Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Con đường xây dựng và triết lý giáo dục của Nhật Bản
Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.
Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.
Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.
LTS: Quý vị đang theo dõi bài viết thứ hai của Thạc sĩ Nguyễn Quốc
Vương (giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, hiện đang
là nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử, Đại học Kanazawa - Nhật Bản)
bàn luận về triết lý giáo dục.
Tác giả dẫn ra nhiều luận điểm để độc giả thấy rõ rằng quá trình xây
dựng và phát triển triết lý giáo dục Nhật Bản diễn ra như thế nào mới có
thể tạo nên một nền giáo dục có nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ như hiện
nay.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Triết lý giáo dục từ thời Minh Trị đến năm 1945
Nền giáo dục cận-hiện đại của Nhật Bản được xây dựng ở cấp độ quốc gia
bắt đầu từ thời Minh Trị khi Nhật Bản có nhu cầu cận đại hóa đất nước
theo mô hình của phương Tây để chống lại chính áp lực của phương Tây
đang ngày một mạnh.
Ban đầu những chính sách cải cách giáo dục của Chính phủ Minh Trị chỉ
diễn ra lẻ tẻ và không có ảnh hưởng trên toàn quốc do chính phủ mới chưa
thực sự kiểm soát được tình hình đất nước.
Cuộc cải cách giáo dục từ trên xuống của chính quyền Minh Trị chính thức
triển khai đại quy mô từ ngày 5 tháng 9 năm 1972 khi “Học chế” - văn
bản xác định việc tổ chức hệ thống giáo dục của Nhật Bản được công bố.
Trước đó một ngày, Viện Thái chính cũng ra bản bố cáo số 21 về giáo dục mà người Nhật quen gọi là “Mệnh lệnh về sự khuyến học”.
Nhìn vào nội dung của những văn bản này và những diễn biến trong thực tế
của giáo dục ở cả khu vực giáo dục công do nhà nước vận hành và giáo
dục tư do các trí thức Tây học thức thời tiến hành, có thể thấy triết lý
cơ bản của giáo dục Nhật khi đó là hướng đến xây dựng một nước Nhật Bản
“phú quốc cường binh” với một quốc dân có trí tuệ và tinh thần độc lập.
Hình ảnh những con người có tinh thần tự lập, có chí tiến thủ, biết nhìn
ra thế giới để sửa đổi nước Nhật theo hướng văn minh, giúp nước Nhật
thoát khỏi nguy cơ bị cai trị được cả Chính phủ và giới trí thức đồng
cảm.
Bởi thế, nền giáo dục trong khoảng 10 năm đầu thời Minh Trị được gọi là nền giáo dục khai sáng quốc dân và thực nghiệp.
Mặc dù vậy, trong suốt từ thời Minh Trị cho đến năm 1945, thuật ngữ
“Triết lý giáo dục” hầu như không được trực tiếp nhắc đến trong các văn
bản pháp luật liên quan đến giáo dục.
Đến năm 1890 (năm Minh Trị thứ 23), “Sắc chỉ giáo dục” của Thiên Hoàng Minh Trị được ban bố.
Văn bản dù chỉ dài chưa đầy 20 dòng này đã thay đổi toàn bộ triết lý
giáo dục của nước Nhật từ “khai sáng quốc dân” sang triết lý xây dựng
một quốc gia do thiên hoàng đứng đầu và cai trị vĩnh viễn dựa trên nền
giáo dục tạo ra các “thần dân” “trung quân ái quốc” có đạo đức phù hợp
với các quy phạm của Nho giáo như: trung, hiếu, phụng sự quốc gia…..
Triết lý giáo dục này phù hợp và dựa trên tinh thần cơ bản của Hiến Pháp
Đại đế quốc Nhật Bản được ban hành trước đó (11/12/1889). Bản Hiến pháp
này xác định rõ hình hài của “Đại đế quốc của Nhật Bản”.
Ở đó, “Đại đế quốc Nhật Bản đời đời do Thiên hoàng cai trị” (điều 1) và
“Thiên hoàng là thánh thần nên không ai được xâm phạm” (điều 3).
“Sắc chỉ giáo dục” đã có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống tư tưởng-tinh
thần của toàn bộ quốc dân Nhật Bản suốt gần 60 năm và nó chỉ bị Quốc hội
Nhật Bản bãi bỏ vào ngày 19 tháng 6 năm 1948. Đó cũng là thời gian 3
năm sau khi Nhật Bản bại trận và 2 năm sau khi Hiến pháp hòa bình được
công bố.
Nhiều học giả Nhật cho rằng, chính “Sắc chỉ giáo dục” là một trong những
thứ đã làm cho nước Nhật sa lầy vào con đường chiến tranh và làm “tha
hóa quốc dân”.
Sau khi Hiến Pháp đại đế quốc Nhật Bản và “Sắc chỉ giáo dục” được ban
bố, Nhà nước đã can thiệp ngày càng mạnh vào giáo dục kể cả nội dung
giáo dục. Những sách vở có tinh thần khai sáng bị cấm, bị loại bỏ ra
khỏi trường học.
Khi đó, chính Fukuzawa Yukichi - một trí thức nổi tiếng đương thời,
người truyền bá và cổ vũ không mệt mỏi tinh thần tự lập của quốc dân và
là tác giả của nhiều cuốn sách được sử dụng trong các trường học như là
sách giáo khoa đã phải sửng sốt kêu lên:
“Năm Minh Trị thứ 14-15, Chính phủ thật kì lạ lại đề xướng việc đưa Nho giáo vào giáo dục.
Bộ Giáo dục dưới cái tên kiểm định sách đọc trong trường học đã cho thu
thập tất cả các sách viết, dịch trong xã hội lại, triệu tập các chức
dịch của Bộ thẩm định để quyết định xem cho phép hay không cho phép dùng
các cuốn sách đó.
Đồng thời còn kêu gọi, yêu cầu biên soạn các sách đọc về Nho, Lão vốn đã
lỗi thời và trong bối cảnh như thể trào lưu phục cổ đang hồi sinh trong
thế giới văn minh, các cuốn sách do Fukuzawa biên soạn vốn được dùng
làm sách đọc trong trường học bị coi là hữu hại vô lợi và chỉ một bộ
phận là qua kiểm định. Điều đó thật kì quặc” [1].
Từ khoảng thời gian đó trở đi, giáo dục công của Nhật ngày càng dấn sâu
vào con đường quan liêu hóa và phát xít hóa trong khi giáo dục tư nhân
vừa phải gánh chịu sự hạn chế, đàn áp của Nhà nước, vừa đảm đương vai
trò quan trọng trong các phong trào giáo dục sôi nổi.
Triết lý giáo dục ở Nhật Bản từ sau 1945 đến nay
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị đặt dưới sự chiếm đóng của quân Đồng Minh mà chủ yếu là quân Mĩ.
Trong hoàn cảnh bị chiếm đóng và chịu tác động trực tiếp của các chính
sách chiếm đóng, công cuộc cải cách để dân chủ hóa và tái thiết nước
Nhật được cấp tập tiến hành. Trong đó, cải cách giáo dục có vai trò quan
trọng.
Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, thuật ngữ “triết lý giáo
dục” xuất hiện tường minh trong các văn bản luật pháp liên quan đến giáo
dục.
Có thể thấy triết lý giáo dục hiện đại của Nhật Bản đã thể hiện rõ trong
Hiến pháp Nhật Bản 1946 và các bộ Luật liên quan đến giáo dục được công
bố trong năm 1947, tạo ra hành lang pháp lý cho cải cách giáo dục như:
Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học, Luật về tổ chức và quyền
hạn của Bộ giáo dục, Luật về Ủy ban giáo dục địa phương…
Trong Hiến pháp Nhật Bản 1946 mặc dù có Điều 19 (Tự do tư tưởng và tự do
lương tâm là bất khả xâm phạm), Điều 23 (Tự do học thuật được đảm bảo),
Điều 26 (quy định về bình đẳng giáo dục và giáo dục nghĩa vụ) đề cập
tới giáo dục nhưng nó không trực tiếp nhắc đến cụm từ “triết lý giáo
dục.
Tuy nhiên, toàn bộ Hiến pháp này đã phác thảo nên thành tố thứ nhất của
triết lý giáo dục là “hình ảnh xã hội tương lai” cần xây dựng.
Đó là xã hội “hòa bình”, “dân chủ” và “tôn trọng con người”. Đây cũng
được coi là ba nguyên lý nền tảng của Hiến pháp mà bất cứ một người Nhật
nào cũng phải học từ tiểu học.
Thành tố thứ nhất được quy định bởi văn bản pháp quy có hiệu lực cao
nhất, thiêng liêng nhất do cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội định
ra này.
Thành tố thứ hai của triết lý giáo dục-tức là mục tiêu giáo dục hay
“hình ảnh con người mơ ước”, những người kiến tạo và bảo vệ xã hội tương
lai đã được đề ra và diễn giải ở các bộ Luật về giáo dục mà tiêu biểu
nhất là Luật giáo dục cơ bản (bộ Luật được ban hành năm 1947 và sửa đổi
năm 2006).
Trước hết, triết lý giáo dục được thể hiện khái quát ở phần “Lời nói đầu” của bộ Luật:
“Quốc dân Nhật Bản chúng ta mong ước sẽ làm phát triển thêm quốc gia
văn hóa và dân chủ được xây dựng nên từ nỗ lực không ngừng đồng thời góp
phần cống hiến cho hòa bình thế giới và nâng cao phúc lợi nhân loại.
Để thực hiện lý tưởng này, chúng ta sẽ xúc tiến nền giáo dục coi
trọng sự tôn nghiêm cá nhân, truy tìm chính nghĩa và chân lý, tôn trọng
tinh thần công cộng, nhắm tới giáo dục con người có tính sáng tạo và
tính người phong phú, kế thừa truyền thống và sáng tạo nên văn hóa mới.
Ở đây, chúng ta dựa trên tinh thần của Hiến pháp Nhật Bản để chế định
nên bộ luật này nhằm xác lập nền tảng của giáo dục tiến tới chấn hưng
và mở ra tương lai của đất nước.”
Tiếp đó, chương đầu tiên của bộ luật được đặt tên là “Mục đích và triết lý giáo dục”.
Xin được trích đầy đủ những điều quan trọng có liên quan trực tiếp đến triết lý giáo dục trong trong chương này:
“Chương I. Mục đích và triết lý giáo dục
Mục đích:
Điều 1. Giáo dục phải nhằm hoàn thiện nhân cách con người và giáo dục nên quốc dân khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội-quốc gia hòa bình và dân chủ.
Mục tiêu giáo dục:
Điều 2. Giáo dục để thực hiện mục đích nói trên phải tôn trọng tự do học thuật đồng thời phải đạt cho được những mục tiêu sau:
a. Trang bị văn hóa và tri thức rộng rãi, giáo dục thái độ truy tìm chân lý, nuôi dưỡng đạo đức và tình cảm phong phú đồng thời rèn luyện thân thể khỏe mạnh.
b. Tôn trọng giá trị cá nhân, mở rộng năng lực cá nhân, nuôi dưỡng tính sáng tạo và tinh thần tự lập, tự chủ đồng thời coi trọng mối quan hệ với nghề nghiệp và cuộc sống, giáo dục thái độ tôn trọng lao động.
c. Tôn trọng chính nghĩa và trách nhiệm, bình đẳng nam nữ, tôn kính và hợp tác lẫn nhau đồng thời giáo dục thái độ tham gia vào xây dựng xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội một cách chủ thể dựa trên tinh thần công cộng.
d. Có thái độ tôn trọng sinh mệnh, coi trọng tự nhiên và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.
e. Có thái độ tôn trọng truyền thống và văn hóa, yêu mến quê hương và đất nước chúng ta nơi đã nuôi dưỡng những thứ ấy đồng thời giáo dục thái độ tôn trọng nước khác, đóng góp vào hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế.”
Như vậy có thể thấy rõ, thành tố thứ hai là “hình ảnh con người mơ ước” đã được xác định rất rõ ràng.
Đó là những con người “khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời
có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội-quốc
gia hòa bình và dân chủ”.
Tức là hiểu một cách ngắn gọn hình ảnh con người mơ ước ở đây là người
CÔNG DÂN của xã hội dân chủ, hòa bình. Hình ảnh này là sự đối lập hoàn
toàn so với hình ảnh con người “thần dân” trung thành với lý tưởng của
Thiên hoàng và đại đế quốc Nhật Bản trước đó.
Các điều tiếp theo bộ Luật cũng nói rõ hơn về “triết lý học tập suốt
đời” và bình đẳng giáo dục, giáo dục nghĩa vụ, giáo dục gia đình, giáo
dục trường học, nghĩa vụ của nhà nước và gia đình, các tổ chức xã hội….
Đây là những điều kiện để đảm bảo thực hiện cho được triết lý giáo dục
trên cũng như ngăn ngừa sự can thiệp và “cai trị bất chính” đối với các
hoạt động giáo dục.
Triết lý giáo dục được luật hóa đó đã trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.
Vì thế cho dù có nhiều trường phái giáo dục, nhiều mô hình trường học và
cả một hệ thống trường học tư thục khổng lồ, giáo dục Nhật Bản vẫn đảm
bảo tính thống nhất khi tất cả những hoạt động giáo dục đều hướng tới và
tuân thủ triết lý giáo dục nêu trên.
Trên thực tế từng ngôi trường ở Nhật cho dù là trường đại học hay trường
mầm non đều xây dựng và công bố rộng rãi triết lý giáo dục của riêng
mình.
Triết lý giáo dục cụ thể này vừa dựa trên triết lý giáo dục nói chung đã
được luật hóa vừa có những đặc sắc, đặc trưng riêng phản ánh lý tưởng
của ngôi trường ấy.
Trong khóa trình giáo dục, môn Xã hội (Nghiên cứu xã hội) và sau này là
nhiều môn học khác phân nhánh từ đó như: Kinh tế-chính trị, Công dân,
Luân lý, Xã hội hiện đại, Địa lý, Lịch sử đảm nhận vai trò trung tâm
trong việc thực thi triết lý giáo dục.
Trong các môn học này, các nhà giáo dục khi nhắc đến thành tố “hình ảnh
con người mơ ước” của triết lý giáo dục thường dùng các thuật ngữ như
“người làm chủ” hay “người nắm chủ quyền”.
Với cơ chế phân quyền hành chính giáo dục cho các địa phương và thực
hiện kiểm định sách giáo khoa (công nhận sự tồn tại của nhiều bộ sách
giáo khoa do các nhà xuất bản tư nhân biên soạn, phát hành và quyền tự
do lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương và các trường), Nhật Bản
đã đảm bảo cho các thực tiễn giáo dục do giáo viên tiến hành ở các địa
phương phát triển mạnh mẽ.
Mỗi một thực tiễn giáo dục của giáo viên đều là kết quả có tính chủ thể
đậm nét bởi vì ở đó giáo viên đã chủ động lựa chọn, cơ cấu nên nội dung
giáo dục cũng như các hoạt động tổ chức học tập riêng phù hợp với tình
hình địa phương, nhà trường và học sinh.
Khi đó, triết lý giáo dục được luật hóa ở trên sẽ trở thành tiêu chuẩn để đánh giá những thực tiễn ấy.
Khi nhìn vào lịch sử giáo dục Nhật Bản, người ta sẽ thấy một đặc điểm: ở
những thời điểm cần cải cách giáo dục để tạo ra sự thay đổi lớn lao cho
đất nước, đổi mới triết lý giáo dục phải được coi như là tiền đề của
cải cách.
Ở trường hợp đó, thực chất cải cách giáo dục sẽ là một cuộc cách mạng xã hội trong hòa bình.
Bản thân giáo dục Nhật Bản hiện tại, mặc dù được đánh giá cao từ các
nước châu Á khác vốn đã từng có hoàn cảnh lịch sử giống như Nhật Bản,
cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: bắt nạt học đường, trẻ
em cự tuyệt đến trường, suy giảm học lực…
Tuy nhiên, có thể thấy sự khủng hoảng này của giáo dục Nhật Bản hiện tại
là sự khủng hoảng ở trên phía “ngọn”. Giáo dục Nhật Bản trong 70 năm
qua đã có một nền tảng tốt được xây dựng khá vững chắc.
Vì thế, ở Nhật Bản khi tranh luận về cải cách giáo dục, rất hiếm khi có
những ý kiến đòi thay đổi triết lý giáo dục đã được đề ra sau năm 1945.
Với họ, triết lý giáo dục mang trong mình những giá trị nhân văn phổ
quát ấy là thứ đã làm nên giá trị của nước Nhật hiện đại và cần phải
được bảo vệ.
Suy ngẫm về triết lý giáo dục của Việt Nam
Khi suy ngẫm về triết lý giáo dục nói riêng và giáo dục nói chung của Việt Nam, Nhật Bản sẽ là một tham khảo tương đối hữu ích.
Nếu nhìn bằng con mắt lạc quan thì cuộc tranh luận về triết lý giáo dục ở
Việt Nam trong những năm gần đây là một tín hiệu đáng mừng.
Sau nhiều thập kỉ, cuối cùng Bộ Giáo dục và đào tạo, các học giả và
những người quan tâm đến giáo dục cũng đã truy tìm các vấn đề của giáo
dục ở nơi phát sinh thay vì chạy tới chạy lui tìm “thuốc” trị các “triệu
chứng”.
Vấn đề khẩn thiết đặt ra cho chúng ta hiện nay là xác định cho được một
triết lý mới, phù hợp cho giáo dục Việt Nam. Điều đó không khó vì nhiều
nước trên thế giới đã làm và làm từ rất lâu trước đó.
Vấn đề khó khăn nhất là người Việt mà trước hết là những người có trách
nhiệm có đủ dũng cảm để biến vấn đề dễ dàng ấy thành hiện thực hay
không.
Cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay phải là cuộc cải cách nhằm giải
quyết những vấn đề có tính chất cơ bản bắt đầu từ triết lý giáo dục.
Trong cuộc cải cách đó nếu như triết lý giáo dục được ý thức rõ, được
minh định rõ ràng thì cho dù cải cách giáo dục có tiến triển chậm do vấp
phải “di sản” từ quá khứ, ít nhất nó cũng nhận được sự đồng thuận từ
đông đảo người dân và giới học giả, cũng như không tạo ra sự rối loạn ở
hiện trường giáo dục.
Ngược lại khi triết lý giáo dục mập mờ hoặc sai lầm, việc tiến hành cải
cách giáo dục với quy mô lớn với áp lực mạnh từ hệ thống chính trị sẽ
càng làm cho những vấn đề vốn đã tồn tại trong một thời gian dài trở nên
thêm trầm trọng.
Một khi bị bủa vây trong những vấn đề đó, mọi trí lực, thời gian của
những người làm giáo dục cũng như của người học sẽ bị phân tán và lãng
phí. Kết cục cuối cùng sẽ là sự tụt hậu và rời xa các giá trị văn minh
của cả dân tộc.
Ozaki Mugen
Nguyễn Quốc Vương dịch
----------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
[1] , Văn Ngọc Thành hiệu đính, Cải cách giáo dục Nhật Bản, NXB Từ điển bách khoa và Thaihabooks, 2014,tr. 44.
(Giáo Dục Việt Nam)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Con đường xây dựng và triết lý giáo dục của Nhật Bản
Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.
Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.
LTS: Quý vị đang theo dõi bài viết thứ hai của Thạc sĩ Nguyễn Quốc
Vương (giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, hiện đang
là nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử, Đại học Kanazawa - Nhật Bản)
bàn luận về triết lý giáo dục.
Tác giả dẫn ra nhiều luận điểm để độc giả thấy rõ rằng quá trình xây
dựng và phát triển triết lý giáo dục Nhật Bản diễn ra như thế nào mới có
thể tạo nên một nền giáo dục có nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ như hiện
nay.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Triết lý giáo dục từ thời Minh Trị đến năm 1945
Nền giáo dục cận-hiện đại của Nhật Bản được xây dựng ở cấp độ quốc gia
bắt đầu từ thời Minh Trị khi Nhật Bản có nhu cầu cận đại hóa đất nước
theo mô hình của phương Tây để chống lại chính áp lực của phương Tây
đang ngày một mạnh.
Ban đầu những chính sách cải cách giáo dục của Chính phủ Minh Trị chỉ
diễn ra lẻ tẻ và không có ảnh hưởng trên toàn quốc do chính phủ mới chưa
thực sự kiểm soát được tình hình đất nước.
Cuộc cải cách giáo dục từ trên xuống của chính quyền Minh Trị chính thức
triển khai đại quy mô từ ngày 5 tháng 9 năm 1972 khi “Học chế” - văn
bản xác định việc tổ chức hệ thống giáo dục của Nhật Bản được công bố.
Trước đó một ngày, Viện Thái chính cũng ra bản bố cáo số 21 về giáo dục mà người Nhật quen gọi là “Mệnh lệnh về sự khuyến học”.
Nhìn vào nội dung của những văn bản này và những diễn biến trong thực tế
của giáo dục ở cả khu vực giáo dục công do nhà nước vận hành và giáo
dục tư do các trí thức Tây học thức thời tiến hành, có thể thấy triết lý
cơ bản của giáo dục Nhật khi đó là hướng đến xây dựng một nước Nhật Bản
“phú quốc cường binh” với một quốc dân có trí tuệ và tinh thần độc lập.
Hình ảnh những con người có tinh thần tự lập, có chí tiến thủ, biết nhìn
ra thế giới để sửa đổi nước Nhật theo hướng văn minh, giúp nước Nhật
thoát khỏi nguy cơ bị cai trị được cả Chính phủ và giới trí thức đồng
cảm.
Bởi thế, nền giáo dục trong khoảng 10 năm đầu thời Minh Trị được gọi là nền giáo dục khai sáng quốc dân và thực nghiệp.
Mặc dù vậy, trong suốt từ thời Minh Trị cho đến năm 1945, thuật ngữ
“Triết lý giáo dục” hầu như không được trực tiếp nhắc đến trong các văn
bản pháp luật liên quan đến giáo dục.
Đến năm 1890 (năm Minh Trị thứ 23), “Sắc chỉ giáo dục” của Thiên Hoàng Minh Trị được ban bố.
Văn bản dù chỉ dài chưa đầy 20 dòng này đã thay đổi toàn bộ triết lý
giáo dục của nước Nhật từ “khai sáng quốc dân” sang triết lý xây dựng
một quốc gia do thiên hoàng đứng đầu và cai trị vĩnh viễn dựa trên nền
giáo dục tạo ra các “thần dân” “trung quân ái quốc” có đạo đức phù hợp
với các quy phạm của Nho giáo như: trung, hiếu, phụng sự quốc gia…..
Triết lý giáo dục này phù hợp và dựa trên tinh thần cơ bản của Hiến Pháp
Đại đế quốc Nhật Bản được ban hành trước đó (11/12/1889). Bản Hiến pháp
này xác định rõ hình hài của “Đại đế quốc của Nhật Bản”.
Ở đó, “Đại đế quốc Nhật Bản đời đời do Thiên hoàng cai trị” (điều 1) và
“Thiên hoàng là thánh thần nên không ai được xâm phạm” (điều 3).
“Sắc chỉ giáo dục” đã có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống tư tưởng-tinh
thần của toàn bộ quốc dân Nhật Bản suốt gần 60 năm và nó chỉ bị Quốc hội
Nhật Bản bãi bỏ vào ngày 19 tháng 6 năm 1948. Đó cũng là thời gian 3
năm sau khi Nhật Bản bại trận và 2 năm sau khi Hiến pháp hòa bình được
công bố.
Nhiều học giả Nhật cho rằng, chính “Sắc chỉ giáo dục” là một trong những
thứ đã làm cho nước Nhật sa lầy vào con đường chiến tranh và làm “tha
hóa quốc dân”.
Sau khi Hiến Pháp đại đế quốc Nhật Bản và “Sắc chỉ giáo dục” được ban
bố, Nhà nước đã can thiệp ngày càng mạnh vào giáo dục kể cả nội dung
giáo dục. Những sách vở có tinh thần khai sáng bị cấm, bị loại bỏ ra
khỏi trường học.
Khi đó, chính Fukuzawa Yukichi - một trí thức nổi tiếng đương thời,
người truyền bá và cổ vũ không mệt mỏi tinh thần tự lập của quốc dân và
là tác giả của nhiều cuốn sách được sử dụng trong các trường học như là
sách giáo khoa đã phải sửng sốt kêu lên:
“Năm Minh Trị thứ 14-15, Chính phủ thật kì lạ lại đề xướng việc đưa Nho giáo vào giáo dục.
Bộ Giáo dục dưới cái tên kiểm định sách đọc trong trường học đã cho thu
thập tất cả các sách viết, dịch trong xã hội lại, triệu tập các chức
dịch của Bộ thẩm định để quyết định xem cho phép hay không cho phép dùng
các cuốn sách đó.
Đồng thời còn kêu gọi, yêu cầu biên soạn các sách đọc về Nho, Lão vốn đã
lỗi thời và trong bối cảnh như thể trào lưu phục cổ đang hồi sinh trong
thế giới văn minh, các cuốn sách do Fukuzawa biên soạn vốn được dùng
làm sách đọc trong trường học bị coi là hữu hại vô lợi và chỉ một bộ
phận là qua kiểm định. Điều đó thật kì quặc” [1].
Từ khoảng thời gian đó trở đi, giáo dục công của Nhật ngày càng dấn sâu
vào con đường quan liêu hóa và phát xít hóa trong khi giáo dục tư nhân
vừa phải gánh chịu sự hạn chế, đàn áp của Nhà nước, vừa đảm đương vai
trò quan trọng trong các phong trào giáo dục sôi nổi.
Triết lý giáo dục ở Nhật Bản từ sau 1945 đến nay
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị đặt dưới sự chiếm đóng của quân Đồng Minh mà chủ yếu là quân Mĩ.
Trong hoàn cảnh bị chiếm đóng và chịu tác động trực tiếp của các chính
sách chiếm đóng, công cuộc cải cách để dân chủ hóa và tái thiết nước
Nhật được cấp tập tiến hành. Trong đó, cải cách giáo dục có vai trò quan
trọng.
Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, thuật ngữ “triết lý giáo
dục” xuất hiện tường minh trong các văn bản luật pháp liên quan đến giáo
dục.
Có thể thấy triết lý giáo dục hiện đại của Nhật Bản đã thể hiện rõ trong
Hiến pháp Nhật Bản 1946 và các bộ Luật liên quan đến giáo dục được công
bố trong năm 1947, tạo ra hành lang pháp lý cho cải cách giáo dục như:
Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học, Luật về tổ chức và quyền
hạn của Bộ giáo dục, Luật về Ủy ban giáo dục địa phương…
Trong Hiến pháp Nhật Bản 1946 mặc dù có Điều 19 (Tự do tư tưởng và tự do
lương tâm là bất khả xâm phạm), Điều 23 (Tự do học thuật được đảm bảo),
Điều 26 (quy định về bình đẳng giáo dục và giáo dục nghĩa vụ) đề cập
tới giáo dục nhưng nó không trực tiếp nhắc đến cụm từ “triết lý giáo
dục.
Tuy nhiên, toàn bộ Hiến pháp này đã phác thảo nên thành tố thứ nhất của
triết lý giáo dục là “hình ảnh xã hội tương lai” cần xây dựng.
Đó là xã hội “hòa bình”, “dân chủ” và “tôn trọng con người”. Đây cũng
được coi là ba nguyên lý nền tảng của Hiến pháp mà bất cứ một người Nhật
nào cũng phải học từ tiểu học.
Thành tố thứ nhất được quy định bởi văn bản pháp quy có hiệu lực cao
nhất, thiêng liêng nhất do cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội định
ra này.
Thành tố thứ hai của triết lý giáo dục-tức là mục tiêu giáo dục hay
“hình ảnh con người mơ ước”, những người kiến tạo và bảo vệ xã hội tương
lai đã được đề ra và diễn giải ở các bộ Luật về giáo dục mà tiêu biểu
nhất là Luật giáo dục cơ bản (bộ Luật được ban hành năm 1947 và sửa đổi
năm 2006).
Trước hết, triết lý giáo dục được thể hiện khái quát ở phần “Lời nói đầu” của bộ Luật:
“Quốc dân Nhật Bản chúng ta mong ước sẽ làm phát triển thêm quốc gia
văn hóa và dân chủ được xây dựng nên từ nỗ lực không ngừng đồng thời góp
phần cống hiến cho hòa bình thế giới và nâng cao phúc lợi nhân loại.
Để thực hiện lý tưởng này, chúng ta sẽ xúc tiến nền giáo dục coi
trọng sự tôn nghiêm cá nhân, truy tìm chính nghĩa và chân lý, tôn trọng
tinh thần công cộng, nhắm tới giáo dục con người có tính sáng tạo và
tính người phong phú, kế thừa truyền thống và sáng tạo nên văn hóa mới.
Ở đây, chúng ta dựa trên tinh thần của Hiến pháp Nhật Bản để chế định
nên bộ luật này nhằm xác lập nền tảng của giáo dục tiến tới chấn hưng
và mở ra tương lai của đất nước.”
Tiếp đó, chương đầu tiên của bộ luật được đặt tên là “Mục đích và triết lý giáo dục”.
Xin được trích đầy đủ những điều quan trọng có liên quan trực tiếp đến triết lý giáo dục trong trong chương này:
“Chương I. Mục đích và triết lý giáo dục
Mục đích:
Điều 1. Giáo dục phải nhằm hoàn thiện nhân cách con người và giáo dục nên quốc dân khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội-quốc gia hòa bình và dân chủ.
Mục tiêu giáo dục:
Điều 2. Giáo dục để thực hiện mục đích nói trên phải tôn trọng tự do học thuật đồng thời phải đạt cho được những mục tiêu sau:
a. Trang bị văn hóa và tri thức rộng rãi, giáo dục thái độ truy tìm chân lý, nuôi dưỡng đạo đức và tình cảm phong phú đồng thời rèn luyện thân thể khỏe mạnh.
b. Tôn trọng giá trị cá nhân, mở rộng năng lực cá nhân, nuôi dưỡng tính sáng tạo và tinh thần tự lập, tự chủ đồng thời coi trọng mối quan hệ với nghề nghiệp và cuộc sống, giáo dục thái độ tôn trọng lao động.
c. Tôn trọng chính nghĩa và trách nhiệm, bình đẳng nam nữ, tôn kính và hợp tác lẫn nhau đồng thời giáo dục thái độ tham gia vào xây dựng xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội một cách chủ thể dựa trên tinh thần công cộng.
d. Có thái độ tôn trọng sinh mệnh, coi trọng tự nhiên và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.
e. Có thái độ tôn trọng truyền thống và văn hóa, yêu mến quê hương và đất nước chúng ta nơi đã nuôi dưỡng những thứ ấy đồng thời giáo dục thái độ tôn trọng nước khác, đóng góp vào hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế.”
Như vậy có thể thấy rõ, thành tố thứ hai là “hình ảnh con người mơ ước” đã được xác định rất rõ ràng.
Đó là những con người “khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời
có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội-quốc
gia hòa bình và dân chủ”.
Tức là hiểu một cách ngắn gọn hình ảnh con người mơ ước ở đây là người
CÔNG DÂN của xã hội dân chủ, hòa bình. Hình ảnh này là sự đối lập hoàn
toàn so với hình ảnh con người “thần dân” trung thành với lý tưởng của
Thiên hoàng và đại đế quốc Nhật Bản trước đó.
Các điều tiếp theo bộ Luật cũng nói rõ hơn về “triết lý học tập suốt
đời” và bình đẳng giáo dục, giáo dục nghĩa vụ, giáo dục gia đình, giáo
dục trường học, nghĩa vụ của nhà nước và gia đình, các tổ chức xã hội….
Đây là những điều kiện để đảm bảo thực hiện cho được triết lý giáo dục
trên cũng như ngăn ngừa sự can thiệp và “cai trị bất chính” đối với các
hoạt động giáo dục.
Triết lý giáo dục được luật hóa đó đã trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.
Vì thế cho dù có nhiều trường phái giáo dục, nhiều mô hình trường học và
cả một hệ thống trường học tư thục khổng lồ, giáo dục Nhật Bản vẫn đảm
bảo tính thống nhất khi tất cả những hoạt động giáo dục đều hướng tới và
tuân thủ triết lý giáo dục nêu trên.
Trên thực tế từng ngôi trường ở Nhật cho dù là trường đại học hay trường
mầm non đều xây dựng và công bố rộng rãi triết lý giáo dục của riêng
mình.
Triết lý giáo dục cụ thể này vừa dựa trên triết lý giáo dục nói chung đã
được luật hóa vừa có những đặc sắc, đặc trưng riêng phản ánh lý tưởng
của ngôi trường ấy.
Trong khóa trình giáo dục, môn Xã hội (Nghiên cứu xã hội) và sau này là
nhiều môn học khác phân nhánh từ đó như: Kinh tế-chính trị, Công dân,
Luân lý, Xã hội hiện đại, Địa lý, Lịch sử đảm nhận vai trò trung tâm
trong việc thực thi triết lý giáo dục.
Trong các môn học này, các nhà giáo dục khi nhắc đến thành tố “hình ảnh
con người mơ ước” của triết lý giáo dục thường dùng các thuật ngữ như
“người làm chủ” hay “người nắm chủ quyền”.
Với cơ chế phân quyền hành chính giáo dục cho các địa phương và thực
hiện kiểm định sách giáo khoa (công nhận sự tồn tại của nhiều bộ sách
giáo khoa do các nhà xuất bản tư nhân biên soạn, phát hành và quyền tự
do lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương và các trường), Nhật Bản
đã đảm bảo cho các thực tiễn giáo dục do giáo viên tiến hành ở các địa
phương phát triển mạnh mẽ.
Mỗi một thực tiễn giáo dục của giáo viên đều là kết quả có tính chủ thể
đậm nét bởi vì ở đó giáo viên đã chủ động lựa chọn, cơ cấu nên nội dung
giáo dục cũng như các hoạt động tổ chức học tập riêng phù hợp với tình
hình địa phương, nhà trường và học sinh.
Khi đó, triết lý giáo dục được luật hóa ở trên sẽ trở thành tiêu chuẩn để đánh giá những thực tiễn ấy.
Khi nhìn vào lịch sử giáo dục Nhật Bản, người ta sẽ thấy một đặc điểm: ở
những thời điểm cần cải cách giáo dục để tạo ra sự thay đổi lớn lao cho
đất nước, đổi mới triết lý giáo dục phải được coi như là tiền đề của
cải cách.
Ở trường hợp đó, thực chất cải cách giáo dục sẽ là một cuộc cách mạng xã hội trong hòa bình.
Bản thân giáo dục Nhật Bản hiện tại, mặc dù được đánh giá cao từ các
nước châu Á khác vốn đã từng có hoàn cảnh lịch sử giống như Nhật Bản,
cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: bắt nạt học đường, trẻ
em cự tuyệt đến trường, suy giảm học lực…
Tuy nhiên, có thể thấy sự khủng hoảng này của giáo dục Nhật Bản hiện tại
là sự khủng hoảng ở trên phía “ngọn”. Giáo dục Nhật Bản trong 70 năm
qua đã có một nền tảng tốt được xây dựng khá vững chắc.
Vì thế, ở Nhật Bản khi tranh luận về cải cách giáo dục, rất hiếm khi có
những ý kiến đòi thay đổi triết lý giáo dục đã được đề ra sau năm 1945.
Với họ, triết lý giáo dục mang trong mình những giá trị nhân văn phổ
quát ấy là thứ đã làm nên giá trị của nước Nhật hiện đại và cần phải
được bảo vệ.
Suy ngẫm về triết lý giáo dục của Việt Nam
Khi suy ngẫm về triết lý giáo dục nói riêng và giáo dục nói chung của Việt Nam, Nhật Bản sẽ là một tham khảo tương đối hữu ích.
Nếu nhìn bằng con mắt lạc quan thì cuộc tranh luận về triết lý giáo dục ở
Việt Nam trong những năm gần đây là một tín hiệu đáng mừng.
Sau nhiều thập kỉ, cuối cùng Bộ Giáo dục và đào tạo, các học giả và
những người quan tâm đến giáo dục cũng đã truy tìm các vấn đề của giáo
dục ở nơi phát sinh thay vì chạy tới chạy lui tìm “thuốc” trị các “triệu
chứng”.
Vấn đề khẩn thiết đặt ra cho chúng ta hiện nay là xác định cho được một
triết lý mới, phù hợp cho giáo dục Việt Nam. Điều đó không khó vì nhiều
nước trên thế giới đã làm và làm từ rất lâu trước đó.
Vấn đề khó khăn nhất là người Việt mà trước hết là những người có trách
nhiệm có đủ dũng cảm để biến vấn đề dễ dàng ấy thành hiện thực hay
không.
Cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay phải là cuộc cải cách nhằm giải
quyết những vấn đề có tính chất cơ bản bắt đầu từ triết lý giáo dục.
Trong cuộc cải cách đó nếu như triết lý giáo dục được ý thức rõ, được
minh định rõ ràng thì cho dù cải cách giáo dục có tiến triển chậm do vấp
phải “di sản” từ quá khứ, ít nhất nó cũng nhận được sự đồng thuận từ
đông đảo người dân và giới học giả, cũng như không tạo ra sự rối loạn ở
hiện trường giáo dục.
Ngược lại khi triết lý giáo dục mập mờ hoặc sai lầm, việc tiến hành cải
cách giáo dục với quy mô lớn với áp lực mạnh từ hệ thống chính trị sẽ
càng làm cho những vấn đề vốn đã tồn tại trong một thời gian dài trở nên
thêm trầm trọng.
Một khi bị bủa vây trong những vấn đề đó, mọi trí lực, thời gian của
những người làm giáo dục cũng như của người học sẽ bị phân tán và lãng
phí. Kết cục cuối cùng sẽ là sự tụt hậu và rời xa các giá trị văn minh
của cả dân tộc.
Ozaki Mugen
Nguyễn Quốc Vương dịch
----------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
[1] , Văn Ngọc Thành hiệu đính, Cải cách giáo dục Nhật Bản, NXB Từ điển bách khoa và Thaihabooks, 2014,tr. 44.
(Giáo Dục Việt Nam)