Cõi Người Ta
Chuyện bên nhà: chuyện những con người khó hiểu
Thưa quý bạn, bà Noailles, một nhà văn Pháp ở thế kỷ thứ 19, nói rằng tâm hồn mỗi con người là một khu vườn bí mật. Điều đó đúng, nhưng đấy là nói theo kiểu văn chương, còn nôm na dễ hiểu thì chúng ta nói rằng tâm hồn mỗi con người khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này suy nghĩ thế này, người kia suy nghĩ thế khác. Tôi xin lấy ví dụ, vào khoảng thế kỷ 13, nước Tàu bị quân Nguyên tức quân Mông Cổ đô hộ rất tàn khốc, giết người như ngoé. Đến khoảng giữa thế kỷ 14, Chu Nguyên Chương là một
nhà sư áo vải, nghèo nàn, ít học nhưng rất có tài quân sự, đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi đất nước rồi lên làm vua, lập ra nhà Minh, đó là Minh Thái Tổ, cơ nghiệp kéo dài gần 300 năm.
Minh Thái Tổ nhiều vợ nên có tới 42 người con, 26 con trai và 16 con gái. Khi ông mất thì người con cả tức thái tử Chu Tiêu đã qua đời từ trước, ông truyền ngôi cho cháu đích tôn, con của thái tử Chu Tiêu là Chu Doãn Văn lên làm vua, đó là vua Minh Huệ Tông.
Huệ Tông còn ít tuổi và rất hèn kém, thấy các bậc công thần và các vị vương tước chú ruột của mình toàn là những người am hiểu chiến trận, đã từng vào sinh ra tử, có nhiều công lao với ông nội mình ngày trước, sợ bị họ cướp ngôi nên bèn tìm cách giết đi để trừ hậu hoạn. Đến người chú thứ tư là Yên vương Chu Lệ (còn có tên là Chu Đệ), một người tính nóng như lửa nhưng rất giỏi cầm quân, thấy mình bị giết đến nơi nên bèn đem quân đánh trước. Minh Huệ Tông thua to, chết trong đám loạn quân, Yên vương lên ngôi, đó là Minh Thành Tổ.
Trước khi lên ngôi, Yên vương sai một vị danh sĩ rất có uy tín với dân chúng là Phương Hiếu Nho viết “chiếu lên ngôi”. Phương Hiếu Nho không chịu viết vì cho rằng chú cướp ngôi của cháu là trái nghĩa quân thần. Yên vương tức giận, nhét bút vào tay Phương Hiếu Nho, hét lớn: “Viết đi, nếu không ta sẽ chém cả ba họ nhà ngươi!”. Phương Hiếu Nho nói: “Chém đến chín họ cũng còn chả sợ huống chi ba họ!” Bị Yên vương ép buộc, ông viết mấy chữ: “Yên tặc thoán vị” (giặc Yên cướp ngôi) rồi ném bút vào mặt Yên vương. Yên vương đùng đùng nổi giận, ra lệnh chém cả 9 họ nhà Phương Hiếu Nho đúng như Phương Hiếu Nho đã thách thức, máu chảy thành sông.
Sử sách các đời sau không ai dám phê bình Phương Hiếu Nho vì họ cũng cho rằng chú cướp ngôi của cháu là trái đạo lý. Chỉ tội cho những người từ lớn đến bé trong họ hàng nhà Phương Hiếu Nho, tự nhiên bị chém đầu thảm khốc trong khi không hề có liên quan.
Câu chuyện trên đây cho chúng ta thấy trong việc Yên vương Chu Lệ đem quân đánh lại “ông vua cháu” Minh Huệ Tông, Chu Lệ suy nghĩ một cách khác mà Phương Hiếu Nho suy nghĩ một cách khác, hai bên hoàn toàn đối nghịch với nhau.
Bây giờ xin mời quý bạn xem xét hai câu chuyện hiện nay do hai vị độc giả kể lại về những việc riêng nho nhỏ trong gia đình của họ, quý bạn sẽ thấy hành động của mỗi nhân vật trong chuyện hết sức khó hiểu. Như vậy, từ việc lớn đến việc nhỏ, sự suy nghĩ của mỗi con người hoàn toàn khác biệt nhau.
I. Hôn nhân kỳ lạ và người vợ quái gở của tôi
Kính thưa quý vị độc giả!
Câu chuyện của tôi dài lắm, tôi chỉ có thể tóm tắt được thế này thôi. Tôi từng đổ vỡ gia đình bởi một cuộc hôn nhân kỳ lạ và một người vợ kỳ quặc. Nói thật thì có lẽ ít ai tin nhưng tôi bị trắng mắt trong một cuộc hôn nhân vội vã, không tìm hiểu kỹ càng trước sau.
Tôi không biết tôi và vợ tôi ai bị ai lừa. Đến bây giờ, tôi vẫn hoang mang không hiểu nổi tại sao vợ tôi lại hành xử như vậy với tôi (chồng của cô ấy) và với bố mẹ tôi, những người đã yêu thương cô ấy hết lòng khi cô ấy mới về làm dâu.
Tôi đi lao động ở bên Nga về. Bên Nga làm ăn khó khăn, tôi trở về nước, lưng vốn ít ỏi, gần như với hai bàn tay trắng nên phải làm lại từ đầu.
Tôi được cậu em rể chạy chọt xin cho được chân tài xế lái xe cho một công ty trong tỉnh. Ở công ty, tôi đã gặp và yêu một cô gái – sau này trở thành người vợ gieo rắc nỗi khổ cho tôi.
Nói chính xác hơn thì vợ tôi đã để mắt tới tôi trước, ngay khi tôi vừa chân ướt chân ráo vào nhận việc. Cho đến bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi không giải thích nổi những hành động của vợ tôi. Cô ấy thích đàn ông bảnh trai? Hay tưởng tôi có nhiều tiền? Ngay khi mới gặp lần đầu tiên cô ấy đã lân la bắt chuyện, hỏi thăm và rủ tôi đi ăn uống.
Vợ tôi cao ráo, trắng trẻo, phải nói là có ngoại hình rất khá. Cô ấy làm hợp đồng ở phòng kế toán trong công ty trước tôi khoảng chừng một năm. Nói thật, một trăm thằng đàn ông, mấy ai không gục ngã trước sự chủ động tấn công của phụ nữ dù người đó hình thức chỉ ở mức độ trung bình, huống chi đối với tôi cô ấy lại quá xinh.
Mới về nước lơ ngơ, lại đi làm ngay, có người con gái xinh đẹp cặp kè tán chuyện, tôi hoàn toàn đổ gục. Đến khi yêu rồi, công khai cho mọi người ở chỗ làm và quyết định dẫn về nhà ra mắt bố mẹ thì em rể tôi, người đã lo chạy cho tôi vào làm lái xe trong công ty, mới biết tôi yêu Hương và ra sức ngăn cản.
Cậu em rể tôi chỉ nói với tôi rằng trước đó Hương làm kế toán, nhưng được đâu gần một năm thì bị đuổi khỏi vai trò kế toán vì có vướng mắc gì đó chuyện tài chính không minh bạch. Hơn nữa, cô ta có quan hệ nam nữ rắc rối, bí hiểm và phức tạp, tôi không nên dính vào. Hỏi cặn kẽ cậu em rể cái cụm từ “rắc rối, bí hiểm và phức tạp” cụ thể là như thế nào thì em rể tôi bảo em cũng chỉ nghe dư luận trong cơ quan nói thế thôi chứ không rõ hơn. “Với lại em thấy cô ta như thế nào ấy, vừa mới làm việc chưa đầy một năm mà đã bị đuổi thì không phải là người tốt, anh không nên dính vào”.
Trong gia đình tôi, bố mẹ thì đã lớn tuổi, ở nông thôn, tính tình thuần phác nên con nói sao thì nghe vậy thôi. Thấy tôi đã yêu và nhất định cưới, bố mẹ tôi chỉ nhắc tôi nên suy nghĩ cho kỹ trước ý kiến của cậu em rể xem thế nào kẻo sau này lại hối tiếc. Khổ nỗi, cái trò trai gái đã dính vào nhau, đã mê như điếu đổ thì còn có ai khuyên can gì được. Mặc kệ em rể tôi phân giải thiệt hơn, tôi vẫn khăng khăng bước qua dư luận để cưới Hương làm vợ.
Bố mẹ tôi ở nhà quê tuy không khá giả gì nhưng cũng có đủ để lo cho tôi một đám cưới tươm tất. Họ hàng ai cũng mừng tôi lấy được vợ đẹp nên tặng quà cưới rất chu đáo. Bố mẹ tôi dốc toàn bộ tiền tích trữ để cho vợ chồng tôi sắm sửa đám cưới, có xe hoa, váy áo cô dâu, đưa rước đàng hoàng, kể cả vòng vàng, nhẫn vàng và các nữ trang khác trong ngày cô dâu về nhà chồng.
Cưới nhau xong, Hương nghỉ làm ở công ty vì vai trò kế toán của nàng đã bị cơ quan chuyển đổi, đưa sang làm nhân viên văn thư, chạy giấy. Chán với công việc mới thu nhập thấp và bị… mất danh dự, Hương âm thầm tìm chỗ thuê mặt bằng, mở một quán cà phê trên phố. Bao nhiêu tiền bạc, nữ trang của bố mẹ tôi cho, Hương đều bán hết để làm vốn bán cà phê.
Tôi vét nốt những đồng tiền dành dụm cuối cùng đưa cho vợ được hơn ba chục triệu. Không biết có phải vì chán tôi không năng động, đi “Tây” về mà chỉ có chừng ấy tiền, hay do không tìm hiểu kỹ tài chính của tôi, hoặc tại cái mác đẹp trai của tôi, lại vừa đi xuất khẩu lao động về, làm cho vợ tôi lóa mắt, vội vàng quyến rũ rồi vội vàng làm đám cưới với tôi để sau đó thấy không được như mong muốn, cô ấy đâm ra thất vọng, chán tôi sau khi lấy nhau. Vợ tôi đổi tính, trở thành người ít nói, lạnh lùng và tỏ ra hết sức bí hiểm đối với tôi. Ngay cả khi tôi cáu gắt do bực bội vì bức xúc không được giải tỏa, cô ấy cũng chỉ im lặng không thèm nói gì. Tôi thực sự bị choáng trước thái độ quay ngoắt 180 độ của cô ấy.
Vợ tôi xinh đẹp nên quán cà phê khá đông khách. Đi làm về, tôi đến quán phụ với vợ và ngủ lại quán cùng vợ. Kỳ lạ, vợ tôi không thích chồng làm phụ bất cứ việc gì ở quán. Quái gở hơn nữa là cô ấy cũng không muốn tôi ngủ lại quán, cứ nằng nặc đuổi tôi về. Nói tóm lại, sau ngày cưới, cô ấy không muốn ngủ với chồng.
Tôi rất ngạc nhiên, vì lẽ ra vợ chồng mới cưới thì đời sống tình dục hết sức mặn nồng mới đúng. Thế nhưng, vợ tôi lấy cớ công việc trong quán bận rộn, phải thức khuya dậy sớm nên ở lại luôn và bắt tôi về nhà. Tôi giận lắm, khóa cửa, bỏ về với bố mẹ, ban ngày đi làm, trưa lang thang cơm hàng cháo chợ, tối về nhà bố mẹ cách thành phố 5 cây số để ngủ.
Tôi quá sốc nên cả tuần không gọi điện thoại cho cô ấy mà cũng cố gắng không ghé qua quán cà phê nữa. Tôi cứ tưởng làm mặt giận như vậy thì vợ tôi sẽ thay đổi thái độ, niềm nở với tôi hơn. Ai dè, tôi không liên lạc với vợ thì vợ tôi cũng cắt đứt liên lạc với tôi luôn.
Không thể chịu nổi sự đối xử vô lý và lạ lùng ấy, chính tôi lại phải quay trở lại quán cà phê liên lạc với vợ. Thì ra, vợ tôi đã tuyển thêm 3 nhân viên nữ bán hàng và cho phép cả 3 người đó ở ngay tại quán. Tôi không có lý do gì để ở lại quán và càng không có lý do ngủ lại trên chiếc giường của hai vợ chồng vì vợ tôi đã cho 2 cô nữ nhân viên mới vào làm việc ngủ chung với cô ta trên chiếc giường đó.
Tôi lúng túng như gà mắc tóc, đã tìm đủ mọi cách để có dịp nói chuyện riêng với vợ tôi xem tình hình như thế nào, nhưng cô ấy cứ lấy cớ bận bịu công việc mà không chịu nói chuyện với tôi. Tôi không hiểu gì cả. Thực chất, vợ tôi muốn gì, tại sao lại đối xử với tôi như vậy?
Chỉ mới lấy nhau được gần 1 tháng vợ tôi đã sinh chuyện, mặt mũi luôn luôn lạnh như nước đá khi tôi tới quán. Quá ức chế dù vẫn còn tiếc nhưng tôi tuyên bố với Hương là sẽ ly dị. Bất ngờ, dường như chỉ đợi có thế, cô ấy đã làm đơn xin ly hôn từ lúc nào nên chìa ra. Sẵn cơn tức giận, tôi ký cái rẹt!
Vợ chồng tôi chia tay nhau tròn 3 tháng sau ngày cưới, dễ dàng và nhẹ hơn cả lông hồng. Ngay chính tôi cũng không giải thích nổi tại sao lại đổ vỡ như vậy huống chi bố mẹ, anh chị em và họ hàng nhà tôi. Tôi nói tôi không hiểu nhưng chẳng ai tin, ai cũng muốn biết xem lỗi tại tôi hay tại cô ấy có khiếm khuyết gì trong cơ thể nên mới xảy ra cớ sự ấy.
Tôi không giải thích được mà cũng chẳng buồn giải thích nữa, chỉ ngập ngụa trong cảm giác bị thương tổn và stress kinh khủng. Họ hàng mới đi ăn cưới xong chưa được ba tháng đã nghe vợ chồng tôi ra tòa ly dị. Ngày tòa xử cô ta cũng chẳng thèm đến mà trước đó chỉ tới một lần khi tòa còn đang hòa giải và trả lời rằng cô ta không cần hòa giải, tài sản như vòng vàng, nhẫn vàng và các thứ nữ trang của phía bên nhà chồng cho thì cô ấy đã bán để mở cửa hàng cà phê rồi, hiện nay chưa lấy lại được vốn, nếu đòi cô ta cũng chẳng lấy gì mà trả.
Tôi chia tay với vợ lãng xẹt như vậy. Vợ tôi sau đó cũng đóng cửa quán, nghe nói lên biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc, làm ăn, mở tiệm cà phê khác.
Từ đó cho đến nay tôi vẫn chưa bao giờ có dịp gặp lại cô ta một lần nào cả và cũng không biết cô ta làm ăn, buôn bán như thế nào. Vết thương lòng trong tôi vẫn chưa lành sẹo. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc hôn nhân kỳ quái của chúng tôi mà cô ấy là người chủ động. Tôi không hiểu lý do tại sao cô ta vội vã quyến rũ tôi, vội vã lấy tôi rồi vội vã bỏ tôi như vậy để làm gì. Tôi nghe nói, Việt kiều ở nước ngoài về Việt Nam lấy vợ, chưa có thời gian tìm hiểu nhau, lấy nhau vội vàng. Sau khi được bảo lãnh sang đến bên ấy, đã ăn ở chắc chân thì cô gái bèn bỏ chồng. Nhưng đó là trường hợp Việt kiều, tiền bạc như nước, chứ tôi chỉ là một anh chàng xuất khẩu lao động, có của nả gì đâu mà cô ta muốn đánh lừa.
Nói thật, không phải tôi khoe, về ngoại hình tôi khá đẹp trai, về tuổi tác cũng trẻ trung, rất tương xứng với cô ấy. Nếu yêu tôi, tại sao cô ấy lại cư xử với tôi kỳ cục như vậy? Còn nếu không yêu tôi, tại sao cô ta lại chủ động quyến rũ tôi, lấy tôi rồi ly dị với mục đích gì? Cô ấy xinh đẹp, dư sức lấy một người khá hơn tôi về mọi mặt, tại sao lại lấy tôi rồi vội vàng bỏ để cả đời mang tiếng đã qua một lần đò, đã từng có một đời chồng, đâu được ích gì? Những câu hỏi đó tôi không có lời giải đáp.
Bố mẹ tôi rất xấu hổ với hàng xóm láng giềng về chuyện tôi bị vợ bỏ. Cả nhà tôi đều ngại ngùng không biết giải thích thế nào trước tiếng thì thầm của hàng xóm láng giềng. Bản thân tôi cũng trở nên mất tự tin sau cuộc hôn nhân kỳ quái ấy. Bạn bè tôi ấm ức cho tôi nên vẫn dò la, thu thập thông tin về Hương qua phía gia đình nàng, thì được biết Hương vẫn chưa lấy chồng, chưa đem ai về nhà giới thiệu đó là người yêu hay chồng sắp cưới.
Bạn bè nói thì tôi nghe vậy thôi chứ thực chất thế nào tôi không biết rõ. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân quái gở đó đã biến tôi từ một kẻ tự tin, yêu đời, nay trở thành chán nản, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Và điều đáng buồn là tinh thần tôi bất ổn, hay cáu giận và lúc nào cũng mang cảm giác là bị người khác tìm cách lừa gạt hoặc muốn đâm dao vào sau lưng mình.
Nguyễn Văn Hùng
Lời tòa soạn
Bạn Hùng thân mến!
Điều đầu tiên, chúng tôi xin chia sẻ với bạn những khó khăn, thắc mắc mà bạn đã gặp trong cuộc sống.
Hôn nhân là việc quan trọng của cả đời người, vậy mà bạn đã gặp chuyện không may, đám cưới vừa xong thì hạnh phúc đã tan vỡ. Cái khó chịu và bị ức chế của bạn còn ở chỗ là hôn nhân tan vỡ mà bạn – người trong cuộc – lại không thể giải thích nổi sự đổ vỡ đó do đâu mà có, do đâu mà nó xảy ra quá nhanh, quá sức tưởng tượng của bạn. Trên thực tế, trong cuộc sống cũng có nhiều trường hợp giống như trường hợp của bạn nhưng tất cả đều có nguyên nhân chứ không thể kỳ cục và lạ lùng như vậy được. Nếu đúng như lời bạn nói – bạn là một người đàn ông bình thường về mặt tâm sinh lý – thì vợ bạn quả là một phụ nữ kỳ quái, ngay đến bạn cũng không thể hiểu hay không thể xét đoán được tâm trạng của cô ấy.
Điều đó làm tòa soạn băn khoăn: đăng hay không nên đăng lời kể của bạn? Nếu đăng thì câu chuyện chưa có kết luận, còn nếu không đăng thì bạn không có dịp chia sẻ một trường hợp hơi lạ, rất ít khi xảy ra trên đời. Nếu có dịp nào bạn hiểu được nguyên nhân tại sao người vợ kỳ cục chia tay với bạn thì hãy thông tin cho tòa báo biết để chúng tôi giải quyết những điểm còn thắc mắc của quý vị độc giả. Chúc bạn gặp nhiều may mắn trên con đường tìm lại một nửa cuộc đời của mình. -Tòa soạn.
II. Vợ chồng tôi đã làm gì sai mà bố mẹ chồng nghiệt ngã?
Kính thưa quý báo!
Hai năm vừa qua, gia đình tôi đã trải qua những biến cố không tưởng tượng nổi. Tôi không hiểu tại sao mọi việc lại xảy ra với gia đình tôi tồi tệ đến thế. Tôi quyết định kể lại câu chuyện này bởi vì, thú thật, tôi vẫn còn choáng váng và rất buồn bực trước những cư xử nghiệt ngã kỳ lạ của bố mẹ chồng.
Mọi chuyện bắt đầu từ Rằm tháng Bảy năm kia, vợ chồng tôi và hai đứa con gái còn nhỏ từ Sài Gòn về quê thăm gia đình đôi bên ở ngoài Trung. Thường thì mỗi năm vợ chồng con cái tôi về quê thăm nhà hai lần: Một lần vào dịp Tết Nguyên đán và một lần vào dịp Rằm tháng Bảy, các cháu được nghỉ hè và đó cũng là dịp lễ Vu lan báo hiếu, nên vợ chồng tôi thường tổ chức cho cả gia đình về quê nhân thể cúng Rằm và dâng hương cho tổ tiên hai bên nội ngoại.
Vợ chồng tôi học xong đại học, ở quê nhà không xin được việc làm nên bàn tính, dắt díu nhau vào Sài Gòn lập nghiệp. Cũng may, có tấm bằng đại học, chúng tôi từ hai bàn tay trắng, tìm việc, mày mò làm lụng vất vả kiếm sống và sau 15 năm lập nghiệp ở nơi đất khách quê người, chúng tôi đã có chút của nả, xây dựng được một ngôi nhà nhỏ 4 tầng, khang trang, ở trong một quận nội thành, ngoài ra còn dành dụm mua được một miếng đất và gửi được một số tiền tiết kiệm để sống thoải mái, không phải lấn cấn lo việc cơm áo gạo tiền.
Vợ chồng tôi đều là con đầu lòng của cả hai bên nội ngoại, nên đều nhận trách nhiệm nuôi các em ăn học đại học khi các em thi đậu, vào học trong Sài Gòn. Các em ra trường thì nhà tôi thu xếp, xin việc cho các em để các em có công ăn việc làm ổn định. Bố mẹ hai bên ở ngoài Trung đều nghèo và đều đông con nhưng vợ chồng tôi không quản ngại việc đó, hết lòng thay cha mẹ hai bên để nuôi các em.
Con gái đầu lòng của chúng tôi hết sức thông minh. Cháu đoạt học sinh giỏi cấp quốc gia cả hai môn là Toán và tiếng Anh. Trong dịp về lần này chúng tôi nhắm tạ ơn tổ tiên, kính báo lên tổ tiên là con gái của chúng tôi đã được học bổng toàn phần của Canada. Trong khi làm thủ tục cho con sang Canada du học, vợ chồng tôi đưa hai con về quê chơi để tạ ơn tổ tiên và cầu bình an cho các con.
Đúng rằm hôm ấy, sau khi họ hàng bên chồng cúng vái nhà thờ họ xong, bác trưởng tộc mời mọi người họp để bàn chuyện xây nhà thờ Tổ. Ở quê, việc xây nhà thờ Tổ rất quan trọng, mỗi hộ gia đình trong dòng họ phải chia đầu người ra để đóng góp tiền bạc. Quê chúng tôi ở miền Trung nghèo khó, gia cảnh các cô, các chú, các bác tuy có khá hơn trước nhưng cũng chưa khấm khá gì nhiều.
Sau khi bàn bạc, dự kiến xây nhà thờ Tổ hết khoảng 300 triệu đồng không kể công thợ vì trong họ hàng có nhiều người rất giỏi tay nghề, họ tự nguyện làm không tính công. Xong, trước khi tính toán cụ thể từng gia đình phải đóng bao nhiêu, bác trưởng tộc nhìn nhà tôi và hỏi: “Sao nào, anh trưởng chi phía bên ông bà Hai, đi làm ăn xa ở trong Sài Gòn nghe nói khá lắm, anh xung phong đóng góp xây nhà thờ Tổ bao nhiêu cho bà con họ hàng ở ngoài nì đỡ phải đóng nào?”. Nhà tôi đứng lên, mọi người vỗ tay. Cái vỗ tay đó khiến nhà tôi cảm thấy bắt buộc mình phải đóng góp thật khá, coi như đỡ cho mọi người, bởi vậy nhà tôi xin đóng một phần ba tức 100 triệu đồng, mọi người lại vỗ tay ào ào. Sau khi nhà tôi phát biểu xong, tự dưng bố mẹ chồng tôi nổi đóa lên. Bố chồng tôi lập tức đứng dậy phản đối việc con trai cả của ông đóng 100 triệu. Ông đùng đùng nổi giận, chỉ thẳng vào mặt con trai: “Mày đừng tưởng mày giàu có mà kênh kiệu! Mày cậy mày nhiều tiền hả? Đồng tiền của mày là đồng tiền dơ bẩn, ăn gian nói dối trong khi buôn bán, thứ tiền của quân ăn cướp! Không có tiền của mày họ hàng cũng đóng góp được!”.
Nói xong, bố chồng tôi tiếp tục chỉ tay vào mặt tôi là con dâu đang ngồi cạnh đấy, xỉa xói: “Mày là hạng con dâu không biết đẻ. Đẻ toàn một thứ con gái! Ngay đến con chó giữ nhà nó còn biết đẻ cả con cái lẫn con đực huống chi con người! Mày là thứ đàn bà vô dụng, sanh con một bề!” Chửi bới hai vợ chồng tôi đã đời rồi bố mẹ chồng tôi đùng đùng bỏ về trước sự ngỡ ngàng của họ hàng và sự chết sững không nói nên lời của vợ chồng tôi.
Tối hôm ấy, tuy giận lắm nhưng vợ chồng tôi cũng trở về nhà bố mẹ chồng thì bị bố mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà. Mẹ chồng tôi mắng: “Chúng mày tưởng chúng mày có tiền nên muốn làm gì thì làm hả? Em trai chúng mày ở trong ấy chưa có nhà để ở, sao chúng mày không cho nó miếng đất rồi cho nó tiền xây nhà mà lại dâng cho cả họ? Bố mày tiếc tiền, tức lắm nên mới chửi chúng mày ngay trước mặt mọi người như vậy đấy!”.
Tội nghiệp hai đứa con gái của chúng tôi, chúng không có mặt trong cuộc họp nên chẳng hiểu gì cả, cứ ngớ ra, so lại một chỗ. Đêm ấy, vợ chồng, con cái chúng tôi phải ra khách sạn để ngủ. Chồng tôi cũng tự ái và mắc cỡ với vợ là có bố mẹ xử sự quá thô bạo và vô lý, nên hôm sau kêu xe đưa vợ con lên nhà ông bà ngoại chơi hai bữa rồi bay thẳng vào Sài Gòn, không trở lại nhà bố mẹ nữa.
Sau lần về quê đáng buồn ấy được một tháng thì chúng tôi làm xong thủ tục cho cháu lớn đi du học Canada. Tuy rất giận nhưng trước khi cháu đi, tôi cũng khuyên cháu gọi điện thoại về quê chào ông bà nội. Ông nội không trả lời còn bà nội thì ừ hử rồi cúp máy cái rụp.
Kể từ đó, giữa gia đình tôi và gia đình bố mẹ chồng rất căng thẳng. Chúng tôi xa quê, ở trong Sài Gòn không có họ hàng thân thích gì cả nên việc bị bố mẹ hiểu lầm khiến chồng tôi hết sức buồn phiền. Chồng tôi gọi điện thoại nói chuyện với cậu em trai – tức cậu em mà chúng tôi đã nuôi ăn học suốt 6-7 năm trời – và nhắc lại rằng ngày trước anh chị đã nói với chú, chỉ hỗ trợ cho chú ăn học xong đại học, lo cho chú có công ăn việc làm, sau đó chú phải phấn đấu, tự lo lấy cuộc sống của mình. Anh chị dành dụm mua được miếng đất, đấy là của để dành để đề phòng trường hợp cháu lớn du học, khi nào cần đến thì bán đi lấy tiền cho đỡ phải lo. Vậy mà bố mẹ không hiểu, mắng anh chị tại sao không cho em lại đi dâng 100 triệu đồng xây nhà thờ Tổ. Cậu em trai nhà tôi im lặng nghe, không nói gì cả.
Câu chuyện không dừng lại ở đấy mà bố chồng tôi tiếp tục gọi điện thoại vào chửi chồng tôi là quân ngu xuẩn, anh em ruột thịt không thương, đem tiền dâng cho cả họ. Ông còn dọa sẽ viết thư cho Quản lý thị trường ở trong Sài Gòn điều tra xem vợ chồng tôi mua gian bán lận thế nào mà mới 15 năm đã xây được nhà, mua được đất, có tiền cho con du học, ông sẽ kiện cho chúng tôi trắng mắt, không còn đất sống nữa. Chồng tôi hậm hực: “Nó được học bổng của Canada chứ lấy tiền đâu mà du học. Ở cái đất Sài Gòn này, mình không bằng móng chân người ta chứ giàu có gì mà kiện với chẳng kiện, hơi động một tí là tố cáo nhau theo kiểu quan liêu bao cấp ngày trước. Đấy, kiện đi, có mà người ta vứt vào sọt rác. Ngay đến mình buôn bán cả chục năm nay còn chả biết Quản lý thị trường Sài Gòn ở chỗ nào huống chi ngoài ấy!” Chúng tôi không thể hiểu nổi tại sao bố chồng tôi tự nhiên lại trở nên hung hăng mất hết tính người như vậy. Trước đây, dù ông có khó tính, khắt khe và hay đòi hỏi quyền lợi vật chất từ con cái song cũng chưa bao giờ bộc lộ sự vô lý quá mức như vậy.
Lễ Vu lan năm ngoái, chồng tôi bận công việc, tôi đem đứa con gái thứ hai về quê nhưng chỉ ở bên ông bà ngoại chứ không về nhà bố mẹ chồng. Kể từ lần bị chửi là thứ đàn bà vô dụng, đẻ con một bề, tôi tức lắm, tôi nghĩ rằng người ta làm đến tổng thống Mỹ, tổng thống Nga như ông Bush, ông Obama, ông Putin mà sinh toàn con gái thì cũng phải chịu chứ cái thứ tôi đáng kể gì. Tôi cũng muốn sinh con trai cho có nếp có tẻ lắm chứ, nhưng trời cho sao thì nhận vậy, con nào cũng là con, không cần phân biệt.
Mùa hè năm ngoái, con gái út chúng tôi chẳng may đổ bệnh. Tự nhiên không hiểu sao cháu mắc một căn bệnh lạ về dây thần kinh, các bệnh viện Việt Nam không chẩn đoán được, tôi phải đem cháu sang Canada chữa trị, nhân đó thăm đứa con gái lớn luôn một thể.
Biết cháu bị bệnh, ông bà ngoại luôn luôn gọi điện thoại qua hỏi thăm sức khỏe và bệnh tình của cháu, còn ông bà nội thì không được một lời. Đã vậy tôi còn nghe bà con ở quê cho biết bố chồng tôi nói đáng đời hai đứa khốn nạn đó, “co cóp cho cọp nó tha”, lần này con bệnh cứ gọi là sạch bách của cải. Nghe tin mà tôi buồn muốn chảy nước mắt.
Cuối cùng, các bác sĩ Canada cũng tìm ra căn nguyên bệnh của con gái tôi và đã điều trị khiến con tôi dần dần bình phục, trở lại bình thường. Hôm tiễn hai mẹ con tôi ra sân bay trở về Việt Nam, đứa con gái lớn cầm tay tôi, ứa nước mắt dặn dò: “Thôi mẹ ạ, ông bà nội già rồi, dù có đối xử với mẹ thế nào mẹ cũng đừng buồn, cứ bỏ qua tất cả là xong hết. Con ở bên này xa gia đình nên nhớ nhà lắm, thấy tình cảm gia đình là trên hết, giá ông bà nội có chửi con con cũng không để ý”. Tôi rất ngạc nhiên, con tôi mới ra nước ngoài chưa đầy một năm mà đã có cái nhìn rộng rãi của người văn minh như vậy hay sao? Chẳng bù cho chúng tôi, ở cái đất nước nghèo khó, luôn luôn kèn cựa nhau, ghét bỏ nhau một cách thiển cận, ngay người trong gia đình cũng sẵn sàng coi nhau như kẻ thù. Con tôi “người lớn” như thế tôi rất mát ruột và thấy sinh con gái hay sinh con trai thì cũng thế thôi, miễn sao chúng biết phân biệt lẽ phải.
Từ ngày đứa con gái thứ hai của chúng tôi được điều trị, trở lại khỏe mạnh bình thường, tôi rất biết ơn trời đất, tổ tiên ông bà nên năng đi chùa, ăn chay niệm Phật. Đôi khi, tôi cũng muốn đưa con về quê thăm ông bà ngoại vì bố mẹ tôi già rồi, không biết còn sống được bao lâu nữa, nhưng theo tôi biết thì ông bà nội vẫn còn ghét vợ chồng tôi, không muốn cho chúng tôi về. Chả lẽ về thăm bố mẹ đẻ mà không thăm bố mẹ chồng? Điều đó khiến tôi khó nghĩ nên cứ nấn ná, không rủ nhà tôi về quê. Không về, mang tiếng với họ hàng là con cái mà hận thù đối với bố mẹ, còn nếu về, chắc ông bà nội cũng chẳng vui vẻ gì nên tôi không về. Tôi biết bỏ mặc cha mẹ ở ngoài ấy nhà tôi áy náy lắm. Tôi thương tôi một thì thương nhà tôi mười. Nhiều lúc tôi tự hỏi vợ chồng tôi đã làm gì sai khiến bố mẹ chồng tôi đối xử nghiệt ngã với vợ chồng tôi như vậy. Nếu biết, tôi sẽ quỳ xuống xin lỗi ông bà và sẽ sửa chữa để gia đình được vui vẻ như cũ và nhà tôi khỏi buồn về tội vẫn còn phiền giận bố mẹ.
QT - Sài Gòn
Lời tòa soạn
Bạn Q.T. thân mến!
Câu chuyện bạn kể thật xót xa. Chúng tôi không thể trả lời nổi câu hỏi là vợ chồng bạn đã làm gì sai và sai ở chỗ nào đến nỗi bố mẹ chồng phải chửi mắng gần như từ bỏ gia đình bạn.
Thật ra, trên đời này, trường hợp khắc nghiệt như bố mẹ chồng của bạn không phải là không có. Mới đây, vụ ban đêm đổ xăng lên giường đốt cả gia đình người con trai ở Hải Phòng làm chết cháy hai đứa cháu gái và ngay chính ông nội là người đốt cũng bị chết cháy, đều phát xuất từ mâu thuẫn gia đình, mà chủ yếu là bố chồng ghét con dâu do sinh con một bề “không biết đẻ con trai”. Nhà có 6 người thì bà nội, con trai, con dâu bị phỏng rất nặng chưa biết có sống nổi hay không; ông nội và 2 cháu gái chết; gia đình hoàn toàn tan nát. Thảm kịch khủng khiếp đó là do cái quan niệm cổ điển, lạc hậu, đến nay vẫn chưa chấm dứt.
Nếu bạn cần có một lời khuyên, chúng tôi sẽ khuyên bạn hãy dẹp bỏ lòng tự ái, chủ động tha thứ cho bố mẹ chồng và khuyến khích chồng, cùng chồng trở về quê thăm bố mẹ để xóa bỏ những hiểu lầm, những định kiến, những ác cảm trong lòng bố mẹ chồng, giống như cô bé con gái bạn ở Canada đã nói. Thân mến, chúc bạn thành công. -Tòa soạn
Đoàn Dự ghi chép
http://www.thoibao.com/chuyen-muc/chuyen-ben-nha/11440-chuyen-ben-nha-chuyen-nhung-con-nguoi-kho-hieu
Bàn ra tán vào (0)
Chuyện bên nhà: chuyện những con người khó hiểu
Thưa quý bạn, bà Noailles, một nhà văn Pháp ở thế kỷ thứ 19, nói rằng tâm hồn mỗi con người là một khu vườn bí mật. Điều đó đúng, nhưng đấy là nói theo kiểu văn chương, còn nôm na dễ hiểu thì chúng ta nói rằng tâm hồn mỗi con người khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này suy nghĩ thế này, người kia suy nghĩ thế khác. Tôi xin lấy ví dụ, vào khoảng thế kỷ 13, nước Tàu bị quân Nguyên tức quân Mông Cổ đô hộ rất tàn khốc, giết người như ngoé. Đến khoảng giữa thế kỷ 14, Chu Nguyên Chương là một
nhà sư áo vải, nghèo nàn, ít học nhưng rất có tài quân sự, đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi đất nước rồi lên làm vua, lập ra nhà Minh, đó là Minh Thái Tổ, cơ nghiệp kéo dài gần 300 năm.
Minh Thái Tổ nhiều vợ nên có tới 42 người con, 26 con trai và 16 con gái. Khi ông mất thì người con cả tức thái tử Chu Tiêu đã qua đời từ trước, ông truyền ngôi cho cháu đích tôn, con của thái tử Chu Tiêu là Chu Doãn Văn lên làm vua, đó là vua Minh Huệ Tông.
Huệ Tông còn ít tuổi và rất hèn kém, thấy các bậc công thần và các vị vương tước chú ruột của mình toàn là những người am hiểu chiến trận, đã từng vào sinh ra tử, có nhiều công lao với ông nội mình ngày trước, sợ bị họ cướp ngôi nên bèn tìm cách giết đi để trừ hậu hoạn. Đến người chú thứ tư là Yên vương Chu Lệ (còn có tên là Chu Đệ), một người tính nóng như lửa nhưng rất giỏi cầm quân, thấy mình bị giết đến nơi nên bèn đem quân đánh trước. Minh Huệ Tông thua to, chết trong đám loạn quân, Yên vương lên ngôi, đó là Minh Thành Tổ.
Trước khi lên ngôi, Yên vương sai một vị danh sĩ rất có uy tín với dân chúng là Phương Hiếu Nho viết “chiếu lên ngôi”. Phương Hiếu Nho không chịu viết vì cho rằng chú cướp ngôi của cháu là trái nghĩa quân thần. Yên vương tức giận, nhét bút vào tay Phương Hiếu Nho, hét lớn: “Viết đi, nếu không ta sẽ chém cả ba họ nhà ngươi!”. Phương Hiếu Nho nói: “Chém đến chín họ cũng còn chả sợ huống chi ba họ!” Bị Yên vương ép buộc, ông viết mấy chữ: “Yên tặc thoán vị” (giặc Yên cướp ngôi) rồi ném bút vào mặt Yên vương. Yên vương đùng đùng nổi giận, ra lệnh chém cả 9 họ nhà Phương Hiếu Nho đúng như Phương Hiếu Nho đã thách thức, máu chảy thành sông.
Sử sách các đời sau không ai dám phê bình Phương Hiếu Nho vì họ cũng cho rằng chú cướp ngôi của cháu là trái đạo lý. Chỉ tội cho những người từ lớn đến bé trong họ hàng nhà Phương Hiếu Nho, tự nhiên bị chém đầu thảm khốc trong khi không hề có liên quan.
Câu chuyện trên đây cho chúng ta thấy trong việc Yên vương Chu Lệ đem quân đánh lại “ông vua cháu” Minh Huệ Tông, Chu Lệ suy nghĩ một cách khác mà Phương Hiếu Nho suy nghĩ một cách khác, hai bên hoàn toàn đối nghịch với nhau.
Bây giờ xin mời quý bạn xem xét hai câu chuyện hiện nay do hai vị độc giả kể lại về những việc riêng nho nhỏ trong gia đình của họ, quý bạn sẽ thấy hành động của mỗi nhân vật trong chuyện hết sức khó hiểu. Như vậy, từ việc lớn đến việc nhỏ, sự suy nghĩ của mỗi con người hoàn toàn khác biệt nhau.
I. Hôn nhân kỳ lạ và người vợ quái gở của tôi
Kính thưa quý vị độc giả!
Câu chuyện của tôi dài lắm, tôi chỉ có thể tóm tắt được thế này thôi. Tôi từng đổ vỡ gia đình bởi một cuộc hôn nhân kỳ lạ và một người vợ kỳ quặc. Nói thật thì có lẽ ít ai tin nhưng tôi bị trắng mắt trong một cuộc hôn nhân vội vã, không tìm hiểu kỹ càng trước sau.
Tôi không biết tôi và vợ tôi ai bị ai lừa. Đến bây giờ, tôi vẫn hoang mang không hiểu nổi tại sao vợ tôi lại hành xử như vậy với tôi (chồng của cô ấy) và với bố mẹ tôi, những người đã yêu thương cô ấy hết lòng khi cô ấy mới về làm dâu.
Tôi đi lao động ở bên Nga về. Bên Nga làm ăn khó khăn, tôi trở về nước, lưng vốn ít ỏi, gần như với hai bàn tay trắng nên phải làm lại từ đầu.
Tôi được cậu em rể chạy chọt xin cho được chân tài xế lái xe cho một công ty trong tỉnh. Ở công ty, tôi đã gặp và yêu một cô gái – sau này trở thành người vợ gieo rắc nỗi khổ cho tôi.
Nói chính xác hơn thì vợ tôi đã để mắt tới tôi trước, ngay khi tôi vừa chân ướt chân ráo vào nhận việc. Cho đến bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi không giải thích nổi những hành động của vợ tôi. Cô ấy thích đàn ông bảnh trai? Hay tưởng tôi có nhiều tiền? Ngay khi mới gặp lần đầu tiên cô ấy đã lân la bắt chuyện, hỏi thăm và rủ tôi đi ăn uống.
Vợ tôi cao ráo, trắng trẻo, phải nói là có ngoại hình rất khá. Cô ấy làm hợp đồng ở phòng kế toán trong công ty trước tôi khoảng chừng một năm. Nói thật, một trăm thằng đàn ông, mấy ai không gục ngã trước sự chủ động tấn công của phụ nữ dù người đó hình thức chỉ ở mức độ trung bình, huống chi đối với tôi cô ấy lại quá xinh.
Mới về nước lơ ngơ, lại đi làm ngay, có người con gái xinh đẹp cặp kè tán chuyện, tôi hoàn toàn đổ gục. Đến khi yêu rồi, công khai cho mọi người ở chỗ làm và quyết định dẫn về nhà ra mắt bố mẹ thì em rể tôi, người đã lo chạy cho tôi vào làm lái xe trong công ty, mới biết tôi yêu Hương và ra sức ngăn cản.
Cậu em rể tôi chỉ nói với tôi rằng trước đó Hương làm kế toán, nhưng được đâu gần một năm thì bị đuổi khỏi vai trò kế toán vì có vướng mắc gì đó chuyện tài chính không minh bạch. Hơn nữa, cô ta có quan hệ nam nữ rắc rối, bí hiểm và phức tạp, tôi không nên dính vào. Hỏi cặn kẽ cậu em rể cái cụm từ “rắc rối, bí hiểm và phức tạp” cụ thể là như thế nào thì em rể tôi bảo em cũng chỉ nghe dư luận trong cơ quan nói thế thôi chứ không rõ hơn. “Với lại em thấy cô ta như thế nào ấy, vừa mới làm việc chưa đầy một năm mà đã bị đuổi thì không phải là người tốt, anh không nên dính vào”.
Trong gia đình tôi, bố mẹ thì đã lớn tuổi, ở nông thôn, tính tình thuần phác nên con nói sao thì nghe vậy thôi. Thấy tôi đã yêu và nhất định cưới, bố mẹ tôi chỉ nhắc tôi nên suy nghĩ cho kỹ trước ý kiến của cậu em rể xem thế nào kẻo sau này lại hối tiếc. Khổ nỗi, cái trò trai gái đã dính vào nhau, đã mê như điếu đổ thì còn có ai khuyên can gì được. Mặc kệ em rể tôi phân giải thiệt hơn, tôi vẫn khăng khăng bước qua dư luận để cưới Hương làm vợ.
Bố mẹ tôi ở nhà quê tuy không khá giả gì nhưng cũng có đủ để lo cho tôi một đám cưới tươm tất. Họ hàng ai cũng mừng tôi lấy được vợ đẹp nên tặng quà cưới rất chu đáo. Bố mẹ tôi dốc toàn bộ tiền tích trữ để cho vợ chồng tôi sắm sửa đám cưới, có xe hoa, váy áo cô dâu, đưa rước đàng hoàng, kể cả vòng vàng, nhẫn vàng và các nữ trang khác trong ngày cô dâu về nhà chồng.
Cưới nhau xong, Hương nghỉ làm ở công ty vì vai trò kế toán của nàng đã bị cơ quan chuyển đổi, đưa sang làm nhân viên văn thư, chạy giấy. Chán với công việc mới thu nhập thấp và bị… mất danh dự, Hương âm thầm tìm chỗ thuê mặt bằng, mở một quán cà phê trên phố. Bao nhiêu tiền bạc, nữ trang của bố mẹ tôi cho, Hương đều bán hết để làm vốn bán cà phê.
Tôi vét nốt những đồng tiền dành dụm cuối cùng đưa cho vợ được hơn ba chục triệu. Không biết có phải vì chán tôi không năng động, đi “Tây” về mà chỉ có chừng ấy tiền, hay do không tìm hiểu kỹ tài chính của tôi, hoặc tại cái mác đẹp trai của tôi, lại vừa đi xuất khẩu lao động về, làm cho vợ tôi lóa mắt, vội vàng quyến rũ rồi vội vàng làm đám cưới với tôi để sau đó thấy không được như mong muốn, cô ấy đâm ra thất vọng, chán tôi sau khi lấy nhau. Vợ tôi đổi tính, trở thành người ít nói, lạnh lùng và tỏ ra hết sức bí hiểm đối với tôi. Ngay cả khi tôi cáu gắt do bực bội vì bức xúc không được giải tỏa, cô ấy cũng chỉ im lặng không thèm nói gì. Tôi thực sự bị choáng trước thái độ quay ngoắt 180 độ của cô ấy.
Vợ tôi xinh đẹp nên quán cà phê khá đông khách. Đi làm về, tôi đến quán phụ với vợ và ngủ lại quán cùng vợ. Kỳ lạ, vợ tôi không thích chồng làm phụ bất cứ việc gì ở quán. Quái gở hơn nữa là cô ấy cũng không muốn tôi ngủ lại quán, cứ nằng nặc đuổi tôi về. Nói tóm lại, sau ngày cưới, cô ấy không muốn ngủ với chồng.
Tôi rất ngạc nhiên, vì lẽ ra vợ chồng mới cưới thì đời sống tình dục hết sức mặn nồng mới đúng. Thế nhưng, vợ tôi lấy cớ công việc trong quán bận rộn, phải thức khuya dậy sớm nên ở lại luôn và bắt tôi về nhà. Tôi giận lắm, khóa cửa, bỏ về với bố mẹ, ban ngày đi làm, trưa lang thang cơm hàng cháo chợ, tối về nhà bố mẹ cách thành phố 5 cây số để ngủ.
Tôi quá sốc nên cả tuần không gọi điện thoại cho cô ấy mà cũng cố gắng không ghé qua quán cà phê nữa. Tôi cứ tưởng làm mặt giận như vậy thì vợ tôi sẽ thay đổi thái độ, niềm nở với tôi hơn. Ai dè, tôi không liên lạc với vợ thì vợ tôi cũng cắt đứt liên lạc với tôi luôn.
Không thể chịu nổi sự đối xử vô lý và lạ lùng ấy, chính tôi lại phải quay trở lại quán cà phê liên lạc với vợ. Thì ra, vợ tôi đã tuyển thêm 3 nhân viên nữ bán hàng và cho phép cả 3 người đó ở ngay tại quán. Tôi không có lý do gì để ở lại quán và càng không có lý do ngủ lại trên chiếc giường của hai vợ chồng vì vợ tôi đã cho 2 cô nữ nhân viên mới vào làm việc ngủ chung với cô ta trên chiếc giường đó.
Tôi lúng túng như gà mắc tóc, đã tìm đủ mọi cách để có dịp nói chuyện riêng với vợ tôi xem tình hình như thế nào, nhưng cô ấy cứ lấy cớ bận bịu công việc mà không chịu nói chuyện với tôi. Tôi không hiểu gì cả. Thực chất, vợ tôi muốn gì, tại sao lại đối xử với tôi như vậy?
Chỉ mới lấy nhau được gần 1 tháng vợ tôi đã sinh chuyện, mặt mũi luôn luôn lạnh như nước đá khi tôi tới quán. Quá ức chế dù vẫn còn tiếc nhưng tôi tuyên bố với Hương là sẽ ly dị. Bất ngờ, dường như chỉ đợi có thế, cô ấy đã làm đơn xin ly hôn từ lúc nào nên chìa ra. Sẵn cơn tức giận, tôi ký cái rẹt!
Vợ chồng tôi chia tay nhau tròn 3 tháng sau ngày cưới, dễ dàng và nhẹ hơn cả lông hồng. Ngay chính tôi cũng không giải thích nổi tại sao lại đổ vỡ như vậy huống chi bố mẹ, anh chị em và họ hàng nhà tôi. Tôi nói tôi không hiểu nhưng chẳng ai tin, ai cũng muốn biết xem lỗi tại tôi hay tại cô ấy có khiếm khuyết gì trong cơ thể nên mới xảy ra cớ sự ấy.
Tôi không giải thích được mà cũng chẳng buồn giải thích nữa, chỉ ngập ngụa trong cảm giác bị thương tổn và stress kinh khủng. Họ hàng mới đi ăn cưới xong chưa được ba tháng đã nghe vợ chồng tôi ra tòa ly dị. Ngày tòa xử cô ta cũng chẳng thèm đến mà trước đó chỉ tới một lần khi tòa còn đang hòa giải và trả lời rằng cô ta không cần hòa giải, tài sản như vòng vàng, nhẫn vàng và các thứ nữ trang của phía bên nhà chồng cho thì cô ấy đã bán để mở cửa hàng cà phê rồi, hiện nay chưa lấy lại được vốn, nếu đòi cô ta cũng chẳng lấy gì mà trả.
Tôi chia tay với vợ lãng xẹt như vậy. Vợ tôi sau đó cũng đóng cửa quán, nghe nói lên biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc, làm ăn, mở tiệm cà phê khác.
Từ đó cho đến nay tôi vẫn chưa bao giờ có dịp gặp lại cô ta một lần nào cả và cũng không biết cô ta làm ăn, buôn bán như thế nào. Vết thương lòng trong tôi vẫn chưa lành sẹo. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc hôn nhân kỳ quái của chúng tôi mà cô ấy là người chủ động. Tôi không hiểu lý do tại sao cô ta vội vã quyến rũ tôi, vội vã lấy tôi rồi vội vã bỏ tôi như vậy để làm gì. Tôi nghe nói, Việt kiều ở nước ngoài về Việt Nam lấy vợ, chưa có thời gian tìm hiểu nhau, lấy nhau vội vàng. Sau khi được bảo lãnh sang đến bên ấy, đã ăn ở chắc chân thì cô gái bèn bỏ chồng. Nhưng đó là trường hợp Việt kiều, tiền bạc như nước, chứ tôi chỉ là một anh chàng xuất khẩu lao động, có của nả gì đâu mà cô ta muốn đánh lừa.
Nói thật, không phải tôi khoe, về ngoại hình tôi khá đẹp trai, về tuổi tác cũng trẻ trung, rất tương xứng với cô ấy. Nếu yêu tôi, tại sao cô ấy lại cư xử với tôi kỳ cục như vậy? Còn nếu không yêu tôi, tại sao cô ta lại chủ động quyến rũ tôi, lấy tôi rồi ly dị với mục đích gì? Cô ấy xinh đẹp, dư sức lấy một người khá hơn tôi về mọi mặt, tại sao lại lấy tôi rồi vội vàng bỏ để cả đời mang tiếng đã qua một lần đò, đã từng có một đời chồng, đâu được ích gì? Những câu hỏi đó tôi không có lời giải đáp.
Bố mẹ tôi rất xấu hổ với hàng xóm láng giềng về chuyện tôi bị vợ bỏ. Cả nhà tôi đều ngại ngùng không biết giải thích thế nào trước tiếng thì thầm của hàng xóm láng giềng. Bản thân tôi cũng trở nên mất tự tin sau cuộc hôn nhân kỳ quái ấy. Bạn bè tôi ấm ức cho tôi nên vẫn dò la, thu thập thông tin về Hương qua phía gia đình nàng, thì được biết Hương vẫn chưa lấy chồng, chưa đem ai về nhà giới thiệu đó là người yêu hay chồng sắp cưới.
Bạn bè nói thì tôi nghe vậy thôi chứ thực chất thế nào tôi không biết rõ. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân quái gở đó đã biến tôi từ một kẻ tự tin, yêu đời, nay trở thành chán nản, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Và điều đáng buồn là tinh thần tôi bất ổn, hay cáu giận và lúc nào cũng mang cảm giác là bị người khác tìm cách lừa gạt hoặc muốn đâm dao vào sau lưng mình.
Nguyễn Văn Hùng
Lời tòa soạn
Bạn Hùng thân mến!
Điều đầu tiên, chúng tôi xin chia sẻ với bạn những khó khăn, thắc mắc mà bạn đã gặp trong cuộc sống.
Hôn nhân là việc quan trọng của cả đời người, vậy mà bạn đã gặp chuyện không may, đám cưới vừa xong thì hạnh phúc đã tan vỡ. Cái khó chịu và bị ức chế của bạn còn ở chỗ là hôn nhân tan vỡ mà bạn – người trong cuộc – lại không thể giải thích nổi sự đổ vỡ đó do đâu mà có, do đâu mà nó xảy ra quá nhanh, quá sức tưởng tượng của bạn. Trên thực tế, trong cuộc sống cũng có nhiều trường hợp giống như trường hợp của bạn nhưng tất cả đều có nguyên nhân chứ không thể kỳ cục và lạ lùng như vậy được. Nếu đúng như lời bạn nói – bạn là một người đàn ông bình thường về mặt tâm sinh lý – thì vợ bạn quả là một phụ nữ kỳ quái, ngay đến bạn cũng không thể hiểu hay không thể xét đoán được tâm trạng của cô ấy.
Điều đó làm tòa soạn băn khoăn: đăng hay không nên đăng lời kể của bạn? Nếu đăng thì câu chuyện chưa có kết luận, còn nếu không đăng thì bạn không có dịp chia sẻ một trường hợp hơi lạ, rất ít khi xảy ra trên đời. Nếu có dịp nào bạn hiểu được nguyên nhân tại sao người vợ kỳ cục chia tay với bạn thì hãy thông tin cho tòa báo biết để chúng tôi giải quyết những điểm còn thắc mắc của quý vị độc giả. Chúc bạn gặp nhiều may mắn trên con đường tìm lại một nửa cuộc đời của mình. -Tòa soạn.
II. Vợ chồng tôi đã làm gì sai mà bố mẹ chồng nghiệt ngã?
Kính thưa quý báo!
Hai năm vừa qua, gia đình tôi đã trải qua những biến cố không tưởng tượng nổi. Tôi không hiểu tại sao mọi việc lại xảy ra với gia đình tôi tồi tệ đến thế. Tôi quyết định kể lại câu chuyện này bởi vì, thú thật, tôi vẫn còn choáng váng và rất buồn bực trước những cư xử nghiệt ngã kỳ lạ của bố mẹ chồng.
Mọi chuyện bắt đầu từ Rằm tháng Bảy năm kia, vợ chồng tôi và hai đứa con gái còn nhỏ từ Sài Gòn về quê thăm gia đình đôi bên ở ngoài Trung. Thường thì mỗi năm vợ chồng con cái tôi về quê thăm nhà hai lần: Một lần vào dịp Tết Nguyên đán và một lần vào dịp Rằm tháng Bảy, các cháu được nghỉ hè và đó cũng là dịp lễ Vu lan báo hiếu, nên vợ chồng tôi thường tổ chức cho cả gia đình về quê nhân thể cúng Rằm và dâng hương cho tổ tiên hai bên nội ngoại.
Vợ chồng tôi học xong đại học, ở quê nhà không xin được việc làm nên bàn tính, dắt díu nhau vào Sài Gòn lập nghiệp. Cũng may, có tấm bằng đại học, chúng tôi từ hai bàn tay trắng, tìm việc, mày mò làm lụng vất vả kiếm sống và sau 15 năm lập nghiệp ở nơi đất khách quê người, chúng tôi đã có chút của nả, xây dựng được một ngôi nhà nhỏ 4 tầng, khang trang, ở trong một quận nội thành, ngoài ra còn dành dụm mua được một miếng đất và gửi được một số tiền tiết kiệm để sống thoải mái, không phải lấn cấn lo việc cơm áo gạo tiền.
Vợ chồng tôi đều là con đầu lòng của cả hai bên nội ngoại, nên đều nhận trách nhiệm nuôi các em ăn học đại học khi các em thi đậu, vào học trong Sài Gòn. Các em ra trường thì nhà tôi thu xếp, xin việc cho các em để các em có công ăn việc làm ổn định. Bố mẹ hai bên ở ngoài Trung đều nghèo và đều đông con nhưng vợ chồng tôi không quản ngại việc đó, hết lòng thay cha mẹ hai bên để nuôi các em.
Con gái đầu lòng của chúng tôi hết sức thông minh. Cháu đoạt học sinh giỏi cấp quốc gia cả hai môn là Toán và tiếng Anh. Trong dịp về lần này chúng tôi nhắm tạ ơn tổ tiên, kính báo lên tổ tiên là con gái của chúng tôi đã được học bổng toàn phần của Canada. Trong khi làm thủ tục cho con sang Canada du học, vợ chồng tôi đưa hai con về quê chơi để tạ ơn tổ tiên và cầu bình an cho các con.
Đúng rằm hôm ấy, sau khi họ hàng bên chồng cúng vái nhà thờ họ xong, bác trưởng tộc mời mọi người họp để bàn chuyện xây nhà thờ Tổ. Ở quê, việc xây nhà thờ Tổ rất quan trọng, mỗi hộ gia đình trong dòng họ phải chia đầu người ra để đóng góp tiền bạc. Quê chúng tôi ở miền Trung nghèo khó, gia cảnh các cô, các chú, các bác tuy có khá hơn trước nhưng cũng chưa khấm khá gì nhiều.
Sau khi bàn bạc, dự kiến xây nhà thờ Tổ hết khoảng 300 triệu đồng không kể công thợ vì trong họ hàng có nhiều người rất giỏi tay nghề, họ tự nguyện làm không tính công. Xong, trước khi tính toán cụ thể từng gia đình phải đóng bao nhiêu, bác trưởng tộc nhìn nhà tôi và hỏi: “Sao nào, anh trưởng chi phía bên ông bà Hai, đi làm ăn xa ở trong Sài Gòn nghe nói khá lắm, anh xung phong đóng góp xây nhà thờ Tổ bao nhiêu cho bà con họ hàng ở ngoài nì đỡ phải đóng nào?”. Nhà tôi đứng lên, mọi người vỗ tay. Cái vỗ tay đó khiến nhà tôi cảm thấy bắt buộc mình phải đóng góp thật khá, coi như đỡ cho mọi người, bởi vậy nhà tôi xin đóng một phần ba tức 100 triệu đồng, mọi người lại vỗ tay ào ào. Sau khi nhà tôi phát biểu xong, tự dưng bố mẹ chồng tôi nổi đóa lên. Bố chồng tôi lập tức đứng dậy phản đối việc con trai cả của ông đóng 100 triệu. Ông đùng đùng nổi giận, chỉ thẳng vào mặt con trai: “Mày đừng tưởng mày giàu có mà kênh kiệu! Mày cậy mày nhiều tiền hả? Đồng tiền của mày là đồng tiền dơ bẩn, ăn gian nói dối trong khi buôn bán, thứ tiền của quân ăn cướp! Không có tiền của mày họ hàng cũng đóng góp được!”.
Nói xong, bố chồng tôi tiếp tục chỉ tay vào mặt tôi là con dâu đang ngồi cạnh đấy, xỉa xói: “Mày là hạng con dâu không biết đẻ. Đẻ toàn một thứ con gái! Ngay đến con chó giữ nhà nó còn biết đẻ cả con cái lẫn con đực huống chi con người! Mày là thứ đàn bà vô dụng, sanh con một bề!” Chửi bới hai vợ chồng tôi đã đời rồi bố mẹ chồng tôi đùng đùng bỏ về trước sự ngỡ ngàng của họ hàng và sự chết sững không nói nên lời của vợ chồng tôi.
Tối hôm ấy, tuy giận lắm nhưng vợ chồng tôi cũng trở về nhà bố mẹ chồng thì bị bố mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà. Mẹ chồng tôi mắng: “Chúng mày tưởng chúng mày có tiền nên muốn làm gì thì làm hả? Em trai chúng mày ở trong ấy chưa có nhà để ở, sao chúng mày không cho nó miếng đất rồi cho nó tiền xây nhà mà lại dâng cho cả họ? Bố mày tiếc tiền, tức lắm nên mới chửi chúng mày ngay trước mặt mọi người như vậy đấy!”.
Tội nghiệp hai đứa con gái của chúng tôi, chúng không có mặt trong cuộc họp nên chẳng hiểu gì cả, cứ ngớ ra, so lại một chỗ. Đêm ấy, vợ chồng, con cái chúng tôi phải ra khách sạn để ngủ. Chồng tôi cũng tự ái và mắc cỡ với vợ là có bố mẹ xử sự quá thô bạo và vô lý, nên hôm sau kêu xe đưa vợ con lên nhà ông bà ngoại chơi hai bữa rồi bay thẳng vào Sài Gòn, không trở lại nhà bố mẹ nữa.
Sau lần về quê đáng buồn ấy được một tháng thì chúng tôi làm xong thủ tục cho cháu lớn đi du học Canada. Tuy rất giận nhưng trước khi cháu đi, tôi cũng khuyên cháu gọi điện thoại về quê chào ông bà nội. Ông nội không trả lời còn bà nội thì ừ hử rồi cúp máy cái rụp.
Kể từ đó, giữa gia đình tôi và gia đình bố mẹ chồng rất căng thẳng. Chúng tôi xa quê, ở trong Sài Gòn không có họ hàng thân thích gì cả nên việc bị bố mẹ hiểu lầm khiến chồng tôi hết sức buồn phiền. Chồng tôi gọi điện thoại nói chuyện với cậu em trai – tức cậu em mà chúng tôi đã nuôi ăn học suốt 6-7 năm trời – và nhắc lại rằng ngày trước anh chị đã nói với chú, chỉ hỗ trợ cho chú ăn học xong đại học, lo cho chú có công ăn việc làm, sau đó chú phải phấn đấu, tự lo lấy cuộc sống của mình. Anh chị dành dụm mua được miếng đất, đấy là của để dành để đề phòng trường hợp cháu lớn du học, khi nào cần đến thì bán đi lấy tiền cho đỡ phải lo. Vậy mà bố mẹ không hiểu, mắng anh chị tại sao không cho em lại đi dâng 100 triệu đồng xây nhà thờ Tổ. Cậu em trai nhà tôi im lặng nghe, không nói gì cả.
Câu chuyện không dừng lại ở đấy mà bố chồng tôi tiếp tục gọi điện thoại vào chửi chồng tôi là quân ngu xuẩn, anh em ruột thịt không thương, đem tiền dâng cho cả họ. Ông còn dọa sẽ viết thư cho Quản lý thị trường ở trong Sài Gòn điều tra xem vợ chồng tôi mua gian bán lận thế nào mà mới 15 năm đã xây được nhà, mua được đất, có tiền cho con du học, ông sẽ kiện cho chúng tôi trắng mắt, không còn đất sống nữa. Chồng tôi hậm hực: “Nó được học bổng của Canada chứ lấy tiền đâu mà du học. Ở cái đất Sài Gòn này, mình không bằng móng chân người ta chứ giàu có gì mà kiện với chẳng kiện, hơi động một tí là tố cáo nhau theo kiểu quan liêu bao cấp ngày trước. Đấy, kiện đi, có mà người ta vứt vào sọt rác. Ngay đến mình buôn bán cả chục năm nay còn chả biết Quản lý thị trường Sài Gòn ở chỗ nào huống chi ngoài ấy!” Chúng tôi không thể hiểu nổi tại sao bố chồng tôi tự nhiên lại trở nên hung hăng mất hết tính người như vậy. Trước đây, dù ông có khó tính, khắt khe và hay đòi hỏi quyền lợi vật chất từ con cái song cũng chưa bao giờ bộc lộ sự vô lý quá mức như vậy.
Lễ Vu lan năm ngoái, chồng tôi bận công việc, tôi đem đứa con gái thứ hai về quê nhưng chỉ ở bên ông bà ngoại chứ không về nhà bố mẹ chồng. Kể từ lần bị chửi là thứ đàn bà vô dụng, đẻ con một bề, tôi tức lắm, tôi nghĩ rằng người ta làm đến tổng thống Mỹ, tổng thống Nga như ông Bush, ông Obama, ông Putin mà sinh toàn con gái thì cũng phải chịu chứ cái thứ tôi đáng kể gì. Tôi cũng muốn sinh con trai cho có nếp có tẻ lắm chứ, nhưng trời cho sao thì nhận vậy, con nào cũng là con, không cần phân biệt.
Mùa hè năm ngoái, con gái út chúng tôi chẳng may đổ bệnh. Tự nhiên không hiểu sao cháu mắc một căn bệnh lạ về dây thần kinh, các bệnh viện Việt Nam không chẩn đoán được, tôi phải đem cháu sang Canada chữa trị, nhân đó thăm đứa con gái lớn luôn một thể.
Biết cháu bị bệnh, ông bà ngoại luôn luôn gọi điện thoại qua hỏi thăm sức khỏe và bệnh tình của cháu, còn ông bà nội thì không được một lời. Đã vậy tôi còn nghe bà con ở quê cho biết bố chồng tôi nói đáng đời hai đứa khốn nạn đó, “co cóp cho cọp nó tha”, lần này con bệnh cứ gọi là sạch bách của cải. Nghe tin mà tôi buồn muốn chảy nước mắt.
Cuối cùng, các bác sĩ Canada cũng tìm ra căn nguyên bệnh của con gái tôi và đã điều trị khiến con tôi dần dần bình phục, trở lại bình thường. Hôm tiễn hai mẹ con tôi ra sân bay trở về Việt Nam, đứa con gái lớn cầm tay tôi, ứa nước mắt dặn dò: “Thôi mẹ ạ, ông bà nội già rồi, dù có đối xử với mẹ thế nào mẹ cũng đừng buồn, cứ bỏ qua tất cả là xong hết. Con ở bên này xa gia đình nên nhớ nhà lắm, thấy tình cảm gia đình là trên hết, giá ông bà nội có chửi con con cũng không để ý”. Tôi rất ngạc nhiên, con tôi mới ra nước ngoài chưa đầy một năm mà đã có cái nhìn rộng rãi của người văn minh như vậy hay sao? Chẳng bù cho chúng tôi, ở cái đất nước nghèo khó, luôn luôn kèn cựa nhau, ghét bỏ nhau một cách thiển cận, ngay người trong gia đình cũng sẵn sàng coi nhau như kẻ thù. Con tôi “người lớn” như thế tôi rất mát ruột và thấy sinh con gái hay sinh con trai thì cũng thế thôi, miễn sao chúng biết phân biệt lẽ phải.
Từ ngày đứa con gái thứ hai của chúng tôi được điều trị, trở lại khỏe mạnh bình thường, tôi rất biết ơn trời đất, tổ tiên ông bà nên năng đi chùa, ăn chay niệm Phật. Đôi khi, tôi cũng muốn đưa con về quê thăm ông bà ngoại vì bố mẹ tôi già rồi, không biết còn sống được bao lâu nữa, nhưng theo tôi biết thì ông bà nội vẫn còn ghét vợ chồng tôi, không muốn cho chúng tôi về. Chả lẽ về thăm bố mẹ đẻ mà không thăm bố mẹ chồng? Điều đó khiến tôi khó nghĩ nên cứ nấn ná, không rủ nhà tôi về quê. Không về, mang tiếng với họ hàng là con cái mà hận thù đối với bố mẹ, còn nếu về, chắc ông bà nội cũng chẳng vui vẻ gì nên tôi không về. Tôi biết bỏ mặc cha mẹ ở ngoài ấy nhà tôi áy náy lắm. Tôi thương tôi một thì thương nhà tôi mười. Nhiều lúc tôi tự hỏi vợ chồng tôi đã làm gì sai khiến bố mẹ chồng tôi đối xử nghiệt ngã với vợ chồng tôi như vậy. Nếu biết, tôi sẽ quỳ xuống xin lỗi ông bà và sẽ sửa chữa để gia đình được vui vẻ như cũ và nhà tôi khỏi buồn về tội vẫn còn phiền giận bố mẹ.
QT - Sài Gòn
Lời tòa soạn
Bạn Q.T. thân mến!
Câu chuyện bạn kể thật xót xa. Chúng tôi không thể trả lời nổi câu hỏi là vợ chồng bạn đã làm gì sai và sai ở chỗ nào đến nỗi bố mẹ chồng phải chửi mắng gần như từ bỏ gia đình bạn.
Thật ra, trên đời này, trường hợp khắc nghiệt như bố mẹ chồng của bạn không phải là không có. Mới đây, vụ ban đêm đổ xăng lên giường đốt cả gia đình người con trai ở Hải Phòng làm chết cháy hai đứa cháu gái và ngay chính ông nội là người đốt cũng bị chết cháy, đều phát xuất từ mâu thuẫn gia đình, mà chủ yếu là bố chồng ghét con dâu do sinh con một bề “không biết đẻ con trai”. Nhà có 6 người thì bà nội, con trai, con dâu bị phỏng rất nặng chưa biết có sống nổi hay không; ông nội và 2 cháu gái chết; gia đình hoàn toàn tan nát. Thảm kịch khủng khiếp đó là do cái quan niệm cổ điển, lạc hậu, đến nay vẫn chưa chấm dứt.
Nếu bạn cần có một lời khuyên, chúng tôi sẽ khuyên bạn hãy dẹp bỏ lòng tự ái, chủ động tha thứ cho bố mẹ chồng và khuyến khích chồng, cùng chồng trở về quê thăm bố mẹ để xóa bỏ những hiểu lầm, những định kiến, những ác cảm trong lòng bố mẹ chồng, giống như cô bé con gái bạn ở Canada đã nói. Thân mến, chúc bạn thành công. -Tòa soạn
Đoàn Dự ghi chép
http://www.thoibao.com/chuyen-muc/chuyen-ben-nha/11440-chuyen-ben-nha-chuyen-nhung-con-nguoi-kho-hieu