Cõi Người Ta

Chiếc bàn ủi con gà

Chiều 30 mà mượn không ra chiếc bàn ủi than để ủi cho thẳng bộ áo quần thì coi như tiêu tan cái tết.

 

 
image
Note: Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Chiều 30 mà mượn không ra chiếc bàn ủi than để ủi cho thẳng bộ áo quần thì coi như tiêu tan cái tết.
Chiếc bàn ủi bằng đồng chưa đầy một ký nhưng sức nặng của ký ức khi nghĩ đến nó mỗi lúc xuân về thì luôn trĩu lòng một lớp người trên dưới năm mươi tuổi như tôi.

Của hiếm ở làng

Những năm sau 4/75, miếng ăn đã khó, cái mặc lại càng khó khăn hơn. Nếu là cán bộ nhà nước thì còn kiếm được tấm phiếu 5 mét vải, còn những người ở quê, hầu như phiếu vải là một khái niệm quá xa vời với họ. Để có cái mặc, lớp người già thì tận dụng đồ cũ của đám cháu con thải ra để vá víu lại cho ra tấm áo, mảnh quần mà mặc tạm. Đám thanh niên thì chắt chiu dành dụm hoặc xin cha mẹ ít tiền để đến các “chợ trời” mua lại đồ cũ của người nhưng mới của ta về xúng xính với chúng bạn mỗi dịp tết về. 

image

 

Mt năm hai thước vi thô
Nếu đem may áo c H ló ra
May áo thì h lá đa
Ch em thiếu vi hóa ra lõa l
Vi đem cnh bác H
S rng bác thy tô hô bác thèm
Ca dao XHCN
Mà đâu phải năm nào cũng có tiền để đi “chợ trời” mua sắm! Hai ba năm mới dành được ít tiền mua “bộ cánh” để du xuân. Vì vậy, việc lộn ngược đồ cũ (phần bên trong, ít phai màu) để may lại cho thành “mới” là chuyện khá phổ biến của thời đó. Để tiết kiệm chi phí trả công thợ may, nhiều bà mẹ quê phải làm cái việc cực chẳng đã là may tay, sau khi xả chiếc quần cũ ấy ra. Việc may lại số vải cũ ấy không quá khó nhưng làm sao xóa được dấu vết của đường li đã bị “ủi chết” từ chiếc quần cũ mới là điều gian nan. Lúc này, chiếc bàn ủi như vị cứu tinh để vừa xóa dấu vết của li quần cũ lại vừa góp phần làm mới chiếc quần vừa được may lại để có cái mà mặc chơi tết với chúng bạn.

image

Không nhớ thời ấy, giá của chiếc bàn ủi là bao nhiêu nhưng cả xóm tôi, đến ngót trăm nóc nhà mà chỉ có 2 chiếc, một của nhà tôi, một của bác thợ may đầu xóm. Bác thợ may thì… còn khuya mới mượn được chiếc bàn ủi của bác vì ông còn phải “ủi gấp” số quần áo vừa mới tân trang cho đám thanh niên trong làng đang sắp hàng chờ chực đến phiên mình nhận “đồ mới”. Vì vậy, bao nhiêu cặp mắt “trai thanh gái lịch” của làng đều đổ dồn vào chiếc bàn ủi của nhà tôi. Chả phải giàu có gì nhưng mẹ tôi có một thói quen nữa là bà mua sắm tất tật những thứ mà gia đình sẽ phải dùng đến chứ không chịu đi mượn của ai.

Đốm lửa ký ức

Ngày 29 tết, việc đồng áng coi như tạm gác lại, những người đàn bà chuẩn bị đổ bánh thuẩn hoặc làm bánh in, đàn ông thì đóng bánh nổ. Đám thanh niên thì chuẩn bị ủi quần áo. Nhà tôi bấy giờ trở thành “điểm hẹn” của đám trai gái trong làng đến ủi nhờ đồ. Những cục than hồng rực đỏ được lấy ra từ bếp đang nấu các loại bánh, bỏ thẳng vào lòng chiếc bàn ủi. Quanh năm lạnh ngắt, chiếc bàn ủi bỗng chốc hực lên vì nóng. Thực ra thời ấy, quần áo có nhiều nhặn gì cho cam, nhưng vì đông người xin ủi quá nên chiếc bàn ủi không lúc nào yên. Hễ than sắp tàn lớp này, lập tức được thay lớp than hồng khác. Đám thanh niên chen nhau, ai cũng “xin” được ủi cho mình trước. Vì vậy, có bao chuyện khóc cười xung quanh câu chuyện ủi đồ để đi chơi tết thời ấy.


image

Trong xóm có chị Lành, chị hiền hậu như tên cha mẹ đặt cho. Dành dụm cả năm chị mới may được một bộ quần áo vải xoa. Nhưng không phải chị may trong dịp chơi tết mà may để “diện” với họ nhà trai ngày ăn hỏi. Sau lễ ăn hỏi ấy, chị mặc thêm bộ đồ xoa nọ dăm ba lần nữa để đi chơi với anh chồng sắp cưới. Thứ vải xoa này, ni lông là chính nên chỉ cần mặc vài lần là hai ống quần như chiếc lò xo. Thế là phải ủi làm sao cho thẳng để có cái mà đi với anh về thăm nội ngoại. Cầm bộ đồ nhàu nhĩ trên tay, chị ngồi chờ chực gần hết buổi mới ủi được. Vội vội vàng vàng thế nào, vừa đặt chiếc bàn ủi lên một ống quần để “đẩy”, quần chẳng thẳng mà chỉ thấy một bên vạt dính luôn trong chiếc bàn ủi, khói bay nghi ngút, khét lè khét lẹt! Thế là tiêu luôn cái tết của chị Lành. Mấy chục năm rồi, tôi vẫn không quên hai hàng nước mắt ròng ròng của chị khi nhìn chiếc ống quần đã biến thành than.

image

Lại có anh Toan nhà bên, cũng sốt ruột thế nào, chưa kịp móc miếng vải vô đầu “con gà” để “khóa” lại, đã vội nhấc lên. Một đống than hực đỏ từ trong chiếc bàn ủi đã trút xuống chiếc quần. Coi như xong cái tết. Kinh nghiệm “xương máu” ấy đã giúp chúng tôi, đám đàn em kém các anh chị dăm bảy tuổi, không bao giờ mắc phải. Trước khi ủi quần áo thì “ủi” vào tàu lá chuối cho giảm nhiệt. Cũng chẳng bao giờ quên móc “con gà” vào khóa để không bao giờ than trong bàn ủi phải đổ lên áo quần.

image
Bây giờ nhà nào cũng sắm được chiếc bàn ủi điện, hễ quá nóng là tự khắc nó giảm nhiệt ngay. Cũng chẳng có cô gái nào mặc quần “lò xo” như chị Lành, anh Toan của xóm tôi ngày trước. Bao nhiêu quần là áo lượt đủ kiểu dáng của những nam thanh nữ tú dập dìu ngày tết. Nhìn thấy họ, lòng tôi lại dậy lên nỗi xót thương về một quãng cơ cực của làng mình. Những lúc ấy, hình ảnh chiếc bàn ủi bằng than cứ đùn lên như một đống lửa chưa bao giờ tắt.

Trần Đăng

 

http://baomai.blogspot.com/2013/11/chiec-ban-ui-con-ga.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chiếc bàn ủi con gà

Chiều 30 mà mượn không ra chiếc bàn ủi than để ủi cho thẳng bộ áo quần thì coi như tiêu tan cái tết.

 

 
image
Note: Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Chiều 30 mà mượn không ra chiếc bàn ủi than để ủi cho thẳng bộ áo quần thì coi như tiêu tan cái tết.
Chiếc bàn ủi bằng đồng chưa đầy một ký nhưng sức nặng của ký ức khi nghĩ đến nó mỗi lúc xuân về thì luôn trĩu lòng một lớp người trên dưới năm mươi tuổi như tôi.

Của hiếm ở làng

Những năm sau 4/75, miếng ăn đã khó, cái mặc lại càng khó khăn hơn. Nếu là cán bộ nhà nước thì còn kiếm được tấm phiếu 5 mét vải, còn những người ở quê, hầu như phiếu vải là một khái niệm quá xa vời với họ. Để có cái mặc, lớp người già thì tận dụng đồ cũ của đám cháu con thải ra để vá víu lại cho ra tấm áo, mảnh quần mà mặc tạm. Đám thanh niên thì chắt chiu dành dụm hoặc xin cha mẹ ít tiền để đến các “chợ trời” mua lại đồ cũ của người nhưng mới của ta về xúng xính với chúng bạn mỗi dịp tết về. 

image

 

Mt năm hai thước vi thô
Nếu đem may áo c H ló ra
May áo thì h lá đa
Ch em thiếu vi hóa ra lõa l
Vi đem cnh bác H
S rng bác thy tô hô bác thèm
Ca dao XHCN
Mà đâu phải năm nào cũng có tiền để đi “chợ trời” mua sắm! Hai ba năm mới dành được ít tiền mua “bộ cánh” để du xuân. Vì vậy, việc lộn ngược đồ cũ (phần bên trong, ít phai màu) để may lại cho thành “mới” là chuyện khá phổ biến của thời đó. Để tiết kiệm chi phí trả công thợ may, nhiều bà mẹ quê phải làm cái việc cực chẳng đã là may tay, sau khi xả chiếc quần cũ ấy ra. Việc may lại số vải cũ ấy không quá khó nhưng làm sao xóa được dấu vết của đường li đã bị “ủi chết” từ chiếc quần cũ mới là điều gian nan. Lúc này, chiếc bàn ủi như vị cứu tinh để vừa xóa dấu vết của li quần cũ lại vừa góp phần làm mới chiếc quần vừa được may lại để có cái mà mặc chơi tết với chúng bạn.

