Cõi Người Ta
Chìa Khóa Của Cuộc Sống An Lạc
Trong một xã hội luôn đề cao sự năng động và kết quả thành tích, điều đáng ngạc nhiên là nhiều người càng tìm đến sự tĩnh lặng qua Thiền định. Người Tây phương dần dần xa lánh tôn giáo và mất niềm tin với đạo đức cổ truyền khiến họ càng cảm thấy hụt hẫng. Cuộc chạy đua theo cuộc sống vội vã hàng ngày chỉ mang đến sự căng thẳng và lo lắng; có được thì lại toan tính làm sao giữ được và có nhiều hơn, để rồi dẫn đến việc mất ngủ, lo âu, sinh ra trầm cảm, bệnh tật phải tốn tiền khám bệnh và uống thuốc. Sự căng thẳng làm mệt não bộ và tiêu phí nhiều năng lượng cơ thể.
Thiền định là liều thuốc trị bệnh công hiệu và chỉ cần một chút quyết tâm và thì giờ để thực hiện. Y khoa truyền thống chỉ chữa trị các triệu chứng trong khi đó Thiền định trị luôn cả gốc bệnh. Thiền định gắn liền với triết học của phật giáo và là phương pháp tu tập để kiềm chế tư duy và tập trung cho tâm lắng đọng, không bị xao động bởi những tạp loạn bên ngoài. Tâm lắng đọng thì tâm trạng bình yên, nhẹ nhàng và tâm thức cũng sắc bén hơn. Nội tâm, nếu bỏ được lo sợ, buồn rầu thì tự giảm được một phần lớn bệnh hoạn, giúp cho chúng ta khỏi tổn sức khỏe, hao tốn tiền bạc thuốc men. Ngày nay, nhiều người khắp nơi trên thế giới, bất luận là theo tôn giáo nào, đều ý thức được lợi ích của thiền định đối với sức khỏe cơ thể, tinh thần, và tâm linh. Liều thuốc công hiệu này hoàn toàn miễn phí, không có phản ứng phụ, và có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Sau đây là những lợi ích của Thiền định:
Sức khỏe
- Làm thư giãn cơ thể và các cơ bắp.
- Tăng sự tuần hoàn của huyết, làm tim đập chậm hơn, và giảm bệnh tim mạch
- Nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Giúp giảm cân, giảm siêu vi khuẩn và các phần tử xấu (free radicals) gây hại đến cơ thể.
- Giảm áp huyết, cholesterol.
- Làm chậm quá trình lão hóa.
- Giúp giảm những bệnh kinh niên như nhức đầu, dị ứng, phong thấp, suyễn, bao tử.
- Điều hòa hệ nội tiết và hô hấp.
- Làm dịu hệ thống thần kinh.
- Tăng sinh khí và thể lực.
Tinh thần
- Giúp tăng sự tập trung, tăng số lượng serotonin, một hợp chất ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của hệ thần kinh.
- Tăng sự cố kết của các làn sóng não, tăng trình độ sáng tạo, và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp.
- Tăng nghị lực, khả năng đối đầu và vượt qua các gian nan, bế tắc.
- Tăng khả năng học tập, trí nhớ, và sự truyền đạt thông tin giữa hai bán cầu não.
- Phát triển ý chí, ổn định cảm xúc, giúp bỏ những thói tật xấu như hút thuốc, uống rượu.
- Tăng khả năng tri giác và vận động; có thể phản ứng nhanh hơn trong tình huống căng thẳng.
- Giảm bộc phát cơn tức giận, thái độ hung hăng, tăng khả năng kiềm chế và tự chủ.
- Giảm tình trạng mất ngủ, thao thức.
- Giảm tư tưởng thôi thúc, lo âu, bệnh tâm thần.
- Tăng khả năng phán đoán chính xác, quan sát sự việc từ nhiều khía cạnh và quan điểm khác.
- Giúp phát triển sự trưởng thành, điềm tĩnh, tự tin và cân bằng cá tính.
- Tăng năng suất, trí tuệ, và nâng cao các giác quan.
- Giải trừ các nỗi sợ hải và ám ảnh.
- Giảm các thái độ và hành vi cực đoan.
Tâm Linh
- Mang đến sự an lạc, thảnh thơi.
- Tăng lòng trắc ẩn, khoang dung, độ lượng.
- Tăng mức độ sáng suốt, uyên thâm, trực giác, tư thái bình thản, tâm trong sáng.
- Giúp hài hòa thân, tâm, trí.
- Tăng nhận thức về bản thân và sự giác ngộ về tính phù du của thế gian.
- Khám phá tiềm thức khi tách rời khỏi “cái tôi”, giảm tính vị kỷ, ganh đua, kiêu ngạo.
- Tăng ý thức buông xả và giảm khái niệm chấp nhất, tính bồng bột.
- Đối trị lòng tham và sân, dẹp trừ tâm niệm xấu.
Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là để giúp người luyện cách tập trung nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh khi tâm không còn bất cứ ý niệm nào.
Lợi ích của thiền rất nhiều và cụ thể, nhưng phải hành thiền thì mới thể nghiệm được. Thiền định là một việc làm khó nhất, cần đến sự chuyên tâm thực hành và những lợi ích nêu trên không thể thấy được ngay trong một sớm một chiều. Mục đích gần của thiền là để rèn luyện tâm và dụng tâm một cách hiệu quả cao trong đời sống hàng ngày, cho nên người tu thiền cốt đạt được cái chân thật sẵn có nơi mình.
Khi thiếu ăn mặc, thì ta cắm đầu vào làm việc, nên quên hết mọi thứ khác. Lúc chưa có cơm ta chỉ nghĩ có được cơm là quí rồi, nhưng khi có cơm ta lại muốn có thức ăn ngon, cứ như vậy lòng ham muốn tăng hoài. Tất cả những nhu cầu vật chất không bao giờ thấy đủ, vì thế con người cứ lao theo vật chất, càng lao theo thì càng quên mất mình.
Nhìn lại con người trong xã hội hiện nay rất đáng thương. Sáng sớm thức dậy, lo cho con cái đi học, lo thức ăn đem theo vô sở làm. Làm tới trưa nghỉ được nửa giờ, rồi làm tới chiều tối mới về. Ngày nào cũng như ngày nào, đi sớm, sợ đi trễ thì bị đuổi sở; thành thử ai cũng lo đi làm sớm, về đúng giờ, không được về trước, sớm đi tối về như vậy, nên không còn thì giờ nghĩ tới chuyện ổn định tâm hồn. Đi làm thì tự nhiên lệ thuộc vào máy móc, rốt cuộc là bị máy móc điều khiển chớ không phải người điều khiển máy móc nữa. Rõ ràng càng theo đuổi vật chất thì càng dễ quên mình.
Thiền định là hình thức rèn luyện tâm. Tâm là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc và cũng là chìa khóa mở cánh cửa khổ đau cho nên hiểu được tâm và khéo dụng tâm thì có thể mang lại đời sống an lạc và hạnh phúc. (D.Q.)
Tác giả : Diễm Quyên/Sống Magazine
Bàn ra tán vào (0)
Chìa Khóa Của Cuộc Sống An Lạc
Trong một xã hội luôn đề cao sự năng động và kết quả thành tích, điều đáng ngạc nhiên là nhiều người càng tìm đến sự tĩnh lặng qua Thiền định. Người Tây phương dần dần xa lánh tôn giáo và mất niềm tin với đạo đức cổ truyền khiến họ càng cảm thấy hụt hẫng. Cuộc chạy đua theo cuộc sống vội vã hàng ngày chỉ mang đến sự căng thẳng và lo lắng; có được thì lại toan tính làm sao giữ được và có nhiều hơn, để rồi dẫn đến việc mất ngủ, lo âu, sinh ra trầm cảm, bệnh tật phải tốn tiền khám bệnh và uống thuốc. Sự căng thẳng làm mệt não bộ và tiêu phí nhiều năng lượng cơ thể.
Thiền định là liều thuốc trị bệnh công hiệu và chỉ cần một chút quyết tâm và thì giờ để thực hiện. Y khoa truyền thống chỉ chữa trị các triệu chứng trong khi đó Thiền định trị luôn cả gốc bệnh. Thiền định gắn liền với triết học của phật giáo và là phương pháp tu tập để kiềm chế tư duy và tập trung cho tâm lắng đọng, không bị xao động bởi những tạp loạn bên ngoài. Tâm lắng đọng thì tâm trạng bình yên, nhẹ nhàng và tâm thức cũng sắc bén hơn. Nội tâm, nếu bỏ được lo sợ, buồn rầu thì tự giảm được một phần lớn bệnh hoạn, giúp cho chúng ta khỏi tổn sức khỏe, hao tốn tiền bạc thuốc men. Ngày nay, nhiều người khắp nơi trên thế giới, bất luận là theo tôn giáo nào, đều ý thức được lợi ích của thiền định đối với sức khỏe cơ thể, tinh thần, và tâm linh. Liều thuốc công hiệu này hoàn toàn miễn phí, không có phản ứng phụ, và có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Sau đây là những lợi ích của Thiền định:
Sức khỏe
- Làm thư giãn cơ thể và các cơ bắp.
- Tăng sự tuần hoàn của huyết, làm tim đập chậm hơn, và giảm bệnh tim mạch
- Nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Giúp giảm cân, giảm siêu vi khuẩn và các phần tử xấu (free radicals) gây hại đến cơ thể.
