Quán Bên Đường
Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương
Chú thích Viết khoảng giữa/cuối 1968, nhân cái chết của Cố Chuẩn Tướng Không Quân Lưu Kim Cương, một người bạn hào hoa và hào hiệp: "Câu lạc bộ này (Bốn phương trời) nằm trong khuôn viên của Không Đoàn 33, do Lưu Kim Cương làm tư lệnh trước đây đến khi tử trận qua chiến dịch Mậu Thân đợt hai vào giữa năm 1968 (...). Lúc tử trận Lưu Kim Cương mang cấp bậc đại tá, khi chôn ở Mạc Đĩnh Chi vinh thăng Chuẩn tướng (...). Buổi đưa tiển đến nơi an nghỉ cuối cùng, rất đông nghệ sĩ từng giao du yêu mến chàng. Bài nhạc Hát Cho Một Người Vừa Nằm Xuống (sic) của Trịnh Công Sơn là một ví dụ. Nhưng bữa nay không thấy mặt Sơn, buổi sinh thời Sơn giao du với Cương, được Cương yêu mến, nên Cương đề nghị với Tướng Tư Lệnh đưa Sơn vào lính không quân để cho qua cơn binh đao nội chiến. Tư lệnh trả lời Cương, hình như điệu nhạc phản chiến của Sơn không hợp với binh chủng này, nếu nhận làm nhạc công như nhiều nhạc sĩ khác như Duy Quang, Nguyễn Trung Cang, Trí khùng... chưa chắc Sơn đã làm công việc này hoàn hảo, nên tướng chối từ."
(Thế Phong, 1966: Hồi ký ngoài văn chương, nxb Đồng Văn, Văn Nghệ phát hành, Wesmington, tr. 112-113).
Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương
Chú thích Viết khoảng giữa/cuối 1968, nhân cái chết của Cố Chuẩn Tướng Không Quân Lưu Kim Cương, một người bạn hào hoa và hào hiệp: "Câu lạc bộ này (Bốn phương trời) nằm trong khuôn viên của Không Đoàn 33, do Lưu Kim Cương làm tư lệnh trước đây đến khi tử trận qua chiến dịch Mậu Thân đợt hai vào giữa năm 1968 (...). Lúc tử trận Lưu Kim Cương mang cấp bậc đại tá, khi chôn ở Mạc Đĩnh Chi vinh thăng Chuẩn tướng (...). Buổi đưa tiển đến nơi an nghỉ cuối cùng, rất đông nghệ sĩ từng giao du yêu mến chàng. Bài nhạc Hát Cho Một Người Vừa Nằm Xuống (sic) của Trịnh Công Sơn là một ví dụ. Nhưng bữa nay không thấy mặt Sơn, buổi sinh thời Sơn giao du với Cương, được Cương yêu mến, nên Cương đề nghị với Tướng Tư Lệnh đưa Sơn vào lính không quân để cho qua cơn binh đao nội chiến. Tư lệnh trả lời Cương, hình như điệu nhạc phản chiến của Sơn không hợp với binh chủng này, nếu nhận làm nhạc công như nhiều nhạc sĩ khác như Duy Quang, Nguyễn Trung Cang, Trí khùng... chưa chắc Sơn đã làm công việc này hoàn hảo, nên tướng chối từ."
(Thế Phong, 1966: Hồi ký ngoài văn chương, nxb Đồng Văn, Văn Nghệ phát hành, Wesmington, tr. 112-113).