Cõi Người Ta
Chỉ Nên Cấm Phóng Vào...Lăng Bác: Cấm phóng uế vào lịch sử !
Ông Thắng là giáo viên dạy Sử rất được học sinh mến mộ vì lối giảng bài sinh động và hấp dẫn. Bữa nay ông mở đầu tiết học bằng một mẩu tin ngắn đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày chủ nhật 30-10- 2014
HOÀNG THIẾU PHỦ
Ông Thắng là giáo viên
dạy Sử rất được học sinh mến mộ vì lối giảng bài sinh động và hấp dẫn.
Bữa nay ông mở đầu tiết học bằng một mẩu tin ngắn đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày chủ nhật 30-10- 2014 nhan đề: Không đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông. Ông
dừng lại một chút đặt câu hỏi: “Có em nào biết Mạc Thái Tổ, Mạc Thái
Tông là ai không?”. Cả lớp ngồi im. Ông lại hỏi: “Thế các em có biết một
nhân vật lịch sử tên là Mạc Đăng Dung không?”. Cả lớp liền đồng thanh
trả lời: “Dạ biết”. Ông chỉ một nữ sinh ngồi ở bàn đầu hỏi: “Em biết gì
về ông này?”.
- Dạ thưa thầy, đó là một kẻ gian thần, giết vua để chiếm ngôi rồi tự trói mình ra hàng quân Minh ở ải Nam Quan.
- Đúng rồi. Và Mạc Thái
Tổ, Mạc Thái Tông mà người ta tính đặt tên cho hai con đường lớn ở thủ
đô Hà Nội chính là Mạc Đăng Dung và con là Mạc Đăng Doanh. Nên biết rằng
khi một ông vua được nhân dân ngưỡng mộ, lịch sử ghi công thì người ta
mới gọi Thái tổ, Thái tông để tỏ lòng tôn kính. Ví dụ: Lý Thái Tổ, Lê
Thái Tổ, Lê Thánh Tông. Nhưng đối với cha con Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng
Doanh, lịch sử coi họ là tội đồ cho nên dù họ có xưng là Thái tổ Thái
tông gì đi nữa cũng không ai muốn gọi. Chỉ thích gọi tên để mà thóa mạ.
Cũng vì thế mà nói Mạc Đăng Dung thì cả lớp đều biết. Còn nói Mạc Thái
Tổ, Mạc Thái Tông thì các em không biết.
Rồi ông nhìn vào giáo án
nói tiếp: “Để các em hiểu thế nào là Mạc Đăng Dung, thầy sẽ tóm tắt một
số tư liệu dựa trên các bộ sách lịch sử kinh điển như: Đại Việt sử ký toàn thư của các sử quan thời Hậu Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Việt Nam quốc sử khảo của Phan Bội Châu, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim… Theo các tài liệu này thì:
- Để cướp
ngôi, Mạc Đăng Dung đã giết hai vị vua cuối cùng của nhà Hậu Lê là Lê
Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng và bà Hoàng Thái hậu. Hàng chục vị quan đứng
đầu triều đình ra mặt phản đối, kẻ thì nhổ vào mặt, kẻ thì lấy nghiên
mực xáng vào đầu Mạc Đăng Dung đều bị giết tại chỗ. Nhiều người quay đầu
về Lam Sơn lạy rồi tự tử. Một số khác khởi binh chống lại Mạc Đăng Dung
rồi đánh đuổi họ Mạc lên tới biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng.
- Nhưng nhục nhã nhất là việc đầu hàng và cắt đất biên giới dâng cho giặc. Đại Việt Sử ký toàn thư chép: Mùa
đông, tháng 11, năm Canh Tý (1540), Mạc Đăng Dung cùng với bá quan văn
võ trong triều qua Trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc
dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước doanh trướng của quân Minh,
quỳ gối cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân
dân và quan chức cả nước để chờ phân xử. Đăng Dung còn tự nguyện dâng
các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu
Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Tự cổ chí kim
trong lịch sử Việt Nam chưa có ông vua nào độc ác và hèn hạ đến thế”.
Một cậu học trò giơ tay hỏi: - Thưa thầy, một ông vua hèn như thế sao còn có người đề xuất đặt tên đường?
- Câu hỏi hay đấy. Chính
thầy cũng đang tìm hiểu. Chỉ biết rằng gần đây có một số nhà sử học
muốn tỏ ra mình thông thái hơn người xưa nên đã tìm đủ lý do để chạy
tội, thậm chí kể công lao của Mạc Đăng Dung. Lại có một số người khác
dựa vào lập luận của các sử gia ấy toan tính việc đánh bóng tên tuổi Mạc
Đăng Dung chắc là để phục vụ một ý đồ nào đó. Bởi vậy chúng ta hãy cảnh
giác: Nếu hôm nay âm mưu đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông không
bị ngăn chặn thì không chừng sẽ có ngày họ thừa thắng xông lên, đặt
thêm những con đường mang tên các tướng Tàu như Mã Viện, Liễu Thăng, Toa
Đô, Ô Mã Nhi…
Cậu học sinh trưởng lớp bỗng đứng lên phát biểu một câu rất tếu:
- Em nói điều này xin
thầy tha lỗi chứ nếu họ dám dựng những bảng tên đường như thế thì mỗi
lần đi ngang chúng em sẽ tè một phát vào đấy.
Cả lớp cười rần rần. Một nữ sinh vui vẻ tham gia:
- Chỉ sợ các bạn tè được vài lần thì họ sẽ gắn thêm một cái bảng đề: “Cấm phóng uế”.
Cả lớp lại cười. Ông thầy cũng cao hứng nói đùa:
- Nếu thế thì mình sẽ thêm vào mấy chữ, thành ra cái bảng đề CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ.
Có lẽ thầy trò họ còn có nhiều điều muốn nói nhưng reng... reng… Chuông báo hết giờ.
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4841-cam-phong-ue-vao-lich-su.aspx
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4841-cam-phong-ue-vao-lich-su.aspx
Bàn ra tán vào (0)
Chỉ Nên Cấm Phóng Vào...Lăng Bác: Cấm phóng uế vào lịch sử !
Ông Thắng là giáo viên dạy Sử rất được học sinh mến mộ vì lối giảng bài sinh động và hấp dẫn. Bữa nay ông mở đầu tiết học bằng một mẩu tin ngắn đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày chủ nhật 30-10- 2014
HOÀNG THIẾU PHỦ
Ông Thắng là giáo viên
dạy Sử rất được học sinh mến mộ vì lối giảng bài sinh động và hấp dẫn.
Bữa nay ông mở đầu tiết học bằng một mẩu tin ngắn đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày chủ nhật 30-10- 2014 nhan đề: Không đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông. Ông
dừng lại một chút đặt câu hỏi: “Có em nào biết Mạc Thái Tổ, Mạc Thái
Tông là ai không?”. Cả lớp ngồi im. Ông lại hỏi: “Thế các em có biết một
nhân vật lịch sử tên là Mạc Đăng Dung không?”. Cả lớp liền đồng thanh
trả lời: “Dạ biết”. Ông chỉ một nữ sinh ngồi ở bàn đầu hỏi: “Em biết gì
về ông này?”.
- Dạ thưa thầy, đó là một kẻ gian thần, giết vua để chiếm ngôi rồi tự trói mình ra hàng quân Minh ở ải Nam Quan.
- Đúng rồi. Và Mạc Thái
Tổ, Mạc Thái Tông mà người ta tính đặt tên cho hai con đường lớn ở thủ
đô Hà Nội chính là Mạc Đăng Dung và con là Mạc Đăng Doanh. Nên biết rằng
khi một ông vua được nhân dân ngưỡng mộ, lịch sử ghi công thì người ta
mới gọi Thái tổ, Thái tông để tỏ lòng tôn kính. Ví dụ: Lý Thái Tổ, Lê
Thái Tổ, Lê Thánh Tông. Nhưng đối với cha con Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng
Doanh, lịch sử coi họ là tội đồ cho nên dù họ có xưng là Thái tổ Thái
tông gì đi nữa cũng không ai muốn gọi. Chỉ thích gọi tên để mà thóa mạ.
Cũng vì thế mà nói Mạc Đăng Dung thì cả lớp đều biết. Còn nói Mạc Thái
Tổ, Mạc Thái Tông thì các em không biết.
Rồi ông nhìn vào giáo án
nói tiếp: “Để các em hiểu thế nào là Mạc Đăng Dung, thầy sẽ tóm tắt một
số tư liệu dựa trên các bộ sách lịch sử kinh điển như: Đại Việt sử ký toàn thư của các sử quan thời Hậu Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Việt Nam quốc sử khảo của Phan Bội Châu, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim… Theo các tài liệu này thì:
- Để cướp
ngôi, Mạc Đăng Dung đã giết hai vị vua cuối cùng của nhà Hậu Lê là Lê
Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng và bà Hoàng Thái hậu. Hàng chục vị quan đứng
đầu triều đình ra mặt phản đối, kẻ thì nhổ vào mặt, kẻ thì lấy nghiên
mực xáng vào đầu Mạc Đăng Dung đều bị giết tại chỗ. Nhiều người quay đầu
về Lam Sơn lạy rồi tự tử. Một số khác khởi binh chống lại Mạc Đăng Dung
rồi đánh đuổi họ Mạc lên tới biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng.
- Nhưng nhục nhã nhất là việc đầu hàng và cắt đất biên giới dâng cho giặc. Đại Việt Sử ký toàn thư chép: Mùa
đông, tháng 11, năm Canh Tý (1540), Mạc Đăng Dung cùng với bá quan văn
võ trong triều qua Trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc
dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước doanh trướng của quân Minh,
quỳ gối cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân
dân và quan chức cả nước để chờ phân xử. Đăng Dung còn tự nguyện dâng
các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu
Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Tự cổ chí kim
trong lịch sử Việt Nam chưa có ông vua nào độc ác và hèn hạ đến thế”.
Một cậu học trò giơ tay hỏi: - Thưa thầy, một ông vua hèn như thế sao còn có người đề xuất đặt tên đường?
- Câu hỏi hay đấy. Chính
thầy cũng đang tìm hiểu. Chỉ biết rằng gần đây có một số nhà sử học
muốn tỏ ra mình thông thái hơn người xưa nên đã tìm đủ lý do để chạy
tội, thậm chí kể công lao của Mạc Đăng Dung. Lại có một số người khác
dựa vào lập luận của các sử gia ấy toan tính việc đánh bóng tên tuổi Mạc
Đăng Dung chắc là để phục vụ một ý đồ nào đó. Bởi vậy chúng ta hãy cảnh
giác: Nếu hôm nay âm mưu đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông không
bị ngăn chặn thì không chừng sẽ có ngày họ thừa thắng xông lên, đặt
thêm những con đường mang tên các tướng Tàu như Mã Viện, Liễu Thăng, Toa
Đô, Ô Mã Nhi…
Cậu học sinh trưởng lớp bỗng đứng lên phát biểu một câu rất tếu:
- Em nói điều này xin
thầy tha lỗi chứ nếu họ dám dựng những bảng tên đường như thế thì mỗi
lần đi ngang chúng em sẽ tè một phát vào đấy.
Cả lớp cười rần rần. Một nữ sinh vui vẻ tham gia:
- Chỉ sợ các bạn tè được vài lần thì họ sẽ gắn thêm một cái bảng đề: “Cấm phóng uế”.
Cả lớp lại cười. Ông thầy cũng cao hứng nói đùa:
- Nếu thế thì mình sẽ thêm vào mấy chữ, thành ra cái bảng đề CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ.
Có lẽ thầy trò họ còn có nhiều điều muốn nói nhưng reng... reng… Chuông báo hết giờ.
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4841-cam-phong-ue-vao-lich-su.aspx
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4841-cam-phong-ue-vao-lich-su.aspx