image

Không nhớ thời ấy, giá của chiếc bàn ủi là bao nhiêu nhưng cả xóm tôi, đến ngót trăm nóc nhà mà chỉ có 2 chiếc, một của nhà tôi, một của bác thợ may đầu xóm. Bác thợ may thì… còn khuya mới mượn được chiếc bàn ủi của bác vì ông còn phải “ủi gấp” số quần áo vừa mới tân trang cho đám thanh niên trong làng đang sắp hàng chờ chực đến phiên mình nhận “đồ mới”. Vì vậy, bao nhiêu cặp mắt “trai thanh gái lịch” của làng đều đổ dồn vào chiếc bàn ủi của nhà tôi. Chả phải giàu có gì nhưng mẹ tôi có một thói quen nữa là bà mua sắm tất tật những thứ mà gia đình sẽ phải dùng đến chứ không chịu đi mượn của ai.

Đốm lửa ký ức

Ngày 29 tết, việc đồng áng coi như tạm gác lại, những người đàn bà chuẩn bị đổ bánh thuẩn hoặc làm bánh in, đàn ông thì đóng bánh nổ. Đám thanh niên thì chuẩn bị ủi quần áo. Nhà tôi bấy giờ trở thành “điểm hẹn” của đám trai gái trong làng đến ủi nhờ đồ. Những cục than hồng rực đỏ được lấy ra từ bếp đang nấu các loại bánh, bỏ thẳng vào lòng chiếc bàn ủi. Quanh năm lạnh ngắt, chiếc bàn ủi bỗng chốc hực lên vì nóng. Thực ra thời ấy, quần áo có nhiều nhặn gì cho cam, nhưng vì đông người xin ủi quá nên chiếc bàn ủi không lúc nào yên. Hễ than sắp tàn lớp này, lập tức được thay lớp than hồng khác. Đám thanh niên chen nhau, ai cũng “xin” được ủi cho mình trước. Vì vậy, có bao chuyện khóc cười xung quanh câu chuyện ủi đồ để đi chơi tết thời ấy.


image

Trong xóm có chị Lành, chị hiền hậu như tên cha mẹ đặt cho. Dành dụm cả năm chị mới may được một bộ quần áo vải xoa. Nhưng không phải chị may trong dịp chơi tết mà may để “diện” với họ nhà trai ngày ăn hỏi. Sau lễ ăn hỏi ấy, chị mặc thêm bộ đồ xoa nọ dăm ba lần nữa để đi chơi với anh chồng sắp cưới. Thứ vải xoa này, ni lông là chính nên chỉ cần mặc vài lần là hai ống quần như chiếc lò xo. Thế là phải ủi làm sao cho thẳng để có cái mà đi với anh về thăm nội ngoại. Cầm bộ đồ nhàu nhĩ trên tay, chị ngồi chờ chực gần hết buổi mới ủi được. Vội vội vàng vàng thế nào, vừa đặt chiếc bàn ủi lên một ống quần để “đẩy”, quần chẳng thẳng mà chỉ thấy một bên vạt dính luôn trong chiếc bàn ủi, khói bay nghi ngút, khét lè khét lẹt! Thế là tiêu luôn cái tết của chị Lành. Mấy chục năm rồi, tôi vẫn không quên hai hàng nước mắt ròng ròng của chị khi nhìn chiếc ống quần đã biến thành than.

image

Lại có anh Toan nhà bên, cũng sốt ruột thế nào, chưa kịp móc miếng vải vô đầu “con gà” để “khóa” lại, đã vội nhấc lên. Một đống than hực đỏ từ trong chiếc bàn ủi đã trút xuống chiếc quần. Coi như xong cái tết. Kinh nghiệm “xương máu” ấy đã giúp chúng tôi, đám đàn em kém các anh chị dăm bảy tuổi, không bao giờ mắc phải. Trước khi ủi quần áo thì “ủi” vào tàu lá chuối cho giảm nhiệt. Cũng chẳng bao giờ quên móc “con gà” vào khóa để không bao giờ than trong bàn ủi phải đổ lên áo quần.

image
Bây giờ nhà nào cũng sắm được chiếc bàn ủi điện, hễ quá nóng là tự khắc nó giảm nhiệt ngay. Cũng chẳng có cô gái nào mặc quần “lò xo” như chị Lành, anh Toan của xóm tôi ngày trước. Bao nhiêu quần là áo lượt đủ kiểu dáng của những nam thanh nữ tú dập dìu ngày tết. Nhìn thấy họ, lòng tôi lại dậy lên nỗi xót thương về một quãng cơ cực của làng mình. Những lúc ấy, hình ảnh chiếc bàn ủi bằng than cứ đùn lên như một đống lửa chưa bao giờ tắt.

Trần Đăng

 

http://baomai.blogspot.com/2013/11/chiec-ban-ui-con-ga.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm