Nhân Vật

Cắt Giái Cha Này, Đi Đâu Lấy Vợ Đó: Nông Thị Xuân

Sau ngày cộng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, nhiều tài liệu và tin tức được phổ biến về sự thật con người Hồ Chí Minh(HCM), cũng như về cuộc đời riêng tư của người

Sau ngày cộng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, nhiều tài liệu và tin tức được phổ biến về sự thật con người Hồ Chí Minh(HCM), cũng như về cuộc đời riêng tư của người lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam. 
Những người đàn bà của HCM và mẹ của Nông Đức Mạnh là ai?

HoChiMinhvoPhap_001-1
(Hình: Hồ Chí Minh và vợ Pháp)

Mối tình với cô gái người Nùng tên Nông Thị Xuân được bạch hoá rõ ràng nhất qua nhiều nhân chứng còn sống viết và kể lại. Tại Hà Nội, cô Xuân được lệnh ở nhà riêng số 66 Hàng Bông Nhuộm, nhưng vẫn phải đến “gặp” bác Hồ. Năm 1956, Nông Thị Xuân sinh cho HCM một người con trai đặt tên Nguyễn Tất Trung. Sau đó Xuân có ý muốn chính thức hoá cuộc hôn nhân với “Hồ Chủ Tịch”. Ngày 11 tháng 2, 1957, vào khoảng 7 giờ tối, Xuân được ô tô đón sang gặp HCM. Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 2, 1957, công an báo tin cho cô Vàng (em cô Xuân) là Xuân đã chết vì tai nạn ô tô. Liền sau đó cô Vàng đến thăm xác chị ở nhà thương Phủ Doãn và chứng kiến biên bản khám nghiệm tử thi của bác sĩ. Bác sĩ cho biết nạn nhân không chết vì tai nạn ô tô, vì khám toàn cơ thể không có dấu hiệu gì cả ngoại trừ vết nứt trên sọ đầu, và bác sĩ đã tuyên bố, có thể nạn nhân bị trùm chăn trên đầu rồi bị đập bằng búa.

Cô Vàng vội chạy về báo tin ngay cho người chồng sắp cưới là một bộ đội đang bị thương tật sống ở tỉnh Cao Bằng. Vàng biết chắc rằng cô cũng sẽ bị thủ tiêu vì cô chứng kiến sự thật chị của cô do HCM âm mưu sát hại.Thật vậy, ngày 2 tháng 11, 1957, cô Vàng bị giết chết và xác được tìm thấy trên sông Bằng Giang, đến ngày 5 tháng 11 xác mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ.

Tin này được phổ biến rộng rãi hơn nhờ lá thư của anh bộ đội này đệ lên Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội CHXHCN VN, vào ngày 29 tháng 7, 1983, trước khi anh qua đời sau cơn bạo bệnh. Trong lá thư anh bộ đội đã kể đầy đủ chi tiết những gì cô Vàng đã kể cho anh nghe, cả việc bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được HCM giao phó trông coi cô Xuân. Trong thư kể lại hình ảnh Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp cô Xuân rất tàn nhẫn trước đó một tuần khi được lệnh giết cô Xuân. Hơn nữa, anh bộ đội còn cho rằng Nguyễn Tất Trung có thể bị thủ tiêu nếu bị tiết lộ tông tích. Do đó đến ngày hôm nay người ta chưa biết Nguyễn Tất Trung làm gì và ở đâu. Tuy nhiên, năm 2007, nhà văn đấu tranh trong nước, bà Trần Khải Thanh Thủy, đã tìm hiểu về tông tích của Trung và chính bà đã tìm gặp anh ta. Qua việc kể lại của Trần Khải Thanh Thủy người ta không ngần ngại gì nữa khi cho rằng Nguyễn Tất Trung chính là con của HCM. Được biết anh ta hiện đang được Đảng “nuôi” đàng hòang trong khu nhà sang trọng tại Hà Nội.

Toàn bộ lá thư của anh bộ đội được đăng trong cuốn “Công Lý Đòi Hỏi” của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, xuất bản 1997. Ông hiện tỵ nạn chính trị tại Nga. Ngoài ra, câu chuyện cô Xuân này cũng được nhắc tới trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên, cũng một cựu đảng viên.

tay_nung_caobang
(Hình: Người Tày, Nùng ở Cao Bằng)

Nói chung về những người đàn bà trong đời HCM thì nhiều lắm. Người ta đã khám phá qua những tài liệu trong các văn khố bên Nga, bên Pháp, và các nơi. Sau hơn 20 năm sưu tầm nghiên cứu về con người HCM, ông William Duiker, mặc dù hâm mộ họ Hồ vì nghĩ rằng ông ta có lòng yêu nước (ông đã đọc những sách tuyên truyền của cộng sản?) cũng đã khám phá ra cái bản chất mưu mô của người cộng sản này, đồng thời tác giả còn đề cập đến những người phụ nữ đã đi qua trong đời Hồ.

Một cách vắn tắt, trước tiên phải nói đến Tăng Tuyết Minh, người vợ Hồ cưới đầu tiên tại Canton,Trung quốc. Hai người có đám cưới hẳn hoi. Không nắm rõ hai người làm đám cưới ngày tháng nào, nhưng vào tháng 4, 1927, Hồ bỏ Tuyết Minh đi hoạt động ở các khu vực khác theo chỉ thị của quốc tế cộng sản. Hơn nữa trong lúc này phe Tưởng Giới Thạch đang ruồng bắt các tổ chức cộng sản nên Hồ tìm đường tẩu thóat cũng là lý do đáng kể.

Sau đó thì phải nói tới mối tình được nhiều người bàn tán là giữa HCM và Nguyễn Thị Minh Khai vào đầu Xuân 1931. Theo Bùi Tín, một cựu đảng viên, lý lịch của Minh Khai được ghi trong tài liệu quốc tế cộng sản . Minh Khai ghi rõ ràng chồng là Lin (bí danh Nguyễn Ái Quốc tức HCM). Đã có lần ông Hồ đệ đơn lên cưới Minh Khai nhưng bị cấp trên Đảng Cộng Sản Quốc Tế bên Nga chưa cho phép. Minh Khai còn có bí danh là Trần Thị Lan, Phan Lan, nên sau khi HCM lấy bút hiệu T. Lan viết sách “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyên…” tự ca ngợi mình thì người ta cho rằng có thể Hồ lấy bút hiệu đó để tưởng nhớ đến Minh Khai, người nữ cán bộ cộng sản trẻ tuổi đã bị Pháp xử tử.

Trong “Ho Chi Minh” tác giả William Duiker có ghi một phụ nữ trẻ khác tên Lý Sâm, lúc đó là vợ của Hồ Tùng Mậu, đồng chí của HCM. Lý Sâm và HCM đã bị cảnh sát Hongkong bắt tại một phòng hotel khi hai người đang trong phòng ngủ, lúc 2 giờ sáng ngày 6, tháng 6, 1931.

Sau khi bị tù tại Hongkong, Hồ có tên mới là Tống Văn Sơ. Sau khi rời khỏi HongKong HCM đổi nhiều tên họ khác nhau để tiếp tục hoạt động. Có những nguồn tin cho biết khi ông trở về lại Nga, đàn anh cũng đã tìm cho Hồ một người phụ nữ Nga để làm vợ…Trong cuốn “Con Rồng Việt Nam” tác giả cựu hòang Bảo Đại ghi “Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến” ( trang 205). Sở dĩ cựu hoàng Bảo Đại biết chuyện này nhờ những dịp đi “công tác” với Võ Nguyên Giáp vào 1945. Ông Giáp đã kể lại một số sự thật về HCM, lúc này Bảo Đại mới biết rõ HCM là tên quốc tế cộng sản nên tìm đường lưu vong.

Một trong những người phụ nữ Tây Phương có cô Marie Bière. Thành Tín tức Bùi Tín ghi trong “Về Ba Ông Thánh”, xuất bản 5/1995, (trang 149): ” Theo tài liệu Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Biere nào đó..” Cũng theo Bùi Tín nói về tài liệu tham khảo của Sophia Judge, một nữ sử học gia Hoa Kỳ rành tiếng Việt đã bỏ nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về ông Hồ, nhất là 2 năm tại Moscow. Ông Hồ có người tình tên Vera Vasilieva. Vera có con gái riêng, và cô này kể cho bà Sophia nghe. “Về Ba Ông Thánh”, (trang 151): “Vào dịp đại hội 7 của quốc tế cộng sản, cô ta mới 10 tuổi, nhưng còn nhớ ông Hồ thường ghé chơi nhà mẹ cô ta và một số lần ngủ lại trên ghế dài vào năm 1934…”

Theo tài liệu của bà Sophia Judge, Bùi Tín, cùng sách trên (trang 153): “Anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt , luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm. Ông còn để lại khi về nước một va-ly áo quần ông sắm cho vợ ông tòan là lọai sang, cô bé Nga này lấy ra dùng bao nhiêu năm mới hết!” HCM còn “yêu” cả vợ của Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu khi đang dan díu với người phụ nữ Nga Vẻra này.

Ông Hồ cặp tay đi dạo với một cô gái Tây phương trong một hình được phổ biến rộng rãi ngoài đời và internet cũng không lấy làm lạ.(hình từ nguồn của Sở Mật Thám của Pháp). Lúc này ông Hồ đã khá già, có lẽ trên 70.

Đàn ông hay đàn bà thay chồng đổi vợ cũng là lẽ thường. Cái đám cưới chính thức với Tăng Tuyết Minh đã có nhiều tài liệu để lại, nhưng HCM và Đảng chưa bao giờ tuyên bố Hồ có vợ con, đừng nói chi bao mối tình khác diễn ra sau đó. Đàn ông độc thân dẫn bạn gái đi dạo là chuyện rất thường, hoặc nhiều vợ nhiều con có khi cũng được thế gian thông cảm. Nhưng khác thường là HCM đã tự tạo cho mình thành một huyền thoại khi vào năm 1948, chính HCM lấy bút hiệu Trần Dân Tiên viết “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” tự ca ngợi mình, cho mình còn độc thân, cả đời chỉ biết lo cho dân cho nước.

Ghi nhận quan trọng là sau khi trở lại Việt Nam vào đầu thập niên 40, HCM hoạt động trong hang Pac Bo để mưu toan cướp chính quyền vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim, Hồ đã có những cuộc tình nghĩ rằng không ai khám phá nhưng dưới ánh sáng mặt trời mọi chuyện cũng đều bị vỡ tung. Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện khi nhắc tới những cuộc tình của HCM cũng có đề cập một người phụ nữ tên Đỗ Thị Lạc ngoài những người tình nổi tiếng khác của Hồ. Bà này đã sinh cho HCM một người con gái, nhưng sau đó thì hai mẹ con đều mất tông tích.

Thêm nữa, trong sách “Năng Động Hồ Chí Minh,” tác giả Thép Mới cũng đã ghi (trang 143): “Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác: -Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào…”

hcm-ntx
(Hình: Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân)

Nông Thị Trưng là ai?

Đặc biệt hơn hết là môt phụ nữ cũng người sắc tộc thiểu số, Tầy, khá xinh đẹp tên Nông Thị Ngác (không ngạc nhiên vì vùng rừng núi Cao Bằng làm sao có gái Việt Nam chính thống). Lý do câu chuyện tình đặc sắc này được nổi bật những năm sau này là do cuộc phỏng vấn của tờ báo Xuân trong nước vào khoảng năm 1997. Nhà báo có phỏng vấn bà Nông Thị Ngác, một chứng nhân sống nói về “Bác Hồ”. Bà Ngác đã không dấu diếm chi cả những gì đã xảy ra trong thời gian HCM tại hang Pac Bo vào đầu thập niên 40. Bà kể hằng ngày Ngác đến “học tập” với HCM ròng rã cả năm. Hồ căn dặn Ngác không nên gọi Hồ bằng “Bác” mà hãy gọi là “Chú Thu” và xưng “Cháu”. Thế thì sau đó chú cháu tiê’p tục học tập…

Được biết sau thời gian rời Pac Bo, HCM cướp chính quyền thành công, trở thành người lãnh tụ chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người nữ cán bộ gương mẫu mà Hồ yêu quý, tức Nông Thị Ngác, lại được cất chức làm Chánh Án Toà Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng…Ông Hồ yêu quý Ngác đến độ đặt cho người nữ cán bộ này một tên nữa là Nông Thị Trưng, ý giống như Trưng Trắc, Trưng Nhị vậy. Tin Nông Thị Ngác là ai cũng đã được người dân trong nước bàn tán. “Chú Thu” và “Cháu Trưng” cũng đã được nhắc tới trong các sách tuyên truyền của cộng sản, nhất là các tác giả Trần Khuê, Thép Mới…

Thép Mới kể lại trong “Năng Động Hồ Chí Minh” (trang 48) rằng sau 20 năm ngày rời Pac Bo, ông HCM trở lại, 1961, lúc này coi như sự nghiệp khá thành công, ông có thời giờ về thăm lại người cũ, cảnh xưa. Khi vào nhà thăm gia đình bà Ngác, HCM tiếp xúc với ông Dương Đại Lâm, người mà trước đây HCM đã gởi gắm Ngác vào gia đình (không nhắc Ngác đang ở đâu), các cháu vây quanh HCM thân mật. Tác giả còn nhấn mạnh một trong các cháu đã trở thành “thanh niên tuấn tú” góp phần xây dựng đất nước.

Cùng sách trên, Thép Mới ghi (trang 43): “Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo.”…Như vậy rất rõ, Nông Thị Ngác có bí danh là Nông Thị Trưng.

Vào tháng 4, 2001, Nông Đức Mạnh từ một người chưa thâm niên về chính trị lại được đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng. Tin cho rằng Nông Đức Mạnh là con của HCM lan rộng khắp nơi, từ trong nước ra đến hải ngoại. Khi có lời đồn này dĩ nhiên phải có sự bắt nguồn nào đó đi ra. Được tin này báo ngoại quốc Time đã làm cuộc phỏng vấn hỏi Nông Đức Mạnh có phải là con của HCM? Ông Mạnh không trả lời xác quyết là phải hay không, nhưng nói là tại Việt Nam ai cũng là con cháu của Bác Hồ. Câu trả lời sau chót “chắc chắn ông ta không phải cha ruột của tôi” cũng không đủ tin Nông Đức Mạnh nói bằng sự thât.

Từ câu trả lời trên và thái độ dấu diếm thân thế gia đình, cùng với vai trò lãnh đạo tối cao một cách đi ngang, quần chúng dường như ai nấy đều ngầm nghi vấn Mạnh có phải là con của HCM? Vậy thì làm sao biết Mẹ của Nông Đức Mạnh là bà nào? May mắn thay cho những ai muốn tìm hiểu Nông Đức Mạnh là ai, vì chưa bao giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Nông Đức Mạnh tiết lộ với báo chí hay bất cứ ai biết về tên họ cha mẹ của Mạnh một cách rõ ràng, qua tài liệu sau đây.

Trong “Ho Chi Minh”, tác giả William Duiker, trang 575, viết: “In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP (Vietnamese Communist Party)- 14″

Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: “Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…”
Dịch: Vào tháng 4, 2001, người vô danh tên Nông Đức Mạnh chính thức nhậm chức trong cơ quan chính quyền, dư luận xôn xao bàn tán rộng rãi cho rằng Mạnh là con trai rơi của Hồ Chí Minh, và ông ta đã được chọn làm Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nông Đức Mạnh phủ nhận những tin đồn này, nhưng ông ta lại công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940.

Nông Đức Mạnh sinh vào đầu thập niên 40. Báo Time phỏng vấn Mạnh vào 2002 và ghi ông ta được 61 tuổi. Như vậy thì ông Mạnh phải ra đời vào cuối 1941 hoặc 1942 . Sau ngày sách của Duiker xuất bản, 2000, và cuộc phỏng vấn của báo Time, trang web “Đảng CSVN” sửa tiểu sử Nông Đức Mạnh lung tung…Vào 2001, chính người viết có lần vào trang này thấy ghi rõ Nông Đức Mạnh con của “nhà cách mạng Nông Văn Lai và bà Hoàng Thị Nhị”, nhưng sau đó thì trống trơn không ghi gì cả . Biết đâu nhân vật Nông Văn Lai và Hoàng Thị Nhị này cũng giống như Lê Văn Tám mà Trần Huy Liệu đã nặn ra để lừa gạt mọi người trong nhiều thập niên qua? Hay Tạ Thị Kiều, một đặc công gái tưởng tượng, mà Xuân Vũ cũng một thời ca ngợi khi ông còn ở miền Bắc?

Rõ ràng câu trả lời của Nông Đức Mạnh trong sách của giáo sư Duiker và báo Time đã phần nào cho người đọc một kết luận về thân thế của ông ta. Mạnh đã trả lời mẹ là người Tầy, dân tộc thiểu số, phục vụ cho HCM trong thời gian Hồ trở về VN vào đầu thập niên 40.

Dư luận so sánh những câu chuyện kể của “Cháu Trưng” và “Chú Thu” khi Hồ ở hang Pac Bo cùng những tài liệu vừa trình bày trên để có những kết luận về cuộc đời tình ái của HCM và kẻ nối gót chính trị là ông Nông Đức Manh.

Bút Sử

images
(Hình: Hồ Chí Minh và nghi ngờ Nông Thị Ngát ?) 

HP chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cắt Giái Cha Này, Đi Đâu Lấy Vợ Đó: Nông Thị Xuân

Sau ngày cộng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, nhiều tài liệu và tin tức được phổ biến về sự thật con người Hồ Chí Minh(HCM), cũng như về cuộc đời riêng tư của người

Sau ngày cộng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, nhiều tài liệu và tin tức được phổ biến về sự thật con người Hồ Chí Minh(HCM), cũng như về cuộc đời riêng tư của người lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam. 
Những người đàn bà của HCM và mẹ của Nông Đức Mạnh là ai?

HoChiMinhvoPhap_001-1
(Hình: Hồ Chí Minh và vợ Pháp)

Mối tình với cô gái người Nùng tên Nông Thị Xuân được bạch hoá rõ ràng nhất qua nhiều nhân chứng còn sống viết và kể lại. Tại Hà Nội, cô Xuân được lệnh ở nhà riêng số 66 Hàng Bông Nhuộm, nhưng vẫn phải đến “gặp” bác Hồ. Năm 1956, Nông Thị Xuân sinh cho HCM một người con trai đặt tên Nguyễn Tất Trung. Sau đó Xuân có ý muốn chính thức hoá cuộc hôn nhân với “Hồ Chủ Tịch”. Ngày 11 tháng 2, 1957, vào khoảng 7 giờ tối, Xuân được ô tô đón sang gặp HCM. Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 2, 1957, công an báo tin cho cô Vàng (em cô Xuân) là Xuân đã chết vì tai nạn ô tô. Liền sau đó cô Vàng đến thăm xác chị ở nhà thương Phủ Doãn và chứng kiến biên bản khám nghiệm tử thi của bác sĩ. Bác sĩ cho biết nạn nhân không chết vì tai nạn ô tô, vì khám toàn cơ thể không có dấu hiệu gì cả ngoại trừ vết nứt trên sọ đầu, và bác sĩ đã tuyên bố, có thể nạn nhân bị trùm chăn trên đầu rồi bị đập bằng búa.

Cô Vàng vội chạy về báo tin ngay cho người chồng sắp cưới là một bộ đội đang bị thương tật sống ở tỉnh Cao Bằng. Vàng biết chắc rằng cô cũng sẽ bị thủ tiêu vì cô chứng kiến sự thật chị của cô do HCM âm mưu sát hại.Thật vậy, ngày 2 tháng 11, 1957, cô Vàng bị giết chết và xác được tìm thấy trên sông Bằng Giang, đến ngày 5 tháng 11 xác mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ.

Tin này được phổ biến rộng rãi hơn nhờ lá thư của anh bộ đội này đệ lên Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội CHXHCN VN, vào ngày 29 tháng 7, 1983, trước khi anh qua đời sau cơn bạo bệnh. Trong lá thư anh bộ đội đã kể đầy đủ chi tiết những gì cô Vàng đã kể cho anh nghe, cả việc bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được HCM giao phó trông coi cô Xuân. Trong thư kể lại hình ảnh Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp cô Xuân rất tàn nhẫn trước đó một tuần khi được lệnh giết cô Xuân. Hơn nữa, anh bộ đội còn cho rằng Nguyễn Tất Trung có thể bị thủ tiêu nếu bị tiết lộ tông tích. Do đó đến ngày hôm nay người ta chưa biết Nguyễn Tất Trung làm gì và ở đâu. Tuy nhiên, năm 2007, nhà văn đấu tranh trong nước, bà Trần Khải Thanh Thủy, đã tìm hiểu về tông tích của Trung và chính bà đã tìm gặp anh ta. Qua việc kể lại của Trần Khải Thanh Thủy người ta không ngần ngại gì nữa khi cho rằng Nguyễn Tất Trung chính là con của HCM. Được biết anh ta hiện đang được Đảng “nuôi” đàng hòang trong khu nhà sang trọng tại Hà Nội.

Toàn bộ lá thư của anh bộ đội được đăng trong cuốn “Công Lý Đòi Hỏi” của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, xuất bản 1997. Ông hiện tỵ nạn chính trị tại Nga. Ngoài ra, câu chuyện cô Xuân này cũng được nhắc tới trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên, cũng một cựu đảng viên.

tay_nung_caobang
(Hình: Người Tày, Nùng ở Cao Bằng)

Nói chung về những người đàn bà trong đời HCM thì nhiều lắm. Người ta đã khám phá qua những tài liệu trong các văn khố bên Nga, bên Pháp, và các nơi. Sau hơn 20 năm sưu tầm nghiên cứu về con người HCM, ông William Duiker, mặc dù hâm mộ họ Hồ vì nghĩ rằng ông ta có lòng yêu nước (ông đã đọc những sách tuyên truyền của cộng sản?) cũng đã khám phá ra cái bản chất mưu mô của người cộng sản này, đồng thời tác giả còn đề cập đến những người phụ nữ đã đi qua trong đời Hồ.

Một cách vắn tắt, trước tiên phải nói đến Tăng Tuyết Minh, người vợ Hồ cưới đầu tiên tại Canton,Trung quốc. Hai người có đám cưới hẳn hoi. Không nắm rõ hai người làm đám cưới ngày tháng nào, nhưng vào tháng 4, 1927, Hồ bỏ Tuyết Minh đi hoạt động ở các khu vực khác theo chỉ thị của quốc tế cộng sản. Hơn nữa trong lúc này phe Tưởng Giới Thạch đang ruồng bắt các tổ chức cộng sản nên Hồ tìm đường tẩu thóat cũng là lý do đáng kể.

Sau đó thì phải nói tới mối tình được nhiều người bàn tán là giữa HCM và Nguyễn Thị Minh Khai vào đầu Xuân 1931. Theo Bùi Tín, một cựu đảng viên, lý lịch của Minh Khai được ghi trong tài liệu quốc tế cộng sản . Minh Khai ghi rõ ràng chồng là Lin (bí danh Nguyễn Ái Quốc tức HCM). Đã có lần ông Hồ đệ đơn lên cưới Minh Khai nhưng bị cấp trên Đảng Cộng Sản Quốc Tế bên Nga chưa cho phép. Minh Khai còn có bí danh là Trần Thị Lan, Phan Lan, nên sau khi HCM lấy bút hiệu T. Lan viết sách “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyên…” tự ca ngợi mình thì người ta cho rằng có thể Hồ lấy bút hiệu đó để tưởng nhớ đến Minh Khai, người nữ cán bộ cộng sản trẻ tuổi đã bị Pháp xử tử.

Trong “Ho Chi Minh” tác giả William Duiker có ghi một phụ nữ trẻ khác tên Lý Sâm, lúc đó là vợ của Hồ Tùng Mậu, đồng chí của HCM. Lý Sâm và HCM đã bị cảnh sát Hongkong bắt tại một phòng hotel khi hai người đang trong phòng ngủ, lúc 2 giờ sáng ngày 6, tháng 6, 1931.

Sau khi bị tù tại Hongkong, Hồ có tên mới là Tống Văn Sơ. Sau khi rời khỏi HongKong HCM đổi nhiều tên họ khác nhau để tiếp tục hoạt động. Có những nguồn tin cho biết khi ông trở về lại Nga, đàn anh cũng đã tìm cho Hồ một người phụ nữ Nga để làm vợ…Trong cuốn “Con Rồng Việt Nam” tác giả cựu hòang Bảo Đại ghi “Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến” ( trang 205). Sở dĩ cựu hoàng Bảo Đại biết chuyện này nhờ những dịp đi “công tác” với Võ Nguyên Giáp vào 1945. Ông Giáp đã kể lại một số sự thật về HCM, lúc này Bảo Đại mới biết rõ HCM là tên quốc tế cộng sản nên tìm đường lưu vong.

Một trong những người phụ nữ Tây Phương có cô Marie Bière. Thành Tín tức Bùi Tín ghi trong “Về Ba Ông Thánh”, xuất bản 5/1995, (trang 149): ” Theo tài liệu Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Biere nào đó..” Cũng theo Bùi Tín nói về tài liệu tham khảo của Sophia Judge, một nữ sử học gia Hoa Kỳ rành tiếng Việt đã bỏ nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về ông Hồ, nhất là 2 năm tại Moscow. Ông Hồ có người tình tên Vera Vasilieva. Vera có con gái riêng, và cô này kể cho bà Sophia nghe. “Về Ba Ông Thánh”, (trang 151): “Vào dịp đại hội 7 của quốc tế cộng sản, cô ta mới 10 tuổi, nhưng còn nhớ ông Hồ thường ghé chơi nhà mẹ cô ta và một số lần ngủ lại trên ghế dài vào năm 1934…”

Theo tài liệu của bà Sophia Judge, Bùi Tín, cùng sách trên (trang 153): “Anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt , luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm. Ông còn để lại khi về nước một va-ly áo quần ông sắm cho vợ ông tòan là lọai sang, cô bé Nga này lấy ra dùng bao nhiêu năm mới hết!” HCM còn “yêu” cả vợ của Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu khi đang dan díu với người phụ nữ Nga Vẻra này.

Ông Hồ cặp tay đi dạo với một cô gái Tây phương trong một hình được phổ biến rộng rãi ngoài đời và internet cũng không lấy làm lạ.(hình từ nguồn của Sở Mật Thám của Pháp). Lúc này ông Hồ đã khá già, có lẽ trên 70.

Đàn ông hay đàn bà thay chồng đổi vợ cũng là lẽ thường. Cái đám cưới chính thức với Tăng Tuyết Minh đã có nhiều tài liệu để lại, nhưng HCM và Đảng chưa bao giờ tuyên bố Hồ có vợ con, đừng nói chi bao mối tình khác diễn ra sau đó. Đàn ông độc thân dẫn bạn gái đi dạo là chuyện rất thường, hoặc nhiều vợ nhiều con có khi cũng được thế gian thông cảm. Nhưng khác thường là HCM đã tự tạo cho mình thành một huyền thoại khi vào năm 1948, chính HCM lấy bút hiệu Trần Dân Tiên viết “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” tự ca ngợi mình, cho mình còn độc thân, cả đời chỉ biết lo cho dân cho nước.

Ghi nhận quan trọng là sau khi trở lại Việt Nam vào đầu thập niên 40, HCM hoạt động trong hang Pac Bo để mưu toan cướp chính quyền vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim, Hồ đã có những cuộc tình nghĩ rằng không ai khám phá nhưng dưới ánh sáng mặt trời mọi chuyện cũng đều bị vỡ tung. Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện khi nhắc tới những cuộc tình của HCM cũng có đề cập một người phụ nữ tên Đỗ Thị Lạc ngoài những người tình nổi tiếng khác của Hồ. Bà này đã sinh cho HCM một người con gái, nhưng sau đó thì hai mẹ con đều mất tông tích.

Thêm nữa, trong sách “Năng Động Hồ Chí Minh,” tác giả Thép Mới cũng đã ghi (trang 143): “Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác: -Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào…”

hcm-ntx
(Hình: Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân)

Nông Thị Trưng là ai?

Đặc biệt hơn hết là môt phụ nữ cũng người sắc tộc thiểu số, Tầy, khá xinh đẹp tên Nông Thị Ngác (không ngạc nhiên vì vùng rừng núi Cao Bằng làm sao có gái Việt Nam chính thống). Lý do câu chuyện tình đặc sắc này được nổi bật những năm sau này là do cuộc phỏng vấn của tờ báo Xuân trong nước vào khoảng năm 1997. Nhà báo có phỏng vấn bà Nông Thị Ngác, một chứng nhân sống nói về “Bác Hồ”. Bà Ngác đã không dấu diếm chi cả những gì đã xảy ra trong thời gian HCM tại hang Pac Bo vào đầu thập niên 40. Bà kể hằng ngày Ngác đến “học tập” với HCM ròng rã cả năm. Hồ căn dặn Ngác không nên gọi Hồ bằng “Bác” mà hãy gọi là “Chú Thu” và xưng “Cháu”. Thế thì sau đó chú cháu tiê’p tục học tập…

Được biết sau thời gian rời Pac Bo, HCM cướp chính quyền thành công, trở thành người lãnh tụ chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người nữ cán bộ gương mẫu mà Hồ yêu quý, tức Nông Thị Ngác, lại được cất chức làm Chánh Án Toà Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng…Ông Hồ yêu quý Ngác đến độ đặt cho người nữ cán bộ này một tên nữa là Nông Thị Trưng, ý giống như Trưng Trắc, Trưng Nhị vậy. Tin Nông Thị Ngác là ai cũng đã được người dân trong nước bàn tán. “Chú Thu” và “Cháu Trưng” cũng đã được nhắc tới trong các sách tuyên truyền của cộng sản, nhất là các tác giả Trần Khuê, Thép Mới…

Thép Mới kể lại trong “Năng Động Hồ Chí Minh” (trang 48) rằng sau 20 năm ngày rời Pac Bo, ông HCM trở lại, 1961, lúc này coi như sự nghiệp khá thành công, ông có thời giờ về thăm lại người cũ, cảnh xưa. Khi vào nhà thăm gia đình bà Ngác, HCM tiếp xúc với ông Dương Đại Lâm, người mà trước đây HCM đã gởi gắm Ngác vào gia đình (không nhắc Ngác đang ở đâu), các cháu vây quanh HCM thân mật. Tác giả còn nhấn mạnh một trong các cháu đã trở thành “thanh niên tuấn tú” góp phần xây dựng đất nước.

Cùng sách trên, Thép Mới ghi (trang 43): “Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo.”…Như vậy rất rõ, Nông Thị Ngác có bí danh là Nông Thị Trưng.

Vào tháng 4, 2001, Nông Đức Mạnh từ một người chưa thâm niên về chính trị lại được đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng. Tin cho rằng Nông Đức Mạnh là con của HCM lan rộng khắp nơi, từ trong nước ra đến hải ngoại. Khi có lời đồn này dĩ nhiên phải có sự bắt nguồn nào đó đi ra. Được tin này báo ngoại quốc Time đã làm cuộc phỏng vấn hỏi Nông Đức Mạnh có phải là con của HCM? Ông Mạnh không trả lời xác quyết là phải hay không, nhưng nói là tại Việt Nam ai cũng là con cháu của Bác Hồ. Câu trả lời sau chót “chắc chắn ông ta không phải cha ruột của tôi” cũng không đủ tin Nông Đức Mạnh nói bằng sự thât.

Từ câu trả lời trên và thái độ dấu diếm thân thế gia đình, cùng với vai trò lãnh đạo tối cao một cách đi ngang, quần chúng dường như ai nấy đều ngầm nghi vấn Mạnh có phải là con của HCM? Vậy thì làm sao biết Mẹ của Nông Đức Mạnh là bà nào? May mắn thay cho những ai muốn tìm hiểu Nông Đức Mạnh là ai, vì chưa bao giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Nông Đức Mạnh tiết lộ với báo chí hay bất cứ ai biết về tên họ cha mẹ của Mạnh một cách rõ ràng, qua tài liệu sau đây.

Trong “Ho Chi Minh”, tác giả William Duiker, trang 575, viết: “In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP (Vietnamese Communist Party)- 14″

Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: “Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…”
Dịch: Vào tháng 4, 2001, người vô danh tên Nông Đức Mạnh chính thức nhậm chức trong cơ quan chính quyền, dư luận xôn xao bàn tán rộng rãi cho rằng Mạnh là con trai rơi của Hồ Chí Minh, và ông ta đã được chọn làm Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nông Đức Mạnh phủ nhận những tin đồn này, nhưng ông ta lại công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940.

Nông Đức Mạnh sinh vào đầu thập niên 40. Báo Time phỏng vấn Mạnh vào 2002 và ghi ông ta được 61 tuổi. Như vậy thì ông Mạnh phải ra đời vào cuối 1941 hoặc 1942 . Sau ngày sách của Duiker xuất bản, 2000, và cuộc phỏng vấn của báo Time, trang web “Đảng CSVN” sửa tiểu sử Nông Đức Mạnh lung tung…Vào 2001, chính người viết có lần vào trang này thấy ghi rõ Nông Đức Mạnh con của “nhà cách mạng Nông Văn Lai và bà Hoàng Thị Nhị”, nhưng sau đó thì trống trơn không ghi gì cả . Biết đâu nhân vật Nông Văn Lai và Hoàng Thị Nhị này cũng giống như Lê Văn Tám mà Trần Huy Liệu đã nặn ra để lừa gạt mọi người trong nhiều thập niên qua? Hay Tạ Thị Kiều, một đặc công gái tưởng tượng, mà Xuân Vũ cũng một thời ca ngợi khi ông còn ở miền Bắc?

Rõ ràng câu trả lời của Nông Đức Mạnh trong sách của giáo sư Duiker và báo Time đã phần nào cho người đọc một kết luận về thân thế của ông ta. Mạnh đã trả lời mẹ là người Tầy, dân tộc thiểu số, phục vụ cho HCM trong thời gian Hồ trở về VN vào đầu thập niên 40.

Dư luận so sánh những câu chuyện kể của “Cháu Trưng” và “Chú Thu” khi Hồ ở hang Pac Bo cùng những tài liệu vừa trình bày trên để có những kết luận về cuộc đời tình ái của HCM và kẻ nối gót chính trị là ông Nông Đức Manh.

Bút Sử

images
(Hình: Hồ Chí Minh và nghi ngờ Nông Thị Ngát ?) 

HP chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm