Quán Bên Đường
Chuyện Phiếm: Những Vụ Nổ Của Các Kho Đạn Long Bình Và Cát Lái
Huỳnh Văn Phú
Trước khi nghe những tiếng “Nổ” của các kho đạn Long Bình Và Cát Lái, mời các cụ thưởng lãm mấy vần thơ dưới đây của Trạng Phét :
............................................
Kho đạn nổ cực kỳ kinh hãi
Âm thanh làm tê tái hồn ta
Nghĩ gần rồi lại nghĩ xa
Dẫu tê tái đấy nhưng mà đời vui
*
* *
Nhớ tiếng nổ bùi ngùi khôn tả
Nỗi nhớ nhung hơn cả người tình
Ta yêu tiếng nổ hết mình
Hoan hô kho đạn Long Bình muôn năm
Người ta thường nói :”Trên cõi đời này có một điều tuyệt đối là không có cái gì tuyệt đối cả”. Theo sự suy nghĩ rất “chủ quan” của tôi thì câu nói trên không hoàn toàn đúng lắm. Bởi vì về phương diện luật pháp, có một điều “rất tuyệt đối”.Đó là, không có một quốc gia nào trên trái đất này đánh thuế hay đặt ra luật lệ phạt những người Nói Phét, Nổ (nói một cách ẩn dụ là các “kho đạn”).Luật pháp có quy định những hình phạt về các tội nói dối, khai gian, thề ẩu...chứ không thấy phạt tội Nổ, Nói Phét. Không đánh thuế hay phạt những người này thật là hợp lý. Hợp lý là bởi vì họ có làm hại gì ai đâu. Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, chính họ là những người đem lại cho cuộc đời buồn nhiều hơn vui này có được những niềm vui, tiếng cười...
Nếu các cụ hỏi tôi rằng có thể tìm gặp các “kho đạn” nói trên ở đâu thì tôi xin bắt chước câu nói của người xưa “quốc gia có lúc thịnh, lúc suy nhưng anh hùng hào kiệt thì thời nào cũng có” rồi diễn đạt lại theo văn chương lãng mạn miệt vườn để trả lời câu hỏi trên như sau :”Trời có khi nắng khi mưa, giai nhân có khi dễ thương, có lúc dễ ghét nhưng người Nổ, Nói Phét thì bất cứ ở đâu, lúc nào, trên xứ Mỹ này, phe ta đều có”.
Nhiều lúc tôi “động não”, cố tìm hiểu do đâu, bởi đâu mà từ ngày sang định cư trên xứ Cờ Hoa này, lực lượng phe ta đã sản sinh nhiều “kho đạn” đến thế. Tôi phỏng đoán có thể một trong những nguyên nhân là do sống trong một xứ sở mà cuộc sống quá căng thẳng, xô bồ, hối hả nhưng cũng lạnh tanh về tình người đã khiến họ hoài niệm nhiều về quá khứ, sống lại mãnh liệt với những ngày tháng cũ của mình. Có một số người tuy cái địa vị xã hội trước kia rất khiêm nhường nhưng để tỏ ra ta đây cũng hết xẩy con cào cào như ai nên đã tự ý lên lon, thăng chức, gán cho mình những chức vụ chỉ có trong trí tưởng tượng của họ mà thôi. Tóm lại là mỗi người tùy theo vị trí của mình (hiện tại hay quá khứ) để theo đó mà Nổ, mà Nói Phét, cho đời có thêm nụ cười. Hẳn nhiên, cách Nổ của từng người khác nhau, hay hoặc dở, hấp dẫn hay không, phụ thuộc vào “khả năng diễn xuất” của...Ngòi Nổ.
Bây giờ, xin mời các cụ nghe qua vài chuyện Nổ của các kho đạn nhé. Những kho đạn này chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ nơi nào, trong bàn tiệc, trong các buổi họp mặt có sự tham dự của nhiều người, trong những lúc nghỉ ngơi ăn cơm tại các hãng xưởng v v... Cũng xin nói rõ, những chuyện kể này tôi ghi lại trung thực điều do chính tôi nghe hoặc qua lời kể của của môt vài ông bạn “golden friend” của tôi có tí máu tiếu lâm chảy trong huyết quản. Mấy ông bạn này nói với tôi rằng, họ không đủ khả năng diễn đạt lại những gì họ nghe thấy. Trước đó, khi ngỏ ý nhờ tôi viết thay cho họ, họ đã “ca tụng” tôi không tiếc lời rằng, mặc dù tôi không biết Nói Phét (hay cũng Nói Phét chút chút) nhưng biết cách viết lại chuyện Nói Phét của người khác một cách...đâu ra đó. Mà tôi thì ‘già’ người nhưng lại ‘non’ dạ, nghe thiên hạ xúi dại bùi tai nên cũng ngứa tay ngồi gõ lóc cóc đôi hàng, may ra thì cũng đem lại cho các cụ vài phút vui, tạm quên đi những phiền muộn trong đời sống hàng ngày.
Trước hết, xin kể một kho đạn xuất thân từ quân trường Võ Bị danh tiếng của nước ta. Tạm gọi anh ta là ông Nguyễn, tuổi đời trên 6 bó, đã từng ăn bo bo, khoai, sắn, bắp với nước muối trong các nhà tù Cộng Sản gần 10 năm trời chứ không phải ít. Dĩ nhiên, ông sang Mỹ theo diện HO năm 95, 96 gì đó. Tôi không biết khả năng Pháp ngữ của ông đến đâu, có chứa được đầy bụng không vì chưa hề bao giờ nghe ông nói chuyện với người Pháp nhưng bất cứ khi nào nói chuyện với phe ta, ông đều “chêm” tiếng Pháp vào. “Chỉ “chêm” một hai chữ vào câu nói thôi chứ không “xổ” từng tràng như đại liên. Chẳng hạn như ông nói :”Chiếc phi cơ này “bombarder” (ý nói “thả bom”) ác liệt lắm đó” hoặc :” Cái “raison” (ý nói “lý lẽ”) của anh không có sức thuyết phục được ai cả” vv...và vv...
Đó là về tiếng Pháp, còn tiếng Anh tiếng Mỹ thì cách phát âm của ông nghe y hệt như “cọp nhai đậu phọng”. Cùng với cái âm thanh rạo rạo của con cọp lúc nhai đậu phọng là hai bàn tay rất khéo léo của ông khi đưa qua đưa lại, lúc lên lúc xuống đã góp phần đắc lực trong việc ông muốn diễn đạt bằng Anh ngữ để người Mỹ hiểu được ông muốn nói gì. Cách nói chuyện với người Mỹ mỏi tay như thế, một người bạn “yellow friend” (không phải ‘golden friend’) của tôi bảo rằng, ấy là nói tiếng Mỹ qua hình thức sử dụng “body language”. Tôi hỏi anh ta “body language” là như thế nào, anh bạn tôi trả lời :
- Nhóm chữ “body language” mà tôi nói ở đây rất ly kỳ và thông thái. Nó không mang tính cách thường lệ như ta hiểu, nghĩa là người ta nở một nụ cười, người ta liếc mắt đưa tình, người ta nhún vai, người ta gật đầu hay lắc đầu để biểu lộ một tình cảm, một thái độ hay một ước muốn nào đó v.v...và v.v...
Tôi ngắt lời anh bạn :
- Thế thì cái “body languague” anh muốn nói đó, nó ly kỳ và thông thái ở cái chỗ mô ?
Anh bạn tôi cười xòa, nói :
Tôi kể anh nghe câu chuyện sau đây để anh hiểu rõ ràng hơn nhé:
:”Thời gian quân đội Mỹ đang tham chiến ở ViệtNam, có một cô nàng bán cà phê tại một thị trấn nọ. Cô không nói được tiếng Mỹ nhưng cô có thể sử dụng “body language”một cách nhuần nhuyễn. Một hôm, có người lính Mỹ vào quán nước của cô. Cô không biết anh quân nhân Mỹ ấy muốn uống cà đen hay cà phê sữa, cô chỉ vào cái quần đen cô đang mặc, anh lính Mỹ lắc đầu. Cô bèn chỉ vào bộ ngực của cô, anh lính Mỹ gật đầu. Thế là cô pha ngay cho anh lính Mỹ ấy một ly cà phê sữa !”
Tôi muốn nói rằng ông Nguyễn nói tiếng Mỹ theo kiểu cô hàng bán cà phê đã kể ở trên để dẫn đến câu chuyện ông Nổ tung trời mà tôi tin chắc rằng trên xứ Mỹ này, không ai có được niềm hạnh phúc như ông. Chuyện như sau :
Cũng như bao nhiêu người khác khi sang định cư tại xứ này, sau một thời gian hưởng trợ cấp, ông bắt đầu đi kéo cày trả nợ áo cơm. Ông chỉ nói ông đi làm cho một hãng xưởng chứ không nói rõ lã hãng xưởng chế tạo thứ gì. Theo lời ông, người chủ hãng đối xử với ông rất đặc biệt. Hỏi đặc biệt như thế nào, ông nói với một giọng vô cùng kiêu hãnh:
- Bao giờ cũng thế, mỗi buổi sáng khi tôi vào hãng bấm thẻ đâu đó xong xuôi rồi, ông chủ hãng cho gọi Mr. Nguyễn (tức là tôi) lên văn phòng ổng uống cà phê. Sau cử cà phê là chúng tôi nói toàn chuyện thời sự nhất là chuyện chính trị. Chúng tôi bàn về vấn đề chiến tranh Iraq sẽ diễn tiến ra sao, theo chiều hướng nào trong những ngày tháng tới và bao giờ thì Mỹ sẽ tiến đánh Trung Quốc. Lần khác chúng tôi thảo luận về những kinh nghiệm mà người Mỹ gặt hái được trong chiến tranh Việtnam vv và vv...Tóm lại, suốt ngày tôi chẳng được chủ phân công làm cái gì hết, chỉ phải lo tiếp chuyện với ổng mà thôi. Hết giờ thì đi về. Phải nói rằng ông chủ hãng của tôi rất điệu nghệ, rất biết người biết của. Hình như ổng có đọc hồ sơ cá nhân của tôi, biết rõ trước kia tôi là một sĩ quan trong QLVNCH và xuất thân từ trường Võ Bị danh tiếng nên ổng rất quý trọng tôi.
Vì biết quá rõ khả năng Anh ngữ của ông nên người đối diện hỏi :
- Người chủ hãng của anh là người Mỹ hay người Việt ?
Ông Nguyễn trợn mắt nói liền :
- Người Mỹ chớ người Việt thì nói làm chi. Ông ta vốn là một cựu Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và đã từng tham chiến ở Việtnam chứ đâu phải tay mơ !
Khi ông nói chủ hãng là một người Mỹ thì người nghe đành phải “á khẩu”, không thể hỏi thêm được câu nào nữa, cho dù là hỏi để “gây sự” với cái ngòi Nổ đang hừng hực bốc cháy trong con người ông. Lúc nào ông cũng tự hào và nhắc đi nhắc lại cái quá khứ rất lẫy lừng của ông, theo đó ông “đã từng dạy nhiều khóa đàn em” ở trường Võ Bị. Tôi nghĩ các chàng dân chính bạch diện thư sinh khi mới nhập trường bắt đầu cuộc sống quân ngũ đều chịu sự huấn nhục của khóa đàn anh trong giai đoạn 8 tuần sơ khởi Tân Khóa Sinh chẳng phải là điều gì ghê gớm lắm để mà tự hào, để mà hãnh diện. Có tự hào chăng là nên tự hào về cái truyền thống của quân trường đó thôi. Ông hãnh diện đến độ mỗi lần nựng mấy đứa cháu ngoại của ông, ông cũng “hăm dọa” sau này sẽ “dạy dỗ” chúng theo kiểu Võ Bị !
Thú thật với các cụ, tôi đã từng nghe cũng như đã viết lại nhiều chuyện Nổ của các kho đạn trong thời gian qua rồi nhưng với cái “Ngòi Nổ” Mr. Nguyễn này thì tôi hết sức khâm phục. Tôi bái phục cái trơ trẽn không hề biết mắc cỡ của ông. Tôi có cảm tưởng ông coi người nghe ông nói chuyện đều là đám con nít 3 tuổi, chẳng hiểu biết cái gì sất. Ông bảo ông có cái “gen” của thân mẫu ông, nghĩa là ông sẽ sống được trên trăm tuổi vì bà cụ của ông sống tới 105 tuổi mà vẫn còn minh mẫn, sáng suốt, thuộc làu làu ca dao, thi phú. Mỗi lần con cháu tới nhà, bà cụ đều đọc thơ cho các cháu nghe. Tôi định bày tỏ ý kiến với ông rằng sống lâu như bà cụ là rất đáng trân quý, vì cụ còn đọc thơ hay ca dao cho con cháu nghe chứ sống lâu để nói phét như ông thì ...mệt tai thiên hạ quá. Hơn nữa, càng sống lâu càng nhục chứ chẳng được tích sự gì đâu (đa thọ đa nhục mà!) nhưng tôi chợt thay đổi ý kiến nên hỏi ông một câu :
- Ông có biết làm thế nào để sống lâu không ?
Ông lắc đầu. Tôi nói tiếp:
- Muốn sống lâu thì nên ăn ít và Nói Phét cho nhiều, chứ chẳng cần phải có “gen” có giếc gì hết.
Thưa các cụ, một kho đạn vừa bay lướt qua trên bầu trời sinh hoạt của chúng ta. Tiếng nổ của kho đạn kéo dài ngân vang, ảnh hưởng không nhỏ đến một vài “ngòi nổ phụ” mà tôi xin được hân hạnh kể tiếp sau đây. Các “Ngòi Nổ Phụ” này, trong một chừng mực nào đó, có thể coi như là đàn em của kho đạn Mr. Nguyễn nói trên.
Đây là anh A, tuổi đời chừng trên 5 bó, tướng mạo khá đẹp trai, vui vẻ và hoạt bát. Tuy vậy, anh vẫn còn sống một mình kể từ ngày anh qua Mỹ cách đây đã 8 năm theo diện HO. Anh “share” một căn phòng nhỏ trong nhà của một gia đình người cùng quê mỗi tháng vài trăm bạc để ở, tự nấu ăn lấy. Anh cho biết sở dĩ anh sống một mình là bởi vì anh không thích đàn bà. Đối với anh đàn bà mang lại cho anh nhiều phiền muộn và rắc rối. Thiên hạ chẳng hiểu có phải anh thuộc loại “gay’ không mà anh thường nhiều lần tuyên bố :“Thà uống ly thuốc độc còn sướng hơn là sống với một người đàn bà!” Nói thì nói như vậy nhưng bạn bè thỉnh thoảng vẫn bắt gặp anh đi massage ở các chỗ tắm hơi. Có hỏi thì anh bảo đi tắm hơi cho nó dãn gân cốt thôi.
Khi nói anh là đàn em của kho đạn Mr. Nguyễn thì dĩ nhiên anh cũng đã từng trải qua những ngày tháng cầm súng chống Cộng trên các chiến trường xưa. Anh đã từng nhiều đêm ngắm trăng, đếm sao trên đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức. Anh nói anh tốt nghiệp Á khoa khóa XX Thủ Đức năm 1965. Với kết quả ra trường đậu cao như trên, anh được điều động về Phủ Tổng Thống làm việc nhưng anh cương quyết từ chối. Anh thích về phục vụ ở một đơn vị tại quê hương anh là tỉnh Cà Mau. Anh nói ra trường với cái lon Chuẩn Úy làm việc ở Phủ, mình giống như con dế mèn, chẳng vùng vẫy được chi cả, chẳng thà về các Quận lỵ mình còn có nhiều cơ hội vươn lên hơn.
Anh “Nổ” về thời gian anh làm việc ở Cà Mau như sau : các cụ biết không, tôi chỉ mang lon Chuẩn Úy thôi mà lúc ấy được chỉ định làm Chi Khu Phó rồi. Các cụ cũng biết, chức vụ Chi Khu Phó phải là do sĩ quan cấp Đại Úy phụ trách chứ không phải Chuẩn Úy quèn như tôi đâu. Đã thế, tôi còn kiêm nhiệm phát hướng viên nữa. Tiền bạc của Quận là do một tay tôi quản lý. Nhưng có lẽ điều làm tôi hãnh diện nhất là, với tư cách một Chi Khu Phó, đi đâu tôi cũng được tên Bảy Đởm hộ tống.
Một anh bạn nghe “kho đạn” nói đến tên Bảy Đởm, liền hỏi :
- Bảy Đởm nào ? Phải Bảy Đởm bên giáo phái Hòa Hảo không ?
- Tôi chả biết giáo phái nào hết, chỉ cần biết người đi hộ tống tôi tên là Bảy Đởm.
Thấy kho đạn này “Nổ” sảng quá, anh bạn bực mình bèn “lên lớp” :
- Anh có Nổ thì cũng Nổ một vừa hai phải thôi, đừng có Nổ bậy.Tôi nói cho anh biết, ở miền Nam ai cũng biết nhân vật Bảy Đởm cả. Ông ta thuộc quân đội giáo phái Hòa Hảo, khi quy thuận với chính quyền VNCH, ông ta được mang cấp bậc Thiếu Tá và làm Tiểu Đoàn Trưởng một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân ở Châu Đốc.
Kho đạn vẫn chưa chịu thua :
- Chả lẽ trên cõi đời này chỉ có một người mang tên Bảy Đởm thôi sao ?
Tiếp theo là “Ngòi Nổ” B. Kho đạn B này Nổ nhẹ nhàng hơn khi anh “tự xưng” anh tốt nghiệp khóa 16 Thủ Đức, cấp bậc sau cùng là Đại Úy, giữ chức vụ Chi Khu Phó một quận ở miền Tây. Anh cùng với gia đình sang Mỹ theo diện HO năm 94. Một đồng nghiệp cũng xuất thân từ khoá này làm chung sở với kho đạn B, nghe nói khóa 16 nên rất mừng vì được gặp bạn đồng khóa. Anh bạn đồng nghiệp thấy vui trong lòng vì ít ra cũng có bạn cùng khóa để tâm sự, nhắc lại chuyện xưa cho đỡ nhớ. Ngày nọ, vào giờ nghỉ ăn trưa, anh bạn đồng nghiệp hỏi kho đạn B :
- Thế hồi học ở Thủ Đức, anh ở Đại Đội nào ?
- Tôi ở Đại Đội XXX.
Anh bạn đồng nghiệp nghe nói Đại Đội mang tới ba số thì cũng hơi ngạc nhiên nên nói :
- Anh nói thế nào chứ theo tôi nhớ thì ở Thủ Đức có Đại Đội nào mang ba số đâu.
Kho đạn B chống chế :
- Có lẽ lâu quá tôi quên khuấy đi mất. Anh cũng biết đó, cải tạo nhiều năm trong ngục tù Cộng Sản nên trí nhớ đâm ra mụ mẫm đi.
- Anh bị nhốt ở trong Nam hay bị đày ra Bắc.
- Tôi được may mắn là khỏi bị đày ra Bắc anh ạ.
- Anh bị nhốt ở trại nào ?
Kho đạn B nói tỉnh bơ :
- Tôi cải tạo ở trại Kà Tum.
Anh bạn đồng nghiệp nghe nói đến đây thì biết là mình gặp kho đạn Long Bình thứ thiệt rồi nên nói ngay :
- Theo chỗ tôi biết thì ở trại Kà Tum không có nhốt cấp Đại úy, chỉ toàn là Thiếu úy và Trung úy thôi.
Kho đạn B đành im lặng. Bấy giờ anh bạn đồng nghiệp mới nói tiếp :
- Có lẽ tôi sẽ đề nghị lên “supervisor” cho anh làm nhiệm vụ giữ kho.
- Anh nghĩ thế nào mà đề nghị cho tôi “giữ kho” ?
Anh bạn đồng nghiệp giải thích :
- Anh rất xứng đáng làm nhiệm vụ Giữ Kho. Kho ở đây là “kho đạn” đó cha nội. Anh Nổ quá xá thì giữ kho đạn là phải rồi, còn hỏi cái chi nữa.
Chuyện các Kho Đạn Nổ đến đây vừa hết “thuốc bồi” nên xin tạm ngưng. Hẹn các cụ kỳ sau kể tiếp.
Huỳnh Văn Phú
Sinh Tồn chuyển
Chuyện Phiếm: Những Vụ Nổ Của Các Kho Đạn Long Bình Và Cát Lái
Huỳnh Văn Phú
Trước khi nghe những tiếng “Nổ” của các kho đạn Long Bình Và Cát Lái, mời các cụ thưởng lãm mấy vần thơ dưới đây của Trạng Phét :
............................................
Kho đạn nổ cực kỳ kinh hãi
Âm thanh làm tê tái hồn ta
Nghĩ gần rồi lại nghĩ xa
Dẫu tê tái đấy nhưng mà đời vui
*
* *
Nhớ tiếng nổ bùi ngùi khôn tả
Nỗi nhớ nhung hơn cả người tình
Ta yêu tiếng nổ hết mình
Hoan hô kho đạn Long Bình muôn năm
Người ta thường nói :”Trên cõi đời này có một điều tuyệt đối là không có cái gì tuyệt đối cả”. Theo sự suy nghĩ rất “chủ quan” của tôi thì câu nói trên không hoàn toàn đúng lắm. Bởi vì về phương diện luật pháp, có một điều “rất tuyệt đối”.Đó là, không có một quốc gia nào trên trái đất này đánh thuế hay đặt ra luật lệ phạt những người Nói Phét, Nổ (nói một cách ẩn dụ là các “kho đạn”).Luật pháp có quy định những hình phạt về các tội nói dối, khai gian, thề ẩu...chứ không thấy phạt tội Nổ, Nói Phét. Không đánh thuế hay phạt những người này thật là hợp lý. Hợp lý là bởi vì họ có làm hại gì ai đâu. Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, chính họ là những người đem lại cho cuộc đời buồn nhiều hơn vui này có được những niềm vui, tiếng cười...
Nếu các cụ hỏi tôi rằng có thể tìm gặp các “kho đạn” nói trên ở đâu thì tôi xin bắt chước câu nói của người xưa “quốc gia có lúc thịnh, lúc suy nhưng anh hùng hào kiệt thì thời nào cũng có” rồi diễn đạt lại theo văn chương lãng mạn miệt vườn để trả lời câu hỏi trên như sau :”Trời có khi nắng khi mưa, giai nhân có khi dễ thương, có lúc dễ ghét nhưng người Nổ, Nói Phét thì bất cứ ở đâu, lúc nào, trên xứ Mỹ này, phe ta đều có”.
Nhiều lúc tôi “động não”, cố tìm hiểu do đâu, bởi đâu mà từ ngày sang định cư trên xứ Cờ Hoa này, lực lượng phe ta đã sản sinh nhiều “kho đạn” đến thế. Tôi phỏng đoán có thể một trong những nguyên nhân là do sống trong một xứ sở mà cuộc sống quá căng thẳng, xô bồ, hối hả nhưng cũng lạnh tanh về tình người đã khiến họ hoài niệm nhiều về quá khứ, sống lại mãnh liệt với những ngày tháng cũ của mình. Có một số người tuy cái địa vị xã hội trước kia rất khiêm nhường nhưng để tỏ ra ta đây cũng hết xẩy con cào cào như ai nên đã tự ý lên lon, thăng chức, gán cho mình những chức vụ chỉ có trong trí tưởng tượng của họ mà thôi. Tóm lại là mỗi người tùy theo vị trí của mình (hiện tại hay quá khứ) để theo đó mà Nổ, mà Nói Phét, cho đời có thêm nụ cười. Hẳn nhiên, cách Nổ của từng người khác nhau, hay hoặc dở, hấp dẫn hay không, phụ thuộc vào “khả năng diễn xuất” của...Ngòi Nổ.
Bây giờ, xin mời các cụ nghe qua vài chuyện Nổ của các kho đạn nhé. Những kho đạn này chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ nơi nào, trong bàn tiệc, trong các buổi họp mặt có sự tham dự của nhiều người, trong những lúc nghỉ ngơi ăn cơm tại các hãng xưởng v v... Cũng xin nói rõ, những chuyện kể này tôi ghi lại trung thực điều do chính tôi nghe hoặc qua lời kể của của môt vài ông bạn “golden friend” của tôi có tí máu tiếu lâm chảy trong huyết quản. Mấy ông bạn này nói với tôi rằng, họ không đủ khả năng diễn đạt lại những gì họ nghe thấy. Trước đó, khi ngỏ ý nhờ tôi viết thay cho họ, họ đã “ca tụng” tôi không tiếc lời rằng, mặc dù tôi không biết Nói Phét (hay cũng Nói Phét chút chút) nhưng biết cách viết lại chuyện Nói Phét của người khác một cách...đâu ra đó. Mà tôi thì ‘già’ người nhưng lại ‘non’ dạ, nghe thiên hạ xúi dại bùi tai nên cũng ngứa tay ngồi gõ lóc cóc đôi hàng, may ra thì cũng đem lại cho các cụ vài phút vui, tạm quên đi những phiền muộn trong đời sống hàng ngày.
Trước hết, xin kể một kho đạn xuất thân từ quân trường Võ Bị danh tiếng của nước ta. Tạm gọi anh ta là ông Nguyễn, tuổi đời trên 6 bó, đã từng ăn bo bo, khoai, sắn, bắp với nước muối trong các nhà tù Cộng Sản gần 10 năm trời chứ không phải ít. Dĩ nhiên, ông sang Mỹ theo diện HO năm 95, 96 gì đó. Tôi không biết khả năng Pháp ngữ của ông đến đâu, có chứa được đầy bụng không vì chưa hề bao giờ nghe ông nói chuyện với người Pháp nhưng bất cứ khi nào nói chuyện với phe ta, ông đều “chêm” tiếng Pháp vào. “Chỉ “chêm” một hai chữ vào câu nói thôi chứ không “xổ” từng tràng như đại liên. Chẳng hạn như ông nói :”Chiếc phi cơ này “bombarder” (ý nói “thả bom”) ác liệt lắm đó” hoặc :” Cái “raison” (ý nói “lý lẽ”) của anh không có sức thuyết phục được ai cả” vv...và vv...
Đó là về tiếng Pháp, còn tiếng Anh tiếng Mỹ thì cách phát âm của ông nghe y hệt như “cọp nhai đậu phọng”. Cùng với cái âm thanh rạo rạo của con cọp lúc nhai đậu phọng là hai bàn tay rất khéo léo của ông khi đưa qua đưa lại, lúc lên lúc xuống đã góp phần đắc lực trong việc ông muốn diễn đạt bằng Anh ngữ để người Mỹ hiểu được ông muốn nói gì. Cách nói chuyện với người Mỹ mỏi tay như thế, một người bạn “yellow friend” (không phải ‘golden friend’) của tôi bảo rằng, ấy là nói tiếng Mỹ qua hình thức sử dụng “body language”. Tôi hỏi anh ta “body language” là như thế nào, anh bạn tôi trả lời :
- Nhóm chữ “body language” mà tôi nói ở đây rất ly kỳ và thông thái. Nó không mang tính cách thường lệ như ta hiểu, nghĩa là người ta nở một nụ cười, người ta liếc mắt đưa tình, người ta nhún vai, người ta gật đầu hay lắc đầu để biểu lộ một tình cảm, một thái độ hay một ước muốn nào đó v.v...và v.v...
Tôi ngắt lời anh bạn :
- Thế thì cái “body languague” anh muốn nói đó, nó ly kỳ và thông thái ở cái chỗ mô ?
Anh bạn tôi cười xòa, nói :
Tôi kể anh nghe câu chuyện sau đây để anh hiểu rõ ràng hơn nhé:
:”Thời gian quân đội Mỹ đang tham chiến ở ViệtNam, có một cô nàng bán cà phê tại một thị trấn nọ. Cô không nói được tiếng Mỹ nhưng cô có thể sử dụng “body language”một cách nhuần nhuyễn. Một hôm, có người lính Mỹ vào quán nước của cô. Cô không biết anh quân nhân Mỹ ấy muốn uống cà đen hay cà phê sữa, cô chỉ vào cái quần đen cô đang mặc, anh lính Mỹ lắc đầu. Cô bèn chỉ vào bộ ngực của cô, anh lính Mỹ gật đầu. Thế là cô pha ngay cho anh lính Mỹ ấy một ly cà phê sữa !”
Tôi muốn nói rằng ông Nguyễn nói tiếng Mỹ theo kiểu cô hàng bán cà phê đã kể ở trên để dẫn đến câu chuyện ông Nổ tung trời mà tôi tin chắc rằng trên xứ Mỹ này, không ai có được niềm hạnh phúc như ông. Chuyện như sau :
Cũng như bao nhiêu người khác khi sang định cư tại xứ này, sau một thời gian hưởng trợ cấp, ông bắt đầu đi kéo cày trả nợ áo cơm. Ông chỉ nói ông đi làm cho một hãng xưởng chứ không nói rõ lã hãng xưởng chế tạo thứ gì. Theo lời ông, người chủ hãng đối xử với ông rất đặc biệt. Hỏi đặc biệt như thế nào, ông nói với một giọng vô cùng kiêu hãnh:
- Bao giờ cũng thế, mỗi buổi sáng khi tôi vào hãng bấm thẻ đâu đó xong xuôi rồi, ông chủ hãng cho gọi Mr. Nguyễn (tức là tôi) lên văn phòng ổng uống cà phê. Sau cử cà phê là chúng tôi nói toàn chuyện thời sự nhất là chuyện chính trị. Chúng tôi bàn về vấn đề chiến tranh Iraq sẽ diễn tiến ra sao, theo chiều hướng nào trong những ngày tháng tới và bao giờ thì Mỹ sẽ tiến đánh Trung Quốc. Lần khác chúng tôi thảo luận về những kinh nghiệm mà người Mỹ gặt hái được trong chiến tranh Việtnam vv và vv...Tóm lại, suốt ngày tôi chẳng được chủ phân công làm cái gì hết, chỉ phải lo tiếp chuyện với ổng mà thôi. Hết giờ thì đi về. Phải nói rằng ông chủ hãng của tôi rất điệu nghệ, rất biết người biết của. Hình như ổng có đọc hồ sơ cá nhân của tôi, biết rõ trước kia tôi là một sĩ quan trong QLVNCH và xuất thân từ trường Võ Bị danh tiếng nên ổng rất quý trọng tôi.
Vì biết quá rõ khả năng Anh ngữ của ông nên người đối diện hỏi :
- Người chủ hãng của anh là người Mỹ hay người Việt ?
Ông Nguyễn trợn mắt nói liền :
- Người Mỹ chớ người Việt thì nói làm chi. Ông ta vốn là một cựu Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và đã từng tham chiến ở Việtnam chứ đâu phải tay mơ !
Khi ông nói chủ hãng là một người Mỹ thì người nghe đành phải “á khẩu”, không thể hỏi thêm được câu nào nữa, cho dù là hỏi để “gây sự” với cái ngòi Nổ đang hừng hực bốc cháy trong con người ông. Lúc nào ông cũng tự hào và nhắc đi nhắc lại cái quá khứ rất lẫy lừng của ông, theo đó ông “đã từng dạy nhiều khóa đàn em” ở trường Võ Bị. Tôi nghĩ các chàng dân chính bạch diện thư sinh khi mới nhập trường bắt đầu cuộc sống quân ngũ đều chịu sự huấn nhục của khóa đàn anh trong giai đoạn 8 tuần sơ khởi Tân Khóa Sinh chẳng phải là điều gì ghê gớm lắm để mà tự hào, để mà hãnh diện. Có tự hào chăng là nên tự hào về cái truyền thống của quân trường đó thôi. Ông hãnh diện đến độ mỗi lần nựng mấy đứa cháu ngoại của ông, ông cũng “hăm dọa” sau này sẽ “dạy dỗ” chúng theo kiểu Võ Bị !
Thú thật với các cụ, tôi đã từng nghe cũng như đã viết lại nhiều chuyện Nổ của các kho đạn trong thời gian qua rồi nhưng với cái “Ngòi Nổ” Mr. Nguyễn này thì tôi hết sức khâm phục. Tôi bái phục cái trơ trẽn không hề biết mắc cỡ của ông. Tôi có cảm tưởng ông coi người nghe ông nói chuyện đều là đám con nít 3 tuổi, chẳng hiểu biết cái gì sất. Ông bảo ông có cái “gen” của thân mẫu ông, nghĩa là ông sẽ sống được trên trăm tuổi vì bà cụ của ông sống tới 105 tuổi mà vẫn còn minh mẫn, sáng suốt, thuộc làu làu ca dao, thi phú. Mỗi lần con cháu tới nhà, bà cụ đều đọc thơ cho các cháu nghe. Tôi định bày tỏ ý kiến với ông rằng sống lâu như bà cụ là rất đáng trân quý, vì cụ còn đọc thơ hay ca dao cho con cháu nghe chứ sống lâu để nói phét như ông thì ...mệt tai thiên hạ quá. Hơn nữa, càng sống lâu càng nhục chứ chẳng được tích sự gì đâu (đa thọ đa nhục mà!) nhưng tôi chợt thay đổi ý kiến nên hỏi ông một câu :
- Ông có biết làm thế nào để sống lâu không ?
Ông lắc đầu. Tôi nói tiếp:
- Muốn sống lâu thì nên ăn ít và Nói Phét cho nhiều, chứ chẳng cần phải có “gen” có giếc gì hết.
Thưa các cụ, một kho đạn vừa bay lướt qua trên bầu trời sinh hoạt của chúng ta. Tiếng nổ của kho đạn kéo dài ngân vang, ảnh hưởng không nhỏ đến một vài “ngòi nổ phụ” mà tôi xin được hân hạnh kể tiếp sau đây. Các “Ngòi Nổ Phụ” này, trong một chừng mực nào đó, có thể coi như là đàn em của kho đạn Mr. Nguyễn nói trên.
Đây là anh A, tuổi đời chừng trên 5 bó, tướng mạo khá đẹp trai, vui vẻ và hoạt bát. Tuy vậy, anh vẫn còn sống một mình kể từ ngày anh qua Mỹ cách đây đã 8 năm theo diện HO. Anh “share” một căn phòng nhỏ trong nhà của một gia đình người cùng quê mỗi tháng vài trăm bạc để ở, tự nấu ăn lấy. Anh cho biết sở dĩ anh sống một mình là bởi vì anh không thích đàn bà. Đối với anh đàn bà mang lại cho anh nhiều phiền muộn và rắc rối. Thiên hạ chẳng hiểu có phải anh thuộc loại “gay’ không mà anh thường nhiều lần tuyên bố :“Thà uống ly thuốc độc còn sướng hơn là sống với một người đàn bà!” Nói thì nói như vậy nhưng bạn bè thỉnh thoảng vẫn bắt gặp anh đi massage ở các chỗ tắm hơi. Có hỏi thì anh bảo đi tắm hơi cho nó dãn gân cốt thôi.
Khi nói anh là đàn em của kho đạn Mr. Nguyễn thì dĩ nhiên anh cũng đã từng trải qua những ngày tháng cầm súng chống Cộng trên các chiến trường xưa. Anh đã từng nhiều đêm ngắm trăng, đếm sao trên đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức. Anh nói anh tốt nghiệp Á khoa khóa XX Thủ Đức năm 1965. Với kết quả ra trường đậu cao như trên, anh được điều động về Phủ Tổng Thống làm việc nhưng anh cương quyết từ chối. Anh thích về phục vụ ở một đơn vị tại quê hương anh là tỉnh Cà Mau. Anh nói ra trường với cái lon Chuẩn Úy làm việc ở Phủ, mình giống như con dế mèn, chẳng vùng vẫy được chi cả, chẳng thà về các Quận lỵ mình còn có nhiều cơ hội vươn lên hơn.
Anh “Nổ” về thời gian anh làm việc ở Cà Mau như sau : các cụ biết không, tôi chỉ mang lon Chuẩn Úy thôi mà lúc ấy được chỉ định làm Chi Khu Phó rồi. Các cụ cũng biết, chức vụ Chi Khu Phó phải là do sĩ quan cấp Đại Úy phụ trách chứ không phải Chuẩn Úy quèn như tôi đâu. Đã thế, tôi còn kiêm nhiệm phát hướng viên nữa. Tiền bạc của Quận là do một tay tôi quản lý. Nhưng có lẽ điều làm tôi hãnh diện nhất là, với tư cách một Chi Khu Phó, đi đâu tôi cũng được tên Bảy Đởm hộ tống.
Một anh bạn nghe “kho đạn” nói đến tên Bảy Đởm, liền hỏi :
- Bảy Đởm nào ? Phải Bảy Đởm bên giáo phái Hòa Hảo không ?
- Tôi chả biết giáo phái nào hết, chỉ cần biết người đi hộ tống tôi tên là Bảy Đởm.
Thấy kho đạn này “Nổ” sảng quá, anh bạn bực mình bèn “lên lớp” :
- Anh có Nổ thì cũng Nổ một vừa hai phải thôi, đừng có Nổ bậy.Tôi nói cho anh biết, ở miền Nam ai cũng biết nhân vật Bảy Đởm cả. Ông ta thuộc quân đội giáo phái Hòa Hảo, khi quy thuận với chính quyền VNCH, ông ta được mang cấp bậc Thiếu Tá và làm Tiểu Đoàn Trưởng một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân ở Châu Đốc.
Kho đạn vẫn chưa chịu thua :
- Chả lẽ trên cõi đời này chỉ có một người mang tên Bảy Đởm thôi sao ?
Tiếp theo là “Ngòi Nổ” B. Kho đạn B này Nổ nhẹ nhàng hơn khi anh “tự xưng” anh tốt nghiệp khóa 16 Thủ Đức, cấp bậc sau cùng là Đại Úy, giữ chức vụ Chi Khu Phó một quận ở miền Tây. Anh cùng với gia đình sang Mỹ theo diện HO năm 94. Một đồng nghiệp cũng xuất thân từ khoá này làm chung sở với kho đạn B, nghe nói khóa 16 nên rất mừng vì được gặp bạn đồng khóa. Anh bạn đồng nghiệp thấy vui trong lòng vì ít ra cũng có bạn cùng khóa để tâm sự, nhắc lại chuyện xưa cho đỡ nhớ. Ngày nọ, vào giờ nghỉ ăn trưa, anh bạn đồng nghiệp hỏi kho đạn B :
- Thế hồi học ở Thủ Đức, anh ở Đại Đội nào ?
- Tôi ở Đại Đội XXX.
Anh bạn đồng nghiệp nghe nói Đại Đội mang tới ba số thì cũng hơi ngạc nhiên nên nói :
- Anh nói thế nào chứ theo tôi nhớ thì ở Thủ Đức có Đại Đội nào mang ba số đâu.
Kho đạn B chống chế :
- Có lẽ lâu quá tôi quên khuấy đi mất. Anh cũng biết đó, cải tạo nhiều năm trong ngục tù Cộng Sản nên trí nhớ đâm ra mụ mẫm đi.
- Anh bị nhốt ở trong Nam hay bị đày ra Bắc.
- Tôi được may mắn là khỏi bị đày ra Bắc anh ạ.
- Anh bị nhốt ở trại nào ?
Kho đạn B nói tỉnh bơ :
- Tôi cải tạo ở trại Kà Tum.
Anh bạn đồng nghiệp nghe nói đến đây thì biết là mình gặp kho đạn Long Bình thứ thiệt rồi nên nói ngay :
- Theo chỗ tôi biết thì ở trại Kà Tum không có nhốt cấp Đại úy, chỉ toàn là Thiếu úy và Trung úy thôi.
Kho đạn B đành im lặng. Bấy giờ anh bạn đồng nghiệp mới nói tiếp :
- Có lẽ tôi sẽ đề nghị lên “supervisor” cho anh làm nhiệm vụ giữ kho.
- Anh nghĩ thế nào mà đề nghị cho tôi “giữ kho” ?
Anh bạn đồng nghiệp giải thích :
- Anh rất xứng đáng làm nhiệm vụ Giữ Kho. Kho ở đây là “kho đạn” đó cha nội. Anh Nổ quá xá thì giữ kho đạn là phải rồi, còn hỏi cái chi nữa.
Chuyện các Kho Đạn Nổ đến đây vừa hết “thuốc bồi” nên xin tạm ngưng. Hẹn các cụ kỳ sau kể tiếp.
Huỳnh Văn Phú
Sinh Tồn chuyển