Xe cán chó

ĐỒ MẶT...XXX ( KHÔNG PHẢI MẶT NGUYỄN TẤN DŨNG )

Có một câu chuyện vui ở một vùng cực bắc, một bà bị bệnh phụ nữ, lên ủy ban xin giấy khám bệnh, giấy giới thiệu ghi: chị Lò Thị Tôn, đến bv khám...XXX. Bà này đến BV hỏi cô y tá:

ĐỒ MẶT...XXX

 

Có một câu chuyện vui ở một vùng cực bắc, một bà bị bệnh phụ nữ, lên ủy ban xin giấy khám bệnh, giấy giới thiệu ghi: chị Lò Thị Tôn, đến bv khám...XXX. Bà này đến BV hỏi cô y tá: cô ơi chỗ khám XXX ở đâu. Cô này bảo: Bà ơi ở quê gọi thế nào cũng được, nhưng ở đây lịch sự người ta gọi là phụ khoa bà nhé, kia ạ, phòng khám phụ khoa ở kia. Thế là bà biết được cái XXX là cái phụ khoa. Chiều ấy nhà bà có 1 con gà không về chuồng, biết chắc chắn nó bị mất trộm, bà ra vỗ... phụ khoa và chửi: Chúng mày ăn gà của bà như ăn phụ khoa bà đây này, cha tiên sư bố chúng mày... lạ là mấy lần trước, khi bà vỗ XXX chửi chúng ăn XXX của bà thì chúng... thả gà ra, lần này chúng im thin thít, gà mất và bà cũng mỏi mồm chửi và vỗ... phụ khoa...

Là cứ nhớ câu chuyện ấy khi trên báo chí đang tranh cãi cái tập dịch "Những thứ họ mang" của Trần Tiễn Cao Đăng liên quan đến câu "mặt XXX". Thực ra trong đời thường, tôi, và nhiều bạn bè tôi cũng hay nói (yêu) nhau đồ mặt này mặt kia, có đứa còn ngoác mồm cãi lại: ví mặt tao với cái ấy nó... xúc phạm cái ấy... Vấn đề là anh dùng đúng nơi đúng chỗ, nó đắt và phù hợp văn cảnh. Như bà kia xuống phố thì dùng phụ khoa nhưng khi về mang phụ khoa ra chửi thì gà vẫn mất, nhưng chửi bằng XXX thì chúng phải thả gà, dù sự vật chỉ là 1.

Vấn đề là té ra TTCĐ dịch cuốn này không chỉ có cái từ gây tranh cãi ấy, nó còn một lô xích xông cẩu thả nữa. Sáng nay ngồi với nhà thơ Phan Hoàng, mình có bảo: kể ra bây giờ ngồi cặm cụi dịch một cuốn sách cho nó sạch sẽ chỉn chu thì cũng đáng phục thật. Nhưng lỗi đến như phát hiện của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn thì đúng là không thể chấp nhận. Và mình thấy cái có tình có lý của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nữa...

Nó đây:

 

Những thứ họ mang hay là câu chuyện về “các cô Ba”





 


Không hiểu sao, đọc phản ứng của một số bạn về chất lượng bản dịch của cuốn Những thứ họ mang, mình cứ nghĩ đến các “xiao san” (là từ lóng chỉ vợ bé của các quan tham Trung Quốc). Được ông chồng hờ mua cho chiếc túi hiệu của Louis Vuitton, họ mang đi khoe khoang suốt ngày cho tới khi có người căn cứ vào chất liệu và đường kim mũi chỉ bảo cái túi này chỉ là túi Louis Vuitton làm ở Quảng Châu, rằng họ đã bị lừa vì mua phải đồ giả. Thay vì im lặng cất cái túi ở nhà, các “dì Hai” (dịch một cách máy móc thì xiao san phải là “cô Ba bé nhỏ”) lại gân cổ lên thì mà là “nó cho cái túi mà đeo là tốt rồi” hoặc là “cho dù là hàng fake thì đây cũng là fake xịn”. Cơ khổ!

