TIN CỘNG ĐỒNG
Có còn tự do phát biểu ở Đại học Berkeley?
Voatiengviet.com
Đại học Berkeley, ngoài danh tiếng về học thuật, còn được biết đến là nôi sinh của phong trào tự do phát biểu quan điểm chính trị trong khuôn viên trường – Free Speech Movement (FSM) – từ những năm giữa thập niên 1960.
Sproul Plaza nửa thế kỷ trước là tâm điểm của FSM. Ngày nay tại đây vào giờ trưa có nhiều sinh hoạt của các hội đoàn sinh viên. Ở đó có hội sinh viên Do Thái, Palestine, Đài Loan, Nhật, Việt, Iran, Iraq, Philippines, Hong Kong. Có hội sinh viên Công giáo, sinh viên Tin lành, sinh viên đạo Hồi. Có hội sinh viên ngành hóa, ngành kỹ sư hay thương mại, tài chính. Có hội sinh viên Dân chủ, hội sinh viên Cộng hòa.
Nơi đây, nhiều buổi trưa có khi ồn ào tranh luận giữa dăm bảy sinh viên,
có hôm hàng nghìn sinh viên tụ họp biểu tình, hô to khẩu hiệu, lắng
nghe những diễn giả. Tất cả trong tinh thần ôn hòa.
Từ ngày Donald Trump ra tranh cử tổng thống với những đề xuất, những phát ngôn chống di dân không giấy tờ hay mang tính miệt thị các sắc dân, xúc xiểm phụ nữ thì sinh viên đã xuống đường biểu tình phản đối.
Sau ngày bầu cử 6/11/2016, với Donald Trump được bầu chọn làm tổng thống, sinh viên đã biểu tình. Đến ngày nhậm chức lại cũng có biểu tình tuần hành trong trường.
Sự kiện sinh viên Berkeley phản đối một tổng thống là người Đảng Cộng hòa thì không có gì ngạc nhiên, vì khuynh hướng chính trị ở đại học này nghiêng về phe tả, có thể nói là cực tả, chống lại chính quyền Mỹ nói chung. Vì thế các tổng thống Cộng Hòa như Ronald Reagan, George W.H. Bush (cha) và George W. Bush (con) đã là mục tiêu của rất nhiều cuộc biểu tình trong hơn bốn thập niên qua, còn các tổng thống dân chủ như Jimmy Carter, Bill Clinton cũng bị chống đối nhưng ít hơn.
Vì thế cũng không có gì ngạc nhiên khi sinh viên Berkeley ào ạt xuống
đường phản đối TT Donald Trump. Nhưng mọi cuộc xuống đường của sinh viên
đều trong tinh thần ôn hòa, theo truyền thống tự do phát biểu quan điểm
đã có nơi sân trường đại học này từ nửa thế kỷ qua.
Trong quá khứ, như những thước phim tài liệu còn ghi lại, nếu có đối đầu trong thì là giữa cảnh sát địa phương hay vệ binh quốc gia với sinh viên, như đã xảy ra trong thời có phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam.
Lúc đó Sproul Plaza đã từng nếm mùi lựu đạn cay và trái khói bắn xuống từ máy bay trực thăng của cảnh sát để giải tán sinh viên.
Sinh viên tranh đấu trong tinh thần ôn hòa, tuy có những lúc ồn ào, náo động, nhưng không gây bạo động.
Đầu thập niên 1980, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, có buổi nói chuyện của Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là bà Jeane Kirpatrick. Bà đến trường diễn thuyết biện hộ cho chính sách của Mỹ ở El Salvador và đã bị sinh viên la ó phản đối, gây ồn ào làm mất trật tự đến độ ban tổ chức không còn kiểm soát và điều khiển được hội trường nên buổi nói chuyện bị hủy bỏ giữa chừng.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter đến trường giới thiệu sách của ông, bên
ngoài có những nhóm người biểu tình ủng hộ và phản đối quan điểm của ông
về quan hệ giữa Do Thái và Palestine.
Cựu Tổng thống Bill Clinton và ái nữ Chelsea đến trường giới thiệu chương trình “Clinton Global Initiative University” cũng có nhiều người giương biểu ngữ phản đối.
Những năm ngay sau ngày 30/4/1975 trong khuôn viên Đại học Berkeley có chiếu phim tuyên truyền cho cộng sản Việt Nam và đã bị những người chống cộng quấy phá nên ban tổ chức phải chấm dứt chương trình.
Năm 1980 Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc là ông Hà Văn Lâu đến trường bàn về quan hệ Việt-Mỹ, gặp đông người tị nạn biểu tình nên buổi nói chuyện đã bị hủy bỏ.
Một số diễn giả có quan điểm bênh vực Hà Nội, như Don Luce, John Spragen diễn thuyết về tình hình Việt Nam sau năm 1975 đã bị nhiều sinh viên tị nạn chất vấn gay gắt và phải cắt ngang chương trình.
Các giáo sư Nguyễn Văn Hiệu của Viện Vật lý, giáo sư Hoàng Tụy của Viện
Toán học, nhạc sĩ Trần Văn Khê từ Pháp hay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ
Hà Nội đã đến Đại học Berkeley diễn thuyết, tuy nói về đề tài chuyên môn
hay về văn chương nghệ thuật nhưng bên ngoài có biểu tình phản đối và
trong hội trường diễn giã bị đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc Hà Nội
đàn áp và bỏ tù trí thức, văn nghệ sĩ.
Sinh viên lên tiếng phản đối bằng nhiều cách, từ chất vấn diễn giả, la ó phản đối cho đến xuống đường biểu tình.
Có những lần sinh viên chiếm đóng phòng học hay bin-đinh trong trường, cũng như thời tranh đấu cho FSM nửa thế kỷ trước.
Mấy năm qua có biểu tình chống tăng học phí hay theo phong trào Occupy Cal, sinh viên đã chiếm giữ phòng học trong Wheeler Hall, đã cắm lều ở Sproul Plaza nhiều ngày. Tuy nhiên căng thẳng giữa sinh viên và nhà trường sau đó cũng được giải quyết ôn hòa.
Niên học vừa qua, từ sân trường Đại học Berkeley và từ thành phố này đã có bạo động xảy ra vì quan điểm bất đồng giữa hai nhóm người: ủng hộ và chống Donald Trump. Những người chống đối Trump đã nhất quyết dùng mọi cách, kể cả bạo lực, để không cho những diễn giả ủng hộ Trump có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình.
Từ ngày Tổng thống Trump nhậm chức, đã ba lần có bạo động với đốt phá, đánh lộn gây thương tích trong khuôn viên trường, ngay tại Sproul Plaza và tại City Civic Center của thành phố.
Bạo động không do sinh viên gây ra mà từ người ngoài, là nhóm người được
cảnh sát cho là thành phần “anarchist” – những người muốn thấy tình
trạng vô chính phủ – mặc đồ đen, bịt mặt, cầm lá chắn và mang theo gậy,
pháo quân đội, trái khói đột nhập vào gây náo loạn, đập phá.
Nhóm người này trong những năm qua xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Oakland trong phong trào Occupy Wall Street. Họ luôn tìm cách tràn ra xa lộ làm tắc nghẽn lưu thông, lợi dụng trời tối đập phá các cơ sở thương mại.
Biểu tình phản đối là điều thường có trong sân trường Đại học Berkeley, nhưng bạo động để phản đối là đi ngược lại với truyền thống sinh hoạt của sinh viên ở đây.
Hôm tháng Hai vừa qua bạo động đã xảy ra khi Hội Sinh viên Cộng hòa mới Milo Yiannopoulos, một biên tập viên của trang mạng cực kỳ bảo thủ Breitbart, tới diễn thuyết. Hàng nghìn sinh viên đã biểu tình trong ôn hòa để phản đối.
Khi trời tối, một đám người mặc quần áo đen, với khăn bịt mặt, tay cầm khiên chắn kéo vào nơi sinh viên biểu tình và bắt đầu đập phá, gây hỏa hoạn khiến buổi nói chuyện bị hủy bỏ.
Qua tháng Ba và tháng Tư, những người quyết tâm bảo vệ quyền tự do biểu
đạt đã hai lần tổ chức biểu tình tại Civic Center của thành phố và cũng
đã gặp những người chống đối kéo đến rượt đuổi và tấn công gây thương
tích.
Cuối tháng Tư, Hội Sinh viên Cộng hòa mời nhà bình luận Ann Coulter đến nói chuyện. Bà Coulter là một diễn giả có khuynh hướng chính trị bảo thủ với quan điểm chống di dân bất hợp pháp.
Ban giám đốc nhà trường e ngại sẽ có bạo động như buổi nói chuyện của Milo Yiannopoulos nên đã hủy bỏ chương trình diễn thuyết.
Những người muốn bảo vệ quyền tự do phát biểu không đồng ý với việc hủy bỏ buổi nói chuyện và tuyên bố sẽ biểu tình để nói lên quan điểm, dù diễn giả Ann Coulter có đến được hay không.
Vào giờ trưa, nhà trường đã điều động rất đông cảnh sát để chuẩn bị đối phó với xung đột có thể xảy ra. Trên 300 cảnh sát canh giữ Sproul Plaza không cho các nhóm biểu tình vào trường vì thế họ đứng trên lề đường, giữa ngã ba Telegraph Ave. và Bancroft St. trước sân sân trường để phát biểu.
Tại Civic Center phía sau tòa thị chính cũng có hàng trăm cảnh sát canh gác và sẵn sàng can thiệp nếu có xung đột xảy ra.
Hôm đó những người chủ trương bạo động đã không xuất hiện nên các cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa.
Ngày nay trong sân trường Đại học Berkeley, cạnh cửa vào thư viện
Moffitt có quán bánh mì, bánh ngọt mang tên Free Speech Movement Café để
ghi nhớ phong trào tranh đấu đòi tự do sinh hoạt chính trị nơi sân
trường vào những năm giữa thập niên 1960.
Ngay tại Sproul Plaza có một vòng tròn, là khoảng không gian được chỉ định là nơi không bị kiểm soát hay ràng buộc bởi bất cứ một chính sách hay luật nào ngăn cấm sinh viên bày tỏ quan điểm.
Trong những tháng qua, tinh thần đó nơi sân trường và trên đường phố Berkeley đã bị lu mờ đi khi cảnh sát không can thiệp để giữ an ninh trật tự và đã để cho những người chủ trương bạo động ngăn cản diễn giả nói lên quan điểm chính trị của mình, dù quan điểm đó rất đối nghịch với đa số sinh viên, với đa số cư dân.
Điều này đi ngược lại với truyền thống của Đại học Berkeley, là nôi sinh của FSM.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Có còn tự do phát biểu ở Đại học Berkeley?
Voatiengviet.com
Đại học Berkeley, ngoài danh tiếng về học thuật, còn được biết đến là nôi sinh của phong trào tự do phát biểu quan điểm chính trị trong khuôn viên trường – Free Speech Movement (FSM) – từ những năm giữa thập niên 1960.
Sproul Plaza nửa thế kỷ trước là tâm điểm của FSM. Ngày nay tại đây vào giờ trưa có nhiều sinh hoạt của các hội đoàn sinh viên. Ở đó có hội sinh viên Do Thái, Palestine, Đài Loan, Nhật, Việt, Iran, Iraq, Philippines, Hong Kong. Có hội sinh viên Công giáo, sinh viên Tin lành, sinh viên đạo Hồi. Có hội sinh viên ngành hóa, ngành kỹ sư hay thương mại, tài chính. Có hội sinh viên Dân chủ, hội sinh viên Cộng hòa.
Nơi đây, nhiều buổi trưa có khi ồn ào tranh luận giữa dăm bảy sinh viên,
có hôm hàng nghìn sinh viên tụ họp biểu tình, hô to khẩu hiệu, lắng
nghe những diễn giả. Tất cả trong tinh thần ôn hòa.
Từ ngày Donald Trump ra tranh cử tổng thống với những đề xuất, những phát ngôn chống di dân không giấy tờ hay mang tính miệt thị các sắc dân, xúc xiểm phụ nữ thì sinh viên đã xuống đường biểu tình phản đối.
Sau ngày bầu cử 6/11/2016, với Donald Trump được bầu chọn làm tổng thống, sinh viên đã biểu tình. Đến ngày nhậm chức lại cũng có biểu tình tuần hành trong trường.
Sự kiện sinh viên Berkeley phản đối một tổng thống là người Đảng Cộng hòa thì không có gì ngạc nhiên, vì khuynh hướng chính trị ở đại học này nghiêng về phe tả, có thể nói là cực tả, chống lại chính quyền Mỹ nói chung. Vì thế các tổng thống Cộng Hòa như Ronald Reagan, George W.H. Bush (cha) và George W. Bush (con) đã là mục tiêu của rất nhiều cuộc biểu tình trong hơn bốn thập niên qua, còn các tổng thống dân chủ như Jimmy Carter, Bill Clinton cũng bị chống đối nhưng ít hơn.
Vì thế cũng không có gì ngạc nhiên khi sinh viên Berkeley ào ạt xuống
đường phản đối TT Donald Trump. Nhưng mọi cuộc xuống đường của sinh viên
đều trong tinh thần ôn hòa, theo truyền thống tự do phát biểu quan điểm
đã có nơi sân trường đại học này từ nửa thế kỷ qua.
Trong quá khứ, như những thước phim tài liệu còn ghi lại, nếu có đối đầu trong thì là giữa cảnh sát địa phương hay vệ binh quốc gia với sinh viên, như đã xảy ra trong thời có phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam.
Lúc đó Sproul Plaza đã từng nếm mùi lựu đạn cay và trái khói bắn xuống từ máy bay trực thăng của cảnh sát để giải tán sinh viên.
Sinh viên tranh đấu trong tinh thần ôn hòa, tuy có những lúc ồn ào, náo động, nhưng không gây bạo động.
Đầu thập niên 1980, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, có buổi nói chuyện của Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là bà Jeane Kirpatrick. Bà đến trường diễn thuyết biện hộ cho chính sách của Mỹ ở El Salvador và đã bị sinh viên la ó phản đối, gây ồn ào làm mất trật tự đến độ ban tổ chức không còn kiểm soát và điều khiển được hội trường nên buổi nói chuyện bị hủy bỏ giữa chừng.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter đến trường giới thiệu sách của ông, bên
ngoài có những nhóm người biểu tình ủng hộ và phản đối quan điểm của ông
về quan hệ giữa Do Thái và Palestine.
Cựu Tổng thống Bill Clinton và ái nữ Chelsea đến trường giới thiệu chương trình “Clinton Global Initiative University” cũng có nhiều người giương biểu ngữ phản đối.
Những năm ngay sau ngày 30/4/1975 trong khuôn viên Đại học Berkeley có chiếu phim tuyên truyền cho cộng sản Việt Nam và đã bị những người chống cộng quấy phá nên ban tổ chức phải chấm dứt chương trình.
Năm 1980 Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc là ông Hà Văn Lâu đến trường bàn về quan hệ Việt-Mỹ, gặp đông người tị nạn biểu tình nên buổi nói chuyện đã bị hủy bỏ.
Một số diễn giả có quan điểm bênh vực Hà Nội, như Don Luce, John Spragen diễn thuyết về tình hình Việt Nam sau năm 1975 đã bị nhiều sinh viên tị nạn chất vấn gay gắt và phải cắt ngang chương trình.
Các giáo sư Nguyễn Văn Hiệu của Viện Vật lý, giáo sư Hoàng Tụy của Viện
Toán học, nhạc sĩ Trần Văn Khê từ Pháp hay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ
Hà Nội đã đến Đại học Berkeley diễn thuyết, tuy nói về đề tài chuyên môn
hay về văn chương nghệ thuật nhưng bên ngoài có biểu tình phản đối và
trong hội trường diễn giã bị đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc Hà Nội
đàn áp và bỏ tù trí thức, văn nghệ sĩ.
Sinh viên lên tiếng phản đối bằng nhiều cách, từ chất vấn diễn giả, la ó phản đối cho đến xuống đường biểu tình.
Có những lần sinh viên chiếm đóng phòng học hay bin-đinh trong trường, cũng như thời tranh đấu cho FSM nửa thế kỷ trước.
Mấy năm qua có biểu tình chống tăng học phí hay theo phong trào Occupy Cal, sinh viên đã chiếm giữ phòng học trong Wheeler Hall, đã cắm lều ở Sproul Plaza nhiều ngày. Tuy nhiên căng thẳng giữa sinh viên và nhà trường sau đó cũng được giải quyết ôn hòa.
Niên học vừa qua, từ sân trường Đại học Berkeley và từ thành phố này đã có bạo động xảy ra vì quan điểm bất đồng giữa hai nhóm người: ủng hộ và chống Donald Trump. Những người chống đối Trump đã nhất quyết dùng mọi cách, kể cả bạo lực, để không cho những diễn giả ủng hộ Trump có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình.
Từ ngày Tổng thống Trump nhậm chức, đã ba lần có bạo động với đốt phá, đánh lộn gây thương tích trong khuôn viên trường, ngay tại Sproul Plaza và tại City Civic Center của thành phố.
Bạo động không do sinh viên gây ra mà từ người ngoài, là nhóm người được
cảnh sát cho là thành phần “anarchist” – những người muốn thấy tình
trạng vô chính phủ – mặc đồ đen, bịt mặt, cầm lá chắn và mang theo gậy,
pháo quân đội, trái khói đột nhập vào gây náo loạn, đập phá.
Nhóm người này trong những năm qua xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Oakland trong phong trào Occupy Wall Street. Họ luôn tìm cách tràn ra xa lộ làm tắc nghẽn lưu thông, lợi dụng trời tối đập phá các cơ sở thương mại.
Biểu tình phản đối là điều thường có trong sân trường Đại học Berkeley, nhưng bạo động để phản đối là đi ngược lại với truyền thống sinh hoạt của sinh viên ở đây.
Hôm tháng Hai vừa qua bạo động đã xảy ra khi Hội Sinh viên Cộng hòa mới Milo Yiannopoulos, một biên tập viên của trang mạng cực kỳ bảo thủ Breitbart, tới diễn thuyết. Hàng nghìn sinh viên đã biểu tình trong ôn hòa để phản đối.
Khi trời tối, một đám người mặc quần áo đen, với khăn bịt mặt, tay cầm khiên chắn kéo vào nơi sinh viên biểu tình và bắt đầu đập phá, gây hỏa hoạn khiến buổi nói chuyện bị hủy bỏ.
Qua tháng Ba và tháng Tư, những người quyết tâm bảo vệ quyền tự do biểu
đạt đã hai lần tổ chức biểu tình tại Civic Center của thành phố và cũng
đã gặp những người chống đối kéo đến rượt đuổi và tấn công gây thương
tích.
Cuối tháng Tư, Hội Sinh viên Cộng hòa mời nhà bình luận Ann Coulter đến nói chuyện. Bà Coulter là một diễn giả có khuynh hướng chính trị bảo thủ với quan điểm chống di dân bất hợp pháp.
Ban giám đốc nhà trường e ngại sẽ có bạo động như buổi nói chuyện của Milo Yiannopoulos nên đã hủy bỏ chương trình diễn thuyết.
Những người muốn bảo vệ quyền tự do phát biểu không đồng ý với việc hủy bỏ buổi nói chuyện và tuyên bố sẽ biểu tình để nói lên quan điểm, dù diễn giả Ann Coulter có đến được hay không.
Vào giờ trưa, nhà trường đã điều động rất đông cảnh sát để chuẩn bị đối phó với xung đột có thể xảy ra. Trên 300 cảnh sát canh giữ Sproul Plaza không cho các nhóm biểu tình vào trường vì thế họ đứng trên lề đường, giữa ngã ba Telegraph Ave. và Bancroft St. trước sân sân trường để phát biểu.
Tại Civic Center phía sau tòa thị chính cũng có hàng trăm cảnh sát canh gác và sẵn sàng can thiệp nếu có xung đột xảy ra.
Hôm đó những người chủ trương bạo động đã không xuất hiện nên các cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa.
Ngày nay trong sân trường Đại học Berkeley, cạnh cửa vào thư viện
Moffitt có quán bánh mì, bánh ngọt mang tên Free Speech Movement Café để
ghi nhớ phong trào tranh đấu đòi tự do sinh hoạt chính trị nơi sân
trường vào những năm giữa thập niên 1960.
Ngay tại Sproul Plaza có một vòng tròn, là khoảng không gian được chỉ định là nơi không bị kiểm soát hay ràng buộc bởi bất cứ một chính sách hay luật nào ngăn cấm sinh viên bày tỏ quan điểm.
Trong những tháng qua, tinh thần đó nơi sân trường và trên đường phố Berkeley đã bị lu mờ đi khi cảnh sát không can thiệp để giữ an ninh trật tự và đã để cho những người chủ trương bạo động ngăn cản diễn giả nói lên quan điểm chính trị của mình, dù quan điểm đó rất đối nghịch với đa số sinh viên, với đa số cư dân.
Điều này đi ngược lại với truyền thống của Đại học Berkeley, là nôi sinh của FSM.