Cõi Người Ta
ĐI TRÊN ĐƯỜNG MỘT CHIỀU - CAO MỴ NHÂN
ĐI TRÊN ĐƯỜNG MỘT CHIỀU - CAO
MỴ NHÂN
Con đường một chiều dài nhất đối với tôi , từ thủa được sinh ra , tới bây giờ
vẫn đang đi tiếp , và chắc chắn , đồng thời cũng không thể quay lưng trở
về trên chính con đường ấy .
Nói như thế để hình dung ra , suốt hành trình cuộc đời , tôi chưa hề quay lại
hay dừng chân ở một bến nào , để suy gẫm xem mình có nên trở
lại , hay cứ tiếp tục đi nữa .
Khi rời Chapa Lao Kay suôi miền châu thổ sông Hồng Hà , rồi từ đó xuống
Hải Phòng , vô Saigon , thì đã gọi là đi được 1/5 cuộc đời .
Những ga chính là Chapa , Hải phòng , Saigon .
Và tất nhiên , ga phụ đối với tôi , có khi kể ra , theo như bản đồ đường rầy xe
lửa , thì lại là ga lớn , thí dụ Hà Nội .
Nhưng đây , xin thưa là ga đời , Hà Nội , và sau này , Đà Lạt , Ban Mê Thuột
vv...chỉ là ga xép kiểu đường trường gió bụi , sống tạt qua ít
tháng , ít ngày chẳng hạn .
Con đường một chiều nêu trên , tiếp tục đưa tôi đến Đà Nẵng .
Lập tức tất cả các tỉnh miền Trung trở thành những trạm ngừng liên tục , cho
tới khi tôi phải vượt ngang cái ga chính đầu tiên tôi vô Nam, để
tới những ga nhỏ buồn thiu .
Những ga nhỏ như là tầu đời bị trở ngại , phải nằm ụ , chờ được sửa đường
ray , hay sửa chính con tầu là tôi , hầu chạy tiếp nữa chứ .
Thế rồi quanh đi , quẩn lại , tầu đời của tôi chạy đã được nửa đường một chiều
, và tôi đã bay qua một chiếc cầu mây dài , nối đôi bờ Thái Bình Dương , tới
một ga lớn cả về tinh thần lẫn vật chất , ga Los Angeles hiện
nay .
Tôi mừng vì thực tế , nhà ga ở Hoa Kỳ hẳn phải đẹp hơn ở Việt Nam
rồi .
Đường một chiều tôi đã đi , đang đi , chưa biết khi nào thì phải ngừng .
Song tôi cầu xin Thượng Đế cho tôi chạy chậm hơn một chút , vì con
tầu đời tôi lâu năm thì cũng phải cũ , và hư phần nào .
Nó cũng giống như những chiếc xe , những tầu lửa thật ở ngoài kia , giống cả
những máy bay , tầu thuỷ ...đã cũ .
Nên con đường một chiều này , nếu thêm những tầu đời khác cùng chiều , có thể
có những tầu đời mới tinh , tức tuổi tác còn trẻ trung , tức lớp thanh
thiếu niên chưa cần phải đi gấp rút .
Hay có những chiếc tầu cũ hơn tôi , rệu hơn tôi vv...có khi còn
phải ngừng giữa đường , không thể sửa được vì tầu quá cũ , quá tả
tơi , thì đành gỏi thân xác tầu trên con đường Thiên lý một
chiều đó vậy .
Quý vị sẽ hỏi : thế những con đường một chiều như tôi đang kể đó , lỡ có
người thích trở về những cái ga trước kia , hay nói nôm na là họ sẽ
quay lưng về lại nơi nào đó thì sao ?
Đương nhiên là được , nhưng sống ở đời , đấng Hoá công nào có
nghiệt ngã gì , nên Ngài đã mở cả trăm con đường đều sẽ về điểm gốc của
những con đường ấy .
Thành những chuyến tầu kia , có khi họ tìm đến đường
khác , 2 chiều , để lỡ có phải trở về nơi ở nào trước
kia, thì cứ tự nhiên .
Đó là trường hợp của quý vị thí dụ đã rời Saigon đi lập nghiệp đâu
đó , bị thất bại , hoặc thành công , muốn đem kinh nghiệm , vốn liếng trở
về chốn cũ ...gây dựng lại sự nghiệp .
Thường mấy con đường một chiều không mấy hứng thú , chưa kể toàn
cảnh đơn điệu , khiến người ta thây nhàm chán lắm .
Có một lần , ở nông trường Rạch Bắp Kia , nhân chuyện bàn về
quê hương đất nước , tôi hỏi cụ kỹ sư Cường , vị
trọng tuổi nhất toán Kỹ thuật rằng :
Thưa cụ , như thế nào gọi là quê hương ?
Cụ Cường trả lời : thì người ta vẫn nói quê hương là nơi chôn
nhau , cắt rốn đó thôi .
Tôi lắc đầu : Cụ ôi , như cháu đây , bố mẹ cháu sanh
cháu ở Chapa , chôn nhao , là nhau đấy , cắt rún nơi đó , mà đâu
phải quê nội ngoại gì đâu . Nên trong tờ khai sinh , họ đề "
sinh quán " thôi .
Cụ Kỹ sư Cường cười nhạt : thì nơi nào ở lâu nhất sẽ là quê hương đấy .
Chu choa , nếu thế thì tính ra , quê hương tôi là Los
Angeles rồi , vì tôi đã ở trên hai chục năm trời ạ .
Đó là tôi vừa liên tưởng thôi , chứ thời gian chúng tôi nói chuyện
là sau khi đi tù cải tạo về , tức cách đây đã trên 30 năm , đâu đã ai tới
Mỹ này đâu .
Tôi ngó cụ ngạc nhiên , một cụ " Thất thập cổ lai
hy " lại có thể quan niệm thế sao . Đó là chưa tính các gia
đình đi di tản từ sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975
.
Thành cái nơi ở có thể lâu nhất như cụ Kỹ sư Cường nói , hay cũng không
lâu nhưng sinh hoạt với chung quanh gọi là thường xuyên , và thêm yếu tố
hiện tại , tạm xài câu " trú quán " .
Nhưng cả cụ lẫn tôi , đều như không vừa ý lắm , cái chữ thường trú ,
hay tấm
" thẻ xanh " của Hoa Kỳ cấp đó chính là " trú quán "
ngày xưa .
Thế tại sao , ta không nhớ quê hương qua nghĩa " nguyên
quán " . Tức cái nơi tiên tổ ông cha ta ở , và dù ta không
được sanh ra ở nơi ấy , nó vẫn là quê hương ta vậy .
Vì thế cho nên những người Việt tha hương , nhớ quê hương là nhớ gọn gàng
trong 2 chữ Việt Nam , đầy đủ rồi .
Vả chăng nhớ quê hương cũng phải qua một bối cảnh khác . Điều đó là sự
cách trở của không gian , và sự chờ đợi của thời gian ...cả hai
không gian và thời gian đều biền biệt , xa vời ...
Đi trên đường một chiều như tôi , có lẽ hiếm có dịp nhớ quê hương lắm ,
vì suốt hành trình , chỉ có tiến tới ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )
Bàn ra tán vào (0)
ĐI TRÊN ĐƯỜNG MỘT CHIỀU - CAO MỴ NHÂN
ĐI TRÊN ĐƯỜNG MỘT CHIỀU - CAO
MỴ NHÂN
Con đường một chiều dài nhất đối với tôi , từ thủa được sinh ra , tới bây giờ
vẫn đang đi tiếp , và chắc chắn , đồng thời cũng không thể quay lưng trở
về trên chính con đường ấy .
Nói như thế để hình dung ra , suốt hành trình cuộc đời , tôi chưa hề quay lại
hay dừng chân ở một bến nào , để suy gẫm xem mình có nên trở
lại , hay cứ tiếp tục đi nữa .
Khi rời Chapa Lao Kay suôi miền châu thổ sông Hồng Hà , rồi từ đó xuống
Hải Phòng , vô Saigon , thì đã gọi là đi được 1/5 cuộc đời .
Những ga chính là Chapa , Hải phòng , Saigon .
Và tất nhiên , ga phụ đối với tôi , có khi kể ra , theo như bản đồ đường rầy xe
lửa , thì lại là ga lớn , thí dụ Hà Nội .
Nhưng đây , xin thưa là ga đời , Hà Nội , và sau này , Đà Lạt , Ban Mê Thuột
vv...chỉ là ga xép kiểu đường trường gió bụi , sống tạt qua ít
tháng , ít ngày chẳng hạn .
Con đường một chiều nêu trên , tiếp tục đưa tôi đến Đà Nẵng .
Lập tức tất cả các tỉnh miền Trung trở thành những trạm ngừng liên tục , cho
tới khi tôi phải vượt ngang cái ga chính đầu tiên tôi vô Nam, để
tới những ga nhỏ buồn thiu .
Những ga nhỏ như là tầu đời bị trở ngại , phải nằm ụ , chờ được sửa đường
ray , hay sửa chính con tầu là tôi , hầu chạy tiếp nữa chứ .
Thế rồi quanh đi , quẩn lại , tầu đời của tôi chạy đã được nửa đường một chiều
, và tôi đã bay qua một chiếc cầu mây dài , nối đôi bờ Thái Bình Dương , tới
một ga lớn cả về tinh thần lẫn vật chất , ga Los Angeles hiện
nay .
Tôi mừng vì thực tế , nhà ga ở Hoa Kỳ hẳn phải đẹp hơn ở Việt Nam
rồi .
Đường một chiều tôi đã đi , đang đi , chưa biết khi nào thì phải ngừng .
Song tôi cầu xin Thượng Đế cho tôi chạy chậm hơn một chút , vì con
tầu đời tôi lâu năm thì cũng phải cũ , và hư phần nào .
Nó cũng giống như những chiếc xe , những tầu lửa thật ở ngoài kia , giống cả
những máy bay , tầu thuỷ ...đã cũ .
Nên con đường một chiều này , nếu thêm những tầu đời khác cùng chiều , có thể
có những tầu đời mới tinh , tức tuổi tác còn trẻ trung , tức lớp thanh
thiếu niên chưa cần phải đi gấp rút .
Hay có những chiếc tầu cũ hơn tôi , rệu hơn tôi vv...có khi còn
phải ngừng giữa đường , không thể sửa được vì tầu quá cũ , quá tả
tơi , thì đành gỏi thân xác tầu trên con đường Thiên lý một
chiều đó vậy .
Quý vị sẽ hỏi : thế những con đường một chiều như tôi đang kể đó , lỡ có
người thích trở về những cái ga trước kia , hay nói nôm na là họ sẽ
quay lưng về lại nơi nào đó thì sao ?
Đương nhiên là được , nhưng sống ở đời , đấng Hoá công nào có
nghiệt ngã gì , nên Ngài đã mở cả trăm con đường đều sẽ về điểm gốc của
những con đường ấy .
Thành những chuyến tầu kia , có khi họ tìm đến đường
khác , 2 chiều , để lỡ có phải trở về nơi ở nào trước
kia, thì cứ tự nhiên .
Đó là trường hợp của quý vị thí dụ đã rời Saigon đi lập nghiệp đâu
đó , bị thất bại , hoặc thành công , muốn đem kinh nghiệm , vốn liếng trở
về chốn cũ ...gây dựng lại sự nghiệp .
Thường mấy con đường một chiều không mấy hứng thú , chưa kể toàn
cảnh đơn điệu , khiến người ta thây nhàm chán lắm .
Có một lần , ở nông trường Rạch Bắp Kia , nhân chuyện bàn về
quê hương đất nước , tôi hỏi cụ kỹ sư Cường , vị
trọng tuổi nhất toán Kỹ thuật rằng :
Thưa cụ , như thế nào gọi là quê hương ?
Cụ Cường trả lời : thì người ta vẫn nói quê hương là nơi chôn
nhau , cắt rốn đó thôi .
Tôi lắc đầu : Cụ ôi , như cháu đây , bố mẹ cháu sanh
cháu ở Chapa , chôn nhao , là nhau đấy , cắt rún nơi đó , mà đâu
phải quê nội ngoại gì đâu . Nên trong tờ khai sinh , họ đề "
sinh quán " thôi .
Cụ Kỹ sư Cường cười nhạt : thì nơi nào ở lâu nhất sẽ là quê hương đấy .
Chu choa , nếu thế thì tính ra , quê hương tôi là Los
Angeles rồi , vì tôi đã ở trên hai chục năm trời ạ .
Đó là tôi vừa liên tưởng thôi , chứ thời gian chúng tôi nói chuyện
là sau khi đi tù cải tạo về , tức cách đây đã trên 30 năm , đâu đã ai tới
Mỹ này đâu .
Tôi ngó cụ ngạc nhiên , một cụ " Thất thập cổ lai
hy " lại có thể quan niệm thế sao . Đó là chưa tính các gia
đình đi di tản từ sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975
.
Thành cái nơi ở có thể lâu nhất như cụ Kỹ sư Cường nói , hay cũng không
lâu nhưng sinh hoạt với chung quanh gọi là thường xuyên , và thêm yếu tố
hiện tại , tạm xài câu " trú quán " .
Nhưng cả cụ lẫn tôi , đều như không vừa ý lắm , cái chữ thường trú ,
hay tấm
" thẻ xanh " của Hoa Kỳ cấp đó chính là " trú quán "
ngày xưa .
Thế tại sao , ta không nhớ quê hương qua nghĩa " nguyên
quán " . Tức cái nơi tiên tổ ông cha ta ở , và dù ta không
được sanh ra ở nơi ấy , nó vẫn là quê hương ta vậy .
Vì thế cho nên những người Việt tha hương , nhớ quê hương là nhớ gọn gàng
trong 2 chữ Việt Nam , đầy đủ rồi .
Vả chăng nhớ quê hương cũng phải qua một bối cảnh khác . Điều đó là sự
cách trở của không gian , và sự chờ đợi của thời gian ...cả hai
không gian và thời gian đều biền biệt , xa vời ...
Đi trên đường một chiều như tôi , có lẽ hiếm có dịp nhớ quê hương lắm ,
vì suốt hành trình , chỉ có tiến tới ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )