Quán Bên Đường
Cuộc Giải Phẫu Muộn Màng
Cuộc Giải Phẫu Muộn Màng
Mũ Xanh Trần Vệ
Tôi viết bài này để riêng tặng và cám ơn Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng, ngoùi đã thực hiện ca mổ độc đáo ngày 3/4/2008 để lấy ra mảnh đạn pháo 130 ly của Cộng Sản Bắc Việt còn sót lại trong bàn tay phải của tôi trong trân chiến thảm khốc ở Hạ Lào năm 1971.
Cách đây mấy tháng, kể từ tháng 4/2008, tôi thấy đau ở bàn tay phải. Lấy tay trái mân mê chỗ đau, tôi thấy một cục nổi lên. Cho rằng đó là một cục chai, tôi mân mê rồi thôi. Nhưng rồi một hôm lại thấy ở đó hình như có vết bầm và càng rờ càng thấy đau. Tôi nói với bà xã: “Không hiểu sao bàn tay anh lại nổi lên một cục bầm đau quá.” Bà xã lấy tay rờ rồi bảo: “Anh đi bác sĩ khám xem sao.” Tôi nhăn mặt, thật sự tôi có tánh làm biếng đi khám bệnh. Kể từ ngày qua Mỹ đến nay, đi làm hãng có bảo hiểm đàng hoàng mà tôi đi khám bệnh đếm trên bàn tay chỉ mấy lần trong khi vẫn đóng tiền bảo hiểm đều đều. Tôi ậm ừ cho qua rồi lại thôi. Cho đến gần đây, tháng 4/2008, thấy còn đau rồi nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, tôi ghé vào Medical Center của Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng. Không phải đây là lần đầu tiên tôi đến với ông. Bác sĩ Bằng là bác sĩ gia đình của tôi trong danh mục bảo hiểm. Tuy nhiên, lần nào tôi đến cũng vì tình binh chủng mà thôi chứ không phải khám bệnh, bởi vì từ hồi giờ tôi có bệnh gì đâu mà khám. Dân TQLC mà, trước đây ai đi hành quân mút mùa lệ thủy, khắp bốn vùng chiến thuật, thì giờ đâu mà đi khám. Chỉ có khi nào về hậu cứ, đi lang thang bị bể xú bắp mới chịu mò đến mấy ông lang tây nhà ta mà thôi. Thật sự, tôi cũng không dám tới gặp Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng nhà ta hoài, bởi vì Bác sĩ Bằng đúng là một cậy TQLC. Mỗi lần tôi tới là ông lôi tôi vào văn phòng và kể về cuộc chiến mà TQLC đã tham dự một cách say sưa, quên cả khách đang chờ. Tôi thấy ông bác sĩ này có máu TQLC hơn là máu bác sĩ. Ngoài ra hồi ở tiểu đoàn 4/TQLC tôi cũng gắn bó với Bác sĩ Trần Xuân Dũng, bác sĩ Quân y Tiểu đoàn. Ông Dũng cũng có tâm hồn TQLC. Bợi vì hình như TQLC đã tràn ngập trong người ông, cho nên trong mọi câu chuyện, ông đều ca ngợi binh chủng mũ xanh. Cho đến ngày qua đến Hoa Kỳ, ông vẫn như thế. Vì vậy, ông đã để cả tâm huyết và tấm lòng để thực hiện cuốn chiến sử, lại tiếp tục tái bản, cho dù mất biết bao công phu và tốn kém. Mãi giờ, nói về mấy ông bác sĩ tôi quên cả nói chuyện của tôi. Vào một buổi sáng chủ nhật, sau khi thấy tay đau quá, tôi ghé Bác sĩ Bằng. Thấy tôi, ông lôi tôi vào văn phòng và lại liên miên nói về những ngày cuối cùng ở Đà Nẵng, ở đó ông là một chứng nhân lịch sử của cuộc triệt thoái vùng 1 và cả hai rất hợp ý vì lúc bấy giờ, vào tháng 3/1975 tôi là Trung tâm Trưởng Trung tâm Hành Quân/sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến di tản từ Huế vào đóng, Bộ Tư Lệnh/Hành Quân ở căn cứ Non Nước. Sau một hồi cả hai, Bác sĩ Bằng và tôi điểm qua tình hình lịch sử của cuộc triệt thoái cả Thủy Quân Lục Chiến lẫn Quân đoàn I chiến thuật, cùng nhau phân tích về trách nhiệm lịch sử của các cấp lãnh đạo, chờ đến lúc ông bác sĩ bóp trán suy nghĩ, tôi lợi dụng cơ hội break time, khều tay ông nói nhỏ: “bác sĩ, ông xem giùm sao tay tôi có cục gì gì nổi lên, dạo này thấy đau quá!” Đang lim dim mắt suy tư ông mở mắt, cầm lấy tay tôi, bấm vào vết sưng rồi hỏi: “Anh cảm thấy đau không?” Tôi gật đầu, ông nói: “Chắc có vấn đề chứ không phải mụt nhọt tự nhiên.” Ông bước ra ngoài, kêu một nhân viên người Mễ nói một tràng tiếng Anh lẫn tiếng Mễ. Trước đây tôi nghe nói Bác sĩ Bằng nói tiếng Mễ rất giỏi vì nhân viên và bệnh nhân của ông đa số là người Mễ, cho nên ông đã học sau khi lấy bằng bác sĩ ở Hoa Kỳ. Ông bảo tôi: “Anh qua bên kia cho anh này chụp hình bàn tay của anh để tôi định bệnh.” Sau khi chụp xong, tôi trở về văn phòng và chúng tôi tiếp tục câu chuyện về cuộc chiến. Trong khi cả hai chúng tôi đang phân tích về sự rút quân, đường nào thuận tiện và ít thất thoát hơn thì anh nhân viên bước vào đưa hai tấm hình chụp bàn tay của tôi. Xem hai tấm phim, Bác sĩ Bằng quay qua qua hỏi tôi: “Anh có bị thương lần nào không?” Tôi trả lời ngay: “Trong đời TQLC tôi bị thương ba lần cả thảy.” Ông chỉ vào tấm phim rồi bảo tôi: “Đây, trong tay anh có một mảnh kim khí còn nằm ở đây và một khối mủ bọc bên ngoài.” Tôi giật mình: “Chắc đây là mảnh đạn 130 ly của lần bị pháo ở Hạ Lào, vì lần ấy tôi bị mảnh đạn cắt mất đầu ngón áp út bàn tay trái, có lẽ một mảnh đạn nào đã vào bàn tay tôi tay phải tôi, và ở yên đó.
Bởi vì hai lần kia thì bị ở chân và bụng mà thôi.” Bác sĩ bằng cười bảo tôi: “Chắc mảnh đạn này có duyên với anh đã đi theo anh sau cuộc chiến và di tản qua tận đất Mỹ. Thôi được, tôi sẽ cho anh thuốc trụ sinh, giảm đau rồi hôm nào rảnh rỗi , đến đây tôi mổ, gắp mảnh đạn pháo ra cho.”
Tôi cầm thuốc ra về, thấy an tâm vì tôi được biết trước đây chuyên môn của Bác sĩ bằng là giải phẫu. Ông là bác sĩ nội trú, sau khi ra trường ông ở lại hai năm để học thêm về giải phẫu và mãn khóa một lần với Bác sĩ Trung Chỉnh.
Tuần sau, thấy đau quá, tôi điện thoại cho Bác sĩ bằng để lấy hẹn mổ tay. lần này, thấy tôi vào, ông cười, gục gặt đầu: “Qua Mỹ, tôi ít có dịp để mổ, nhưng mà lấn này thử xem sao, mình bây giờ lớn rồi, chắc không nhanh nhẹn như hồi còn trẻ.” Tôi cười: “Ông cứ xem như mình mới đang trận hôm qua, và giờ đây ông ra tay tại chiến trường. là chiến binh, mình có gì để sợ, phải không ông.”
Bác sĩ Bằng quay ra, bảo cô y tá người Mễ sắp đặt phòng mổ. Độ 10 phút sau, ông dẫn tôi qua. Bước vào, tôi đã thấy cô y tá đãsẵn sang bên bàn mổ viớ đầy đủ dụng cụ, thuốc men. Bác sĩ bằng ra dấu cho tôi ngồi vào vị trí, đặt tay phải lên bàn mổ. Trong khi đeo găng tay, ông bảo tôi: “Tôi cố gắng , bởi vì cũng đã lâu không mổ, nếu lấy không được coi như chuyện không xong nhé.” Tôi biết, đây là lời thận trọng của một y sĩ khi thi hành công tác và tôi thấy mình cũng nên có một lời trấn tĩnh: “Tôi biết ông là thầy giải phẫu mà. Hơn nữa mình là dân Thủy Quân Lục Chiến mà.” Có lẽ đoán tôi cũng là dân chì, ông mỉm cười, không nói nhưng tôi thấy vẻ tự tin hiện lên ở ông khi ông bắt đầu thao tác giải phẫu. Ông bảo: “Tôi sẽ chích cho anh bốn mũi thuốc tê vào chỗ vết đau, ráng chịu nhé!” Tôi giật mình. Chích bốn mũi thuốc tê vào bàn tay, nơi mà cảm giác dễ bị xúc cảm nhất thì còn gì. Ôi bàn tay, bàn tay năm ngón đã từng đi lần mò vào những nơi cảm xúc nhất, gây nên biết bao ân oán, bàn tay bị người cho ăn đòn, trả ân, trả oán. Bốn mũi thuốc tê thì còn đâu hở mi!!!
Đã lỡ chơi, thì phải chịu đòn. Tôi làm bộ người hùng: “Thứ gì chứ thuốc tê thì tôi đã quen hồi mổ bụng ở lần bị thương thứ ba.” Chích lần thứ nhất, tôi thấy tê tê. Đền mũi thứ hai, tôi bắt đầu nhổm đít và nghiến răng. Bác sĩ Bằng liếc mắt: “Anh thấy thế nào?” Tôi bặm môi: “Ông cứ tiếp tục.” Mũi thuốc tê thứ ba làm tôi toát mồ hôivì như tôi đã nói, tay là nơi dễ cảm xúc nhất và mũi thứ tư làm tôi chảy nước mắt, hai chân bấu chặt lấy giày và cố chịu đựng. Đến khi tiếng Bác sĩ Bằng thoảng bên tai: “Xong rồi.” tôi mở mắt nhìn vào vết tay, không còn cười nhưng vẫn giữ nét mặt cố bình thản. bác sĩ Bằng tháo găng tay vừa bước ra ngoài vừa nói với tôi: “Anh chờ đến khi thuốc ngấm, tôi sẽ vào tiếp tục.” Ông đi rồi, chỉ còn cô y tá Mễ và tôi. Cô nhìn tôi, đưa ngón tay cái lên gật đầu: “You are a good boy.” Tôi cười: “I’m a Marine.” Cô y tá còn quá trẻ, cô chỉ mới 24, 25 tuổi đời, có lẽ cô không hiểu tại sao một Marine lại chì như vậy, nhất là một người ngoại quốc như tôi, người nhỏ thó và không không to, cao, mập mạp như các chàng trai Mễ của cô. Thôi, mặc kệ cô ta, bốn mũi thuốc tê chích vào tay, đau thấy mẹ! “Chưa chắc các anh chàng Mễ to con của mày chịu được như tao.” Tôi nghĩ đến lúc ông Bằng cho dao kéo vào gắp ra mới là chuyện cần phải gồng mình hơn nữa.
Độ 15 phút sau, Bác sĩ Bằng bước vào thấy tôi vẫn tình táo, ông cười: “Sao, anh thấy chỗ chích đã tê chưa.” “Có lẽ là được rồi, ông ạ! Xin ông cứ ra tay.” Bác sĩ Bằng mang bao tay vào, bắt đầu hành sự. Tôi thấy ônglấy dao nhỏ, rạch một chút xíu vào chỗ vết tê, cho một cây kim vào dọ dẫm, tay kia ông nặn nhè nhẹ cho mủ ở vết thương chảy ra. Ông nói nho nhỏ: “Anh thấy đau không?” “Không hề gì, ông cứ tiếp tục.” Đến khi ông nặn hết mủ và đưa cây kim qua lại vẫn không thấy gì, ông lấy dao rạch dài vết mổ thì tôi không còn can đảm ngó nữa. tôi quay mặt đi chỗ khác, bặm môi chịu đựng. Hình như ông đã thay cây kim bằng cái kềm Inox và đi sâu vào. Ông thì thầm: “Sao, thấy ra sao?” “Không sao, cứ tiếp đi nào.” Bỗng tôi cảm thấy cái kềm đụng vào một vật cứng trong chỗ vết thương, tôi thì thào: “Hình như trúng nó rồi ông Bằng ơi.” Bác sĩ bằng không nói một lời nào, cố điều khiển cái kềm và độ khoảng 3 giây sau, ông rút cây kềm ra và bật lên: “Nó đây rồi.” Tôi quay mặt lại cũng thốt lên: “Ừ chính nó.” Bác sĩ Bằng không nói một lời, đặt cây kềm còn mảnh đạn lên bàn mổ rồi bình thản bước ra ngoài. Có lẽ ông đã trải qua một phút căng thẳng và cần lấy lại bình tĩnh. Bác sì bằng quay vào chùi rửa vết thương rồi nói: “Ban đầu, tôi tưởng chì cần cây kim nạy mảnh đạn ra nhưng không được, sau tôi phải rạch thêmvết mổ để đưa kềm vào gắp ra. Có lẽ anh đau lắm.”
Tôi không còn lời nào để nói nữa, đôi mắt nhìn vào mảnh đạn pháo trên bàn mổ. Hình như tôi thấy như vừa hiện ra trước mắt tôi, chiến trường xưa như trở về.
Ầm… ầm …Tiếng đạn pháo từ đâu ập tới làm vang dội một góc trời xa lạ tận đâu đâu…Ừ, đây là đất Hạ Lào vào năm 1971. Lúc bấy giờ tôi là Trường Ban 3 Tiểu đoàn 4/Kình ngư/Thủy Quân Lục Chiến với Tiểu đoàn trưởng là Đại Bàng Võ Kỉnh. Tôi đang lien lạc với Trung úy Tho, Đại đội trưởng/ĐĐ 3, và Trung úy Đức, Đại đội trưởng/ĐĐ4 để chặn đợt tấn công bằng chiến xa của Cộng sản tại đồi 555 Hạ Lào, thì bỗng tôi nghe tiếng nổ rất lớn, sát cách quân của Tiểu đoàn 4/TQLC. Lúc đó, tôi đang ngồi dưới hố với một người truyền tin, Chín Rỗ. Tôi nói với Chín Rỗ: “Mày gọi Đại Bàng xem ai bắn pháo gần mình quá.” Chín Rỗ gọi xong trao ống liên hợp cho tôi: “Vũng Tàu, mày gọi về bảo ngư phở đi,” tiếng Đại Bàng Võ Kỉnh oang oang trong máy. Tôi chụp máy của lữ đoàn: “Uông Bí! Uông Bí, ngư phở đi, ngư phở ngay.”, “Vũng tàu, Vũng tàu, mấy gánh phở của tao đã bán cho ba Tàu rồi (có nghĩa là đã trở thành ve chai, hết xài rồi đó bạn ạ!), của nó đó, của nó đó!!!”
Thôi rồi, đạn pháo 130 ly của thằng Cộng sản, nó dùng chiến thuật tấn công bằng chiến xa và pháo 130 ly vào Tiểu đoàn Cọp Biển Kình Ngư trong khi chiến xa của chúng không lên nổi.
Ầm ầm, tiếng đạn nổ chát chúa, vung vãi xung quanh. Bỗng bên tai tôi, tiếng Chín Rỗ thất thanh : “Ông thầy ơi! Em bị thương rồi!” Tôi quay lại, chân thằng Chín Rỗ đan chéo trên chân tôi, máu chảy xuống ướt cả quần tôi. Tôi vẫn áp ống liên hợp bên tai thì nghe tiếng Đại Bàng Võ Kỉnh: “Vũng tàu, Vũng tàu, cho chó ăn chè, cho chó ăn chè…”
Lại một lần nữa, con kình ngư kẹt sóng hết vẫy vùng. Thật tội nghiệp cho những đứa con Mũ xanh trong một cuộc chiến không cân xứng giữa một tập đoàn Cộng sản quốc tế khát máu Nga-Tàu-Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa với một người đồng minh không tốt, không chịu yểm trợ khi quân lực Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào Hạ Lào, do một hiệp định nào đó mà họ đã ký kết.
Tôi thì thào bên Chín rỗ: “Mình rút thôi, không chịu nổi pháo địch.” Chín rỗ đưa mắt trừng trừng nhìn tôi: “Ông thầy chạy đi, tôi không đi được đâu, vết thương nặng lắm.” Tôi cố lôi Chín Rỗ lên mặt hầm nhưng hắn trì lại. “Đi đi, chết đến nơi rồi!” Không còn cách nào hơn, tôi chụp lấy mày truyền tin, chạy thoát ra vùng lửa đạn trong khi cảm thấy mình cũng bị thương ở tay. Thì ra bây giờ tôi mới nhớ lại, ngoài mảnh đạn cắt ngón tay áp út bên bàn tay trái, còn một mảnh nhỏ lọt vào gan bàn tay trái mà tôi không hay sau gần 30 năm bây giờ mới phát giác. (Quí vị bạn đọc nếu muốn biết rõ hơn trận Hạ Lào xin đọc bài “Đêm Hạ Lào, sao đêm dài quá” trong hồi ký “Những bước chân âm thầm” của Mũ xanh Trần Vệ)
Sau khi may lại vết mổ, Bác sĩ bằng sai cô y tá lấy một lọ nhỏ có dung dịch, bỏ mảnh đạn pháo 130 ly vào rồi đậy nắp lại trao cho tôi: “Đây, tôi tặng anh mảnh đạn pháo của Cộng sản Việt nam, xem như kỷ vật, anh giữ lấy để nhớ đến một thời chiến đấu cho đất nước Việt Nam thân yêu.”
Tôi cầm lấy lọ dung dịch có chứa mảnh đạn pháo với lời thân tặng mà nghẹn ngào. Có lẽ đây là lần đầu trong đợi quân ngũ, tôi nhận một kỷ vật cao quý rất hiện thực nói lên tang chứng của một cuộc chiến mà kẻ khát máu, tàn bạo còn để lại rõ ràng không chối cãi. Mảnh đạn này nếu đenm xét nghiệm thì rõ ràng là từ một đạn pháo của Nga Tàu viện trợ cho Cnộg sản Bắc Việt trong một tập đoàn Cộng sản muốn nhuộm đỏ miền Nam Việt Nam, là tiền đồn của Tự Do thế giới để sau đó chùng đi chiếm nốt Thế giới tự do.
Tôi nhìn lại vết mổ đã được khâu lại do bác sĩ TQLC Phạm vũ Bằng giải phẫu ngảy hôm nay, tháng 4/2008, sau gần 30 năm tại đất khác quê người để xin vị Tư lệnh TQLC coi lại trong kho huy chương của Người đã phân phát trong cuộc chiến vừa qua, nếu còn xin dành lại hai huy chương tặng cho Bác sĩ Phạm Vũ Bằng đã thành công ca mổ muộn màng này, và cho tôi, Thiếu tá TQLC Trần Vệ, đã mang một mảnh đạn pháo 130 ly suốt một cuộc hành trình H.O từ Hạ Lào, sau 30/4/1975 với 13 năm tù đày tại Bắc Việt và 15 năm sống lưu vong ở đất Mỹ làm nơi quê hương thứ hai này. Tôi cũng cám ơn Người, nếu đã cạn huy chương, cũng xin cho một lời chúc lành vì cả hai đã dâng suốt cuộc đời trai trẻ cho binh chủng Thủy Quân Lục Chiến…
Viết để kỷ niệm ngày 30/4/2008
Mũ xanh Trần Vệ
( Sinh Tồn chuyển )
Cuộc Giải Phẫu Muộn Màng
Cuộc Giải Phẫu Muộn Màng
Mũ Xanh Trần Vệ
Tôi viết bài này để riêng tặng và cám ơn Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng, ngoùi đã thực hiện ca mổ độc đáo ngày 3/4/2008 để lấy ra mảnh đạn pháo 130 ly của Cộng Sản Bắc Việt còn sót lại trong bàn tay phải của tôi trong trân chiến thảm khốc ở Hạ Lào năm 1971.
Cách đây mấy tháng, kể từ tháng 4/2008, tôi thấy đau ở bàn tay phải. Lấy tay trái mân mê chỗ đau, tôi thấy một cục nổi lên. Cho rằng đó là một cục chai, tôi mân mê rồi thôi. Nhưng rồi một hôm lại thấy ở đó hình như có vết bầm và càng rờ càng thấy đau. Tôi nói với bà xã: “Không hiểu sao bàn tay anh lại nổi lên một cục bầm đau quá.” Bà xã lấy tay rờ rồi bảo: “Anh đi bác sĩ khám xem sao.” Tôi nhăn mặt, thật sự tôi có tánh làm biếng đi khám bệnh. Kể từ ngày qua Mỹ đến nay, đi làm hãng có bảo hiểm đàng hoàng mà tôi đi khám bệnh đếm trên bàn tay chỉ mấy lần trong khi vẫn đóng tiền bảo hiểm đều đều. Tôi ậm ừ cho qua rồi lại thôi. Cho đến gần đây, tháng 4/2008, thấy còn đau rồi nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, tôi ghé vào Medical Center của Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng. Không phải đây là lần đầu tiên tôi đến với ông. Bác sĩ Bằng là bác sĩ gia đình của tôi trong danh mục bảo hiểm. Tuy nhiên, lần nào tôi đến cũng vì tình binh chủng mà thôi chứ không phải khám bệnh, bởi vì từ hồi giờ tôi có bệnh gì đâu mà khám. Dân TQLC mà, trước đây ai đi hành quân mút mùa lệ thủy, khắp bốn vùng chiến thuật, thì giờ đâu mà đi khám. Chỉ có khi nào về hậu cứ, đi lang thang bị bể xú bắp mới chịu mò đến mấy ông lang tây nhà ta mà thôi. Thật sự, tôi cũng không dám tới gặp Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng nhà ta hoài, bởi vì Bác sĩ Bằng đúng là một cậy TQLC. Mỗi lần tôi tới là ông lôi tôi vào văn phòng và kể về cuộc chiến mà TQLC đã tham dự một cách say sưa, quên cả khách đang chờ. Tôi thấy ông bác sĩ này có máu TQLC hơn là máu bác sĩ. Ngoài ra hồi ở tiểu đoàn 4/TQLC tôi cũng gắn bó với Bác sĩ Trần Xuân Dũng, bác sĩ Quân y Tiểu đoàn. Ông Dũng cũng có tâm hồn TQLC. Bợi vì hình như TQLC đã tràn ngập trong người ông, cho nên trong mọi câu chuyện, ông đều ca ngợi binh chủng mũ xanh. Cho đến ngày qua đến Hoa Kỳ, ông vẫn như thế. Vì vậy, ông đã để cả tâm huyết và tấm lòng để thực hiện cuốn chiến sử, lại tiếp tục tái bản, cho dù mất biết bao công phu và tốn kém. Mãi giờ, nói về mấy ông bác sĩ tôi quên cả nói chuyện của tôi. Vào một buổi sáng chủ nhật, sau khi thấy tay đau quá, tôi ghé Bác sĩ Bằng. Thấy tôi, ông lôi tôi vào văn phòng và lại liên miên nói về những ngày cuối cùng ở Đà Nẵng, ở đó ông là một chứng nhân lịch sử của cuộc triệt thoái vùng 1 và cả hai rất hợp ý vì lúc bấy giờ, vào tháng 3/1975 tôi là Trung tâm Trưởng Trung tâm Hành Quân/sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến di tản từ Huế vào đóng, Bộ Tư Lệnh/Hành Quân ở căn cứ Non Nước. Sau một hồi cả hai, Bác sĩ Bằng và tôi điểm qua tình hình lịch sử của cuộc triệt thoái cả Thủy Quân Lục Chiến lẫn Quân đoàn I chiến thuật, cùng nhau phân tích về trách nhiệm lịch sử của các cấp lãnh đạo, chờ đến lúc ông bác sĩ bóp trán suy nghĩ, tôi lợi dụng cơ hội break time, khều tay ông nói nhỏ: “bác sĩ, ông xem giùm sao tay tôi có cục gì gì nổi lên, dạo này thấy đau quá!” Đang lim dim mắt suy tư ông mở mắt, cầm lấy tay tôi, bấm vào vết sưng rồi hỏi: “Anh cảm thấy đau không?” Tôi gật đầu, ông nói: “Chắc có vấn đề chứ không phải mụt nhọt tự nhiên.” Ông bước ra ngoài, kêu một nhân viên người Mễ nói một tràng tiếng Anh lẫn tiếng Mễ. Trước đây tôi nghe nói Bác sĩ Bằng nói tiếng Mễ rất giỏi vì nhân viên và bệnh nhân của ông đa số là người Mễ, cho nên ông đã học sau khi lấy bằng bác sĩ ở Hoa Kỳ. Ông bảo tôi: “Anh qua bên kia cho anh này chụp hình bàn tay của anh để tôi định bệnh.” Sau khi chụp xong, tôi trở về văn phòng và chúng tôi tiếp tục câu chuyện về cuộc chiến. Trong khi cả hai chúng tôi đang phân tích về sự rút quân, đường nào thuận tiện và ít thất thoát hơn thì anh nhân viên bước vào đưa hai tấm hình chụp bàn tay của tôi. Xem hai tấm phim, Bác sĩ Bằng quay qua qua hỏi tôi: “Anh có bị thương lần nào không?” Tôi trả lời ngay: “Trong đời TQLC tôi bị thương ba lần cả thảy.” Ông chỉ vào tấm phim rồi bảo tôi: “Đây, trong tay anh có một mảnh kim khí còn nằm ở đây và một khối mủ bọc bên ngoài.” Tôi giật mình: “Chắc đây là mảnh đạn 130 ly của lần bị pháo ở Hạ Lào, vì lần ấy tôi bị mảnh đạn cắt mất đầu ngón áp út bàn tay trái, có lẽ một mảnh đạn nào đã vào bàn tay tôi tay phải tôi, và ở yên đó.
Bởi vì hai lần kia thì bị ở chân và bụng mà thôi.” Bác sĩ bằng cười bảo tôi: “Chắc mảnh đạn này có duyên với anh đã đi theo anh sau cuộc chiến và di tản qua tận đất Mỹ. Thôi được, tôi sẽ cho anh thuốc trụ sinh, giảm đau rồi hôm nào rảnh rỗi , đến đây tôi mổ, gắp mảnh đạn pháo ra cho.”
Tôi cầm thuốc ra về, thấy an tâm vì tôi được biết trước đây chuyên môn của Bác sĩ bằng là giải phẫu. Ông là bác sĩ nội trú, sau khi ra trường ông ở lại hai năm để học thêm về giải phẫu và mãn khóa một lần với Bác sĩ Trung Chỉnh.
Tuần sau, thấy đau quá, tôi điện thoại cho Bác sĩ bằng để lấy hẹn mổ tay. lần này, thấy tôi vào, ông cười, gục gặt đầu: “Qua Mỹ, tôi ít có dịp để mổ, nhưng mà lấn này thử xem sao, mình bây giờ lớn rồi, chắc không nhanh nhẹn như hồi còn trẻ.” Tôi cười: “Ông cứ xem như mình mới đang trận hôm qua, và giờ đây ông ra tay tại chiến trường. là chiến binh, mình có gì để sợ, phải không ông.”
Bác sĩ Bằng quay ra, bảo cô y tá người Mễ sắp đặt phòng mổ. Độ 10 phút sau, ông dẫn tôi qua. Bước vào, tôi đã thấy cô y tá đãsẵn sang bên bàn mổ viớ đầy đủ dụng cụ, thuốc men. Bác sĩ bằng ra dấu cho tôi ngồi vào vị trí, đặt tay phải lên bàn mổ. Trong khi đeo găng tay, ông bảo tôi: “Tôi cố gắng , bởi vì cũng đã lâu không mổ, nếu lấy không được coi như chuyện không xong nhé.” Tôi biết, đây là lời thận trọng của một y sĩ khi thi hành công tác và tôi thấy mình cũng nên có một lời trấn tĩnh: “Tôi biết ông là thầy giải phẫu mà. Hơn nữa mình là dân Thủy Quân Lục Chiến mà.” Có lẽ đoán tôi cũng là dân chì, ông mỉm cười, không nói nhưng tôi thấy vẻ tự tin hiện lên ở ông khi ông bắt đầu thao tác giải phẫu. Ông bảo: “Tôi sẽ chích cho anh bốn mũi thuốc tê vào chỗ vết đau, ráng chịu nhé!” Tôi giật mình. Chích bốn mũi thuốc tê vào bàn tay, nơi mà cảm giác dễ bị xúc cảm nhất thì còn gì. Ôi bàn tay, bàn tay năm ngón đã từng đi lần mò vào những nơi cảm xúc nhất, gây nên biết bao ân oán, bàn tay bị người cho ăn đòn, trả ân, trả oán. Bốn mũi thuốc tê thì còn đâu hở mi!!!
Đã lỡ chơi, thì phải chịu đòn. Tôi làm bộ người hùng: “Thứ gì chứ thuốc tê thì tôi đã quen hồi mổ bụng ở lần bị thương thứ ba.” Chích lần thứ nhất, tôi thấy tê tê. Đền mũi thứ hai, tôi bắt đầu nhổm đít và nghiến răng. Bác sĩ Bằng liếc mắt: “Anh thấy thế nào?” Tôi bặm môi: “Ông cứ tiếp tục.” Mũi thuốc tê thứ ba làm tôi toát mồ hôivì như tôi đã nói, tay là nơi dễ cảm xúc nhất và mũi thứ tư làm tôi chảy nước mắt, hai chân bấu chặt lấy giày và cố chịu đựng. Đến khi tiếng Bác sĩ Bằng thoảng bên tai: “Xong rồi.” tôi mở mắt nhìn vào vết tay, không còn cười nhưng vẫn giữ nét mặt cố bình thản. bác sĩ Bằng tháo găng tay vừa bước ra ngoài vừa nói với tôi: “Anh chờ đến khi thuốc ngấm, tôi sẽ vào tiếp tục.” Ông đi rồi, chỉ còn cô y tá Mễ và tôi. Cô nhìn tôi, đưa ngón tay cái lên gật đầu: “You are a good boy.” Tôi cười: “I’m a Marine.” Cô y tá còn quá trẻ, cô chỉ mới 24, 25 tuổi đời, có lẽ cô không hiểu tại sao một Marine lại chì như vậy, nhất là một người ngoại quốc như tôi, người nhỏ thó và không không to, cao, mập mạp như các chàng trai Mễ của cô. Thôi, mặc kệ cô ta, bốn mũi thuốc tê chích vào tay, đau thấy mẹ! “Chưa chắc các anh chàng Mễ to con của mày chịu được như tao.” Tôi nghĩ đến lúc ông Bằng cho dao kéo vào gắp ra mới là chuyện cần phải gồng mình hơn nữa.
Độ 15 phút sau, Bác sĩ Bằng bước vào thấy tôi vẫn tình táo, ông cười: “Sao, anh thấy chỗ chích đã tê chưa.” “Có lẽ là được rồi, ông ạ! Xin ông cứ ra tay.” Bác sĩ Bằng mang bao tay vào, bắt đầu hành sự. Tôi thấy ônglấy dao nhỏ, rạch một chút xíu vào chỗ vết tê, cho một cây kim vào dọ dẫm, tay kia ông nặn nhè nhẹ cho mủ ở vết thương chảy ra. Ông nói nho nhỏ: “Anh thấy đau không?” “Không hề gì, ông cứ tiếp tục.” Đến khi ông nặn hết mủ và đưa cây kim qua lại vẫn không thấy gì, ông lấy dao rạch dài vết mổ thì tôi không còn can đảm ngó nữa. tôi quay mặt đi chỗ khác, bặm môi chịu đựng. Hình như ông đã thay cây kim bằng cái kềm Inox và đi sâu vào. Ông thì thầm: “Sao, thấy ra sao?” “Không sao, cứ tiếp đi nào.” Bỗng tôi cảm thấy cái kềm đụng vào một vật cứng trong chỗ vết thương, tôi thì thào: “Hình như trúng nó rồi ông Bằng ơi.” Bác sĩ bằng không nói một lời nào, cố điều khiển cái kềm và độ khoảng 3 giây sau, ông rút cây kềm ra và bật lên: “Nó đây rồi.” Tôi quay mặt lại cũng thốt lên: “Ừ chính nó.” Bác sĩ Bằng không nói một lời, đặt cây kềm còn mảnh đạn lên bàn mổ rồi bình thản bước ra ngoài. Có lẽ ông đã trải qua một phút căng thẳng và cần lấy lại bình tĩnh. Bác sì bằng quay vào chùi rửa vết thương rồi nói: “Ban đầu, tôi tưởng chì cần cây kim nạy mảnh đạn ra nhưng không được, sau tôi phải rạch thêmvết mổ để đưa kềm vào gắp ra. Có lẽ anh đau lắm.”
Tôi không còn lời nào để nói nữa, đôi mắt nhìn vào mảnh đạn pháo trên bàn mổ. Hình như tôi thấy như vừa hiện ra trước mắt tôi, chiến trường xưa như trở về.
Ầm… ầm …Tiếng đạn pháo từ đâu ập tới làm vang dội một góc trời xa lạ tận đâu đâu…Ừ, đây là đất Hạ Lào vào năm 1971. Lúc bấy giờ tôi là Trường Ban 3 Tiểu đoàn 4/Kình ngư/Thủy Quân Lục Chiến với Tiểu đoàn trưởng là Đại Bàng Võ Kỉnh. Tôi đang lien lạc với Trung úy Tho, Đại đội trưởng/ĐĐ 3, và Trung úy Đức, Đại đội trưởng/ĐĐ4 để chặn đợt tấn công bằng chiến xa của Cộng sản tại đồi 555 Hạ Lào, thì bỗng tôi nghe tiếng nổ rất lớn, sát cách quân của Tiểu đoàn 4/TQLC. Lúc đó, tôi đang ngồi dưới hố với một người truyền tin, Chín Rỗ. Tôi nói với Chín Rỗ: “Mày gọi Đại Bàng xem ai bắn pháo gần mình quá.” Chín Rỗ gọi xong trao ống liên hợp cho tôi: “Vũng Tàu, mày gọi về bảo ngư phở đi,” tiếng Đại Bàng Võ Kỉnh oang oang trong máy. Tôi chụp máy của lữ đoàn: “Uông Bí! Uông Bí, ngư phở đi, ngư phở ngay.”, “Vũng tàu, Vũng tàu, mấy gánh phở của tao đã bán cho ba Tàu rồi (có nghĩa là đã trở thành ve chai, hết xài rồi đó bạn ạ!), của nó đó, của nó đó!!!”
Thôi rồi, đạn pháo 130 ly của thằng Cộng sản, nó dùng chiến thuật tấn công bằng chiến xa và pháo 130 ly vào Tiểu đoàn Cọp Biển Kình Ngư trong khi chiến xa của chúng không lên nổi.
Ầm ầm, tiếng đạn nổ chát chúa, vung vãi xung quanh. Bỗng bên tai tôi, tiếng Chín Rỗ thất thanh : “Ông thầy ơi! Em bị thương rồi!” Tôi quay lại, chân thằng Chín Rỗ đan chéo trên chân tôi, máu chảy xuống ướt cả quần tôi. Tôi vẫn áp ống liên hợp bên tai thì nghe tiếng Đại Bàng Võ Kỉnh: “Vũng tàu, Vũng tàu, cho chó ăn chè, cho chó ăn chè…”
Lại một lần nữa, con kình ngư kẹt sóng hết vẫy vùng. Thật tội nghiệp cho những đứa con Mũ xanh trong một cuộc chiến không cân xứng giữa một tập đoàn Cộng sản quốc tế khát máu Nga-Tàu-Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa với một người đồng minh không tốt, không chịu yểm trợ khi quân lực Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào Hạ Lào, do một hiệp định nào đó mà họ đã ký kết.
Tôi thì thào bên Chín rỗ: “Mình rút thôi, không chịu nổi pháo địch.” Chín rỗ đưa mắt trừng trừng nhìn tôi: “Ông thầy chạy đi, tôi không đi được đâu, vết thương nặng lắm.” Tôi cố lôi Chín Rỗ lên mặt hầm nhưng hắn trì lại. “Đi đi, chết đến nơi rồi!” Không còn cách nào hơn, tôi chụp lấy mày truyền tin, chạy thoát ra vùng lửa đạn trong khi cảm thấy mình cũng bị thương ở tay. Thì ra bây giờ tôi mới nhớ lại, ngoài mảnh đạn cắt ngón tay áp út bên bàn tay trái, còn một mảnh nhỏ lọt vào gan bàn tay trái mà tôi không hay sau gần 30 năm bây giờ mới phát giác. (Quí vị bạn đọc nếu muốn biết rõ hơn trận Hạ Lào xin đọc bài “Đêm Hạ Lào, sao đêm dài quá” trong hồi ký “Những bước chân âm thầm” của Mũ xanh Trần Vệ)
Sau khi may lại vết mổ, Bác sĩ bằng sai cô y tá lấy một lọ nhỏ có dung dịch, bỏ mảnh đạn pháo 130 ly vào rồi đậy nắp lại trao cho tôi: “Đây, tôi tặng anh mảnh đạn pháo của Cộng sản Việt nam, xem như kỷ vật, anh giữ lấy để nhớ đến một thời chiến đấu cho đất nước Việt Nam thân yêu.”
Tôi cầm lấy lọ dung dịch có chứa mảnh đạn pháo với lời thân tặng mà nghẹn ngào. Có lẽ đây là lần đầu trong đợi quân ngũ, tôi nhận một kỷ vật cao quý rất hiện thực nói lên tang chứng của một cuộc chiến mà kẻ khát máu, tàn bạo còn để lại rõ ràng không chối cãi. Mảnh đạn này nếu đenm xét nghiệm thì rõ ràng là từ một đạn pháo của Nga Tàu viện trợ cho Cnộg sản Bắc Việt trong một tập đoàn Cộng sản muốn nhuộm đỏ miền Nam Việt Nam, là tiền đồn của Tự Do thế giới để sau đó chùng đi chiếm nốt Thế giới tự do.
Tôi nhìn lại vết mổ đã được khâu lại do bác sĩ TQLC Phạm vũ Bằng giải phẫu ngảy hôm nay, tháng 4/2008, sau gần 30 năm tại đất khác quê người để xin vị Tư lệnh TQLC coi lại trong kho huy chương của Người đã phân phát trong cuộc chiến vừa qua, nếu còn xin dành lại hai huy chương tặng cho Bác sĩ Phạm Vũ Bằng đã thành công ca mổ muộn màng này, và cho tôi, Thiếu tá TQLC Trần Vệ, đã mang một mảnh đạn pháo 130 ly suốt một cuộc hành trình H.O từ Hạ Lào, sau 30/4/1975 với 13 năm tù đày tại Bắc Việt và 15 năm sống lưu vong ở đất Mỹ làm nơi quê hương thứ hai này. Tôi cũng cám ơn Người, nếu đã cạn huy chương, cũng xin cho một lời chúc lành vì cả hai đã dâng suốt cuộc đời trai trẻ cho binh chủng Thủy Quân Lục Chiến…
Viết để kỷ niệm ngày 30/4/2008
Mũ xanh Trần Vệ
( Sinh Tồn chuyển )