- Giảm áp huyết, cholesterol.
- Làm chậm quá trình lão hóa.
- Giúp giảm những bệnh kinh niên như nhức đầu, dị ứng, phong thấp, suyễn, bao tử.
- Điều hòa hệ nội tiết và hô hấp.
- Làm dịu hệ thống thần kinh.
- Tăng sinh khí và thể lực.
Tinh thần
- Giúp tăng sự tập trung, tăng số lượng serotonin, một hợp chất ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của hệ thần kinh.
- Tăng sự cố kết của các làn sóng não, tăng trình độ sáng tạo, và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp.
- Tăng nghị lực, khả năng đối đầu và vượt qua các gian nan, bế tắc.
- Tăng khả năng học tập, trí nhớ, và sự truyền đạt thông tin giữa hai bán cầu não.
- Phát triển ý chí, ổn định cảm xúc, giúp bỏ những thói tật xấu như hút thuốc, uống rượu.
- Tăng khả năng tri giác và vận động; có thể phản ứng nhanh hơn trong tình huống căng thẳng.
- Giảm bộc phát cơn tức giận, thái độ hung hăng, tăng khả năng kiềm chế và tự chủ.
- Giảm tình trạng mất ngủ, thao thức.
- Giảm tư tưởng thôi thúc, lo âu, bệnh tâm thần.
- Tăng khả năng phán đoán chính xác, quan sát sự việc từ nhiều khía cạnh và quan điểm khác.
- Giúp phát triển sự trưởng thành, điềm tĩnh, tự tin và cân bằng cá tính.
- Tăng năng suất, trí tuệ, và nâng cao các giác quan.
- Giải trừ các nỗi sợ hải và ám ảnh.
- Giảm các thái độ và hành vi cực đoan.
Tâm Linh
- Mang đến sự an lạc, thảnh thơi.
- Tăng lòng trắc ẩn, khoang dung, độ lượng.
- Tăng mức độ sáng suốt, uyên thâm, trực giác, tư thái bình thản, tâm trong sáng.
- Giúp hài hòa thân, tâm, trí.
- Tăng nhận thức về bản thân và sự giác ngộ về tính phù du của thế gian.
- Khám phá tiềm thức khi tách rời khỏi “cái tôi”, giảm tính vị kỷ, ganh đua, kiêu ngạo.
- Tăng ý thức buông xả và giảm khái niệm chấp nhất, tính bồng bột.
- Đối trị lòng tham và sân, dẹp trừ tâm niệm xấu.
Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là để giúp người luyện cách tập trung nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh khi tâm không còn bất cứ ý niệm nào.
Lợi ích của thiền rất nhiều và cụ thể, nhưng phải hành thiền thì mới thể nghiệm được. Thiền định là một việc làm khó nhất, cần đến sự chuyên tâm thực hành và những lợi ích nêu trên không thể thấy được ngay trong một sớm một chiều. Mục đích gần của thiền là để rèn luyện tâm và dụng tâm một cách hiệu quả cao trong đời sống hàng ngày, cho nên người tu thiền cốt đạt được cái chân thật sẵn có nơi mình.
Khi thiếu ăn mặc, thì ta cắm đầu vào làm việc, nên quên hết mọi thứ khác. Lúc chưa có cơm ta chỉ nghĩ có được cơm là quí rồi, nhưng khi có cơm ta lại muốn có thức ăn ngon, cứ như vậy lòng ham muốn tăng hoài. Tất cả những nhu cầu vật chất không bao giờ thấy đủ, vì thế con người cứ lao theo vật chất, càng lao theo thì càng quên mất mình.
Nhìn lại con người trong xã hội hiện nay rất đáng thương. Sáng sớm thức dậy, lo cho con cái đi học, lo thức ăn đem theo vô sở làm. Làm tới trưa nghỉ được nửa giờ, rồi làm tới chiều tối mới về. Ngày nào cũng như ngày nào, đi sớm, sợ đi trễ thì bị đuổi sở; thành thử ai cũng lo đi làm sớm, về đúng giờ, không được về trước, sớm đi tối về như vậy, nên không còn thì giờ nghĩ tới chuyện ổn định tâm hồn. Đi làm thì tự nhiên lệ thuộc vào máy móc, rốt cuộc là bị máy móc điều khiển chớ không phải người điều khiển máy móc nữa. Rõ ràng càng theo đuổi vật chất thì càng dễ quên mình.
Thiền định là hình thức rèn luyện tâm. Tâm là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc và cũng là chìa khóa mở cánh cửa khổ đau cho nên hiểu được tâm và khéo dụng tâm thì có thể mang lại đời sống an lạc và hạnh phúc. (D.Q.)
Tác giả : Diễm Quyên/Sống Magazine