Sức khỏe và đời sống
Chè xứ Bắc
voatiengviet.com
Chè xứ Bắc
Nói đến uống chè xanh, có vẻ như Hà Nội là thủ phủ của các loại quán nước chè trên đất Bắc, từ quán vỉa hè đến quán lưu động ở các bến xe. Chỉ cần một chiếc ấm tích có vỏ giữ ấm, một điếu cày, một chiếc làn đựng ly, tách, thuốc lá và vài chiếc ghế đẩu là xem như một quán nước chè đã hình thành. Bất kì nơi nào có người qua lại, sẽ có người uống nước chè. Và chè xanh, chè nụ vối, chè lá, chè móc câu Thái Nguyên là thức uống quen thuộc của xứ Bắc.
Ông Hiệp, cư dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Uống chè để tạo ra một cảm giác sảng khoái. Không hẳn và cũng không phải là nghiện. Ví dụ như người miền trong thì thích uống cà phê, nhưng tôi thì uống cà phê lại không cảm thấy ngon.”
Thái Nguyên được xem là thủ phủ của cây chè trên đất Bắc, cũng giống như Tây Nguyên là thủ phủ của cây cà phê ở phía Nam. Nếu như thuở trước, cây chè trồng theo lối truyền thống, không dùng đến thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, thì hiện tại, việc trồng cây chè đã thành một thứ kĩ nghệ mang dáng dấp Trung Quốc.
Hà Nội ngàn năm văn hiến thơm thảo hương chè xanh, huyền hoặc khói thuốc Lào. Thái Nguyên với rừng cọ, đồi chè là nơi cung cấp nguồn chè cho cả miền Bắc. Thời kinh tế bị cái bóng Trung Quốc đè nặng, người nông dân loay hoay trong câu hỏi "làm thế nào để nâng cao năng suất, để cạnh tranh với giá chè rẻ bèo đến từ phương Bắc". Cuối cùng, kĩ nghệ trồng chè bằng thuốc và phân hóa học đã thành sức mạnh của chè Thái Nguyên.
Bà Hải, nông dân trồng chè ở Thái Nguyên, cho biết: “Làm chè thì kể ra cũng sống được, nhưng vài năm trở lại đây thuốc sâu đắt quá, phân thì công nhận là không cao. Nhưng không biết phun đúng hay sai thuốc mà phải phun 4, 5 lần thì mới được một lứa chè.”
Trong mỗi ly chè sáng sớm của người Hà Nội, liệu có ly chè nào không trộn lẫn vị thuốc kích thích tăng trưởng và phân hóa học? Và các đồi chè được bơm thuốc, bón phân định kỳ, có đồi chè nào không bị nhiễm thuốc và phân Trung Quốc? Những câu hỏi ấy như vòng xoáy chết chậm của thời kỳ ‘Made in China’.
Liệu người Hà Nội còn giữ nét thanh lịch chè xanh, thuốc Lào, ân cần, nhẹ nhàng mỗi sớm mai bao lâu nữa, khi chè xanh đã mất dần hương núi rừng nước Nam nguyên sơ và tinh khiết?
Chè xứ Bắc
voatiengviet.com
Chè xứ Bắc
Nói đến uống chè xanh, có vẻ như Hà Nội là thủ phủ của các loại quán nước chè trên đất Bắc, từ quán vỉa hè đến quán lưu động ở các bến xe. Chỉ cần một chiếc ấm tích có vỏ giữ ấm, một điếu cày, một chiếc làn đựng ly, tách, thuốc lá và vài chiếc ghế đẩu là xem như một quán nước chè đã hình thành. Bất kì nơi nào có người qua lại, sẽ có người uống nước chè. Và chè xanh, chè nụ vối, chè lá, chè móc câu Thái Nguyên là thức uống quen thuộc của xứ Bắc.
Ông Hiệp, cư dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Uống chè để tạo ra một cảm giác sảng khoái. Không hẳn và cũng không phải là nghiện. Ví dụ như người miền trong thì thích uống cà phê, nhưng tôi thì uống cà phê lại không cảm thấy ngon.”
Thái Nguyên được xem là thủ phủ của cây chè trên đất Bắc, cũng giống như Tây Nguyên là thủ phủ của cây cà phê ở phía Nam. Nếu như thuở trước, cây chè trồng theo lối truyền thống, không dùng đến thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, thì hiện tại, việc trồng cây chè đã thành một thứ kĩ nghệ mang dáng dấp Trung Quốc.
Hà Nội ngàn năm văn hiến thơm thảo hương chè xanh, huyền hoặc khói thuốc Lào. Thái Nguyên với rừng cọ, đồi chè là nơi cung cấp nguồn chè cho cả miền Bắc. Thời kinh tế bị cái bóng Trung Quốc đè nặng, người nông dân loay hoay trong câu hỏi "làm thế nào để nâng cao năng suất, để cạnh tranh với giá chè rẻ bèo đến từ phương Bắc". Cuối cùng, kĩ nghệ trồng chè bằng thuốc và phân hóa học đã thành sức mạnh của chè Thái Nguyên.
Bà Hải, nông dân trồng chè ở Thái Nguyên, cho biết: “Làm chè thì kể ra cũng sống được, nhưng vài năm trở lại đây thuốc sâu đắt quá, phân thì công nhận là không cao. Nhưng không biết phun đúng hay sai thuốc mà phải phun 4, 5 lần thì mới được một lứa chè.”
Trong mỗi ly chè sáng sớm của người Hà Nội, liệu có ly chè nào không trộn lẫn vị thuốc kích thích tăng trưởng và phân hóa học? Và các đồi chè được bơm thuốc, bón phân định kỳ, có đồi chè nào không bị nhiễm thuốc và phân Trung Quốc? Những câu hỏi ấy như vòng xoáy chết chậm của thời kỳ ‘Made in China’.
Liệu người Hà Nội còn giữ nét thanh lịch chè xanh, thuốc Lào, ân cần, nhẹ nhàng mỗi sớm mai bao lâu nữa, khi chè xanh đã mất dần hương núi rừng nước Nam nguyên sơ và tinh khiết?