Mỗi năm đến Thanksgiving, tức ngày Lễ Tạ Ơn, là dịp xum họp gia đình, quây quần bên nhau để tạ ơn Đất Trời đã ban cho chúng ta những gì có được hôm nay. Dịp này cũng là để tỏ lòng biết ơn những ai đã đi qua trong đời sống, đã đem lại niềm vui, hạnh phúc quanh ta.
Nhiều bạn đọc chắc không quên được Thanksgiving đầu tiên ở Mỹ, trong đó có người viết bài này. Những năm đầu tiên mới đến đây định cư, khi gia đình còn ở Việt Nam, bạn Mỹ thấy mình cô đơn nên họ mời về nhà ăn bữa cơm Thanksgiving. Đó là tinh thần chào đón người mới đến theo truyền thống Hoa Kỳ.
Sử sách ghi rằng hơn 500 năm trước Christopher Columbus đặt chân đến châu Mỹ và gọi đó là Tân Thế Giới. Columbus là người thám hiểm, như nhiều nhà thám hiểm khác ra đi từ châu Âu, người đi về hướng tây, kẻ hướng đông để tìm hiểu về những vùng đất xa xôi.
Hơn một trăm năm sau ngày Columbus đặt chân lên Tân Thế Giới thì mới có những di dân từ châu Âu đến đây định cư. Họ rời quê hương ở Anh, ở Hà Lan, không như Columbus đi thám hiểm vùng đất lạ, mà họ là những người đi tìm tự do nơi miền đất mới.
Câu chuyện con tàu Mayflower với hơn một trăm thuyền nhân đến cảng Plymouth, nay thuộc vùng New England ở miền đông, là một phần của lịch sử di dân Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu.
Lịch sử ngày lễ Thanksgiving gắn liền với những di dân của con tàu Mayflower. Nhiều người trên đường đến đất Mỹ không vượt qua được gian nan và cuộc sống nơi xứ lạ cũng không phải là thiên đường nên đã qua đời vì đói rét, vì bệnh tật. Nếu không có dân bản địa là những người da đỏ nguyên thủy dạy cách trồng cấy để có thực phẩm, giúp dựng nơi chốn để ở thì những di dân đã không thể ổn định cuộc sống. Sau khi an cư lạc nghiệp, họ tổ chức ăn tiệc để cám ơn Thượng Đế, cám ơn người bản xứ giúp đỡ định cư.
Tinh thần đón nhận người nhập cư và tạo cơ hội cho họ có cuộc sống ổn định từ đó trở thành truyền thống của người Mỹ. Hàng trăm triệu người đã đến đất nước này, được đón tiếp, giúp đỡ trên đường hội nhập để làm nên lịch sử Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Bên dưới chân tượng đài Nữ thần Tự Do ở New York có bảo tàng viện ghi lại những dấu mốc của lịch sử di dân Hoa Kỳ. Không một quốc gia nào trên thế giới mà không có công dân rời bỏ quê hương đến Mỹ làm ăn sinh sống. Thế kỷ 17 với người Đức, người Anh, người Hà Lan, người Pháp ào ạt đến Mỹ, thế kỷ 19 với làn sóng di dân từ châu Á, sang thế kỷ 20 với người Nam Mỹ, người Cuba, người Việt và cho đến nay làn sóng nhập cư vào Mỹ vẫn tiếp tục qua các chương trình di dân vào Mỹ. Đất nước Hoa Kỳ luôn được giầu thêm, phong phú thêm trong đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế do bởi bàn tay và trí tuệ của di dân.
Vì thế Thanksgiving là dịp để tỏ lòng tri ơn đất nước này, dân tộc này đã đón nhận chúng ta. Cám ơn bằng những việc làm cộng đồng, bằng sự tham gia giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong xã hội, những kẻ không nhà, người đau yếu, trẻ mồ côi. Bằng những việc làm qua các nhà thờ, chùa chiền, qua các tổ chức bác ái, xã hội.
Tinh thần biết ơn có trong văn hoá Việt Nam từ lâu đời. Tạ ơn Trời, cám ơn người luôn rõ nét trong sinh hoạt đời sống người Việt qua phong tục tập quán, qua ca dao tục ngữ như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” hay qua lời ca tiếng nhạc.
Cám ơn trong nhạc có nhiều. Sáng tác ở hải ngoại có Trần Quảng Nam với “Cám ơn tình em”, có Trúc Phương với “Xin cám ơn đời”.
Ngày xưa có Trịnh Lâm Ngân, một nhạc sĩ được biết nhiều qua những ca khúc về quê hương thời khói lửa chiến tranh, với nhạc phẩm “Cám ơn” là tâm tình từ tiền đồn heo hút gửi lời tri ân đến những ai đã nhớ đến lính mỗi dịp xuân về:
Tôi xin cảm ơn người.
Cảm ơn ai, đã đem luyến thương nồng ấm đến với lính.
Cảm ơn ai khi Xuân về vui thật là vui.
Không quên người sương gió sa trường.
Âu yếm gửi tình đi muôn nơi…
Nhạc sĩ Anh Việt Thu viết ca khúc “Đa tạ” cũng là lời cám ơn gửi đến đất nước, con người Việt Nam:
Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm
Ngày nao súng phải lạnh lùng.
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng…
Lời ca tiếng ru êm đềm…
Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cầy,
Giòng máu vẫn chảy miệt mài
Xin lời ru xua hãi hùng đi
Lời ai ru gió hiu hiu buồn…
Cám ơn tình yêu lãng mạng có Trịnh Công Sơn trong bài “Tạ ơn”:
Dù đến rồi đi
Tôi cũng xin tạ ơn người
Tạ ơn đời, ta ơn ai
Đã đưa em về chốn này
Tôi xin mãi cuộc vui
Dù đến rồi đi
Tôi cũng xin tạ ơn người
Tạ ơn đời, tạ ơn ai
Đã cho tôi còn những ngày
Ngồi mơ ước cùng người…
Thanksgiving là dịp nhìn lại cuộc đời với lòng biết ơn. Cám ơn đất nước này. Cám ơn tình thân gia đình. Cám ơn tình bạn. Đặc biệt cám ơn lòng nhân ái của tha nhân đã giúp con người bớt đi khổ đau.
© 2012 Buivanphu
https://buivanphu.wordpress.com/2012/11/22/cam-on-cuoc-doi-va-long-nhan-ai/