Cõi Người Ta

Chữ TẾT trong Tiếng Mẹ Đẻ tạo âm hưởng và gợi hình

Sau bao nhiêu năm ''ăn TẾT'' ở trong và ngoài Nước, ước mong tìm cho ra ý nghĩa đích thực của chữ TẾT, đọc quá nhiều tài liệu về ''mỹ từ ấy'', tôi KHÔNG đồng ý với

Sau bao nhiêu năm ''ăn TẾT'' ở trong và ngoài Nước, ước mong tìm cho ra ý nghĩa đích thực của chữ TẾT, đọc quá nhiều tài liệu về ''mỹ từ ấy'', tôi KHÔNG đồng ý với ''lập luận'' rằng chữ TẾT là do chữ TIẾT (
) của Hán tự.
I- Bằng chứng người Việt phát âm chữ
A- TIẾT chứ không phải TẾT
Chữ TIẾT () có rất nhiều nghĩa, chẳng hạn: thời tiết; tiết học trong lớp... Người Việt mình ở cả ba miền KHÔNG hề phát âm NGỌNG chữ TIẾT thành TẾT!!! Xin dẫn chứng cách Đồng Bào đọc (nói), viết như sau: TIẾT dục (節欲); TIẾT hạnh (節行); TIẾT mục (節目); TIẾT nghĩa (節義); TIẾT tháo (節操): giữ khí TIẾT (氣節); TIẾT trinh (節貞); chi TIẾT ( ); âm TIẾT (音節); TIẾT tấu (節奏); TIẾT phụ (節婦); TIẾTdụng (節用); TIẾT kiệm (節儉); thủ TIẾT (守節)...
Ngoài ra, người Hoa (Tàu) không dùng chữ (tiết) để chỉ Năm Mới, mà chữ ''duỳn tản'' (nguyên đán) hay là ''xin nển'' (tân niên) và thậm chí cả Khổng Tử cũng chẳng biết chữ TẾT của người Việt do đâu nên ông tự gọi ''nó'' bằng cái tên là TẾ SẠ như Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng và nhiều học giả khác chứng minh.
B- Ý nghĩa của chữ TIẾT hậu: 節候
Theo nhà làm lịch, NĂM NGÀY (five days) được gọi là MỘT HẬU và BA HẬU là MỘT KHÍ TIẾT. Như vậy, căn cứ vào A và B (I), mỹ từ TẾT của Tổ Tiên mình KHÔNG phải là cách biến âm (évolution phonétique) của chữ TIẾT như hầu hết người Việt ngộ nhận. KHÔNG phải bất cứ ai thông thạo viết, nói, dịch, dạy tiếng Mẹ Đẻ đều biết rành nguồn gốc của TẤT CẢ các từ trong tiếng ấy. Tôi hỏi anh kia dạy Nga văn (ở Đại Học) chữ ''phanh xe đạp'' do đâu; anh ấy nói anh không biết. Thật thà như thế thì dễ được người khác mến. Hầu như ai cũng biết chữ FAX; có người chỉ biết chữ ấy do đâu, chứ chẳng giải thích được tại sao (nó) có mẫu tự X!!!
II- Hàn Lâm Viện Pháp định nghĩa chữ TÊT
Cuốn Larousse (Dictionnaire Encyclopédique trước đây và sau này) định nghĩa chữ TÊT như sau: ''Ngày đầu năm theo lịch mặt trăng (âm lịch) CỦA Việt Nam tạo lý do cho những buổi liên hoan, hội hè (của Lễ Tết) giữa 20 tháng một và 19 tháng hai.'' (Têt: Premier jour de l'année du calendrier lunaire vietnamien, donnant lieu à des festivités (fête du Têt) entre le 20 janvier et le 19 février.)
Theo nguyên tắc, vì chủ trương: ''Điều gì không rõ ràng là không phải của Pháp, của tiếng Pháp. Ce qui n'est pas clair n'est pas français.'', trong tự điển (trừ loại bỏ túi), người Pháp luôn ghi cách phát âm từng chữ và NGUỒN GỐC của nó, chẳng hạn: Têt [] n.m (lat. testum, vase en terre) và cho định nghĩa là ''cái bình bằng đất ở phòng thí nghiệm...'' Trong khi đó, chữ Têt, đọc là: [tɛt] thì KHÔNG có gốc ''chinois, chinese'', mà là CỦA Việt Nam, khác với chữ TÊT kia do chữ Latin! (Xin tìm chữ ''pékiné, pékinois'' thì sẽ thấy: ''de Pékin'' rõ ràng!)
Đáng tiếc rằng, ở trên mạng và trong một số tài liệu bằng tiếng Anh, Pháp, Đức..., nhiều người bản xứ, kể cả không ít VIỆT BÀO, cũng KHẲNG ĐỊNH chữ TẾT do TIẾT mà ra. Vậy thì tại sao mình viết, nói ''TIẾT canh vịt, thọc TIẾT'', mà KHÔNG phải: TẾT canh vịt, thọc TẾT? Xin Bà Con vui lòng ĐỪNG VÔ TÌNH tạo cớ cho người ngoài LÀM HƯ chữ TẾT quá thiêng liêng của Tổ Tiên!
III- TẾT TA, TẾT DÂN TỘC, TẾT (CỔ TRUYỀN) VIỆT NAM
Các chữ vừa nêu diễn tả ''HỒN VIỆT, TINH HOA VIỆT, VĂN HÓA VIỆT thuần túy'' đã, đang và sẽ còn ĐI VÀO mọi lãnh vực VĂN HÓA (INCULTURATION) của VIỆT BÀO. Tôi chợt nhớ đến đoạn mà Thầy-Cô-năm-xưa cho trò ''học thuộc lòng để trả bài'' ở lớp Đệ Ngũ Trung Học:
''Giọng Hàn Thuyên! Hồn Đại Việt! Hai câu ấy thực là gồm cả cái lòng hy vọng tối thiết của bọn ta. Than ôi, vì sao mà ta khắc khoải trong lòng, ta băn khoăn trong dạ, vì sao mà ta mong mỏi, mà trữ thương? Chẳng phải là từ xưa đến nay ta chưa từng được đem cái giọng Hàn Thuyên này mà diễn cái hồn Đại Việt kia ư? Cùng một tiếng khóc, cùng một giọng cười, mà sao giọng cười, tiếng khóc bằng cái lời họ Hàn kia nó cảm ta như thế? Là bởi trời sinh ra ta để nói cái lời ấy, trời sinh ra cái lời ấy để ta nói, ta nói bằng lời ấy, mới nói được lòng ta, nói bằng lời khác là nói những sự không thực cả. Trong trời đất chỉ có lời ấy với ta, ta với lời ấy là có cái duyên nợ ba sinh vậy... Dù ta học chữ Tây hay chữ Tàu, ta cũng chớ nên quên tiếng Tổ Quốc là cái tiếng từ khi lọt lòng ta đã học nói, và đến khi hấp hối chết cũng còn nói. Ta nên nhớ câu ca dao của nước nhà: ''Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn!... Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Tiếng của Tổ Quốc thời thương lấy cùng!''
Vậy, tôi CŨNG mong các KỸ-SƯ-TÂM-HỒN-hôm-nay ĐỪNG cho tuổi thơ THẤM VÀO ĐẦU ''cái'' nguồn gốc KHÔNG ĐÚNG của chữ TẾT!
IV- ''Âm hưởng'' và cách ''gợi hình'' của tiếng Mẹ Đẻ
A- Người Pháp nhận xét về tiếng Việt
Đã đi khắp nơi, so sánh ''âm tiếng Việt'' với ''âm các tiếng khác'', người Pháp nói chung, nhất là các nhà ''ngôn ngữ và ngữ âm học'' nhận xét thế này: ''Người Việt nói NHƯ CHIM HÓT!''
Ngồi với bạn người Pháp, khi trao đổi về tiếng Việt, tôi nói: Một trong những đặc điểm của chữ Hán là ''tượng thanh'', nhất là ''tượng hình'', ví dụ chữ MẪUcó hình hai bầu sữa. Trong khi đó, chữ MẸ, MÁ, MẠ, (hay MẪU đi nữa) thì GỢI HÌNH (khác với ''tượng hình''), lại có ÂM HƯỞNG sâu xa như lời nhạc của Y Vân về người Mẹ: ''thấm vào lòng con; chan chứa trên bao xóm làng gần xa!''
Thật vậy, hình ảnh của MẸ trong ngày TẾT thiêng liêng cũng để lại ''âm hưởng'' trong tôi qua bài thơ NHỚ XUÂN có bốn câu này: Vườn xuân rộn tiếng chim ca - Cõi lòng của mẹ bao la, nặng sầu... Con đi biền biệt đã lâu – Không còn giúp Mẹ têm trầu như xưa...
B- Âm trong tiếng Mẹ Đẻ
1- Âm ẾT, ỆT
Trong tiếng Việt, (kể cả những ''chữ gốc Hán'' được người mình đọc cách khác, ÊM NHẸ và HAY hơn), âm ẾT, ỆT diễn tả ''mức độ'' nhiều hay ít, tốt hay xấu.
Ví dụ: hết ý; hết sẩy; thương con hết mực; quần áo ướt dính bết vào da; làm ăn bết; ngồi bệt; máy chết giữa đường; làm ăn thế thì chết; chết mê, chết mệt; chết rấp cho hết; hết hồn; hết chỗ nói; hết nước rồi; hết thảy; giống hệt; nhựa cây kết đặc; kết đọng; kết tóc; kết tủa; kéo lết; bò lết; lết vô hòm; quần dài lết bết; làm ăn lết bết; dài lệt bệt; dệt mộng; dệt lụa; tiếng dép lệt sệt (xệt) ngoài sân; mê mệt; mệt cái đầu; mất nết; nết na; phết mấy roi; phết hồ; phết sơn; sền sệt; trết dầu; thấp trệt; dấu vết; vết thương lòng; vết tích; vệt đèn pha...
2- Âm ÉT, ẸT
Ví dụ: quét nhà; cái quẹt lửa; càn quét; quần áo (mùa) rét; đất sét; lưỡi cuốc bị sét; sét đánh; vơ vét làm thét rồi quen; thét lên; thét (nung) vàng, bạc; mũi tẹt; xem xét; xét nét; xét soi; chẹt cứng; dài, tròn, mà dẹt ở phần đuôi; người khô đét như gỗ; đét roi vào lưng; ăn gì cũng đẹt; kỳ cho sạch ghét; trâu buộc ghét trâu ăn; hét vào tai; máu khô két! Áo két dầu mỡ! Súng kẹt đạn. kẹt cho mầy; khét tiếng; cơm khét; khét lẹt; con két; con vẹt; học hành lẹt đẹt nên thi rớt; lẹt đẹt theo mẹ; sợ tái mét; nẹt cho mấy roi; bị mẹ nẹt cho một trận; âm thanh nghe nét; nét ngài nở nang; nhét đầy túi; vét sạch túi; phét lác; nói phét...
V- Nguồn gốc của chữ TẾT
Ngôn ngữ là phương tiện mà loài người sử dụng để thông tri cho nhau ý tưởng của mình. Với thời gian, do các hình thức sinh hoạt, lễ hội ăn mừng, nhiều chữ xuất hiện trong Kho Tàng tiếng Việt Cổ. Theo thiển ý của tôi, (ngoài những khám phá lý thú trong bài ''Tết là gì?'' mà tôi sẽ mời bà con vào đọc), chữ TẾT (có âm ẾT) CŨNG do những từ ''tạo âm hưởng'' và ''gợi hình'' sau đây:
1- tét: cắt bánh bằng sợi dây nhỏ vòng qua nó, rồi kéo dây từ từ để có từng khoanh bánh ''rơi'' NHẸ, nằm XINH XẮN trên dĩa.
2- tết: đan, thắt nhiều sợi dây thành túi (đựng đồ ăn, đồ dùng) trông ĐẸP mắt.
3- tết: bện, quấn bằng rơm hay dây DÍNH CHẶT, thật KHÉO vào cái gì; gói, bọc KỸ thịt, cá bằng lá dừa, lá chuối, lá tranh, chẳng hạn: tré Huế.
4- tết: bím tóc, chẳng hạn: tóc TẾT bím trông THẬT DỄ THƯƠNG.
5- tết: mang tặng, biếu những gì TỐT ĐẸP, QUÝ BÁU: Mồng một TẾT Cha, mồng ba TẾT Thầy.
Năm động từ (có những Ý ĐẸP vừa nêu) cho chúng ta MỸ từ TẾT viết hoa vì đó là danh từ RIÊNG của người Việt, rồi hai chữ TẾT NHẤT (NHỨT) là TẾT trên HẾT! (TÊT avant TOUT; TET above ALL!) Vui như TẾT! Năm HẾT, TẾT đến! Câu ca dao sau đây chứng tỏ chữ TẾT có từ ngàn xưa: ''TẾT Trần, TẾT Lý, TẾT Lê...! TRĂM NGÀN cái TẾT, ai chê TẾT nào!''
VI- Lời kết
Bác sĩ Motta phát biểu: ''Yêu tiếng Mẹ Đẻ là BỔN PHẬN của mình. THỜ Ơ với tiếng Mẹ Đẻ là dấu chỉ SUY THOÁI về luân lý.'' Còn De Amicis thì cho rằng NẮM VỮNG tiếng Mẹ Đẻ là CÓ trong tay chìa khóa MỞ các cửa NHÀ TÙ.
Ước gì con cháu VIỆT BÀO ''biết'' yêu tiếng Việt HƠN tất cả các tiếng KHÁC và noi gương của gia đình này: Xúc động clip "Ý nghĩa chữ Tết" | soha.vn
Đức Quốc, Mồng hai TẾT TA (01.02.2014)
Phan văn Phước
Xin mời nghe hơn TRĂM lần chữ TẾT đậm đà trên môi xinh: Ngày TẾT quê em Tam ca Áo Trắng.
LINKS bài viết:



Tết là gì ?
BS. Nguyễn Hy Vọng
Tết không phải do chữ Tiết ? của Tàu mà ra.
Tếttên riêng [nom propre] gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền đông nam Á, còn tiết chỉ là một tên thường [nom commun] của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm.
Chỉ có người Việt gọi là Tết, trong khi cả ngàn triệu nguời Tàu gọi ngày đó là duỳn tản ? ? [nguyên đán] hay là xin nển ? ? [tân niên]. Vậy tại sao họ không gọi là Tết ? vì Tết không phải là tiếng của họ.
Giờ ta hãy trở lại với cái tên gọi là Tết.
Cách hợp lý để tìm cho ra nguồn gốc của chữ Tết và ý nghĩa của chữ ấy là đi tìm trong tất cả các ngôn ngữ khác nhau ở miền nam Á châu, xem thử có ngôn ngữ nào ,cũng có cái tên là tết và cũng có cái cách phát âm, cách đọc, cách nói và cũng có cái nghĩa là ngày lễ ăn mừng đầu năm không ? Dù cho tiếng ấy không phải là tiếng Việt hay là tiếng Tàu.
Nếu không có thì đành vậy chứ sao ! Vậy mà có đấy mà lại có rất nhiều và rất giống nhau gần y hệt, các bạn ơi !
Thật ra từ khi con nguời xưa ở miền rộng lớn Đông nam Á biết đuợc là cứ đều đều mỗi năm thì mùa gió đổi chiều và đem lại mùa mưa khoảng tháng tư tháng năm, tùy theo từng vùng gió mùa, trước hết là từ bờ biển phía tây của lục địa Ấn độ, rồi chuyển dần qua ngang vùng đất Ấn độ rồi tiếp tục lan qua phía đông đến lần lượt các xứ Bangladesh, Assam, qua Miến điện, Myanmar bây giờ rồi thổi qua Thái Lan, Lào mà đến Việt Nam, rồi tiếp tục cùng lúc lên phía đông bắc là vùng Hoa Nam bên Tàu và xuống phía đông nam là 15 000 hòn đảo của Indonesia.
Cách đây cả chục ngàn năm, con nguời ở cái vùng gió mùa mênh mộng ấy đã gọi tên là Tết cho cái hiện tuợng trời đất gặp nhau qua mùa qua gió này và họ ăn mừng cái lúc giao mùa đó bằng cái tên là Tết, vì ai mà chẳng biết là không có mùa mưa đến thì kể như không trồng trọt gì được, huống chi là là trồng lúa.
Đông nam Á là vùng của gió mùa mưa, mùa của mấy chục triệu con trâu, của mấy trăm triệu con nguời sống với cây lúa, nơi mà những hạt lúa oriza sativa đã đựợc tìm ra từ 6000 năm trước [tài liệu của ông William Solzheim, đại học Hawai].
Gió mùa và mưa mùa là quyết định dứt khoát của đất trời cho con nguời ở Đông nam Á. Khi mưa gió không thuận hoà thì hạn hán và đói kém sẽ bao trùm, cuồng phong và lụt lội sẽ tàn phá hàng trăm ngàn mẫu ruộng lúa và giết hại hàng ngàn nguời. Nông nghiệp và sự sống còn của hàng chục triệu nguời hoàn toàn tùy thuộc vào cái ân huệ vừa phải của mùa mưa đến hàng năm trên cái phần đất mênh mông này !
Gió mưa đầu mùa là hứa hẹn của năm mới, của một đời sống mới, đuợc chờ đợi khoắc khoải và đón mừng hân hoan, và triền miên có mặt trong mọi lãnh vực tin tuởng, huyền thoại hay tâm linh, và cái thực tế của đời sống hàng ngày của nguời đi cày đi cấy, cũng gắn liền với bao nhiêu cái tin tuờng đó.
Trên những trống đồng từ ba ngàn năm trước, mấy con ếch, cóc nhái, ễnh ương ệnh oạng nằm chồng lên nhau, mỗi góc trống ba con, như một ám ảnh không ngừng về mùa mưa, về ruộng đồng ao hồ sông nuớc, về bất cứ mảnh đất nào mà cây lúa có thể mọc lên.
Biết bao nhiêu ca dao tục ngữ, bài vè nói về mùa mưa, về lúa gạo về ếch nhái và về ngàyTết trong tiếng Việt.
Ở xứ Nepal bên đông bắc Ấn độ, ngày lễ đầu mùa mưa cũng gọi là Teetj ; trong mấy ngày đó, nguời dân bản xứ ăn mừng, ca hát, nhảy múa, đánh đu, uống ruợu, tạt nuớc vào nhau để chúc mừng, chúc lành cho nhau, chúc Teetj. Chung quanh xứ Nepal nhu ở Sikkhim và Bhutan, dân ở đó cung gọi ngày đầu mùa mưa là Tiitj.
Bên Miến điện và Thái lan thì tha hồ xịt nuớc tạt nuớc nhau ướt mèm vào ngày đó.
Năm 1986 tôi qua học tiếng Mon bên Thái lan, gặp ngày lễ Song khràn, ngày tết âm lịch cổ truyền của dân Thái xưa, có nghĩa là giao mùa, trùng với mùa lễ Têj, vào 13 đến 15 april của năm dương lịch, bị một cô nguời Thái ở đền Nakhon Pathom lén bỏ một cục nước đá vào cổ áo sơmi của tôi nó lọt vào xuống lưng lạnh ngắt, cô ấy cười xin lỗi và nói là muốn chúc tết bất ngờ cho tôi theo kiểu tạt nuớc vào nhau của họ !
Người Lào Thái còn gọi ngày ấy là wan pi may, ngày năm mới.
Người dân Kampuchia thì gọi ngày đó là thngày chul thnăm chmây, ngày vào năm mới [trong lịch cũ của họ thì họ gọi tháng giêng là khae Chêt, tháng tết].
Người Chàm thì gọi là bulan Chit, tháng tết.
Các dân tộc mạn ngược ngoài Bắc Việt, cũng như nhiều dân tộc miền núi ở Trung Việt vẫn có ăn mừng hội mùa mưa, hội ngày mùa còn lớn hon cả hội mùa xuân [theo tài liệu của ông Nguyễn văn Huyên ; " Les chants alternés des garcons et des filles en Annam, 1934 ".
Kể từ khi Tàu qua đô hộ Giao Chỉ cách đây 2000 năm, thì người Giao Chỉ không còn ăn tết vào tháng tư tháng năm của lịch Muờng xưa " lịch ngày lui tháng tới " đó nữa mà ăn Tết theo lịch Tàu, mà lịch Tàu hồi xưa thì cũng " bất thùng chi thình ", khi thì ngày đầu năm của Tàu rớt vào tháng chạp, khi thì nhằm vào tháng giêng của họ, và sau nhiều thay đổi, mới gọi là ngày duỳn tán xin nển của họ, chứ Tàu không gọi ngày đầu năm của họ là tiết nhật [sic]bao giờ cả.
Chỉ có vài ông hán việt " chợ chiều " khư khư cố mà tìm cho ra đuợc một cái âm huởng tàu cho cái tiếng Tết, nên cố tình guợng gạo mà ép cho nó là tiết , cũng như họ đã giải thích kiểu " tầm phào " Giao Chỉ là ngón chân giao nhau, thật là nói tàm bậy !.
Lạc là chim lạc, ghe chài là ghe tải ! xem Lê ngọc Trụ [trời đất !].
Sau đây là những cognates, từ đồng nguyên, khắp Đông Nam Á, dính líu với TẾT.
Al de Rhodes:Tết
Tết năm [sic], Tết ai, ăn Tết.
Từ Điển Khai Trí Tiến Đức :không hề cho rằng Tết là tiết của Tàu.
Nùng: Tết.
niên Tết là năm Tết.
Muờng: Thết
ăn Thết là ăn Tết
Thái : Thêts Lễ mừng năm mới [New Year celebration].
Thêts khal là Mùa Tết, những ngày Tết.
Thêts Thày là Tết Thái [Thai New Year's celebration].
Thrếts là Tết [theo Từ Điển Francais-Thái của Pallegoix].
Thrếts Chìn là Tết Tàu / Chinese New Year [Chìn là Tàu].
Chêtr là Tết của Thái [fifth lunar month / mid April festival].
Tết / Đết là tên ông thần mưa [rain god, monsoon deity].
Trôts là lễ hội Thái từ xưa vào đầu mùa mưa, cuối April-May.
Trốts Farăng là Tết Hoa-Lang [Western New Year's Day].
[xem bài "Hoa lang đạo là đạo gì?" Bs Nguyễn Hy Vọng [Hoa Lang là: Occident, West].
Zhuang:Xit / Sit làlễ Tết của 20 triệu người Zhuang bên Quảng Tây,
nói tiếng Tai, tiếng Thái xưa !
đuon Sít là tháng Tết [mois de festival célébrant la mousson].
[đươn là tháng]
Chàm:Tít là lễ tháng năm của lịch xưa Chàm [tháng gió mùa bắt đầu thổi]
băng Tít là ăn Tết.
Chêt là Tết.
bu-lăn Chêt là tháng Tết [bu lăntháng, tiếng Chàm].
Ktêh là lễ hội lớn nhất trong năm của nguời Chàm.
Mon:Kteh là Ngày đầu năm của dân tộc Mon ở Myannar.
o-Teh là lễ hội lội bùn đầu năm.
o-Tet id
k-Tât l à nghi lễ đầu năm.
k-Tet id
Khmer: Chêtr làTết, lễ mừng tháng năm theo cổ lịch Khmer, là tháng gió mùa bắt đầu thổi ngược lại, tháng của mùa gió nồm ở Đông Nam Á. [tùy theo nơi, từ cuối tháng tư đến cuối tháng năm].
khae Chêtr là tháng Tết [khae là tháng] khoảng 13 tháng 4 dương lịch, khoảng 23 tháng ba âm lịch. Chêtr khal là thời gian có lễ Tết [khal thời gian].
India:Chêtr là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn Độ, tên của tháng giao mùa đem mưa đến. [mois du début de la mousson].
Nepal: Teej là lễ đầu năm của dân xứ Nepal.
Mustang: Tidj / Tidji là lễ đầu năm của xứ Mustang, bên cạnh xứ Nepal. Miền đông bắc Ấn Độ.
Munda: Teej là lễ hội Gió Mùa, các nữ sinh ca hát những bài hát cổ Teej, để đánh dấu Gió Mùa trở lại và sự hứa hẹn thịnh vượng.[National Geographic magazine].
Kinh Lễ Ký: Tế-Sạ ! 祭 蜡[âm Hán Việt là Tế Chá]. Khổng Tử nói [trong kinh Lễ Ký]: " Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi tên cho ngày đó là "TẾ SẠ". ".
Khổng Tử không nghĩ rằng " tiết " là cái âm sinh ra Tết, nên ổng mới phiên âm khác đi là Tế-Sạ. Hơn nữa, xem trên, có cả chục ngôn ngữ và nền văn hóa khác với Tàu. Ăn mừng ngày đầu năm của họ mà vẫn mang những cái tên mà ý nghĩa, phát âm, cùng cách nói và cách đọc đều giống với cái âm, cái tên, cái tiếng Tết của dân Giao Chỉ và của dân Mường, nên ta phải " suy nghĩ lại " về cái hiểu lầm Tết Tiết của các ông " Hán Việt " hơn mấy trăm năm qua.
Như vậy, tết là tên gọi cái ngày ăn mừng đầu mùa mưa và sau này trở thành ngày ăn mừng đầu năm âm lịch luôn của các dân Mường, Nùng, Thái, Zhuang, Chàm, Mon, Khmer, Vùng đông bắc Ấn độ, Nepal. Mustang, Munda.
Hỏi nhỏ bạn, bạn có còn cho rằng TếtTiết của Tàu mà ra không ?
NGUYỄN HY VỌNG, M.D.
Tài liệu tham khảo :
Ancient China, Howard Edward H. Shafer / Time Life, New York.
Ancient China, Maurizio Scarpari / Barnes Noble, Italy.
Thai Dictionary, Mary Haaj / Stanford, CA, 1964.
The languages of China before the Chinese, Terrien de Lacouperie / London 1887, Taipei, 1966.
A dictionary of the Mon inscriptions, HL Shorto, London, 1971.
Studies in Munda linguistics, Sudhibushan Batacharya / Simla, Calcutta, 1975.
Lao English dictionary, Russell Marcus / Japan, 1975.
Dictionary Lingua Thai, Pellegoix PL 4186 PS 1854 a 1972.
English Hmong dictionary, Lang siong & Joua Siong, Nao Leng Siong PL 4072 4X, 1984.
Introduction to Sino Tibetan [Shafer 1966 - Wiesbaden germany PL 3521,S.
A grammar of the Khasi language [rev H. Roberts / London- Kegan Paul Trench Hubner and CoLTD, Pater Noster House, Charing Cross Rd, 1891.
Excerpts from Brittanica, 1999.

HP chuyển
__._,_.___

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chữ TẾT trong Tiếng Mẹ Đẻ tạo âm hưởng và gợi hình

Sau bao nhiêu năm ''ăn TẾT'' ở trong và ngoài Nước, ước mong tìm cho ra ý nghĩa đích thực của chữ TẾT, đọc quá nhiều tài liệu về ''mỹ từ ấy'', tôi KHÔNG đồng ý với

Sau bao nhiêu năm ''ăn TẾT'' ở trong và ngoài Nước, ước mong tìm cho ra ý nghĩa đích thực của chữ TẾT, đọc quá nhiều tài liệu về ''mỹ từ ấy'', tôi KHÔNG đồng ý với ''lập luận'' rằng chữ TẾT là do chữ TIẾT (
) của Hán tự.
I- Bằng chứng người Việt phát âm chữ
A- TIẾT chứ không phải TẾT
Chữ TIẾT () có rất nhiều nghĩa, chẳng hạn: thời tiết; tiết học trong lớp... Người Việt mình ở cả ba miền KHÔNG hề phát âm NGỌNG chữ TIẾT thành TẾT!!! Xin dẫn chứng cách Đồng Bào đọc (nói), viết như sau: TIẾT dục (節欲); TIẾT hạnh (節行); TIẾT mục (節目); TIẾT nghĩa (節義); TIẾT tháo (節操): giữ khí TIẾT (氣節); TIẾT trinh (節貞); chi TIẾT ( ); âm TIẾT (音節); TIẾT tấu (節奏); TIẾT phụ (節婦); TIẾTdụng (節用); TIẾT kiệm (節儉); thủ TIẾT (守節)...
Ngoài ra, người Hoa (Tàu) không dùng chữ (tiết) để chỉ Năm Mới, mà chữ ''duỳn tản'' (nguyên đán) hay là ''xin nển'' (tân niên) và thậm chí cả Khổng Tử cũng chẳng biết chữ TẾT của người Việt do đâu nên ông tự gọi ''nó'' bằng cái tên là TẾ SẠ như Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng và nhiều học giả khác chứng minh.
B- Ý nghĩa của chữ TIẾT hậu: 節候
Theo nhà làm lịch, NĂM NGÀY (five days) được gọi là MỘT HẬU và BA HẬU là MỘT KHÍ TIẾT. Như vậy, căn cứ vào A và B (I), mỹ từ TẾT của Tổ Tiên mình KHÔNG phải là cách biến âm (évolution phonétique) của chữ TIẾT như hầu hết người Việt ngộ nhận. KHÔNG phải bất cứ ai thông thạo viết, nói, dịch, dạy tiếng Mẹ Đẻ đều biết rành nguồn gốc của TẤT CẢ các từ trong tiếng ấy. Tôi hỏi anh kia dạy Nga văn (ở Đại Học) chữ ''phanh xe đạp'' do đâu; anh ấy nói anh không biết. Thật thà như thế thì dễ được người khác mến. Hầu như ai cũng biết chữ FAX; có người chỉ biết chữ ấy do đâu, chứ chẳng giải thích được tại sao (nó) có mẫu tự X!!!
II- Hàn Lâm Viện Pháp định nghĩa chữ TÊT
Cuốn Larousse (Dictionnaire Encyclopédique trước đây và sau này) định nghĩa chữ TÊT như sau: ''Ngày đầu năm theo lịch mặt trăng (âm lịch) CỦA Việt Nam tạo lý do cho những buổi liên hoan, hội hè (của Lễ Tết) giữa 20 tháng một và 19 tháng hai.'' (Têt: Premier jour de l'année du calendrier lunaire vietnamien, donnant lieu à des festivités (fête du Têt) entre le 20 janvier et le 19 février.)
Theo nguyên tắc, vì chủ trương: ''Điều gì không rõ ràng là không phải của Pháp, của tiếng Pháp. Ce qui n'est pas clair n'est pas français.'', trong tự điển (trừ loại bỏ túi), người Pháp luôn ghi cách phát âm từng chữ và NGUỒN GỐC của nó, chẳng hạn: Têt [] n.m (lat. testum, vase en terre) và cho định nghĩa là ''cái bình bằng đất ở phòng thí nghiệm...'' Trong khi đó, chữ Têt, đọc là: [tɛt] thì KHÔNG có gốc ''chinois, chinese'', mà là CỦA Việt Nam, khác với chữ TÊT kia do chữ Latin! (Xin tìm chữ ''pékiné, pékinois'' thì sẽ thấy: ''de Pékin'' rõ ràng!)
Đáng tiếc rằng, ở trên mạng và trong một số tài liệu bằng tiếng Anh, Pháp, Đức..., nhiều người bản xứ, kể cả không ít VIỆT BÀO, cũng KHẲNG ĐỊNH chữ TẾT do TIẾT mà ra. Vậy thì tại sao mình viết, nói ''TIẾT canh vịt, thọc TIẾT'', mà KHÔNG phải: TẾT canh vịt, thọc TẾT? Xin Bà Con vui lòng ĐỪNG VÔ TÌNH tạo cớ cho người ngoài LÀM HƯ chữ TẾT quá thiêng liêng của Tổ Tiên!
III- TẾT TA, TẾT DÂN TỘC, TẾT (CỔ TRUYỀN) VIỆT NAM
Các chữ vừa nêu diễn tả ''HỒN VIỆT, TINH HOA VIỆT, VĂN HÓA VIỆT thuần túy'' đã, đang và sẽ còn ĐI VÀO mọi lãnh vực VĂN HÓA (INCULTURATION) của VIỆT BÀO. Tôi chợt nhớ đến đoạn mà Thầy-Cô-năm-xưa cho trò ''học thuộc lòng để trả bài'' ở lớp Đệ Ngũ Trung Học:
''Giọng Hàn Thuyên! Hồn Đại Việt! Hai câu ấy thực là gồm cả cái lòng hy vọng tối thiết của bọn ta. Than ôi, vì sao mà ta khắc khoải trong lòng, ta băn khoăn trong dạ, vì sao mà ta mong mỏi, mà trữ thương? Chẳng phải là từ xưa đến nay ta chưa từng được đem cái giọng Hàn Thuyên này mà diễn cái hồn Đại Việt kia ư? Cùng một tiếng khóc, cùng một giọng cười, mà sao giọng cười, tiếng khóc bằng cái lời họ Hàn kia nó cảm ta như thế? Là bởi trời sinh ra ta để nói cái lời ấy, trời sinh ra cái lời ấy để ta nói, ta nói bằng lời ấy, mới nói được lòng ta, nói bằng lời khác là nói những sự không thực cả. Trong trời đất chỉ có lời ấy với ta, ta với lời ấy là có cái duyên nợ ba sinh vậy... Dù ta học chữ Tây hay chữ Tàu, ta cũng chớ nên quên tiếng Tổ Quốc là cái tiếng từ khi lọt lòng ta đã học nói, và đến khi hấp hối chết cũng còn nói. Ta nên nhớ câu ca dao của nước nhà: ''Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn!... Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Tiếng của Tổ Quốc thời thương lấy cùng!''
Vậy, tôi CŨNG mong các KỸ-SƯ-TÂM-HỒN-hôm-nay ĐỪNG cho tuổi thơ THẤM VÀO ĐẦU ''cái'' nguồn gốc KHÔNG ĐÚNG của chữ TẾT!
IV- ''Âm hưởng'' và cách ''gợi hình'' của tiếng Mẹ Đẻ
A- Người Pháp nhận xét về tiếng Việt
Đã đi khắp nơi, so sánh ''âm tiếng Việt'' với ''âm các tiếng khác'', người Pháp nói chung, nhất là các nhà ''ngôn ngữ và ngữ âm học'' nhận xét thế này: ''Người Việt nói NHƯ CHIM HÓT!''
Ngồi với bạn người Pháp, khi trao đổi về tiếng Việt, tôi nói: Một trong những đặc điểm của chữ Hán là ''tượng thanh'', nhất là ''tượng hình'', ví dụ chữ MẪUcó hình hai bầu sữa. Trong khi đó, chữ MẸ, MÁ, MẠ, (hay MẪU đi nữa) thì GỢI HÌNH (khác với ''tượng hình''), lại có ÂM HƯỞNG sâu xa như lời nhạc của Y Vân về người Mẹ: ''thấm vào lòng con; chan chứa trên bao xóm làng gần xa!''
Thật vậy, hình ảnh của MẸ trong ngày TẾT thiêng liêng cũng để lại ''âm hưởng'' trong tôi qua bài thơ NHỚ XUÂN có bốn câu này: Vườn xuân rộn tiếng chim ca - Cõi lòng của mẹ bao la, nặng sầu... Con đi biền biệt đã lâu – Không còn giúp Mẹ têm trầu như xưa...
B- Âm trong tiếng Mẹ Đẻ
1- Âm ẾT, ỆT
Trong tiếng Việt, (kể cả những ''chữ gốc Hán'' được người mình đọc cách khác, ÊM NHẸ và HAY hơn), âm ẾT, ỆT diễn tả ''mức độ'' nhiều hay ít, tốt hay xấu.
Ví dụ: hết ý; hết sẩy; thương con hết mực; quần áo ướt dính bết vào da; làm ăn bết; ngồi bệt; máy chết giữa đường; làm ăn thế thì chết; chết mê, chết mệt; chết rấp cho hết; hết hồn; hết chỗ nói; hết nước rồi; hết thảy; giống hệt; nhựa cây kết đặc; kết đọng; kết tóc; kết tủa; kéo lết; bò lết; lết vô hòm; quần dài lết bết; làm ăn lết bết; dài lệt bệt; dệt mộng; dệt lụa; tiếng dép lệt sệt (xệt) ngoài sân; mê mệt; mệt cái đầu; mất nết; nết na; phết mấy roi; phết hồ; phết sơn; sền sệt; trết dầu; thấp trệt; dấu vết; vết thương lòng; vết tích; vệt đèn pha...
2- Âm ÉT, ẸT
Ví dụ: quét nhà; cái quẹt lửa; càn quét; quần áo (mùa) rét; đất sét; lưỡi cuốc bị sét; sét đánh; vơ vét làm thét rồi quen; thét lên; thét (nung) vàng, bạc; mũi tẹt; xem xét; xét nét; xét soi; chẹt cứng; dài, tròn, mà dẹt ở phần đuôi; người khô đét như gỗ; đét roi vào lưng; ăn gì cũng đẹt; kỳ cho sạch ghét; trâu buộc ghét trâu ăn; hét vào tai; máu khô két! Áo két dầu mỡ! Súng kẹt đạn. kẹt cho mầy; khét tiếng; cơm khét; khét lẹt; con két; con vẹt; học hành lẹt đẹt nên thi rớt; lẹt đẹt theo mẹ; sợ tái mét; nẹt cho mấy roi; bị mẹ nẹt cho một trận; âm thanh nghe nét; nét ngài nở nang; nhét đầy túi; vét sạch túi; phét lác; nói phét...
V- Nguồn gốc của chữ TẾT
Ngôn ngữ là phương tiện mà loài người sử dụng để thông tri cho nhau ý tưởng của mình. Với thời gian, do các hình thức sinh hoạt, lễ hội ăn mừng, nhiều chữ xuất hiện trong Kho Tàng tiếng Việt Cổ. Theo thiển ý của tôi, (ngoài những khám phá lý thú trong bài ''Tết là gì?'' mà tôi sẽ mời bà con vào đọc), chữ TẾT (có âm ẾT) CŨNG do những từ ''tạo âm hưởng'' và ''gợi hình'' sau đây:
1- tét: cắt bánh bằng sợi dây nhỏ vòng qua nó, rồi kéo dây từ từ để có từng khoanh bánh ''rơi'' NHẸ, nằm XINH XẮN trên dĩa.
2- tết: đan, thắt nhiều sợi dây thành túi (đựng đồ ăn, đồ dùng) trông ĐẸP mắt.
3- tết: bện, quấn bằng rơm hay dây DÍNH CHẶT, thật KHÉO vào cái gì; gói, bọc KỸ thịt, cá bằng lá dừa, lá chuối, lá tranh, chẳng hạn: tré Huế.
4- tết: bím tóc, chẳng hạn: tóc TẾT bím trông THẬT DỄ THƯƠNG.
5- tết: mang tặng, biếu những gì TỐT ĐẸP, QUÝ BÁU: Mồng một TẾT Cha, mồng ba TẾT Thầy.
Năm động từ (có những Ý ĐẸP vừa nêu) cho chúng ta MỸ từ TẾT viết hoa vì đó là danh từ RIÊNG của người Việt, rồi hai chữ TẾT NHẤT (NHỨT) là TẾT trên HẾT! (TÊT avant TOUT; TET above ALL!) Vui như TẾT! Năm HẾT, TẾT đến! Câu ca dao sau đây chứng tỏ chữ TẾT có từ ngàn xưa: ''TẾT Trần, TẾT Lý, TẾT Lê...! TRĂM NGÀN cái TẾT, ai chê TẾT nào!''
VI- Lời kết
Bác sĩ Motta phát biểu: ''Yêu tiếng Mẹ Đẻ là BỔN PHẬN của mình. THỜ Ơ với tiếng Mẹ Đẻ là dấu chỉ SUY THOÁI về luân lý.'' Còn De Amicis thì cho rằng NẮM VỮNG tiếng Mẹ Đẻ là CÓ trong tay chìa khóa MỞ các cửa NHÀ TÙ.
Ước gì con cháu VIỆT BÀO ''biết'' yêu tiếng Việt HƠN tất cả các tiếng KHÁC và noi gương của gia đình này: Xúc động clip "Ý nghĩa chữ Tết" | soha.vn
Đức Quốc, Mồng hai TẾT TA (01.02.2014)
Phan văn Phước
Xin mời nghe hơn TRĂM lần chữ TẾT đậm đà trên môi xinh: Ngày TẾT quê em Tam ca Áo Trắng.
LINKS bài viết:



Tết là gì ?
BS. Nguyễn Hy Vọng
Tết không phải do chữ Tiết ? của Tàu mà ra.
Tếttên riêng [nom propre] gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền đông nam Á, còn tiết chỉ là một tên thường [nom commun] của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm.
Chỉ có người Việt gọi là Tết, trong khi cả ngàn triệu nguời Tàu gọi ngày đó là duỳn tản ? ? [nguyên đán] hay là xin nển ? ? [tân niên]. Vậy tại sao họ không gọi là Tết ? vì Tết không phải là tiếng của họ.
Giờ ta hãy trở lại với cái tên gọi là Tết.
Cách hợp lý để tìm cho ra nguồn gốc của chữ Tết và ý nghĩa của chữ ấy là đi tìm trong tất cả các ngôn ngữ khác nhau ở miền nam Á châu, xem thử có ngôn ngữ nào ,cũng có cái tên là tết và cũng có cái cách phát âm, cách đọc, cách nói và cũng có cái nghĩa là ngày lễ ăn mừng đầu năm không ? Dù cho tiếng ấy không phải là tiếng Việt hay là tiếng Tàu.
Nếu không có thì đành vậy chứ sao ! Vậy mà có đấy mà lại có rất nhiều và rất giống nhau gần y hệt, các bạn ơi !
Thật ra từ khi con nguời xưa ở miền rộng lớn Đông nam Á biết đuợc là cứ đều đều mỗi năm thì mùa gió đổi chiều và đem lại mùa mưa khoảng tháng tư tháng năm, tùy theo từng vùng gió mùa, trước hết là từ bờ biển phía tây của lục địa Ấn độ, rồi chuyển dần qua ngang vùng đất Ấn độ rồi tiếp tục lan qua phía đông đến lần lượt các xứ Bangladesh, Assam, qua Miến điện, Myanmar bây giờ rồi thổi qua Thái Lan, Lào mà đến Việt Nam, rồi tiếp tục cùng lúc lên phía đông bắc là vùng Hoa Nam bên Tàu và xuống phía đông nam là 15 000 hòn đảo của Indonesia.
Cách đây cả chục ngàn năm, con nguời ở cái vùng gió mùa mênh mộng ấy đã gọi tên là Tết cho cái hiện tuợng trời đất gặp nhau qua mùa qua gió này và họ ăn mừng cái lúc giao mùa đó bằng cái tên là Tết, vì ai mà chẳng biết là không có mùa mưa đến thì kể như không trồng trọt gì được, huống chi là là trồng lúa.
Đông nam Á là vùng của gió mùa mưa, mùa của mấy chục triệu con trâu, của mấy trăm triệu con nguời sống với cây lúa, nơi mà những hạt lúa oriza sativa đã đựợc tìm ra từ 6000 năm trước [tài liệu của ông William Solzheim, đại học Hawai].
Gió mùa và mưa mùa là quyết định dứt khoát của đất trời cho con nguời ở Đông nam Á. Khi mưa gió không thuận hoà thì hạn hán và đói kém sẽ bao trùm, cuồng phong và lụt lội sẽ tàn phá hàng trăm ngàn mẫu ruộng lúa và giết hại hàng ngàn nguời. Nông nghiệp và sự sống còn của hàng chục triệu nguời hoàn toàn tùy thuộc vào cái ân huệ vừa phải của mùa mưa đến hàng năm trên cái phần đất mênh mông này !
Gió mưa đầu mùa là hứa hẹn của năm mới, của một đời sống mới, đuợc chờ đợi khoắc khoải và đón mừng hân hoan, và triền miên có mặt trong mọi lãnh vực tin tuởng, huyền thoại hay tâm linh, và cái thực tế của đời sống hàng ngày của nguời đi cày đi cấy, cũng gắn liền với bao nhiêu cái tin tuờng đó.
Trên những trống đồng từ ba ngàn năm trước, mấy con ếch, cóc nhái, ễnh ương ệnh oạng nằm chồng lên nhau, mỗi góc trống ba con, như một ám ảnh không ngừng về mùa mưa, về ruộng đồng ao hồ sông nuớc, về bất cứ mảnh đất nào mà cây lúa có thể mọc lên.
Biết bao nhiêu ca dao tục ngữ, bài vè nói về mùa mưa, về lúa gạo về ếch nhái và về ngàyTết trong tiếng Việt.
Ở xứ Nepal bên đông bắc Ấn độ, ngày lễ đầu mùa mưa cũng gọi là Teetj ; trong mấy ngày đó, nguời dân bản xứ ăn mừng, ca hát, nhảy múa, đánh đu, uống ruợu, tạt nuớc vào nhau để chúc mừng, chúc lành cho nhau, chúc Teetj. Chung quanh xứ Nepal nhu ở Sikkhim và Bhutan, dân ở đó cung gọi ngày đầu mùa mưa là Tiitj.
Bên Miến điện và Thái lan thì tha hồ xịt nuớc tạt nuớc nhau ướt mèm vào ngày đó.
Năm 1986 tôi qua học tiếng Mon bên Thái lan, gặp ngày lễ Song khràn, ngày tết âm lịch cổ truyền của dân Thái xưa, có nghĩa là giao mùa, trùng với mùa lễ Têj, vào 13 đến 15 april của năm dương lịch, bị một cô nguời Thái ở đền Nakhon Pathom lén bỏ một cục nước đá vào cổ áo sơmi của tôi nó lọt vào xuống lưng lạnh ngắt, cô ấy cười xin lỗi và nói là muốn chúc tết bất ngờ cho tôi theo kiểu tạt nuớc vào nhau của họ !
Người Lào Thái còn gọi ngày ấy là wan pi may, ngày năm mới.
Người dân Kampuchia thì gọi ngày đó là thngày chul thnăm chmây, ngày vào năm mới [trong lịch cũ của họ thì họ gọi tháng giêng là khae Chêt, tháng tết].
Người Chàm thì gọi là bulan Chit, tháng tết.
Các dân tộc mạn ngược ngoài Bắc Việt, cũng như nhiều dân tộc miền núi ở Trung Việt vẫn có ăn mừng hội mùa mưa, hội ngày mùa còn lớn hon cả hội mùa xuân [theo tài liệu của ông Nguyễn văn Huyên ; " Les chants alternés des garcons et des filles en Annam, 1934 ".
Kể từ khi Tàu qua đô hộ Giao Chỉ cách đây 2000 năm, thì người Giao Chỉ không còn ăn tết vào tháng tư tháng năm của lịch Muờng xưa " lịch ngày lui tháng tới " đó nữa mà ăn Tết theo lịch Tàu, mà lịch Tàu hồi xưa thì cũng " bất thùng chi thình ", khi thì ngày đầu năm của Tàu rớt vào tháng chạp, khi thì nhằm vào tháng giêng của họ, và sau nhiều thay đổi, mới gọi là ngày duỳn tán xin nển của họ, chứ Tàu không gọi ngày đầu năm của họ là tiết nhật [sic]bao giờ cả.
Chỉ có vài ông hán việt " chợ chiều " khư khư cố mà tìm cho ra đuợc một cái âm huởng tàu cho cái tiếng Tết, nên cố tình guợng gạo mà ép cho nó là tiết , cũng như họ đã giải thích kiểu " tầm phào " Giao Chỉ là ngón chân giao nhau, thật là nói tàm bậy !.
Lạc là chim lạc, ghe chài là ghe tải ! xem Lê ngọc Trụ [trời đất !].
Sau đây là những cognates, từ đồng nguyên, khắp Đông Nam Á, dính líu với TẾT.
Al de Rhodes:Tết
Tết năm [sic], Tết ai, ăn Tết.
Từ Điển Khai Trí Tiến Đức :không hề cho rằng Tết là tiết của Tàu.
Nùng: Tết.
niên Tết là năm Tết.
Muờng: Thết
ăn Thết là ăn Tết
Thái : Thêts Lễ mừng năm mới [New Year celebration].
Thêts khal là Mùa Tết, những ngày Tết.
Thêts Thày là Tết Thái [Thai New Year's celebration].
Thrếts là Tết [theo Từ Điển Francais-Thái của Pallegoix].
Thrếts Chìn là Tết Tàu / Chinese New Year [Chìn là Tàu].
Chêtr là Tết của Thái [fifth lunar month / mid April festival].
Tết / Đết là tên ông thần mưa [rain god, monsoon deity].
Trôts là lễ hội Thái từ xưa vào đầu mùa mưa, cuối April-May.
Trốts Farăng là Tết Hoa-Lang [Western New Year's Day].
[xem bài "Hoa lang đạo là đạo gì?" Bs Nguyễn Hy Vọng [Hoa Lang là: Occident, West].
Zhuang:Xit / Sit làlễ Tết của 20 triệu người Zhuang bên Quảng Tây,
nói tiếng Tai, tiếng Thái xưa !
đuon Sít là tháng Tết [mois de festival célébrant la mousson].
[đươn là tháng]
Chàm:Tít là lễ tháng năm của lịch xưa Chàm [tháng gió mùa bắt đầu thổi]
băng Tít là ăn Tết.
Chêt là Tết.
bu-lăn Chêt là tháng Tết [bu lăntháng, tiếng Chàm].
Ktêh là lễ hội lớn nhất trong năm của nguời Chàm.
Mon:Kteh là Ngày đầu năm của dân tộc Mon ở Myannar.
o-Teh là lễ hội lội bùn đầu năm.
o-Tet id
k-Tât l à nghi lễ đầu năm.
k-Tet id
Khmer: Chêtr làTết, lễ mừng tháng năm theo cổ lịch Khmer, là tháng gió mùa bắt đầu thổi ngược lại, tháng của mùa gió nồm ở Đông Nam Á. [tùy theo nơi, từ cuối tháng tư đến cuối tháng năm].
khae Chêtr là tháng Tết [khae là tháng] khoảng 13 tháng 4 dương lịch, khoảng 23 tháng ba âm lịch. Chêtr khal là thời gian có lễ Tết [khal thời gian].
India:Chêtr là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn Độ, tên của tháng giao mùa đem mưa đến. [mois du début de la mousson].
Nepal: Teej là lễ đầu năm của dân xứ Nepal.
Mustang: Tidj / Tidji là lễ đầu năm của xứ Mustang, bên cạnh xứ Nepal. Miền đông bắc Ấn Độ.
Munda: Teej là lễ hội Gió Mùa, các nữ sinh ca hát những bài hát cổ Teej, để đánh dấu Gió Mùa trở lại và sự hứa hẹn thịnh vượng.[National Geographic magazine].
Kinh Lễ Ký: Tế-Sạ ! 祭 蜡[âm Hán Việt là Tế Chá]. Khổng Tử nói [trong kinh Lễ Ký]: " Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi tên cho ngày đó là "TẾ SẠ". ".
Khổng Tử không nghĩ rằng " tiết " là cái âm sinh ra Tết, nên ổng mới phiên âm khác đi là Tế-Sạ. Hơn nữa, xem trên, có cả chục ngôn ngữ và nền văn hóa khác với Tàu. Ăn mừng ngày đầu năm của họ mà vẫn mang những cái tên mà ý nghĩa, phát âm, cùng cách nói và cách đọc đều giống với cái âm, cái tên, cái tiếng Tết của dân Giao Chỉ và của dân Mường, nên ta phải " suy nghĩ lại " về cái hiểu lầm Tết Tiết của các ông " Hán Việt " hơn mấy trăm năm qua.
Như vậy, tết là tên gọi cái ngày ăn mừng đầu mùa mưa và sau này trở thành ngày ăn mừng đầu năm âm lịch luôn của các dân Mường, Nùng, Thái, Zhuang, Chàm, Mon, Khmer, Vùng đông bắc Ấn độ, Nepal. Mustang, Munda.
Hỏi nhỏ bạn, bạn có còn cho rằng TếtTiết của Tàu mà ra không ?
NGUYỄN HY VỌNG, M.D.
Tài liệu tham khảo :
Ancient China, Howard Edward H. Shafer / Time Life, New York.
Ancient China, Maurizio Scarpari / Barnes Noble, Italy.
Thai Dictionary, Mary Haaj / Stanford, CA, 1964.
The languages of China before the Chinese, Terrien de Lacouperie / London 1887, Taipei, 1966.
A dictionary of the Mon inscriptions, HL Shorto, London, 1971.
Studies in Munda linguistics, Sudhibushan Batacharya / Simla, Calcutta, 1975.
Lao English dictionary, Russell Marcus / Japan, 1975.
Dictionary Lingua Thai, Pellegoix PL 4186 PS 1854 a 1972.
English Hmong dictionary, Lang siong & Joua Siong, Nao Leng Siong PL 4072 4X, 1984.
Introduction to Sino Tibetan [Shafer 1966 - Wiesbaden germany PL 3521,S.
A grammar of the Khasi language [rev H. Roberts / London- Kegan Paul Trench Hubner and CoLTD, Pater Noster House, Charing Cross Rd, 1891.
Excerpts from Brittanica, 1999.

HP chuyển
__._,_.___

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm