Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Chiến tranh giữa người và thú: Ai sẽ thắng?
Trong phim Hành Tinh Khỉ, một người đàn ông lạc vào thế giới được cai trị bởi những con khỉ cực kỳ thông minh, bắt loài người làm nô lệ cho chúng.
Trong phim Hành Tinh Khỉ, một người đàn ông lạc vào thế giới được cai trị bởi những con khỉ cực kỳ thông minh, bắt loài người làm nô lệ cho chúng.
Bộ phim dựa trên cuốn sách xuất bản vào năm 1963 của Pierre Boulle và giờ đây được liệt vào danh mục truyện kinh điển, là loại truyện 'giả tưởng xã hội', theo đánh giá của tác giả.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không chỉ loài khỉ có trí thông minh giống người mà tất cả các loài khác trên Trái Đất?
Sẽ như thế nào nếu tất cả các động vật trên thế giới bỗng có ý thức?
Liệu sẽ có một loài nào đó trỗi dậy để thống trị các loài khác như con người đã làm, hay các loài sẽ chung sống trong hoà bình?
Ý tưởng này nghe có vẻ như điên rồ và không tưởng, thế nhưng nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp làm sáng tỏ những câu hỏi thú vị về bản năng của loài người và vai trò thống trị của chúng ta trên hành tinh này.
Tất nhiên, giả thiết được đưa ra không phải là một viễn cảnh tươi đẹp: "Gọi cảnh tượng đó là 'hỗn loạn' cũng sẽ vẫn chưa đủ," Innes Cuthill, một nhà sinh thái học tại Đại học Bristol, nói. "Chúng ta không nên cho rằng trí thông minh là một điều tốt."
"Chúng ta sẽ giết lẫn nhau," Robin Dunbar, một nhà tâm lý học tiến hoá tại Đại học Oxford, nói.
"Con người không phải là loài được đánh giá cao về thói tò mò và tồn tại ôn hoà khi bắt gặp các loài mới."
Josep Call, một nhà tâm lý học so sánh tại Đại học St. Andrews, đồng ý. "Nếu bạn nhìn vào lịch sử loài người, tôi không nghĩ là chúng ta chỉ muốn kết bạn," ông nói. "Có lẽ ngày nay chúng ta đã tốt hơn trong quá khứ, thế nhưng chỉ cần nhìn vào thế giới ngày nay cũng đủ hiểu con người không phải loài thân thiện."
Cũng bởi vì thói quen tàn sát các loài khác lẫn chính đồng loại, không có lý do gì để nghĩ rằng loài người hay bất kỳ loài thú có trí thông minh tột đỉnh nào khác sẽ cư xử khác đi. Đệ Tam Thế chiến sẽ bùng nổ. "Chúng ta thường phản ứng rất tiêu cực và hung hăng trước những kẻ lạ và những mối đe doạ," Cuthill nói.
Nếu một cuộc chiến xảy ra, ai sẽ thắng?
Tất nhiên là nhiều loài sẽ bị tiêu diệt. Các động vật ăn cỏ sẽ phải giành hầu hết thời gian để ăn cỏ nhằm tích trữ đủ năng lượng. Điều này hạn chế thời gian chúng có thể đầu tư vào việc giao tiếp, sản xuất công cụ, xây dựng một nền văn hoá hoặc tham chiến.
Các loài ăn thịt sẽ có lợi thế hơn. Cá mập, cá heo và cá voi sát thủ sẽ là trường hợp ngoại lệ vì chỉ sống ở đại dương - mặc dù các loài sống ở đại dương cũng có thể giao tranh để giành quyền lực.
Tương tự, các loài thú không thể sống ngoài những môi trường đặc biệt như đầm lầy, sa mạc, cũng không thể thống trị thế giới.
Các loài thú săn mồi lớn như sư tử, hổ, gấu, chó sói, thậm chí các loài không săn mồi như voi, tê giác, đều có thể tham chiến, và chúng sẽ là mối đe doạ lớn nhất cho sự thống trị của loài người.
Nếu chúng ta bị lột trần truồng và ném vào sa mạc hoặc rừng sâu, chúng chắc chắn sẽ đánh bại chúng ta.
Thế nhưng với những vũ khí hiện đại và số lượng áp đảo, loài người sẽ không mất nhiều thời gian để đè bẹp đối thủ mới của mình.
Thế nhưng có một đối thủ khác mà chúng ta chưa đề cập đến: Các loài linh trưởng cùng họ với loài người.
Cuthill chỉ ra rằng công nghệ của chúng ta đã cho phép chúng ta có được vị thế như hiện nay, và các loài linh trưởng cũng có cùng chức năng sinh lý cần thiết để sử dụng những công nghệ đó như loài người.
Tinh tinh, đười ươi, khỉ đột có thể thâm nhập vào máy tính hay sử dụng súng của chúng ta.
Bên cạnh đó chúng còn có cơ thể dẻo dai hơn. Chúng cũng có thể tạo ra những công nghệ mới từ các dụng cụ lấy cắp được của loài người.
Thế nhưng khả năng làm tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào việc liệu chúng có xâm nhập vào được kho kiến thức mà loài người đã tích trữ suốt nhiều thế kỷ, trong đó bao gồm cách thức giao chiến một cách hiệu quả, liệu chúng có khả năng hiểu rõ con người và nhiều điều khác hay không.
"Nếu có được tất cả những kiến thức này thì nhiều khả năng chúng sẽ ngang ngửa với chúng ta," Call nói. "Nếu không, dù là một đối thủ đáng gờm, chúng cũng không thể trở thành loài thống trị."
Thế nhưng nếu có đủ thời gian, khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi môi trường và hoàn cảnh sẽ là vũ khí mạnh nhất cho công cuộc thống trị thế giới.
Thực vậy, đây là một trong những kỹ năng cơ bản giúp con người thống trị Trái Đất.
Mặc dù sinh ra ở những vùng thảo nguyên ấm áp, chúng ta dần tìm cách khám phá các vùng đất có đặc điểm khác xa với xuất xứ của mình. Số lượng cũng là một yếu tố đáng kể, bên cạnh khả năng phát hiện ra việc bị tấn công.
Mặc dù vậy, các bằng chứng cũng cho thấy vi khuẩn mới là loài kế thừa Trái Đất. Vi khuẩn không có hệ thần kinh và vì vậy chúng khó có khả năng trở nên thông minh. Thế nhưng "chúng lại ở khắp nơi, ngay cả bên trong cơ thể chúng ta," Call nói. "Chúng sẽ là một đối thủ vô cùng mạnh."
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu kẻ thắng cuộc là một loài rất nhỏ," Dunbar đồng ý. "Tôi đoán là chúng ta sẽ trở thành con mồi của những sự sống sơ khai hơn rất nhiều, từ vi khuẩn cho đến các virus."
"Con người sẽ gặp rắc rối lớn nếu phải chiến đấu với các vi khuẩn thông minh, nhất là những vi khuẩn chết người," Call nói. "Vấn đề là chúng ta không thể loại bỏ chúng hoàn toàn vì chúng cần thiết cho sự sống của chính chúng ta."
Ngay cả khi con người bị tận diệt, xung đột sẽ tiếp tục nổ ra trên Trái Đất. Không có lý do gì để tin rằng bất cứ loài động vật nào có trí thông minh tương đương với trí tuệ của giống người thông minh thời tiền sử Homo sapien sẽ hành xử khác với con người trong việc khám phá tài nguyên cũng như khai thác, sử dụng các loài động vật khác.
Tương tự, xung đột cũng sẽ diễn ra bên trong từng loài. "Nên nhớ rằng động vật không giải quyết các vấn đề vì lợi ích của loài khác," Kacelnik nói. "Chúng cạnh tranh vì lợi ích của chính giống nòi chúng, hoặc từng nhóm gia đình."
Nhìn chung, tình hình sẽ trở nên tồi tệ cho muôn loài. Khi các loài bị tận diệt, hệ sinh thái sẽ sụp đổ và chừa lại những kẻ sống sót mạnh nhất - vi khuẩn, gián, chuột kế thừa Trái Đất.
Ngay cả khi đó, thế giới cũng khó lòng được yên ổn. Như Cuthill nói, bất cứ loài nào còn lại cũng đều có thể "phá hỏng hành tinh như chúng ta đang làm".
"Tôi không thấy có lý do nào khiến bất cứ loài nào khác trở nên vị tha hơn chúng ta," ông nói. "Sự cân bằng trong tự nhiên mà chúng ta đang chứng kiến có thể tồn tại là nhờ sự cân bằng về sức mạnh."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Trong phim Hành Tinh Khỉ, một người đàn ông lạc vào thế giới được cai trị bởi những con khỉ cực kỳ thông minh, bắt loài người làm nô lệ cho chúng.
Bộ phim dựa trên cuốn sách xuất bản vào năm 1963 của Pierre Boulle và giờ đây được liệt vào danh mục truyện kinh điển, là loại truyện 'giả tưởng xã hội', theo đánh giá của tác giả.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không chỉ loài khỉ có trí thông minh giống người mà tất cả các loài khác trên Trái Đất?
Sẽ như thế nào nếu tất cả các động vật trên thế giới bỗng có ý thức?
Liệu sẽ có một loài nào đó trỗi dậy để thống trị các loài khác như con người đã làm, hay các loài sẽ chung sống trong hoà bình?
Ý tưởng này nghe có vẻ như điên rồ và không tưởng, thế nhưng nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp làm sáng tỏ những câu hỏi thú vị về bản năng của loài người và vai trò thống trị của chúng ta trên hành tinh này.
Tất nhiên, giả thiết được đưa ra không phải là một viễn cảnh tươi đẹp: "Gọi cảnh tượng đó là 'hỗn loạn' cũng sẽ vẫn chưa đủ," Innes Cuthill, một nhà sinh thái học tại Đại học Bristol, nói. "Chúng ta không nên cho rằng trí thông minh là một điều tốt."
"Chúng ta sẽ giết lẫn nhau," Robin Dunbar, một nhà tâm lý học tiến hoá tại Đại học Oxford, nói.
"Con người không phải là loài được đánh giá cao về thói tò mò và tồn tại ôn hoà khi bắt gặp các loài mới."
Josep Call, một nhà tâm lý học so sánh tại Đại học St. Andrews, đồng ý. "Nếu bạn nhìn vào lịch sử loài người, tôi không nghĩ là chúng ta chỉ muốn kết bạn," ông nói. "Có lẽ ngày nay chúng ta đã tốt hơn trong quá khứ, thế nhưng chỉ cần nhìn vào thế giới ngày nay cũng đủ hiểu con người không phải loài thân thiện."
Cũng bởi vì thói quen tàn sát các loài khác lẫn chính đồng loại, không có lý do gì để nghĩ rằng loài người hay bất kỳ loài thú có trí thông minh tột đỉnh nào khác sẽ cư xử khác đi. Đệ Tam Thế chiến sẽ bùng nổ. "Chúng ta thường phản ứng rất tiêu cực và hung hăng trước những kẻ lạ và những mối đe doạ," Cuthill nói.
Nếu một cuộc chiến xảy ra, ai sẽ thắng?
Tất nhiên là nhiều loài sẽ bị tiêu diệt. Các động vật ăn cỏ sẽ phải giành hầu hết thời gian để ăn cỏ nhằm tích trữ đủ năng lượng. Điều này hạn chế thời gian chúng có thể đầu tư vào việc giao tiếp, sản xuất công cụ, xây dựng một nền văn hoá hoặc tham chiến.
Các loài ăn thịt sẽ có lợi thế hơn. Cá mập, cá heo và cá voi sát thủ sẽ là trường hợp ngoại lệ vì chỉ sống ở đại dương - mặc dù các loài sống ở đại dương cũng có thể giao tranh để giành quyền lực.
Tương tự, các loài thú không thể sống ngoài những môi trường đặc biệt như đầm lầy, sa mạc, cũng không thể thống trị thế giới.
Các loài thú săn mồi lớn như sư tử, hổ, gấu, chó sói, thậm chí các loài không săn mồi như voi, tê giác, đều có thể tham chiến, và chúng sẽ là mối đe doạ lớn nhất cho sự thống trị của loài người.
Nếu chúng ta bị lột trần truồng và ném vào sa mạc hoặc rừng sâu, chúng chắc chắn sẽ đánh bại chúng ta.
Thế nhưng với những vũ khí hiện đại và số lượng áp đảo, loài người sẽ không mất nhiều thời gian để đè bẹp đối thủ mới của mình.
Thế nhưng có một đối thủ khác mà chúng ta chưa đề cập đến: Các loài linh trưởng cùng họ với loài người.
Cuthill chỉ ra rằng công nghệ của chúng ta đã cho phép chúng ta có được vị thế như hiện nay, và các loài linh trưởng cũng có cùng chức năng sinh lý cần thiết để sử dụng những công nghệ đó như loài người.
Tinh tinh, đười ươi, khỉ đột có thể thâm nhập vào máy tính hay sử dụng súng của chúng ta.
Bên cạnh đó chúng còn có cơ thể dẻo dai hơn. Chúng cũng có thể tạo ra những công nghệ mới từ các dụng cụ lấy cắp được của loài người.
Thế nhưng khả năng làm tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào việc liệu chúng có xâm nhập vào được kho kiến thức mà loài người đã tích trữ suốt nhiều thế kỷ, trong đó bao gồm cách thức giao chiến một cách hiệu quả, liệu chúng có khả năng hiểu rõ con người và nhiều điều khác hay không.
"Nếu có được tất cả những kiến thức này thì nhiều khả năng chúng sẽ ngang ngửa với chúng ta," Call nói. "Nếu không, dù là một đối thủ đáng gờm, chúng cũng không thể trở thành loài thống trị."
Thế nhưng nếu có đủ thời gian, khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi môi trường và hoàn cảnh sẽ là vũ khí mạnh nhất cho công cuộc thống trị thế giới.
Thực vậy, đây là một trong những kỹ năng cơ bản giúp con người thống trị Trái Đất.
Mặc dù sinh ra ở những vùng thảo nguyên ấm áp, chúng ta dần tìm cách khám phá các vùng đất có đặc điểm khác xa với xuất xứ của mình. Số lượng cũng là một yếu tố đáng kể, bên cạnh khả năng phát hiện ra việc bị tấn công.
Mặc dù vậy, các bằng chứng cũng cho thấy vi khuẩn mới là loài kế thừa Trái Đất. Vi khuẩn không có hệ thần kinh và vì vậy chúng khó có khả năng trở nên thông minh. Thế nhưng "chúng lại ở khắp nơi, ngay cả bên trong cơ thể chúng ta," Call nói. "Chúng sẽ là một đối thủ vô cùng mạnh."
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu kẻ thắng cuộc là một loài rất nhỏ," Dunbar đồng ý. "Tôi đoán là chúng ta sẽ trở thành con mồi của những sự sống sơ khai hơn rất nhiều, từ vi khuẩn cho đến các virus."
"Con người sẽ gặp rắc rối lớn nếu phải chiến đấu với các vi khuẩn thông minh, nhất là những vi khuẩn chết người," Call nói. "Vấn đề là chúng ta không thể loại bỏ chúng hoàn toàn vì chúng cần thiết cho sự sống của chính chúng ta."
Ngay cả khi con người bị tận diệt, xung đột sẽ tiếp tục nổ ra trên Trái Đất. Không có lý do gì để tin rằng bất cứ loài động vật nào có trí thông minh tương đương với trí tuệ của giống người thông minh thời tiền sử Homo sapien sẽ hành xử khác với con người trong việc khám phá tài nguyên cũng như khai thác, sử dụng các loài động vật khác.
Tương tự, xung đột cũng sẽ diễn ra bên trong từng loài. "Nên nhớ rằng động vật không giải quyết các vấn đề vì lợi ích của loài khác," Kacelnik nói. "Chúng cạnh tranh vì lợi ích của chính giống nòi chúng, hoặc từng nhóm gia đình."
Nhìn chung, tình hình sẽ trở nên tồi tệ cho muôn loài. Khi các loài bị tận diệt, hệ sinh thái sẽ sụp đổ và chừa lại những kẻ sống sót mạnh nhất - vi khuẩn, gián, chuột kế thừa Trái Đất.
Ngay cả khi đó, thế giới cũng khó lòng được yên ổn. Như Cuthill nói, bất cứ loài nào còn lại cũng đều có thể "phá hỏng hành tinh như chúng ta đang làm".
"Tôi không thấy có lý do nào khiến bất cứ loài nào khác trở nên vị tha hơn chúng ta," ông nói. "Sự cân bằng trong tự nhiên mà chúng ta đang chứng kiến có thể tồn tại là nhờ sự cân bằng về sức mạnh."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
LÀM TÌNH ĐẶNG DĨNH SIÊU
*
Đồi Buôn Gió hú Nguyễn Bá Thanh
Liêu trai chí dị Nguyễn Tất Thành
Trà My điếm đĩ Hồng Lâu Mộng
Hậu giang Vọng Các Trịnh Xuân Thanh
*
Người đi vào tử cấm thành người về học lái tàu nhanh Đặng Tiểu Bình
Kẻ còn ở lại lưu linh
Thăng Long đạo chích Ba Đình Tạ Thu Thâu
Bàng quan thiên hạ sầu đâu Tế Điên Yên Bái Big sâu Tập Cận Bình
*
Kim Bình Mai mối Hồ Chí Minh
Bắt cặp lồng Tôn Nữ Thị Ninh
Tú Bành Lệ Viện Tòng Thị Phóng
Kim Ngân Kim Tiến Nguyễn Thị Bình
*
Nguyễn Thị Doan Đỗ Cường Minh Nguyễn Phú Trọng án tử hình miễn tù treo
Nguyễn Xuân Fuck niễng đá bèo
Cái bang bị gậy lộn lèo Tố Nữ Kinh
Nhục Bồ Đoàn Nguyễn Văn Linh Nguyễn Văn Trổi dậy làm tình Đặng Dĩnh Siêu
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Chiến tranh giữa người và thú: Ai sẽ thắng?
Trong phim Hành Tinh Khỉ, một người đàn ông lạc vào thế giới được cai trị bởi những con khỉ cực kỳ thông minh, bắt loài người làm nô lệ cho chúng.
Trong phim Hành Tinh Khỉ, một người đàn ông lạc vào thế giới được cai trị bởi những con khỉ cực kỳ thông minh, bắt loài người làm nô lệ cho chúng.
Bộ phim dựa trên cuốn sách xuất bản vào năm 1963 của Pierre Boulle và giờ đây được liệt vào danh mục truyện kinh điển, là loại truyện 'giả tưởng xã hội', theo đánh giá của tác giả.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không chỉ loài khỉ có trí thông minh giống người mà tất cả các loài khác trên Trái Đất?
Sẽ như thế nào nếu tất cả các động vật trên thế giới bỗng có ý thức?
Liệu sẽ có một loài nào đó trỗi dậy để thống trị các loài khác như con người đã làm, hay các loài sẽ chung sống trong hoà bình?
Ý tưởng này nghe có vẻ như điên rồ và không tưởng, thế nhưng nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp làm sáng tỏ những câu hỏi thú vị về bản năng của loài người và vai trò thống trị của chúng ta trên hành tinh này.
Tất nhiên, giả thiết được đưa ra không phải là một viễn cảnh tươi đẹp: "Gọi cảnh tượng đó là 'hỗn loạn' cũng sẽ vẫn chưa đủ," Innes Cuthill, một nhà sinh thái học tại Đại học Bristol, nói. "Chúng ta không nên cho rằng trí thông minh là một điều tốt."
"Chúng ta sẽ giết lẫn nhau," Robin Dunbar, một nhà tâm lý học tiến hoá tại Đại học Oxford, nói.
"Con người không phải là loài được đánh giá cao về thói tò mò và tồn tại ôn hoà khi bắt gặp các loài mới."
Josep Call, một nhà tâm lý học so sánh tại Đại học St. Andrews, đồng ý. "Nếu bạn nhìn vào lịch sử loài người, tôi không nghĩ là chúng ta chỉ muốn kết bạn," ông nói. "Có lẽ ngày nay chúng ta đã tốt hơn trong quá khứ, thế nhưng chỉ cần nhìn vào thế giới ngày nay cũng đủ hiểu con người không phải loài thân thiện."
Cũng bởi vì thói quen tàn sát các loài khác lẫn chính đồng loại, không có lý do gì để nghĩ rằng loài người hay bất kỳ loài thú có trí thông minh tột đỉnh nào khác sẽ cư xử khác đi. Đệ Tam Thế chiến sẽ bùng nổ. "Chúng ta thường phản ứng rất tiêu cực và hung hăng trước những kẻ lạ và những mối đe doạ," Cuthill nói.
Nếu một cuộc chiến xảy ra, ai sẽ thắng?
Tất nhiên là nhiều loài sẽ bị tiêu diệt. Các động vật ăn cỏ sẽ phải giành hầu hết thời gian để ăn cỏ nhằm tích trữ đủ năng lượng. Điều này hạn chế thời gian chúng có thể đầu tư vào việc giao tiếp, sản xuất công cụ, xây dựng một nền văn hoá hoặc tham chiến.
Các loài ăn thịt sẽ có lợi thế hơn. Cá mập, cá heo và cá voi sát thủ sẽ là trường hợp ngoại lệ vì chỉ sống ở đại dương - mặc dù các loài sống ở đại dương cũng có thể giao tranh để giành quyền lực.
Tương tự, các loài thú không thể sống ngoài những môi trường đặc biệt như đầm lầy, sa mạc, cũng không thể thống trị thế giới.
Các loài thú săn mồi lớn như sư tử, hổ, gấu, chó sói, thậm chí các loài không săn mồi như voi, tê giác, đều có thể tham chiến, và chúng sẽ là mối đe doạ lớn nhất cho sự thống trị của loài người.
Nếu chúng ta bị lột trần truồng và ném vào sa mạc hoặc rừng sâu, chúng chắc chắn sẽ đánh bại chúng ta.
Thế nhưng với những vũ khí hiện đại và số lượng áp đảo, loài người sẽ không mất nhiều thời gian để đè bẹp đối thủ mới của mình.
Thế nhưng có một đối thủ khác mà chúng ta chưa đề cập đến: Các loài linh trưởng cùng họ với loài người.
Cuthill chỉ ra rằng công nghệ của chúng ta đã cho phép chúng ta có được vị thế như hiện nay, và các loài linh trưởng cũng có cùng chức năng sinh lý cần thiết để sử dụng những công nghệ đó như loài người.
Tinh tinh, đười ươi, khỉ đột có thể thâm nhập vào máy tính hay sử dụng súng của chúng ta.
Bên cạnh đó chúng còn có cơ thể dẻo dai hơn. Chúng cũng có thể tạo ra những công nghệ mới từ các dụng cụ lấy cắp được của loài người.
Thế nhưng khả năng làm tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào việc liệu chúng có xâm nhập vào được kho kiến thức mà loài người đã tích trữ suốt nhiều thế kỷ, trong đó bao gồm cách thức giao chiến một cách hiệu quả, liệu chúng có khả năng hiểu rõ con người và nhiều điều khác hay không.
"Nếu có được tất cả những kiến thức này thì nhiều khả năng chúng sẽ ngang ngửa với chúng ta," Call nói. "Nếu không, dù là một đối thủ đáng gờm, chúng cũng không thể trở thành loài thống trị."
Thế nhưng nếu có đủ thời gian, khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi môi trường và hoàn cảnh sẽ là vũ khí mạnh nhất cho công cuộc thống trị thế giới.
Thực vậy, đây là một trong những kỹ năng cơ bản giúp con người thống trị Trái Đất.
Mặc dù sinh ra ở những vùng thảo nguyên ấm áp, chúng ta dần tìm cách khám phá các vùng đất có đặc điểm khác xa với xuất xứ của mình. Số lượng cũng là một yếu tố đáng kể, bên cạnh khả năng phát hiện ra việc bị tấn công.
Mặc dù vậy, các bằng chứng cũng cho thấy vi khuẩn mới là loài kế thừa Trái Đất. Vi khuẩn không có hệ thần kinh và vì vậy chúng khó có khả năng trở nên thông minh. Thế nhưng "chúng lại ở khắp nơi, ngay cả bên trong cơ thể chúng ta," Call nói. "Chúng sẽ là một đối thủ vô cùng mạnh."
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu kẻ thắng cuộc là một loài rất nhỏ," Dunbar đồng ý. "Tôi đoán là chúng ta sẽ trở thành con mồi của những sự sống sơ khai hơn rất nhiều, từ vi khuẩn cho đến các virus."
"Con người sẽ gặp rắc rối lớn nếu phải chiến đấu với các vi khuẩn thông minh, nhất là những vi khuẩn chết người," Call nói. "Vấn đề là chúng ta không thể loại bỏ chúng hoàn toàn vì chúng cần thiết cho sự sống của chính chúng ta."
Ngay cả khi con người bị tận diệt, xung đột sẽ tiếp tục nổ ra trên Trái Đất. Không có lý do gì để tin rằng bất cứ loài động vật nào có trí thông minh tương đương với trí tuệ của giống người thông minh thời tiền sử Homo sapien sẽ hành xử khác với con người trong việc khám phá tài nguyên cũng như khai thác, sử dụng các loài động vật khác.
Tương tự, xung đột cũng sẽ diễn ra bên trong từng loài. "Nên nhớ rằng động vật không giải quyết các vấn đề vì lợi ích của loài khác," Kacelnik nói. "Chúng cạnh tranh vì lợi ích của chính giống nòi chúng, hoặc từng nhóm gia đình."
Nhìn chung, tình hình sẽ trở nên tồi tệ cho muôn loài. Khi các loài bị tận diệt, hệ sinh thái sẽ sụp đổ và chừa lại những kẻ sống sót mạnh nhất - vi khuẩn, gián, chuột kế thừa Trái Đất.
Ngay cả khi đó, thế giới cũng khó lòng được yên ổn. Như Cuthill nói, bất cứ loài nào còn lại cũng đều có thể "phá hỏng hành tinh như chúng ta đang làm".
"Tôi không thấy có lý do nào khiến bất cứ loài nào khác trở nên vị tha hơn chúng ta," ông nói. "Sự cân bằng trong tự nhiên mà chúng ta đang chứng kiến có thể tồn tại là nhờ sự cân bằng về sức mạnh."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.