 

Bản dịch Những thứ họ mang là một bản dịch thảm họa. Thảm họa vì những lỗi dịch sai là những lỗi hết sức thông thường và cơ bản, và một học sinh phổ thông được học hành cẩn thận cũng không sai những lỗi ấy. Ở đây không thể nói là “dịch thoáng”, ở đây là những lỗi dịch sai hoàn toàn, và bất cứ một người đọc cẩn thận nào khi đọc những câu tiếng Việt vô nghĩa đều có thể nhận ra được.

 

Trước hết, xin nói về những lỗi mà tôi gọi là “dịch mà như không dịch”- đây là những lỗi liên quan đến hiểu biết về văn chương thời chiến của dịch giả cộng thêm lối dịch máy móc từ sang từ mà không tìm hiểu từ tương đương. Có một loạt những ví dụ kiểu “một loại dây đeo quanh thắt lưng có khóa” (trong khi tiếng Việt chỉ gọi đơn giản là cái thắt lưng) như “military payment certificates” được tác giả dịch thành “chứng nhận thanh toán cho quân nhân”, dog-tag” được dịch thành “thẻ ghi tên”, safety pins dịch là “kẹp giấy”, thức ăn nóng thì đựng trong “lon marmite màu xanh lục”, rồi “ insignia of rank” được dịch là “phù hiệu cấp bậc”, rồi ” he’d stolen on R&R in Sydney, Australia” được dịch thành “thó được ở Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí dành cho quân nhân ở Sydney, Úc”. Bất cứ ai quen thuộc với không khí lính trận đều biết không có thứ gọi là “chứng nhận thanh toán cho quân nhân” mà người ta gọi đơn giản là “phiếu quân dụng” hay người dân miền Nam hay gọi là đồng đô-la đỏ, dog-tag được dịch là thẻ bài, safety pins là cái kim băng, cái “lon marmite màu xanh lục” bí hiểm kia chỉ là cái cà-mèn nhiều ngăn của lính Mỹ, cái “phù hiệu cấp bậc” khó hiểu ta gọi đơn giản là “quân hàm”, “on R&R” chỉ nói về hoạt động “nghỉ xả hơi” của lính Mỹ ở nước ngoài (chứ không tồn tại một Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí quái quỉ nào). Khi dịch về vũ khí và khí tài quân đội, dịch giả đơn thuần là tảng lờ những từ anh không hiểu. Ví dụ, trong nguyên tác, tác giả viết “at various times, in various situations, they carried M-14′s and CAR-15′s and Swedish K’s and grease guns and captured AK-47s and ChiCom’s and RPG’s and Simonov carbines and black-market Uzi’s and .38-caliber Smith & Wesson handguns and 66 mm LAW’s and shotguns and silencers and blackjacks and bayonets and C-4 plastic explosives” được dịch thành “có những lúc, trong một số hoàn cảnh, họ mang M14 và CAR15 và súng máy Cark Gustav M/45 của Thuỵ Điển và súng máy hạng nhẹ và AK47 và Chi-Com và súng chống tăng và cạc bin Simonov tịch thu của địch và Uzi và súng lục Smith&Wesson 38 ly và LAW 66 ly và súng ngắn và bộ hãm thanh và dùi cui bọc da và lưỡi lê và thuốc nổ C-4 bằng chất dẻo mua ở chợ đen”. Chưa kể những lỗi dịch sai như từ “chợ đen” chỉ nói về súng Uzi thì lại nói về thuốc nổ C4, thì dịch giả bỏ qua không thèm dịch từ “ChiCom” (vốn nên dịch là Trung Cộng-ChiCom là viết tắt Chinese Communist) dùng để chỉ súng trường K56, từ CAR 15 là một loại tiểu liên cực nhanh, khẩu “cạc bin Simonov” đã quá thông dụng dưới cái tên súng trường CKC, khẩu LAW là súng chống tăng M72, “shotgun” không thể là “súng ngắn” còn thuốc nổ C4 là thuốc nổ dẻo (chứ không phải thuốc nổ bằng chất dẻo). Tất cả các loại máy PRC vốn rất thông dụng ở chiến trường Việt Nam với hai loại, PRC 25 và PRC77 và được gọi là “máy truyền tin” không hiểu sao lại được tác giả sáng tạo thành “radio vệ tinh” (máy PRC77 trong nguyên tác là scrambler radio máy truyền tin phá sóng). Anh Nguyễn Vạn Phú nói về sự hài hước khi dịch helmets và flak jackets (nón sắt và áo giáp, áo chống đạn) thành mũ cối và áo khoác (“Trong cái nóng ban trưa, họ bỏ mũ cối, cởi áo khoác”- lính Mỹ mà đội mũ cối mang áo khoác ra trận cũng là hình ảnh dí dỏm). Ngay cả những thứ đơn giản nhất như “smiling Buddha” cũng được dịch là “tượng Phật cười” một cách rất “ngoại quốc” trong khi nó có một từ tiếng Việt rất đơn giản là tượng Phật Di Lặc.

 

Những lỗi thứ hai, tạm gọi là những lỗi dịch do không hiểu đời sống và văn hóa Mỹ, dẫn đến những lỗi dịch hết sức buồn cười. Ví dụ như trong nguyên tác, tác giả viết về “Dr.Scholl foot powder” được dịch giả dịch ra thành “loại thuốc bôi chân của bác sĩ Scholl’s”, trong khi “Dr.Scholl” chỉ là tên thương hiệu của loại thuốc bôi chân cho bớt hôi (nên dịch thành “thuốc bôi chân hiệu Dr.Scholl”), hoặc “Sterno” là loại xăng khô đóng hộp thì được dịch là “đồ Sterno” (cái đồ quỉ quái gì đây?), “The Stars and Stripes” được dịch một cách thản nhiên là “cờ sao vạch” trong khi nó là tờ tạp chí của Quân đội Mỹ, hay “Sunday School”, cái tên mà nếu ai đọc Tom Sawyer đều biết người ta chỉ dịch là “trường Chủ nhật”- nơi dạy giáo lý cho trẻ em-lại được dịch là “trường dòng” vốn là trường đào tạo linh mục, “dope” là cần sa hay ma túy đều được dịch thành thuốc phiện (lấy đâu ra điếu để hút thuốc phiện vậy trời?). Cơ bản nhất, có lẽ là lỗi dịch ở ngay khổ đầu tiên của truyện ngắn, với nguyên tác “she was an English major” được dịch một cách ái ngại thành “nàng học khoa Anh ngữ” (trong khi một học sinh phổ thông cũng hiểu phải dịch là “nàng học khoa Văn” hay “nàng học khoa ngôn ngữ”). Hoặc như câu “hắn mang một đèn pin cỡ mạnh và mang trách nhiệm với sinh mạng của quân lính hắn” tôi cứ băn khoăn cái “đèn pin cỡ mạnh” thì liên quan gì đến sinh mạng của lính. Hóa ra trong nguyên bản là “He carried a strobe fight and the responsibility for the lives of his men”- tôi đoán dịch giả nhìn nhầm chữ “strobe fight” với chữ “strobe light”!

 

Chỉ ở truyện ngắn đầu tiên, hơn mười trang viết, tôi đếm được khoảng năm mươi lỗi dịch sai, dịch bớt xén, dich mà như không dịch. Chưa nói về dịch hay hay dở (vốn là thứ rất khó xác định), nhưng với số lượng lỗi sai như thế, liệu đã có thể gọi đây là một thảm họa dịch thuật nữa hay không? Với kiến thức và trình độ cả hai ngôn ngữ như vậy, liệu các tác phẩm khác của dịch giả này sẽ có chất lượng thế nào? Tôi tin rằng nếu cẩn thận đối chiếu kỹ các tác phẩm dịch khác của anh, danh sách những lỗi dịch thuật cơ bản sẽ không chỉ dừng lại ở đây. Và trách nhiệm của nhà xuất bản Nhã Nam, của công tác biên tập ở đâu khi cho ra đời những tác phẩm cẩu thả như thế?

Cho nên các “xiao –san” ơi (các cô Ba ơi), các cô có thể tự hào về việc mình bị lừa, mình tiêu thụ một sản phẩm nhái dưới qui cách, nhưng đừng nghĩ tất cả các độc giả đều không phân biệt đâu là sản phẩm có giá trị, đâu là sản phẩm giả.

http://www.vanconghung.com/2013/04/o-matxxx.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐỒ MẶT...XXX ( KHÔNG PHẢI MẶT NGUYỄN TẤN DŨNG )

Có một câu chuyện vui ở một vùng cực bắc, một bà bị bệnh phụ nữ, lên ủy ban xin giấy khám bệnh, giấy giới thiệu ghi: chị Lò Thị Tôn, đến bv khám...XXX. Bà này đến BV hỏi cô y tá:

ĐỒ MẶT...XXX

 

Có một câu chuyện vui ở một vùng cực bắc, một bà bị bệnh phụ nữ, lên ủy ban xin giấy khám bệnh, giấy giới thiệu ghi: chị Lò Thị Tôn, đến bv khám...XXX. Bà này đến BV hỏi cô y tá: cô ơi chỗ khám XXX ở đâu. Cô này bảo: Bà ơi ở quê gọi thế nào cũng được, nhưng ở đây lịch sự người ta gọi là phụ khoa bà nhé, kia ạ, phòng khám phụ khoa ở kia. Thế là bà biết được cái XXX là cái phụ khoa. Chiều ấy nhà bà có 1 con gà không về chuồng, biết chắc chắn nó bị mất trộm, bà ra vỗ... phụ khoa và chửi: Chúng mày ăn gà của bà như ăn phụ khoa bà đây này, cha tiên sư bố chúng mày... lạ là mấy lần trước, khi bà vỗ XXX chửi chúng ăn XXX của bà thì chúng... thả gà ra, lần này chúng im thin thít, gà mất và bà cũng mỏi mồm chửi và vỗ... phụ khoa...

Là cứ nhớ câu chuyện ấy khi trên báo chí đang tranh cãi cái tập dịch "Những thứ họ mang" của Trần Tiễn Cao Đăng liên quan đến câu "mặt XXX". Thực ra trong đời thường, tôi, và nhiều bạn bè tôi cũng hay nói (yêu) nhau đồ mặt này mặt kia, có đứa còn ngoác mồm cãi lại: ví mặt tao với cái ấy nó... xúc phạm cái ấy... Vấn đề là anh dùng đúng nơi đúng chỗ, nó đắt và phù hợp văn cảnh. Như bà kia xuống phố thì dùng phụ khoa nhưng khi về mang phụ khoa ra chửi thì gà vẫn mất, nhưng chửi bằng XXX thì chúng phải thả gà, dù sự vật chỉ là 1.

Vấn đề là té ra TTCĐ dịch cuốn này không chỉ có cái từ gây tranh cãi ấy, nó còn một lô xích xông cẩu thả nữa. Sáng nay ngồi với nhà thơ Phan Hoàng, mình có bảo: kể ra bây giờ ngồi cặm cụi dịch một cuốn sách cho nó sạch sẽ chỉn chu thì cũng đáng phục thật. Nhưng lỗi đến như phát hiện của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn thì đúng là không thể chấp nhận. Và mình thấy cái có tình có lý của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nữa...

Nó đây:

 

Những thứ họ mang hay là câu chuyện về “các cô Ba”





 


Không hiểu sao, đọc phản ứng của một số bạn về chất lượng bản dịch của cuốn Những thứ họ mang, mình cứ nghĩ đến các “xiao san” (là từ lóng chỉ vợ bé của các quan tham Trung Quốc). Được ông chồng hờ mua cho chiếc túi hiệu của Louis Vuitton, họ mang đi khoe khoang suốt ngày cho tới khi có người căn cứ vào chất liệu và đường kim mũi chỉ bảo cái túi này chỉ là túi Louis Vuitton làm ở Quảng Châu, rằng họ đã bị lừa vì mua phải đồ giả. Thay vì im lặng cất cái túi ở nhà, các “dì Hai” (dịch một cách máy móc thì xiao san phải là “cô Ba bé nhỏ”) lại gân cổ lên thì mà là “nó cho cái túi mà đeo là tốt rồi” hoặc là “cho dù là hàng fake thì đây cũng là fake xịn”. Cơ khổ!

 

Bản dịch Những thứ họ mang là một bản dịch thảm họa. Thảm họa vì những lỗi dịch sai là những lỗi hết sức thông thường và cơ bản, và một học sinh phổ thông được học hành cẩn thận cũng không sai những lỗi ấy. Ở đây không thể nói là “dịch thoáng”, ở đây là những lỗi dịch sai hoàn toàn, và bất cứ một người đọc cẩn thận nào khi đọc những câu tiếng Việt vô nghĩa đều có thể nhận ra được.

 

Trước hết, xin nói về những lỗi mà tôi gọi là “dịch mà như không dịch”- đây là những lỗi liên quan đến hiểu biết về văn chương thời chiến của dịch giả cộng thêm lối dịch máy móc từ sang từ mà không tìm hiểu từ tương đương. Có một loạt những ví dụ kiểu “một loại dây đeo quanh thắt lưng có khóa” (trong khi tiếng Việt chỉ gọi đơn giản là cái thắt lưng) như “military payment certificates” được tác giả dịch thành “chứng nhận thanh toán cho quân nhân”, dog-tag” được dịch thành “thẻ ghi tên”, safety pins dịch là “kẹp giấy”, thức ăn nóng thì đựng trong “lon marmite màu xanh lục”, rồi “ insignia of rank” được dịch là “phù hiệu cấp bậc”, rồi ” he’d stolen on R&R in Sydney, Australia” được dịch thành “thó được ở Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí dành cho quân nhân ở Sydney, Úc”. Bất cứ ai quen thuộc với không khí lính trận đều biết không có thứ gọi là “chứng nhận thanh toán cho quân nhân” mà người ta gọi đơn giản là “phiếu quân dụng” hay người dân miền Nam hay gọi là đồng đô-la đỏ, dog-tag được dịch là thẻ bài, safety pins là cái kim băng, cái “lon marmite màu xanh lục” bí hiểm kia chỉ là cái cà-mèn nhiều ngăn của lính Mỹ, cái “phù hiệu cấp bậc” khó hiểu ta gọi đơn giản là “quân hàm”, “on R&R” chỉ nói về hoạt động “nghỉ xả hơi” của lính Mỹ ở nước ngoài (chứ không tồn tại một Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí quái quỉ nào). Khi dịch về vũ khí và khí tài quân đội, dịch giả đơn thuần là tảng lờ những từ anh không hiểu. Ví dụ, trong nguyên tác, tác giả viết “at various times, in various situations, they carried M-14′s and CAR-15′s and Swedish K’s and grease guns and captured AK-47s and ChiCom’s and RPG’s and Simonov carbines and black-market Uzi’s and .38-caliber Smith & Wesson handguns and 66 mm LAW’s and shotguns and silencers and blackjacks and bayonets and C-4 plastic explosives” được dịch thành “có những lúc, trong một số hoàn cảnh, họ mang M14 và CAR15 và súng máy Cark Gustav M/45 của Thuỵ Điển và súng máy hạng nhẹ và AK47 và Chi-Com và súng chống tăng và cạc bin Simonov tịch thu của địch và Uzi và súng lục Smith&Wesson 38 ly và LAW 66 ly và súng ngắn và bộ hãm thanh và dùi cui bọc da và lưỡi lê và thuốc nổ C-4 bằng chất dẻo mua ở chợ đen”. Chưa kể những lỗi dịch sai như từ “chợ đen” chỉ nói về súng Uzi thì lại nói về thuốc nổ C4, thì dịch giả bỏ qua không thèm dịch từ “ChiCom” (vốn nên dịch là Trung Cộng-ChiCom là viết tắt Chinese Communist) dùng để chỉ súng trường K56, từ CAR 15 là một loại tiểu liên cực nhanh, khẩu “cạc bin Simonov” đã quá thông dụng dưới cái tên súng trường CKC, khẩu LAW là súng chống tăng M72, “shotgun” không thể là “súng ngắn” còn thuốc nổ C4 là thuốc nổ dẻo (chứ không phải thuốc nổ bằng chất dẻo). Tất cả các loại máy PRC vốn rất thông dụng ở chiến trường Việt Nam với hai loại, PRC 25 và PRC77 và được gọi là “máy truyền tin” không hiểu sao lại được tác giả sáng tạo thành “radio vệ tinh” (máy PRC77 trong nguyên tác là scrambler radio máy truyền tin phá sóng). Anh Nguyễn Vạn Phú nói về sự hài hước khi dịch helmets và flak jackets (nón sắt và áo giáp, áo chống đạn) thành mũ cối và áo khoác (“Trong cái nóng ban trưa, họ bỏ mũ cối, cởi áo khoác”- lính Mỹ mà đội mũ cối mang áo khoác ra trận cũng là hình ảnh dí dỏm). Ngay cả những thứ đơn giản nhất như “smiling Buddha” cũng được dịch là “tượng Phật cười” một cách rất “ngoại quốc” trong khi nó có một từ tiếng Việt rất đơn giản là tượng Phật Di Lặc.

 

Những lỗi thứ hai, tạm gọi là những lỗi dịch do không hiểu đời sống và văn hóa Mỹ, dẫn đến những lỗi dịch hết sức buồn cười. Ví dụ như trong nguyên tác, tác giả viết về “Dr.Scholl foot powder” được dịch giả dịch ra thành “loại thuốc bôi chân của bác sĩ Scholl’s”, trong khi “Dr.Scholl” chỉ là tên thương hiệu của loại thuốc bôi chân cho bớt hôi (nên dịch thành “thuốc bôi chân hiệu Dr.Scholl”), hoặc “Sterno” là loại xăng khô đóng hộp thì được dịch là “đồ Sterno” (cái đồ quỉ quái gì đây?), “The Stars and Stripes” được dịch một cách thản nhiên là “cờ sao vạch” trong khi nó là tờ tạp chí của Quân đội Mỹ, hay “Sunday School”, cái tên mà nếu ai đọc Tom Sawyer đều biết người ta chỉ dịch là “trường Chủ nhật”- nơi dạy giáo lý cho trẻ em-lại được dịch là “trường dòng” vốn là trường đào tạo linh mục, “dope” là cần sa hay ma túy đều được dịch thành thuốc phiện (lấy đâu ra điếu để hút thuốc phiện vậy trời?). Cơ bản nhất, có lẽ là lỗi dịch ở ngay khổ đầu tiên của truyện ngắn, với nguyên tác “she was an English major” được dịch một cách ái ngại thành “nàng học khoa Anh ngữ” (trong khi một học sinh phổ thông cũng hiểu phải dịch là “nàng học khoa Văn” hay “nàng học khoa ngôn ngữ”). Hoặc như câu “hắn mang một đèn pin cỡ mạnh và mang trách nhiệm với sinh mạng của quân lính hắn” tôi cứ băn khoăn cái “đèn pin cỡ mạnh” thì liên quan gì đến sinh mạng của lính. Hóa ra trong nguyên bản là “He carried a strobe fight and the responsibility for the lives of his men”- tôi đoán dịch giả nhìn nhầm chữ “strobe fight” với chữ “strobe light”!

 

Chỉ ở truyện ngắn đầu tiên, hơn mười trang viết, tôi đếm được khoảng năm mươi lỗi dịch sai, dịch bớt xén, dich mà như không dịch. Chưa nói về dịch hay hay dở (vốn là thứ rất khó xác định), nhưng với số lượng lỗi sai như thế, liệu đã có thể gọi đây là một thảm họa dịch thuật nữa hay không? Với kiến thức và trình độ cả hai ngôn ngữ như vậy, liệu các tác phẩm khác của dịch giả này sẽ có chất lượng thế nào? Tôi tin rằng nếu cẩn thận đối chiếu kỹ các tác phẩm dịch khác của anh, danh sách những lỗi dịch thuật cơ bản sẽ không chỉ dừng lại ở đây. Và trách nhiệm của nhà xuất bản Nhã Nam, của công tác biên tập ở đâu khi cho ra đời những tác phẩm cẩu thả như thế?

Cho nên các “xiao –san” ơi (các cô Ba ơi), các cô có thể tự hào về việc mình bị lừa, mình tiêu thụ một sản phẩm nhái dưới qui cách, nhưng đừng nghĩ tất cả các độc giả đều không phân biệt đâu là sản phẩm có giá trị, đâu là sản phẩm giả.

http://www.vanconghung.com/2013/04/o-matxxx.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm