Trang lá cải
Chuyện vui về lính Bắc vô Sài Gòn 30 - 4
“Cái chốt bằng cái lồn trâu ấy mà một ngày rồi các anh không ăn được à? Tôi ra lệnh nội đêm nay phải ăn cho hết cáo lồ. trâu đó , nghe rõ chưa !”.Anh Đình báo cáo” Nghe rõ ạ! Tuân lệnh!”.
Phải ăn hết cái l. trâu ấy !
Đợt đánh cứ điểm Xuân Lộc, anh em “làm báo” chúng tôi được ở hầm chỉ
huy của sư trưởng Nam Phong, cùng nhau ở một chỗ nên rất vui .Hầm chỉ
huy do công binh đào rộng bằng căn nhà 20 mét vuông. Trong hầm bố trí
điện đàm hiện đại. Sư trưởng ngồi với tấm bản đồ mặt trận trải trên
chiếc bàn tre. Ông chỉ huy từng mũi tấn công. Ông cứ nói như nói với
chúng tôi, không cần ống nghe, ở ngoài chiến hào các chính trị viên,
tiểu đoàn trưởng vẫn nhận được lệnh. Họ báo cáo về, chúng tôi cũng nghe
oang oang rất rõ. Đêm đầu tiên đánh cứ điểm Xuân Lộc, bộ đội ta mấy lần
ôm bộc phá vào mở cửa mở, những địch bắn rát quá, thương vong nhiều .Sư
trưởng Nam Phong hét lên,chỉ huy hết mũi tiến công này đến mũi tiến
công khác. Ông đang chỉ huy trận đánh mà nói năng rất tếu . Sư trưởng
điện cho anh Đình chính trị viên D2( tiểu đoàn 2): “Cái chốt bằng cái
lồn trâu ấy mà một ngày rồi các anh không ăn được à? Tôi ra lệnh nội đêm
nay phải ăn cho hết cáo lồ. trâu đó , nghe rõ chưa !”.Anh Đình báo cáo”
Nghe rõ ạ! Tuân lệnh!”. Câu ra lệnh làm mọi người trong hầm chỉ huy ôm
bụng cười, nhưng không ai dám cười to
Việt Cộng mà cũng ghiền thịt cầy, hay quá ba heng!
Vô Sài Gòn, Ban chính trị chúng tôi ở số nhà 11, hẽm Cây Điệp, đường
Nguyễn Đình Chiểu. Hôm trước hành quân vào Sài Gòn, chúng tôi thấy trên
đường có rất nhiều quán quảng cáo “ A, đây rồi ! Cầy tơ bảy món”, nên
hôm sau mấy anh dân Bắc Kỳ thèm cầy tơ , bèn rủ nhau đi kiếm. Khoảng
chín giờ đêm, sinh hoạt đơn vị xong, tôi và anh Lạc lẻn ra phố. Bây giờ
là giờ thiết quân luật , nên khi nghe chúng tôi gõ cửa bảo :” Quân giải
phóng đây”, thì chủ nhà chủ nhà cửa ra, mặt mày xanh lét, vì sợ ! Nhưng
nghe chúng tôi hỏi: “ Có thịt cầy và rượu bán không bố ? “, thì ông
tròn xoe mắt ngạc nhiên, rồi mỉn cười xởi lởi. Không hiểu sao mấy hôm
chiến sự căng thẳng thế mà quán này vẫn có thịt cầy và rượu . Ông chủ
quán hỏi các chú cần món gì. Chúng tôi kêu vài món thịt phay, thịt
hong… Ông gọi đứa con gái dậy, vào bếp thái chặt, rồi bưng ra, gói thịt
và rượu cho bộ đội. Không biết giá bao nhiêu, nhưng lần đầu nên chúng
tôi trả 500 đồng tiền ngụy, ông không lấy ( phụ cấp của chúng tôi mỗi
người được 2000 đồng tiền ngụy một tháng. Hai ngàn đồng lúc đó có thể
mua được gần tạ gạo ) .Anh Lạc liền rút tờ tiền Cụ Hồ 10 đồng của miền
Bắc, mà anh mang giữ như một kỷ vật suốt bảy năm vào chiến trường ra
biếu ông! Tờ Cụ Hồ 10 đồng lúc đó có thể mua được một chiếc đồng hồ
Orien “ba của sổ” ! Ông chủ quán cầm tờ tiền run run ấp vào ngực, rồi
cám ơn rối rít. Chúng tôi ra khỏi cửa còn nghe vọng tiếng cô gái :”Việt
Cộng mà cũng ghiền thịt cầy, hay quá ba heng !”.
Anh Khôi ơi, kim cương , kim cương
Bộ đội giải phóng đa phần là thanh niên học cấp 2 cấp 3 làng quê miền
Bắc Họ lớn lên ở nông thôn, vào chiến trường lại ở rừng núi , nên vào
Sài Gòn anh em rất bỡ ngỡ. Có chuyện vui mà mỗi lần nhớ lại tôi lại
cười một mình. Cậu y tá tên Thành, người Thái Bình ở trung đoàn bộ được
điều đi giúp tôi là “nhà báo” ở Ban chính trị đi nhận giấy in về in bản
tin. Chúng tôi gọi một chiếc xe lam. Hồi đó , đang quân quản, nên bộ
đội gọi xe nào xe đó vui vẻ phục vụ, sau đó chủ xe được cấp một giấy
chứng nhận:” Đã phục vụ quân giải phóng” việc này việc kia, trong thời
gian… do sư trưởng Nam Phong ký, chẳng phải trả tiền nong gì cả . Khi
ra đường thấy chiếc xích lô máy chở nước đá cây lóng lánh bảy sắc cầu
vồng trong nắng Sài Gòn, đứng ngồi trên xe lam, Thành níu vai tôi la
toáng lên “: Anh Khôi ơi ! Kim cương! Kim cương nhiều chưa kìa!”. Tôi
nín cười mắng cậu ta :” Đồ ngốc, đó là nước đá, họ làm lạnh đông nước
thành đá !”.Nhưng khi hiểu ra, chính cậu ta lại là người sáng kiến lấy
giấy báo để ủ để nước đá lâu tan.
Thua rồi còn ngoan cố!
Ngày 30/4/1975, dọc các con đường từ Biên Hòa vô Sài Gòn hay từ Thủ Dầu
Một về Sài Gòn, lính Sài Gòn chạy từng tốp hoảng loạn, họ cởi bỏ súng
đạn, quân trang, quân dụng vất ngổn ngang dọc đường như rác. Cả những
chiếc xe máy Nhật Honda dam, Honda68. Có chiếc xe vứt bên đường máy đang
nổ.Nắng tháng Tư chói chang.
Một đơn vị lính giải phóng hành quân bộ dọc đại lộ Biên Hòa. Một người
lính thấy chiếc xe máy Honda dam sơn còn mới, liền cưỡi lên đạp máy
chơi. Đạp hoài , đạp hoài xe không nổ. Vì anh bộ đội không có chìa khóa
để mở. Anh bộ đội liên xô chiếc xe sang bên đường, rồi lia một loạt AK
vào chiếc xe máy, chửi :
Đ. mẹ mày! Thua rồi còn ngoan cố !
Gió mùa đông-bắc rồi bây ơi!
Tối 30-4, chúng tôi hành quân vào ngủ ở một chung cư bốn tầng trên
đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1. Chung cư này lính Mỹ ở, họ đã di tản
hết. Quần áo rách, giáy má, cặp tài liệu tung tóe khắp nơi. Nhiều nhất
là các tạp chí Play Boy in đầy ảnh con gái hở hang đầy ngập các phòng.
Không có giường, lại không có chỗ mắc võng, anh em chúng tôi bấm đèn pin
vơ giấy má vun lại rồi trải võng lên trên, nằm ngủ.Điện đóm bị hư nên
tối om. Sài Gòn đang mùa khô, trời nóng lắm. Ngủ được một giấc, thức
dậy tôi bấm đèn pin thấy cái máy điều hòa nhiệt độ ngay cạnh. Tôi đã
từng đi thực tập ở Khách sạn Phú Gia, Hà Nội thời sinh viên, lại biết tí
chút tiếng Anh, nên tôi bật lên, đặt chế độ “lạnh nặng”, rồi trùm chăn
ngủ. Tôi đang ngủ thì bỗng có đứa kêu lên:” Gió mùa đông-bắc, lạnh quá
bây ơi!”. Thế là cả đơn vị đều thức dậy, lấy võng trùm ngang người, ngồi
cho đỡ lạnh. Tôi trở người, nhẹ nhàng tắt cái điều hòa, rồi nằm tiếp.
Một lúc sau. Mấy đứa kêu lên :” Hết rét rồi. Gió mùa gì mà nhanh hết
vậy ?”
Bệ cầu nuôi cá lóc
Anh Diên người Tày , quê Lạng Sơn là anh nuôi đơn vị tôi . Ngay buổi
sáng 1.5 .1975 đi chợ mua chục con cá lóc . Anh về đếm mãi vẫn cứ 12
con, bèn lật đật ra chợ tìm cho được bà bán cá trả lại hai con vì “ tội
người ta”, “ buôn bán kiểu này thì lời cái gì”. Khi anh tìm được bà bán
cá , bà cười toáng lên:” Chú giải phóng ơi, “một chục” ở đây là 12 chứ
không phải mười nghen !”. Anh về kho nấu bữa tối , còn hai con cá để
lại ngày mai , anh cho vào chỗ bệ cầu vì thấy ở đó có nước ! Sáng mai
anh đi bắt cá để nấu cháo thì cá không còn nữa. Anh đi báo cáo thủ
trưởng, tưởng có người làm mồi nhậu ban đêm. Đến nơi ai cũng ôm bụng
cười vì cá thì mất , mà cầu thì tắc , phải nhờ ông thợ hàng xóm sang
thông hộ.
Ngô Minh
(Blog Ngô Minh)
Bàn ra tán vào (0)
Chuyện vui về lính Bắc vô Sài Gòn 30 - 4
“Cái chốt bằng cái lồn trâu ấy mà một ngày rồi các anh không ăn được à? Tôi ra lệnh nội đêm nay phải ăn cho hết cáo lồ. trâu đó , nghe rõ chưa !”.Anh Đình báo cáo” Nghe rõ ạ! Tuân lệnh!”.
Phải ăn hết cái l. trâu ấy !
Đợt đánh cứ điểm Xuân Lộc, anh em “làm báo” chúng tôi được ở hầm chỉ
huy của sư trưởng Nam Phong, cùng nhau ở một chỗ nên rất vui .Hầm chỉ
huy do công binh đào rộng bằng căn nhà 20 mét vuông. Trong hầm bố trí
điện đàm hiện đại. Sư trưởng ngồi với tấm bản đồ mặt trận trải trên
chiếc bàn tre. Ông chỉ huy từng mũi tấn công. Ông cứ nói như nói với
chúng tôi, không cần ống nghe, ở ngoài chiến hào các chính trị viên,
tiểu đoàn trưởng vẫn nhận được lệnh. Họ báo cáo về, chúng tôi cũng nghe
oang oang rất rõ. Đêm đầu tiên đánh cứ điểm Xuân Lộc, bộ đội ta mấy lần
ôm bộc phá vào mở cửa mở, những địch bắn rát quá, thương vong nhiều .Sư
trưởng Nam Phong hét lên,chỉ huy hết mũi tiến công này đến mũi tiến
công khác. Ông đang chỉ huy trận đánh mà nói năng rất tếu . Sư trưởng
điện cho anh Đình chính trị viên D2( tiểu đoàn 2): “Cái chốt bằng cái
lồn trâu ấy mà một ngày rồi các anh không ăn được à? Tôi ra lệnh nội đêm
nay phải ăn cho hết cáo lồ. trâu đó , nghe rõ chưa !”.Anh Đình báo cáo”
Nghe rõ ạ! Tuân lệnh!”. Câu ra lệnh làm mọi người trong hầm chỉ huy ôm
bụng cười, nhưng không ai dám cười to
Việt Cộng mà cũng ghiền thịt cầy, hay quá ba heng!
Vô Sài Gòn, Ban chính trị chúng tôi ở số nhà 11, hẽm Cây Điệp, đường
Nguyễn Đình Chiểu. Hôm trước hành quân vào Sài Gòn, chúng tôi thấy trên
đường có rất nhiều quán quảng cáo “ A, đây rồi ! Cầy tơ bảy món”, nên
hôm sau mấy anh dân Bắc Kỳ thèm cầy tơ , bèn rủ nhau đi kiếm. Khoảng
chín giờ đêm, sinh hoạt đơn vị xong, tôi và anh Lạc lẻn ra phố. Bây giờ
là giờ thiết quân luật , nên khi nghe chúng tôi gõ cửa bảo :” Quân giải
phóng đây”, thì chủ nhà chủ nhà cửa ra, mặt mày xanh lét, vì sợ ! Nhưng
nghe chúng tôi hỏi: “ Có thịt cầy và rượu bán không bố ? “, thì ông
tròn xoe mắt ngạc nhiên, rồi mỉn cười xởi lởi. Không hiểu sao mấy hôm
chiến sự căng thẳng thế mà quán này vẫn có thịt cầy và rượu . Ông chủ
quán hỏi các chú cần món gì. Chúng tôi kêu vài món thịt phay, thịt
hong… Ông gọi đứa con gái dậy, vào bếp thái chặt, rồi bưng ra, gói thịt
và rượu cho bộ đội. Không biết giá bao nhiêu, nhưng lần đầu nên chúng
tôi trả 500 đồng tiền ngụy, ông không lấy ( phụ cấp của chúng tôi mỗi
người được 2000 đồng tiền ngụy một tháng. Hai ngàn đồng lúc đó có thể
mua được gần tạ gạo ) .Anh Lạc liền rút tờ tiền Cụ Hồ 10 đồng của miền
Bắc, mà anh mang giữ như một kỷ vật suốt bảy năm vào chiến trường ra
biếu ông! Tờ Cụ Hồ 10 đồng lúc đó có thể mua được một chiếc đồng hồ
Orien “ba của sổ” ! Ông chủ quán cầm tờ tiền run run ấp vào ngực, rồi
cám ơn rối rít. Chúng tôi ra khỏi cửa còn nghe vọng tiếng cô gái :”Việt
Cộng mà cũng ghiền thịt cầy, hay quá ba heng !”.
Anh Khôi ơi, kim cương , kim cương
Bộ đội giải phóng đa phần là thanh niên học cấp 2 cấp 3 làng quê miền
Bắc Họ lớn lên ở nông thôn, vào chiến trường lại ở rừng núi , nên vào
Sài Gòn anh em rất bỡ ngỡ. Có chuyện vui mà mỗi lần nhớ lại tôi lại
cười một mình. Cậu y tá tên Thành, người Thái Bình ở trung đoàn bộ được
điều đi giúp tôi là “nhà báo” ở Ban chính trị đi nhận giấy in về in bản
tin. Chúng tôi gọi một chiếc xe lam. Hồi đó , đang quân quản, nên bộ
đội gọi xe nào xe đó vui vẻ phục vụ, sau đó chủ xe được cấp một giấy
chứng nhận:” Đã phục vụ quân giải phóng” việc này việc kia, trong thời
gian… do sư trưởng Nam Phong ký, chẳng phải trả tiền nong gì cả . Khi
ra đường thấy chiếc xích lô máy chở nước đá cây lóng lánh bảy sắc cầu
vồng trong nắng Sài Gòn, đứng ngồi trên xe lam, Thành níu vai tôi la
toáng lên “: Anh Khôi ơi ! Kim cương! Kim cương nhiều chưa kìa!”. Tôi
nín cười mắng cậu ta :” Đồ ngốc, đó là nước đá, họ làm lạnh đông nước
thành đá !”.Nhưng khi hiểu ra, chính cậu ta lại là người sáng kiến lấy
giấy báo để ủ để nước đá lâu tan.
Thua rồi còn ngoan cố!
Ngày 30/4/1975, dọc các con đường từ Biên Hòa vô Sài Gòn hay từ Thủ Dầu
Một về Sài Gòn, lính Sài Gòn chạy từng tốp hoảng loạn, họ cởi bỏ súng
đạn, quân trang, quân dụng vất ngổn ngang dọc đường như rác. Cả những
chiếc xe máy Nhật Honda dam, Honda68. Có chiếc xe vứt bên đường máy đang
nổ.Nắng tháng Tư chói chang.
Một đơn vị lính giải phóng hành quân bộ dọc đại lộ Biên Hòa. Một người
lính thấy chiếc xe máy Honda dam sơn còn mới, liền cưỡi lên đạp máy
chơi. Đạp hoài , đạp hoài xe không nổ. Vì anh bộ đội không có chìa khóa
để mở. Anh bộ đội liên xô chiếc xe sang bên đường, rồi lia một loạt AK
vào chiếc xe máy, chửi :
Đ. mẹ mày! Thua rồi còn ngoan cố !
Gió mùa đông-bắc rồi bây ơi!
Tối 30-4, chúng tôi hành quân vào ngủ ở một chung cư bốn tầng trên
đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1. Chung cư này lính Mỹ ở, họ đã di tản
hết. Quần áo rách, giáy má, cặp tài liệu tung tóe khắp nơi. Nhiều nhất
là các tạp chí Play Boy in đầy ảnh con gái hở hang đầy ngập các phòng.
Không có giường, lại không có chỗ mắc võng, anh em chúng tôi bấm đèn pin
vơ giấy má vun lại rồi trải võng lên trên, nằm ngủ.Điện đóm bị hư nên
tối om. Sài Gòn đang mùa khô, trời nóng lắm. Ngủ được một giấc, thức
dậy tôi bấm đèn pin thấy cái máy điều hòa nhiệt độ ngay cạnh. Tôi đã
từng đi thực tập ở Khách sạn Phú Gia, Hà Nội thời sinh viên, lại biết tí
chút tiếng Anh, nên tôi bật lên, đặt chế độ “lạnh nặng”, rồi trùm chăn
ngủ. Tôi đang ngủ thì bỗng có đứa kêu lên:” Gió mùa đông-bắc, lạnh quá
bây ơi!”. Thế là cả đơn vị đều thức dậy, lấy võng trùm ngang người, ngồi
cho đỡ lạnh. Tôi trở người, nhẹ nhàng tắt cái điều hòa, rồi nằm tiếp.
Một lúc sau. Mấy đứa kêu lên :” Hết rét rồi. Gió mùa gì mà nhanh hết
vậy ?”
Bệ cầu nuôi cá lóc
Anh Diên người Tày , quê Lạng Sơn là anh nuôi đơn vị tôi . Ngay buổi
sáng 1.5 .1975 đi chợ mua chục con cá lóc . Anh về đếm mãi vẫn cứ 12
con, bèn lật đật ra chợ tìm cho được bà bán cá trả lại hai con vì “ tội
người ta”, “ buôn bán kiểu này thì lời cái gì”. Khi anh tìm được bà bán
cá , bà cười toáng lên:” Chú giải phóng ơi, “một chục” ở đây là 12 chứ
không phải mười nghen !”. Anh về kho nấu bữa tối , còn hai con cá để
lại ngày mai , anh cho vào chỗ bệ cầu vì thấy ở đó có nước ! Sáng mai
anh đi bắt cá để nấu cháo thì cá không còn nữa. Anh đi báo cáo thủ
trưởng, tưởng có người làm mồi nhậu ban đêm. Đến nơi ai cũng ôm bụng
cười vì cá thì mất , mà cầu thì tắc , phải nhờ ông thợ hàng xóm sang
thông hộ.
Ngô Minh
(Blog Ngô Minh)