Quán Bên Đường

ĐỜI SĨ QUAN TIỀN SÁT PHÁO BINH : Về Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh - THUẪN PHONG

Mặc dù không chịu học hành gì cả nhưng ở cái trường quân sự này thì tôi không thể sortie latérale (học rớt vì thiếu khả năng) được, nghĩa là cuối khóa tôi

Mặc dù không chịu học hành gì cả nhưng ở cái trường quân sự này thì tôi không thể sortie latérale (học rớt vì thiếu khả năng) được, nghĩa là cuối khóa tôi vẫn sẽ bị gắn lon chuẩn úy, nghĩa là tôi vẫn đậu ra trường, chỉ có điều là đậu gần chót thôi. Nhưng dù là gần chót, nghĩa là không được ưu tiên chọn đơn vị, tôi vẫn được về Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh ở Tam Hiệp, Biên Hòa. Có tên là Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh là để phân biệt với Tiểu Đoàn 5 Súng Cối. Sau này, vào cuối năm 1964 thì phải, loại Súng Cối chuyển sang cho Bộ Binh nên Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh chuyển thành Tiểu Đoàn 51 Pháo Binh, còn Tiểu Đoàn 5 Súng Cối cũ thì trở thành Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh với súng 105 ly.
http://vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn22.jpg

Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh này lúc này là Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu mà về sau là Tổng Thống của Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.
Tôi sang Pháo Binh vì khi tôi từ Thủ Đức về đưa đám ông anh tôi, thì Thiếu Tá Đông đang là trưởng phòng Quân Huấn Pháo Binh tại Bộ Tổng Tham Mưu... Tới khi tôi ra trường, lên Bộ Tổng Tham Mưu để nhận sự phân phối, tôi mới gặp lại ông Thiếu Tá Đông đang là trưởng phòng Quân Huấn Pháo Binh trên Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc này tôi mới biết là chính ông Thiếu Tá Đông này đã đưa tôi sang Pháo Binh và rồi đưa về Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh. Gọi là Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh vì là Tiểu Đoàn súng 105 ly thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh của Quân Đoàn 3. Mỗi Sư Đoàn Bộ Binh thời đó có 1 Tiểu Đoàn PB (105 ly), 1 TĐ Súng Cối (160 ly) và 1 TĐ Tổng Trừ Bị (155) ly. Sư Đoàn 5 Bộ Binh này có Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh, TĐ 5 Súng Cối và Tiểu Đoàn 38 Tổng Trừ Bị với súng 155 ly đầu bạc, gọi là đầu bạc vì phần đầu của cái nòng súng 155 ly này làm bằng thép inoxydable nên sáng loáng và bạc trắng.

Về tới tiểu đoàn rồi mới thấy cái “oai” của một người làm quan, dù mới chỉ là một vị quan hạng bét, quan… chuẩn úy. Hôm đó, sau khi đã qúa hạn trình diện tới một tuần rồi, tôi mới nhờ một anh bạn cùng phòng trong Đại Học Xá Minh Mạng chở tôi lên Ngã Ba Tam Hiệp bằng cái xe Lambretta số NA 1112 A của tôi. Lúc đi thì tôi lái, cái túi quân trang thì để trên sàn xe, anh bạn Nguyễn Hữu Nhâm của tôi thì ngồi trên cái yên sau (Thực ra anh Nhâm này học trên tôi ít nhất là 2 lớp, anh đã đậu Tú Tài từ Hà Nội, nhưng số anh cũng không được khá lắm. Anh cũng đã bị gọi đi lính vào khóa 14 Thủ Đức như tôi nhưng anh không muốn… bước vào đời lính nên đã không chịu trình diện, anh trốn liên tiếp khoảng 10 khóa để rồi cuối cùng cũng phải… vào Thủ Đức khoá 24 thì phải. Nhưng anh lại có cái may mắn hơn tôi là… đã không phải ăn cơm tù cải tạo vì anh đóng ở miền Tây nên sau ngày 30/4/1975 anh đã thoát được khỏi Việt Nam và hiện nay anh đang ở dưới Nam Cali.)

Tới cổng tiểu đoàn rồi, tôi khệ nệ mang cái túi quân trang vào cổng trại. Anh lính gác thấy thế vội bảo tôi “Thiếu úy cứ để đấy để em bảo tụi nó mang vào cho, thiếu úy cứ lên văn phòng đi!”. Lúc đó tôi đang mặc bộ đồ số 2 nghĩa là mặc quần áo kaki với lon chuẩn úy hẳn hoi, nhưng vẫn được gọi là thiếu úy… Mấy tháng trước khi còn trong trường thì mỗi khi đi đâu chúng tôi đều phải tự mình mang theo mọi đồ dùng cá nhân của mình, nên lúc đó tôi cũng hơi khớp nhưng rồi hiểu ngay ra là mình bây giờ là sĩ quan rồi chứ không còn là sinh viên sĩ quan nữa, nên tôi để cái túi quân trang ở đó rồi lên Văn Phòng Tiểu Đoàn trình diện đại úy tiểu đoàn trưởng. Mặc dù đã lên trình diện trễ nhưng có lẽ đã được gửi gấm trước nên tôi cũng chẳng bị quân kỷ gì ngoài mấy lời khiển trách nhẹ nhàng. Hình như Thiếu Tá Phạm Cao Đông ngày xưa là tiểu đoàn trưởng hay pháo đội trưởng của ông đại úy tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh này thì phải. Tôi phải nói ngay ở đây rằng tôi lên trình diện trễ là vì tính tôi ham chơi từ nhỏ chứ không phải vì cậy có ông Thiếu Tá Phạm Cao Đông đỡ đầu, đỡ đít gì đâu.

Đại úy tiểu đoàn trưởng này tên là Hồ Sĩ Khải, người hơi gầy nhưng cao thành ra các sĩ quan trong tiểu đoàn thường gọi sau lưng ông ta là “Anh Ba Cao”. Ông ta còn có biệt danh nữa là “Anh Ba Răng Vàng” vì ông ta có mấy cái răng vàng, tên ông ta đẹp là thế mà cũng bị đổi thành “Đại Úy Hồ Sãi Khỉ” trong khi đó thì vị đại úy tiểu đoàn phó lại có một chiều cao khiêm nhường nên được mệnh danh là “Anh Ba Lùn”. Đại úy tiểu đoàn phó này tên là Dương khắc Cần (sau này Đại Úy Khải này lên tới chức đại tá và về làm chỉ huy trưởng Trường Pháo Binh cho tới ngày 30 tháng Tư năm 1975. Ông ta có bị tù cải tạo hay có dời khỏi Việt Nam được hay không thì tôi cũng không biết, riêng về Đại Uý Cần thì nghe nói bị tử trận vào năm 1972 trên đường tháo chạy từ Kontum, khi đó ông đang làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 221 Pháo Binh ở đây).

Trình diện xong thì tôi đươc Ban I ghi tên tôi vào sổ lương rồi được chỉ định về ở tạm với đại úy tiểu đoàn phó để đợi được phân phối về một pháo đội nào đó, thế là cái túi quân trang của tôi được một sĩ quan trong văn phòng sai lính mang về phòng Đại Uý Cần cho tôi. Ông Đại úy tiểu đoàn phó này không mang vợ con ở dưới quê theo, nên ở trong trại, còn Đại Uý Khải thì ở với gia đình bên ngoài, gần trại. Đại Uý Cần này rất là vui tính, lại nữa tuy là lính mới nhưng lúc đó tôi cũng đã gần ba chục tuổi đầu rồi và nhất là tôi lại là dân bị động viên nữa, vả lại tôi cũng đã là sĩ quan của tiểu đoàn nên tôi đã được Đại Uý Cần tiếp đãi rất tử tế

Văn phòng của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn nhìn thẳng ra cổng trại và cách cổng trại khoảng bốn, năm chục thước (mét). Bên trái văn phòng là mấy căn phòng, làm phòng ngủ cho Đại Uý Tiểu Đoàn Phó còn bên phải Văn Phòng là một dẫy mấy căn phòng dùng làm kho cho Ban 4, Ban Tiếp Liệu của tiểu đoàn. Sau lưng Ban 4 này là các khu dành cho Ban Quân Xa và các khu dùng làm hậu cứ cho ba Pháo Đội A, B, C. Ở với Đại Uý Cần được đâu 2 ngày thì tôi được phân phối về Pháo Đội B của Trung Uý Nguyễn Đôn Sâm.

Cho tới thời điểm đó mỗi tiểu đoàn chỉ có 3 pháo đội tác chiến và 1 pháo đội chỉ huy, mỗi pháo đội tác chiến chỉ có 2 trung đội với 2 khẩu đại bác 105 ly cho mỗi trung đội. Mấy năm sau thì cách tổ chức này được đổi thành Tứ Tứ Chế, nghĩa là mỗi tiểu đoàn có 4 pháo đội tác chiến và 1 pháo đội chỉ huy. Mỗi pháo đội tác chiến có 4 trung đội cùng với 2 khẩu đại bác cho mỗi trung đội.

Thế là tôi lại phải dời sang hậu cứ của Pháo Đội B này để chờ khi nào có liên lạc tôi sẽ dược đưa tới Pháo Đội B lúc đó đang đóng trong tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa). Vài ngày sau đó, Trung Úy Sâm cho người về lấy đồ tiếp liệu và đón tôi đi.

Ở tiểu đoàn thì chưa thấy mùi vị gì của lính tráng cho lắm, vì ở đây sĩ các quan cũng như hạ sĩ quan và binh lính của tiểu đoàn có lối sinh hoạt như sinh hoạt của các công chức nghĩa là đến giờ thì tới làm việc và hết giờ thì ai về nhà nấy, hoặc về phòng của mình để nghỉ.
Nhưng khi tới pháo đội rồi thì lại khác, nơi trú quân của pháo đội thì nhỏ. Thực ra đây là nơi trú quân của Trung Đội I-B, một vị trí lỉnh kỉnh đủ thứ với 2 khẩu đại bác 105 ly, 2 chiếc xe vận tải GMC, 1 chiếc xe Dodge-4, hầm chứa đạn, phòng ngủ cho binh lính, phòng ngủ cho sĩ quan.

Tới vị trí pháo đội rồi, tôi phải trình diện Trung Uý Pháo Đội Trưởng Nguyễn Đôn Sâm. Ông này giới thiệu tôi với Thiếu Uý Trần Văn Thinh, trung đội trưởng Trung Đội I-B.

Trung Úy Sâm là người Bắc, ông ta cỡ tuổi tôi hoặc hơn một hai tuổi là cùng. Trung úy này xuất thân từ Thủ Đức hay Đà Lạt, tôi cũng không để ý nữa. Thiếu Uý Thinh là ngưới Nam và ra trường khóa 7 Thủ Đức, thua tôi tới gần chục tuổi. Chẳng biết anh chàng Thiếu Úy Thinh này học hành đến đâu, tôi không hỏi làm gì, nhưng anh ta có tâm hồn thi sĩ lắm, vì trên bàn của anh ta, trên cuốn sổ ghi công việc hàng ngày, tôi thấy có câu thơ

Tên tôi là Tăng gô
Chỉ thích đi đề lô. (i)

Chắc là anh ta mới giã từ chức vụ Đề Lô…và mới được cử lên làm trung đội trưởng. (i) Tăng gô là tiếng ngụy hóa chữ T (Thinh), còn đề lô là do tiếng Pháp D.L.O. hay "détachement de liaison et d’observation" nghĩa là biệt phái để liên lạc và quan sát pháo binh. Chức vụ này, trong quân đội Pháp thì do một vị sĩ quan có kinh nghiệm, là một trung úy thâm niên hay đại uý đảm nhiệm vì ông này phải theo chân Bộ Binh ra tiền tuyến, lấy tọa độ và tính toán đủ thứ rồi mới đưa các tính toán đó về cho ban tác xạ ở nhà, lính ở nhà chỉ việc theo những yếu tố của vị sĩ quan này để đưa vào súng mà bắn thôi…

Trong quân đội Mỹ thì khác hẳn, việc đi theo Bộ Binh ra mặt trận lại do các sĩ quan mới ra trường lãnh, viên sĩ quan này được gọi là Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh (F.O. hay Forward Observer). Sĩ quan này thì chỉ có nhiệm vụ là theo sát bước tiến của Bộ Binh để khi cần, gửi về ban chỉ huy tác xạ ở phía sau những tọa độ muốn xin tác xạ. Theo cách của Mỹ thì mọi tính toán đều được làm sẵn và đã được ghi vào những cái thước gọi là thước đo… (Tôi cũng chẳng nhớ gọi là thước đo xạ bàn hay là thước gì nữa). Với tầm xa đo được trên xạ bàn, thước này cho biết là sẽ phải dùng thuốc nạp bao nhiêu cho mỗi loại đạn, đạn khói, đạn nổ chạm, đạn nổ cao hay đạn nổ chậm, nghĩa là loại đạn khi đã chạm mục tiêu và chui xuống đất rồi vài giây sau mới nổ. Mỗi trái đạn 105 ly có 7 gói thuốc nạp tất cả. Tầm bắn tối đa của 105 ly nòng ngắn là 11 km và phải bắn với thuốc nạp 7, tức là phải dùng cả 7 gói thuốc nạp.Với 155 ly đầu bạc thì tầm bắn tối đa là 15 km. Những thước đo này để sẵn ở ban tác xạ và bất cứ một hạ sĩ nào cũng có thể tìm ra những yếu tố để ra lệnh khai hỏa một khi đã có những tọa độ để ghi lên xạ bàn mà sĩ quan tiền sát tức là sĩ quan Đề Lô đưa về.

Trong Trung Đội 1-B này, các ông hạ sĩ quan, tức là mấy ông trung sĩ đều là người Nùng, chỉ có hai ông hạ sĩ là người Nam còn binh lính thì hầu hết là người Nam và hình như chỉ có một tên là người Bắc, đó là Binh Nhì Toản, làm tài xế cho Thiếu Úy Trung Đội Trưởng Thinh.
http://vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn24.jpg
Tôi không hiểu là mấy trung sĩ người Nùng này học hành đến đâu, nhưng phải công nhận là họ rất thông minh. Khi vào việc, sĩ quan chỉ cần ra một lệnh vắn tắt thôi là họ sẽ thi hành một cách chu đáo. Tôi được Thiếu Úy Thinh kể lại rằng khi Trung Tá Nguyễn Đức Thắng (nguyên là sĩ quan Pháo Binh Khoá I Nam Định và ông ta đã nổi tiếng về bắn nhanh, bắn trúng từ thời Pháp) về làm tư lệnh Sư Đoàn 5, trước Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, ông Thắng thường cho mở những cuộc khảo sát mấy sĩ quan Pháo Binh bằng cách cắm một ngọn cờ lên trên một ngọn núi nào đó rồi bắt mấy sĩ quan và hạ sĩ quan Pháo Binh tìm tọa độ của nơi cắm cây cờ ấy. Lần nào cũng vậy, Trung Sĩ Tài của pháo đội này bao giờ cũng tính ra trước tất cả các vị sĩ quan. Biết là ông ta tính theo kiểu Pháp nhưng bảo ông ta chỉ cho biết là đã làm như thế nào thì ông ta chịu không chỉ được, nhưng kết quả mà ông ta tìm thấy lại là kết quả đúng nhất vì thường chỉ sai tối đa là 15 mét thôi, còn kết quả của các quan tìm ra thì sai… ít nhất là 50 mét. (Sau này tôi nghe nói là ông trung sĩ này cũng đào ngũ luôn, vì nhà mà vợ con ông ta ở đã bị đạn 105 bắn sập và chết hết. Rõ ràng là nhà vợ con ông ta ở đã bị bắn lầm, hồi đó Việt Cộng chưa có mở đại tấn công nên không thể có súng lớn để bắn vào nhà dân như sau này được!)

Về Trung Đội 1 của cái Pháo Đội B này thì tôi đã biết rằng tôi sẽ là sĩ quan tiền sát của trung đội, chức vụ này đã dành sẵn cho những chuẩn uý mới ra trường, trừ khi có chạy chọt.

Tuy rằng đã có mùi lính tráng ở cái pháo đội này nhưng vẫn chưa có mùi vị gì của chiến tranh cả vì vào thời gian đó, vào giữa năm 1963, chiến trường chỉ mới bắt đầu sôi động thôi chứ chưa ác liệt như về sau nên chúng tôi vẫn còn được hưởng một đời sống quân ngũ… thời bình trong một thời gian. Sáng sáng Thiếu Uý Thinh còn rủ tôi ra chợ Bà Rịa để ăn phở và dĩ nhiên là thiếu úy phải trả tiền vì có luật bất thành văn là trong mọi cuộc ăn uống như vậy, ai có cấp bậc cao nhất người ấy phải bao hết. Ngay hôm đầu tiên, sau khi ăn phở xong, Thiếu Uý Thinh hỏi tôi:

- Có uống La De không?

Tôi trả lời là không. Anh ta bèn bĩu môi chê tôi là “đàn bà, con trai mà không biết uống rượu! dở quá…”. Tôi trả lời rằng không phải tôi không biết uống La De mà tôi không muốn uống cái đó sau khi ăn phở, chứ rượu mà có gì không biết uống!

- Có thật không, hôm nào đi uống thi với tao nhé.

- Được hôm nào đi thì đi!

Thế rồi vào một chiều nào đó hắn mang một phần ba chai Whisky Johny Đi Bộ cùng đi với tôi xuống Quận Đất Đỏ quan sát địa thế hay làm gì đó tôi không nhớ nữa, làm xong công tác đó hắn bèn rủ tôi tới một cái quán bên đường và thách tôi thi uống rượu với hắn.

- Thế nào, cậu muốn uống sec hay uống với soda?

- Tôi trả lời là…uống sec đi.

Thế là chúng tôi chia nhau 1/3 chai rượu đó, cứ anh một ly, tôi một ly cho đến hết với đồ nhắm là đĩa đậu phọng rang.. Nhậu xong hai chúng tôi ra về dĩ nhiên là Thiếu Úy Thinh lái chiếc Jeep để về… nhưng tôi thấy chàng ta lái có vẻ loạng quạng nên tôi phải nói:

- Cậu hay quá nhỉ! Uống thế mà không say, vẫn lái xe được. Thôi cậu để tớ lái thử xem là có lái được không nào, nếu thấy tôi không lái được thì cậu dành lại tay lái mà lái nhé!

- Ừ cậu lái thử xem…và hắn để cho tôi lái về, hắn sang ngồi ghế bên cạnh.

Tối đó về tới nhà tôi phải kêu mấy tên lính ra …khiêng thiếu úy vào phòng, lúc đó hắn xỉn quá rồi nên không còn biết gì nữa.

Từ xưa tới nay tôi không thích uống rượu nhất là tôi càng uống thì mặt tôi càng tái đi, nên tôi lại càng không muốn uống. Thuốc lá và rượu cũng như bài bạc tôi đều chơi được hết nhưng không bất cứ một thứ gì có thể khiến tôi đam mê được cả. Về môn uống rượu thì sau này tôi còn bị một lần thử thách nữa với mấy người lính, tôi sẽ xin kể lại sau.

2- Lần đầu tiên làm Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh (làm Đề Lô nói theo tiếng Pháp hay làm F.O. (Forward Observer) nói theo tiếng Mỹ)

Lè phè như vậy được độ một hay hai tuần gì đó, một hôm tôi được Trung Uý Sâm cho lính đưa tôi lên Phòng Hành Quân Tiểu Khu Phước Tuy nhận lệnh hành quân. Đây là lần ra quân đầu tiên của tôi mà người Pháp gọi là baptême de feu.

Pháo Binh đã có lệ là trong 3 lần xuất quân đầu thì vị sĩ quan mới ra trường được một sĩ quan cũ hay một hạ sĩ quan thâm niên hướng dẫn để chỉ bảo thêm những điều thực tế mà nhà trường không thể chỉ dậy được.

Lần ra quân đầu tiên này của tôi là đi làm tiền sát Pháo Binh cho một đại đội Bảo An của Tiểu Khu Phước Tuy, và đã được Thiếu Úy Thinh đi kèm, hay còn gọi là đi doublure.

Vì chỉ là cuộc hành quân trong ngày nên toán tiền sát Pháo Binh của chúng tôi chỉ gồm có 2 sĩ quan và 2 người lính, một người lính để mang máy truyền tin PRC-9 (Portable Radio C 9), theo để liên lạc với hậu cứ, nghĩa là với Trung Đội Súng ở nhà và với Phòng Hành Quân của Tiểu Khu còn người kia thì mang nồi niêu và gạo cùng đồ ăn cho cả 4 người để tới trưa thì lo cơm nước cho cả toán.

Thường thì trong mỗi cuộc hành quân, sĩ quan tiền Sát phải mang theo phóng đồ hành quân và địa bàn. Nếu hành quân trong ngày thì chỉ cần hai người lính để mang máy truyền tin và đồ ăn theo, còn nếu cuộc hành quân kéo dài từ 2 ngày trở lên thì sẽ phải có 3 binh sĩ đi cùng: Một người mang máy, một người mang đồ ăn và một người mang đồ ngủ, đồ ăn và đồ ngủ cho cả toán vì… khi đụng trận, sĩ quan tiền sát phải lo theo dõi bước tiến của quân bạn (bộ binh), ấn định tọa độ rồi cùng với người lình mang máy liên lạc với trung đội súng ở nhà để xin tác xạ, hai người này chỉ mang theo súng Colt với 2, 3 băng đạn cho khỏi vướng, trong khi hai người lính kia thì mỗi người mang theo một khẩu Carbine và vài băng đạn tùy theo ý của họ vì cho tới thời gian này, cuối 1963, chưa có trận đụng độ lớn đáng kể nào xẩy ra cả.

Sáng hôm đó, vào khoảng 5 giờ, toán tiền sát chúng tôi trình diện Đại Đội Bảo An tại một bến đò, rồi tất cả khoảng một trăm người chúng tôi cùng lên mấy chiếc giang thuyền để tới một cái đảo nhỏ nào đó mà nay vì đã lâu qúa nên tôi không thể nhớ được nữa. Mấy chiếc giang thuyền này khi tới mục tiêu đã phải tắt máy để thuyền trôi sát vào bãi cát cho chúng tôi lên bờ.

Vì đã có Thiếu Uý Thinh làm trưởng toán và cũng vì đây là lần đầu ra quân nên mọi việc đều do thiếu úy này định đoạt, tôi không hề tham dự vào mà chỉ biết… đi theo và nghe lời dặn bảo của thiếu uý thôi, mà ông thiếu úy này lại không chỉ bảo tôi một chút gì về công việc mà một Sĩ Quan Tiền Sát phải làm cả; trái lại anh chỉ dặn tôi là “phải cẩn thận mìn bẫy, phải bước theo dấu chân của người đi trước cho chắc ăn để khỏi dẫm phải mìn”. Thế là tôi phải lò dò từng bước một theo dấu những vết chân trước in trên cát… Đi như thế độ 15 hay 20 phút gì đó, tôi thấy là mệt quá, nên sợ thì vẫn sợ, tôi bắt đầu bước càn đi chứ không lò dò như trước nữa. Đây chỉ là một cuộc hành quân bình định thường lệ và hôm đó không hề có một cuộc chạm súng nào cả, nó chỉ giống như một cuộc hành quân thực tập ở quân trường, chỉ khác là trong cuộc hành quân này tôi chẳng học hỏi thêm được gì về nhiệm vụ của một sĩ quan tiền sát cả ngoài cái… hồi hộp lo sợ lúc đầu. Chiều hôm đó mấy chiếc giang thuyền lại ra đưa chúng tôi trở về lại Phước Tuy. Tham dự cuộc hành quân hôm đó chỉ như đi dự một cuộc du lịch với đông người thôi.

3/ Ra quân lần thứ hai.

Vài tuần lễ sau tôi lại được cử đi làm tiền sát cho một cuộc hành quân khác, lần này là cuộc hành quân của sư đoàn và tôi được cử đi với một tiểu đoàn Bộ Binh và dĩ nhiên là vẫn có một sĩ quan đàn anh đi kèm. Lần này vị sĩ quan đi doublure với tôi là Chuẩn Úy Nguyễn Duy Trạch, một anh bạn trong Đại Học Xá Minh Mạng của tôi, anh đã phải đi khóa 13 Thủ Đức (Năm 1995 tôi đã gặp lại anh trên trường SFSU của San Francisco khi tôi đang học ở đó và anh thì đưa con gái anh tới nhập học. Nhưng lâu nay thì đã mất liên lạc). Gặp anh, chúng tôi chỉ nói đến những chuyện ở Đại Học Xá thôi, chứ không đả động gì đến cuộc hành quân cả, nghĩa là mọi việc của một sĩ quan tiền sát như xác định tọa độ hay liên lạc với hậu cứ đều do một mình anh Trạch lo hết, tôi chỉ như một người bạn đi theo chơi thôi. Hôm đó chúng tôi hành quân lên núi Thị Vải ở tỉnh Phước Tuy. Lúc đầu thì mọi việc đều tiến hành suông sẻ, nhưng đến khoảng 5 hay 6 giờ chiều, khi tiểu đoàn đã chọn được địa diểm dừng quân thì trên nguyên tắc, chúng tôi phải báo cáo địa điểm dừng quân cho Trung Đội Súng ở nhà biết, đồng thời phải gửi về tọa độ của những điểm mà chúng tôi muốn xin bắn quấy rối qua đêm - harrassing fires- đến đây thì có sự trục trặc về truyền tin xẩy ra: chúng tôi không thể liên lạc được với nhà, dù chúng tôi đã thay cái antenne lá lúa, dùng trong khi di chuyển, bằng antenne cần, nghĩa là bằng cái antenne dài, nhưng vẫn không gọi được. Chúng tôi nói với đại úy tiểu đoàn trưởng Bộ Binh thì mới biết rằng cả máy GR của tiểu đoàn cũng không liên lạc được với hậu cứ (máy GR = Ground Radio, là máy truyền tin lớn, chạy bằng điện quay tay, chỉ tiểu đoàn Bộ Binh mới có thể mang theo được vì cái máy phát điện khá nặng). Lúc đó trời lại tối nên phi cơ liên lạc L-19 cũng đã không còn thấy bay lên nữa. Bộ Binh mà không liên lạc được với Phòng Hành Quân Sư Đoàn cũng nhu Tiền Sát Pháo Binh chúng tôi mà không liên lạc được với súng ở nhà thì rất là nguy hiểm, giống như người mù đi trong con đường trong thành phố mà không có cây gậy dò đường. Sau này khi đã tham dự nhiều cuộc hành quân rồi tôi mới thấy rằng có nhiều vùng trời mà bao nhiêu tín hiệu hay lời nói phát đi từ những máy truyền tin, đều bị cản lại và không thể truyền đi được. Thí dụ như đang đi trong rừng cao su chẳng hạn, tôi đã thấy hầu như tất cả những tiếng nói phát ra từ các máy truyền tin đều bị hút đi mất tiêu, nhiều lắm là chỉ có thể liên lạc được với L-19 bay trên đầu là cùng.

Hôm đó, trong lúc chúng tôi còn đang lo lắng với cái việc mất liên lạc này và trong lúc chúng tôi đang phải cố gắng gọi về nhà thì chúng tôi nghe đưọc tiếng trả lời trong máy, đúng là mừng hết lớn, chúng tôi còn phân bua là “Gọi các anh từ nãy đến giờ, nay mới nghe được các anh lên tiếng, mà các anh là ai vậy?” Chúng tôi cuối cùng phải hỏi vậy vì… tiếng trong máy nghe lạ hoắc, không phải là tiếng “nghe quen tai” của anh hạ dĩ Truyền Tin ở nhà. Cũng may mà chúng tôi còn chưa nói lên cái tọa độ điểm đứng của mình. Đáp lại câu hỏi của chúng tôi là mấy tiếng cười hề hề và lời chúc tụng “Thôi các anh ráng yên tâm đi và ngủ ngon đêm nay nhé!”. Nghe thấy thế tụi này sợ điếng người và dĩ nhiên là Chuẩn Uý Trạch phải báo ngay điều này với đại úy tiểu đoàn trưởng để ông lo xắp đặt phòng thủ cho kỹ hơn trong tình trạng “địch biết ta mà ta thì… chẳng biết gì cả”.

Chúng tôi cũng xin ông đại úy tiểu đoàn trưởng là hạn chế tối đa việc cho lính biết điều này để cho họ khỏi mất tinh thần… Nhưng rồi đêm đó cũng qua không xẩy ra chuyện gì rắc rối thêm nữa và ngày hôm sau chúng tôi đã suống núi yên lành, không phải bắn một phát súng nào cả. Đó là hai cuộc hành quân đầu tiên của tôi khi tôi về với Pháo Đội B lúc pháo đội này đóng ở Tiểu Khu Phước Tuy (Bà Rịa).

Tôi ở đây được… một, hai tháng gì đó thì được gọi về Tiểu Đoàn. Về đây, tôi chờ Trung Đội 2B về để sẽ được chuyển sang đó với trung đội trưởng là Thiếu Úy Hoàng Chính. Anh Chính này là Sĩ Quan Đồng Đế và anh ta hơn tôi khoảng 3 hay 4 tuổi gì đó (Trường Võ Bị Đồng Đế ở Nha Trang là trường dành cho các hạ sĩ quan được cho đi học để thành sĩ quan. Sinh viên sĩ quan ở đây cũng như sinh viên sĩ quan ở Thủ Đức sẽ ra trường với cấp bậc Chuẩn Uý). Chuẩn Uý Trạch, không biết là thuộc Pháo Đội nào trong Tiểu Đoàn, lúc này cũng đang có mặt ở đây.

4/ Trực phòng TOC của SĐ 5 BB.

Trong khi chờ đợi như vậy, tôi phải tham gia trực phòng hành quân (TOC) của Sư Đoàn. TOC là chữ viết tắt của Tactical Operation Center. Trực liên tục 24 tiếng cùng với các Sĩ Quan của các Binh Chủng khác như Truyền Tin, Không Quân, Dù …, rồi Sau đó sẽ được nghỉ 24 tiếng. Phòng Hành Quân này là một căn phòng cao rộng và khá dài, mái tôn, vách ván.

Trong thời gian chờ Trung Đội 2B về đón, tôi đã được hân hạnh đi trực phòng TOC một lần. Chúng tôi trực ở bên ngoài, bên trong là phòng thuyết trình hành quân. Trên bàn trực chúng tôi thấy có một tấm bảng đề “luôn luôn phải quân phục chỉnh tề”, như vậy nghĩa là không được cởi giầy, cởi áo trận để chỉ mặc T shirt nhưng đến trưa và nhất là dưới mái tôn thì trời rất nóng, nên tới khoảng 11 giờ trưa, thiếu tá trưởng Ban Trực hôm đó bảo chúng tôi là… chúng ta có thể cởi áo, miễn là đừng cởi giầy ra là được và chính ông ta cũng làm như vậy... mặc dù chúng tôi biết là tới 2 giờ chiều hôm đó sẽ có buổi họp hành quân ở phòng trong… Bất ngờ là mới tới 1 giờ Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu đã từ trên Phòng Tư Lệnh xuống. Vừa thấy ông chúng tôi vội vàng vơ lấy mấy cái áo trận để khoác vội vào người. Thấy thế Đại Tá Thiệu chỉ cười và xua tay bảo “Các ông cứ tự nhiên đi, chúng tôi họp ở phía trong. Trời nóng quá mà”. Tôi tự bảo mình là… Ông này được! Sau này tôi còn biết được vài trường hợp khác nữa chứng tỏ là Đại Tá Thiệu này thực sự là có tư cách của một người làm lớn.

Trong khi nằm chờ tại hậu cứ của Pháo Đội B, ngoài việc bị cắt đi trực phòng TOC của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, tôi không phải trực một phiên nào ở Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh này hết, thế nhưng tôi vẫn có một cuộc họp mặt với các sĩ quan trong tiểu đoàn. Đó là trong một buổi tiệc mừng Chuẩn Uý Trạch lên thiếu úy. Bữa tiệc được tổ chức tại một quán ăn ở Biên Hòa và do Đại Uý Cần tiểu đoàn phó (chứ không phải Đại Uý Khải tiểu đoàn trưởng) chủ tọa. Hôm đó, tôi được chỉ định để gọi món ăn vì tôi có cấp bậc nhỏ nhất tại bữa tiệc và sau khi coi qua cái thực đơn của nhà hàng, tôi thấy có món đầu cá, tôi bèn… anh dũng… kêu 6 cái đầu cá cho 6 người! Tên “phục vụ” của nhà hàng còn đang ngẩn người ra thì Đại Uý Cần và mấy Sĩ Quan khác đã phá ra cười. Tôi còn đang ngơ ngác không hiểu gì cả thì Đại Uý Cần đã kêu lại là “Cho một cái đầu cá” rồi ông giải thích với tôi là "Gọi là đầu cá, nhưng là gần một con cá đó, chỉ không có cái đuôi thôi, ông gọi cho mỗi người một cái đầu cá thì bộ ông không cho ai ăn cái gì khác nữa sao?” Tới lúc đó tôi mới thấy cái ngố của mình. (Tuy rằng tôi đã từng ở trong Đại Học Xá Minh Mạng khá lâu, nhưng quý vị có tin được là tôi hãy còn “mán xá” lắm không! Tôi không biết nhẩy đầm này, không biết chơi xì phé này, không biết đánh mạt chược này, nghĩa là những cái mà ai cũng cho là Sinh Viên Đại Học Xá Minh Mạng phải biết và phải nổi hơn những người khác thì… tôi lại không biết, mà đến ngay cái khoản “tán gái” hay là “tìm bò lạc để đưa về phòng…” thì tôi cũng không biết nữa. Anh bạn Đỗ Quý Bái của tôi đã phải nói rằng “Nói chuyện với các cô mà thằng này chỉ nói đến bóng tròn với bóng rổ thì cô nào mà thương nó được”. Thực ra thì cho tới lúc tôi bị động viên vào Thủ Đức, tôi chưa tìm được đối tượng nào đáng để tôi phải có thái độ thích hợp. Cho tới lúc đó, nói thật ra là cô nào chịu tôi cũng được mà không chịu tôi cũng tốt thôi. Với cô nào tôi cũng làm ra vẻ là mình yêu cô ta hết cỡ, nhưng thật ra là chẳng yêu ai cả. Chính vì thế mà cuộc đời lính tráng của tôi rất là rất là…là gì nhỉ? À rất là ngang chẳng bao giờ tôi sợ mấy ông tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó, hay pháo đội trưởng cả. Còn trung đội trưởng thì không có gì đáng nói vì họ chẳng làm gì có quyền lớn đối với tôi hết.

5/ Coi một khẩu đại bác 105 trên đồi “Ba Trăm Chín Chục”.

Đó là mấy kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã có được khi trở lại với tiểu đoàn. Về đây được ít lâu thì tôi được cho biết là tôi sẽ trở thành một khẩu đội trưởng và khẩu đội này của tôi sẽ đóng trên một ngọn đồi nào đó. Mấy ngày sau tôi lãnh một trung sĩ, một hạ sĩ và 2 hay 3 người lính của Trung Đội 2B để lên coi một khẩu 105 ly với vài người lính Bảo An đã chuyển sang từ lâu. Khẩu súng này đã được đặt sẵn trên đồi Ba Trăm Chín Chục, ngọn đồi này nằm giữa hai quận Tánh Linh và Hoài Đức thuộc Tỉnh Hàm Tân.

Tên ngọn đồi là Ba Trăm Chín Chục, đó là để chỉ cao độ của ngọn đồi, tôi chỉ không biết rằng đó là ba trăm chín chục mét hay ba trăm chín chục yards thôi. Cái đồi này có cái tên đó từ trước hay là mới có đây thì tôi không rõ, có lẽ là tên này đã có từ trước, nếu thế thì 390 phải là 390 mét.

Rồi một chiếc trực thăng H-26 đưa chúng tôi cùng quân trang, quân dụng cũng như thực phẩm gạo, mắm, muối… lên ngọn đồi đó. Chiếc trực thăng H-26 này giống hình một qủa chuối cong lại ở giữa và có 2 cánh quạt ở 2 đầu, ngay trên buồng lái., hình như tới giữa năm 1964 thì loại trực thăng này bị xếp xó không dùng nữa vì vừa kềnh càng, vừa yếu. Tới nơi rồi, trực thăng của chúng tôi đáp xuống bãi cỏ trước cổng của một căn trại và đã được một ông Thiếu Uý Bảo An ra đón vào. Căn trại nằm trên đỉnh ngọn đồi, quanh trại có một hàng rào sắt và dây kẽm gai bao bọc. Bên trong hàng rào là những căn hầm cho binh sĩ ở.
http://vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn16.jpg
Ngoài trạm gác tại Cổng Chính, trại còn có 4 lô cốt để gác tại 4 góc trại. Một khẩu đại bác 105 ly được đặt ngay trên đỉnh ngọn đồi, trong một vòng đất đã được đào xâu xuống chừng nửa thước. Cái vòng đất này còn được đào xâu xuống thêm để làm hầm chứa đạn. Phía bên trong và quanh hàng rào của trại là những căn hầm dùng làm phòng cho binh sĩ ở. Bảo vệ khẩu súng và Khẩu Đội Pháo của chúng tôi là 1 Đại Đội Bảo An có chừng năm, sáu chục người và do một thiếu uý chỉ huy

Vì Khẩu Đội Pháo Binh cũ đã được rút đi trước khi chúng tôi tới, nên tôi đã nhận lại từ ông thiếu úy già này khẩu đại bác 105 ly với những dụng cụ liên hệ và vài tên lính Bảo An, họ đã được chuyển sang Pháo Binh để coi và lau chùi súng. Những người lính Bảo An này đều là dân Thượng, gia đình của họ sống trong những làng xóm quanh quẩn dưới chân ngọn đồi này. Họ là những người lính đã được đưa sang khẩu đội pháo binh này từ trước và nay thì được chuyển sang khẩu đội của tôi. Tuy rằng chỉ là một khẩu đội nhưng vì phải sống biệt lập nên tôi cũng có được một hạ sĩ truyền tin đi theo với đầy đủ máy móc truyền tin như là trang bị của một trung đội.

Sau khi tạm thu xếp xong chỗ ăn chỗ ở cho cả Khẩu Đội thì việc đầu tiên mà tôi phải làm ở đây là thiết lập hệ thống truyền tin để báo cáo mọi diễn tiến với Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh của tôi và nhất là để liên lạc với hai vị Quận Trưởng Tánh Linh và Hoài Đức. Tôi còn phải đi gióng lại hướng súng nữa cho chắc ăn, kiểm kê lại kho đạn và rồi còn phải hỏi ông thiếu úy về tình hình trong vùng trước khi kiểm tra lại với hai vị quận trưởng Tánh Linh và Hoài Đức.

Theo lời ông Thiếu Uý này thì tình hình ở đây rất yên ổn, binh sĩ trong trại muốn tắm thì cứ việc xuống tắm ở cái suối ở chân đồi phía sau, mà muốn cho chắc ăn thì mỗi lần đi tắm nên có vài người mang súng theo dể canh chừng và rồi chia nhau tắm và lấy nước lên nấu ăn, uống.

Ông Thiếu Uý già này còn cho tôi biết là đến mùa gặt lúa của mấy người Thượng, nếu mấy mấy người lính Thượng có “Xin thiếu úy cho em được đào ngũ” thì tôi phải chấp thuận vì nếu không thì họ cũng bỏ về buôn làng của họ để giúp vợ con gặt hái và họ sẽ chỉ trở lại với mình khi họ đã gặt hái xong. Tôi còn được cho biết là dưới chân đồi phía trước là một cái thôn nhỏ nằm trên một Quốc Lộ chạy từ Sài Gòn ra Phan Thiết rồi Nha Trang….

Khi đi tiền sát thì tôi để cho vị sĩ quan đi kèm với tôi làm hết, nhưng ở đây thì tôi là trưởng toán nên tôi phải lo toan đủ mọi việc.

Theo như lệnh của tiểu đoàn thì khẩu đội của tôi có nhiệm vụ là phải yểm trợ hai Quận Tánh Linh và Hoài Đức, trong vùng mà khẩu đại bác 105 ly của tôi có thể bao quát được và phải bảo vệ còn có cả một vùng được gọi là…. vùng Tác Xạ Tự Do. Vùng tác xạ tự do là vùng mà dân chúng không ai được lai vãng và tôi muốn bắn vào đó lúc nào cũng được chẳng phải xin phép hoặc báo cho ai cả. Nhưng theo như ông thiếu úy của toán nằm bảo vệ chúng tôi cho biết thì… hình như mấy ông quận trưởng đều… có cho phép một số người được đi vào vùng này nói là để lấy măng, đốn gỗ... Tôi thì nghĩ rằng như thế thì không được, nên thỉnh thoảng tôi có thông báo cho mấy quan trung úy quận trưởng này là đến ngày ấy, giờ ấy tôi sẽ cho tác xạ vào cái vùng tác xạ tự do này.

Có khi tôi có cho tác xạ vào vùng đó đúng vào ngày giờ mà tôi đã báo, nhưng cũng có khi không. Nhưng thường thường thì không bắn phá gì hết, nếu có bắn thì sau đó lại phải báo cáo là đã bắn vào những tọa độ nào, tiêu thụ bao nhiêu đạn và đạn loại nào… lôi thôi lắm. Thế là chỉ ít lâu sau đó tôi được các quan quận trưởng của hai quận này lần lượt đánh điện lên mời tôi tới quận để dự một bữa cơm thân mật. Tôi có đáp lại lời mời này nghĩa là có đến dự tiệc tại hai quận đó, về sau tôi còn nhận được những lời bắn tin xa gần bảo tôi đừng làm cái trò ấy nữa, nhưng tôi lờ đi coi như không hiểu gì cả và thỉnh thoảng tôi vẫn cho bắn vào cái vùng gọi là vùng tự do tác xạ của tôi, chỉ có điều là trước khi bắn ít nhất là một ngày, tôi đều có thông báo cho mấy vị quận trưởng này biết thế thôi.

Muốn tới hai quận này thì tôi phải đi xuống chân đồi rồi đón xe đò rồi suôi hay ngược để tới một quận nào đó. Sau khi đã tới được 2 quận đó rồi, tôi thấy là con đường này rất an ninh, và nhất là… đã ở đây một thời gian khá lâu rồi mà không thấy có chuyện gì xẩy ra, nghĩa là tôi chẳng phải tác xạ để yểm trợ cho quận nào hết, nên tôi đã nổi máu Ba Gai (pagaille) và muốn dù về Sài Gòn chơi vài bữa. Thế là tôi sắp xếp nhờ ông trung sĩ của tôi tạm thay mọi mặt: Nếu có phải bắn yểm trợ ai thì nhờ ông tính toán và cho khẩu đội bắn dùm. Bắn theo cách của Mỹ thi rất dễ và với các ông trung sĩ thì ai cũng có thể bắn được hết, rồi tôi mặc thường phục, một cái quần kaki xanh, sơ mi trắng, giấy tờ mang theo là… cái thẻ sinh viên trường Khoa Học cũ. Những cái gì có hơi hướng nhà binh đều bỏ lại rồi mới xuống chân đồi đón xe về Saigon. Sau này tôi mới thấy rằng mấy cái việc phòng ngừa đó đều… vô ích vì ngay khi mình trèo lên xe thì… chú lơ xe cũng như những hành khách trên xe đã biết mình là ai rồi: Đón xe ở chân đồi Ba Trăm Chín Chục mà lại không phải là khách buôn quen thuộc thì là ai đây? Cần gì phải tới Rừng Lá khi bị Việt Cộng chặn hỏi thì mới lòi cái đuôi chuột ra! Nhưng cũng rất may là đã không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra cho tôi trong mấy lần nhẩy dù đó. Nếu có, thì giờ này chưa chắc đã có tôi ở đây để viết lên những dòng chữ này.

Trong những cuộc nhẩy dù như vậy bao giờ tôi cũng tỏ ra ngoan ngõan dễ bảo, chú lơ xe đò chỉ tôi ngồi đâu là tôi ngồi đó không hề phàn nàn gì hết, mà tới chỗ mấy chú dân vệ xét giấy tờ tôi cũng để mặc họ làm việc, dù cho họ có hạch sách, mè nheo gì, tôi cũng lặng im không bao giờ có ý kiến, ý cò gì cả.

Về sau tôi có được nghe kể lại một chuyện như sau: Chuyện kể rằng có vợ chồng một ông trung uý nào đó, cũng dùng xe đò trên con đường này, trước khi đến Rừng Lá thì qua một ấp kia, chiếc xe đò bị chặn lại và mấy ông Dân Vệ nhà ta hạch hỏi ông trung úy cái gì đó, lúc đó vị trung úy đang mặc thường phục và hình như mấy ông tướng Dân Vệ này còn lên tiếng mắng mỏ gì trung úy nhà ta nữa nên bà vợ đã to tiếng nạt lại mấy chú Dân Vệ “Các chú có biết là các chú đang nói chuyện với một trung úy không, sao các chú hỗn thế!”. Việc này khiến trưởng toán Dân Vệ phải ra xin lỗi vợ chồng trung úy này, rồi cho xe chạy. Bà vợ ông trung úy có vẻ bằng lòng lắm. nhưng khi xe chạy tới Rừng Lá thì bị mấy tên du kích chặn lại, mọi người phải xuống xe để chúng dẫn vào phía sâu trong rừng nghe tuyên truyền rồi mới xét lý lịch, bắt giữ những quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa, chỉ cho ra xe đi tiếp những thường dân mà thôi. Đến lúc này thì một hành khách đi trên xe chỉ ngay ông ông trung úy và nói lớn lên rằng ông này là trung úy đó. Dĩ nhiên là ông chồng trung úy bị dẫn đi nhưng bà vợ lại không bị gì! Không biết việc này có thật hay không. Nhưng để cho chắc ăn, chẳng bao giờ tôi tỏ ra mình là quan cách hết, mà tỏ ra quan cách với mấy anh lính Dân Vệ thì hãnh diện cái nỗi gì! Hơn nữa tôi nghĩ là mình cũng chỉ mới là chuẩn úy thôi, nghĩa là chỉ sắp là sĩ quan chứ đã là sĩ quan đâu mà hòng nạt nộ ai.

THUẪN PHONG

Sinh Ton chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐỜI SĨ QUAN TIỀN SÁT PHÁO BINH : Về Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh - THUẪN PHONG

Mặc dù không chịu học hành gì cả nhưng ở cái trường quân sự này thì tôi không thể sortie latérale (học rớt vì thiếu khả năng) được, nghĩa là cuối khóa tôi

Mặc dù không chịu học hành gì cả nhưng ở cái trường quân sự này thì tôi không thể sortie latérale (học rớt vì thiếu khả năng) được, nghĩa là cuối khóa tôi vẫn sẽ bị gắn lon chuẩn úy, nghĩa là tôi vẫn đậu ra trường, chỉ có điều là đậu gần chót thôi. Nhưng dù là gần chót, nghĩa là không được ưu tiên chọn đơn vị, tôi vẫn được về Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh ở Tam Hiệp, Biên Hòa. Có tên là Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh là để phân biệt với Tiểu Đoàn 5 Súng Cối. Sau này, vào cuối năm 1964 thì phải, loại Súng Cối chuyển sang cho Bộ Binh nên Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh chuyển thành Tiểu Đoàn 51 Pháo Binh, còn Tiểu Đoàn 5 Súng Cối cũ thì trở thành Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh với súng 105 ly.
http://vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn22.jpg

Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh này lúc này là Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu mà về sau là Tổng Thống của Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.
Tôi sang Pháo Binh vì khi tôi từ Thủ Đức về đưa đám ông anh tôi, thì Thiếu Tá Đông đang là trưởng phòng Quân Huấn Pháo Binh tại Bộ Tổng Tham Mưu... Tới khi tôi ra trường, lên Bộ Tổng Tham Mưu để nhận sự phân phối, tôi mới gặp lại ông Thiếu Tá Đông đang là trưởng phòng Quân Huấn Pháo Binh trên Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc này tôi mới biết là chính ông Thiếu Tá Đông này đã đưa tôi sang Pháo Binh và rồi đưa về Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh. Gọi là Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh vì là Tiểu Đoàn súng 105 ly thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh của Quân Đoàn 3. Mỗi Sư Đoàn Bộ Binh thời đó có 1 Tiểu Đoàn PB (105 ly), 1 TĐ Súng Cối (160 ly) và 1 TĐ Tổng Trừ Bị (155) ly. Sư Đoàn 5 Bộ Binh này có Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh, TĐ 5 Súng Cối và Tiểu Đoàn 38 Tổng Trừ Bị với súng 155 ly đầu bạc, gọi là đầu bạc vì phần đầu của cái nòng súng 155 ly này làm bằng thép inoxydable nên sáng loáng và bạc trắng.

Về tới tiểu đoàn rồi mới thấy cái “oai” của một người làm quan, dù mới chỉ là một vị quan hạng bét, quan… chuẩn úy. Hôm đó, sau khi đã qúa hạn trình diện tới một tuần rồi, tôi mới nhờ một anh bạn cùng phòng trong Đại Học Xá Minh Mạng chở tôi lên Ngã Ba Tam Hiệp bằng cái xe Lambretta số NA 1112 A của tôi. Lúc đi thì tôi lái, cái túi quân trang thì để trên sàn xe, anh bạn Nguyễn Hữu Nhâm của tôi thì ngồi trên cái yên sau (Thực ra anh Nhâm này học trên tôi ít nhất là 2 lớp, anh đã đậu Tú Tài từ Hà Nội, nhưng số anh cũng không được khá lắm. Anh cũng đã bị gọi đi lính vào khóa 14 Thủ Đức như tôi nhưng anh không muốn… bước vào đời lính nên đã không chịu trình diện, anh trốn liên tiếp khoảng 10 khóa để rồi cuối cùng cũng phải… vào Thủ Đức khoá 24 thì phải. Nhưng anh lại có cái may mắn hơn tôi là… đã không phải ăn cơm tù cải tạo vì anh đóng ở miền Tây nên sau ngày 30/4/1975 anh đã thoát được khỏi Việt Nam và hiện nay anh đang ở dưới Nam Cali.)

Tới cổng tiểu đoàn rồi, tôi khệ nệ mang cái túi quân trang vào cổng trại. Anh lính gác thấy thế vội bảo tôi “Thiếu úy cứ để đấy để em bảo tụi nó mang vào cho, thiếu úy cứ lên văn phòng đi!”. Lúc đó tôi đang mặc bộ đồ số 2 nghĩa là mặc quần áo kaki với lon chuẩn úy hẳn hoi, nhưng vẫn được gọi là thiếu úy… Mấy tháng trước khi còn trong trường thì mỗi khi đi đâu chúng tôi đều phải tự mình mang theo mọi đồ dùng cá nhân của mình, nên lúc đó tôi cũng hơi khớp nhưng rồi hiểu ngay ra là mình bây giờ là sĩ quan rồi chứ không còn là sinh viên sĩ quan nữa, nên tôi để cái túi quân trang ở đó rồi lên Văn Phòng Tiểu Đoàn trình diện đại úy tiểu đoàn trưởng. Mặc dù đã lên trình diện trễ nhưng có lẽ đã được gửi gấm trước nên tôi cũng chẳng bị quân kỷ gì ngoài mấy lời khiển trách nhẹ nhàng. Hình như Thiếu Tá Phạm Cao Đông ngày xưa là tiểu đoàn trưởng hay pháo đội trưởng của ông đại úy tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh này thì phải. Tôi phải nói ngay ở đây rằng tôi lên trình diện trễ là vì tính tôi ham chơi từ nhỏ chứ không phải vì cậy có ông Thiếu Tá Phạm Cao Đông đỡ đầu, đỡ đít gì đâu.

Đại úy tiểu đoàn trưởng này tên là Hồ Sĩ Khải, người hơi gầy nhưng cao thành ra các sĩ quan trong tiểu đoàn thường gọi sau lưng ông ta là “Anh Ba Cao”. Ông ta còn có biệt danh nữa là “Anh Ba Răng Vàng” vì ông ta có mấy cái răng vàng, tên ông ta đẹp là thế mà cũng bị đổi thành “Đại Úy Hồ Sãi Khỉ” trong khi đó thì vị đại úy tiểu đoàn phó lại có một chiều cao khiêm nhường nên được mệnh danh là “Anh Ba Lùn”. Đại úy tiểu đoàn phó này tên là Dương khắc Cần (sau này Đại Úy Khải này lên tới chức đại tá và về làm chỉ huy trưởng Trường Pháo Binh cho tới ngày 30 tháng Tư năm 1975. Ông ta có bị tù cải tạo hay có dời khỏi Việt Nam được hay không thì tôi cũng không biết, riêng về Đại Uý Cần thì nghe nói bị tử trận vào năm 1972 trên đường tháo chạy từ Kontum, khi đó ông đang làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 221 Pháo Binh ở đây).

Trình diện xong thì tôi đươc Ban I ghi tên tôi vào sổ lương rồi được chỉ định về ở tạm với đại úy tiểu đoàn phó để đợi được phân phối về một pháo đội nào đó, thế là cái túi quân trang của tôi được một sĩ quan trong văn phòng sai lính mang về phòng Đại Uý Cần cho tôi. Ông Đại úy tiểu đoàn phó này không mang vợ con ở dưới quê theo, nên ở trong trại, còn Đại Uý Khải thì ở với gia đình bên ngoài, gần trại. Đại Uý Cần này rất là vui tính, lại nữa tuy là lính mới nhưng lúc đó tôi cũng đã gần ba chục tuổi đầu rồi và nhất là tôi lại là dân bị động viên nữa, vả lại tôi cũng đã là sĩ quan của tiểu đoàn nên tôi đã được Đại Uý Cần tiếp đãi rất tử tế

Văn phòng của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn nhìn thẳng ra cổng trại và cách cổng trại khoảng bốn, năm chục thước (mét). Bên trái văn phòng là mấy căn phòng, làm phòng ngủ cho Đại Uý Tiểu Đoàn Phó còn bên phải Văn Phòng là một dẫy mấy căn phòng dùng làm kho cho Ban 4, Ban Tiếp Liệu của tiểu đoàn. Sau lưng Ban 4 này là các khu dành cho Ban Quân Xa và các khu dùng làm hậu cứ cho ba Pháo Đội A, B, C. Ở với Đại Uý Cần được đâu 2 ngày thì tôi được phân phối về Pháo Đội B của Trung Uý Nguyễn Đôn Sâm.

Cho tới thời điểm đó mỗi tiểu đoàn chỉ có 3 pháo đội tác chiến và 1 pháo đội chỉ huy, mỗi pháo đội tác chiến chỉ có 2 trung đội với 2 khẩu đại bác 105 ly cho mỗi trung đội. Mấy năm sau thì cách tổ chức này được đổi thành Tứ Tứ Chế, nghĩa là mỗi tiểu đoàn có 4 pháo đội tác chiến và 1 pháo đội chỉ huy. Mỗi pháo đội tác chiến có 4 trung đội cùng với 2 khẩu đại bác cho mỗi trung đội.

Thế là tôi lại phải dời sang hậu cứ của Pháo Đội B này để chờ khi nào có liên lạc tôi sẽ dược đưa tới Pháo Đội B lúc đó đang đóng trong tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa). Vài ngày sau đó, Trung Úy Sâm cho người về lấy đồ tiếp liệu và đón tôi đi.

Ở tiểu đoàn thì chưa thấy mùi vị gì của lính tráng cho lắm, vì ở đây sĩ các quan cũng như hạ sĩ quan và binh lính của tiểu đoàn có lối sinh hoạt như sinh hoạt của các công chức nghĩa là đến giờ thì tới làm việc và hết giờ thì ai về nhà nấy, hoặc về phòng của mình để nghỉ.
Nhưng khi tới pháo đội rồi thì lại khác, nơi trú quân của pháo đội thì nhỏ. Thực ra đây là nơi trú quân của Trung Đội I-B, một vị trí lỉnh kỉnh đủ thứ với 2 khẩu đại bác 105 ly, 2 chiếc xe vận tải GMC, 1 chiếc xe Dodge-4, hầm chứa đạn, phòng ngủ cho binh lính, phòng ngủ cho sĩ quan.

Tới vị trí pháo đội rồi, tôi phải trình diện Trung Uý Pháo Đội Trưởng Nguyễn Đôn Sâm. Ông này giới thiệu tôi với Thiếu Uý Trần Văn Thinh, trung đội trưởng Trung Đội I-B.

Trung Úy Sâm là người Bắc, ông ta cỡ tuổi tôi hoặc hơn một hai tuổi là cùng. Trung úy này xuất thân từ Thủ Đức hay Đà Lạt, tôi cũng không để ý nữa. Thiếu Uý Thinh là ngưới Nam và ra trường khóa 7 Thủ Đức, thua tôi tới gần chục tuổi. Chẳng biết anh chàng Thiếu Úy Thinh này học hành đến đâu, tôi không hỏi làm gì, nhưng anh ta có tâm hồn thi sĩ lắm, vì trên bàn của anh ta, trên cuốn sổ ghi công việc hàng ngày, tôi thấy có câu thơ

Tên tôi là Tăng gô
Chỉ thích đi đề lô. (i)

Chắc là anh ta mới giã từ chức vụ Đề Lô…và mới được cử lên làm trung đội trưởng. (i) Tăng gô là tiếng ngụy hóa chữ T (Thinh), còn đề lô là do tiếng Pháp D.L.O. hay "détachement de liaison et d’observation" nghĩa là biệt phái để liên lạc và quan sát pháo binh. Chức vụ này, trong quân đội Pháp thì do một vị sĩ quan có kinh nghiệm, là một trung úy thâm niên hay đại uý đảm nhiệm vì ông này phải theo chân Bộ Binh ra tiền tuyến, lấy tọa độ và tính toán đủ thứ rồi mới đưa các tính toán đó về cho ban tác xạ ở nhà, lính ở nhà chỉ việc theo những yếu tố của vị sĩ quan này để đưa vào súng mà bắn thôi…

Trong quân đội Mỹ thì khác hẳn, việc đi theo Bộ Binh ra mặt trận lại do các sĩ quan mới ra trường lãnh, viên sĩ quan này được gọi là Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh (F.O. hay Forward Observer). Sĩ quan này thì chỉ có nhiệm vụ là theo sát bước tiến của Bộ Binh để khi cần, gửi về ban chỉ huy tác xạ ở phía sau những tọa độ muốn xin tác xạ. Theo cách của Mỹ thì mọi tính toán đều được làm sẵn và đã được ghi vào những cái thước gọi là thước đo… (Tôi cũng chẳng nhớ gọi là thước đo xạ bàn hay là thước gì nữa). Với tầm xa đo được trên xạ bàn, thước này cho biết là sẽ phải dùng thuốc nạp bao nhiêu cho mỗi loại đạn, đạn khói, đạn nổ chạm, đạn nổ cao hay đạn nổ chậm, nghĩa là loại đạn khi đã chạm mục tiêu và chui xuống đất rồi vài giây sau mới nổ. Mỗi trái đạn 105 ly có 7 gói thuốc nạp tất cả. Tầm bắn tối đa của 105 ly nòng ngắn là 11 km và phải bắn với thuốc nạp 7, tức là phải dùng cả 7 gói thuốc nạp.Với 155 ly đầu bạc thì tầm bắn tối đa là 15 km. Những thước đo này để sẵn ở ban tác xạ và bất cứ một hạ sĩ nào cũng có thể tìm ra những yếu tố để ra lệnh khai hỏa một khi đã có những tọa độ để ghi lên xạ bàn mà sĩ quan tiền sát tức là sĩ quan Đề Lô đưa về.

Trong Trung Đội 1-B này, các ông hạ sĩ quan, tức là mấy ông trung sĩ đều là người Nùng, chỉ có hai ông hạ sĩ là người Nam còn binh lính thì hầu hết là người Nam và hình như chỉ có một tên là người Bắc, đó là Binh Nhì Toản, làm tài xế cho Thiếu Úy Trung Đội Trưởng Thinh.
http://vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn24.jpg
Tôi không hiểu là mấy trung sĩ người Nùng này học hành đến đâu, nhưng phải công nhận là họ rất thông minh. Khi vào việc, sĩ quan chỉ cần ra một lệnh vắn tắt thôi là họ sẽ thi hành một cách chu đáo. Tôi được Thiếu Úy Thinh kể lại rằng khi Trung Tá Nguyễn Đức Thắng (nguyên là sĩ quan Pháo Binh Khoá I Nam Định và ông ta đã nổi tiếng về bắn nhanh, bắn trúng từ thời Pháp) về làm tư lệnh Sư Đoàn 5, trước Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, ông Thắng thường cho mở những cuộc khảo sát mấy sĩ quan Pháo Binh bằng cách cắm một ngọn cờ lên trên một ngọn núi nào đó rồi bắt mấy sĩ quan và hạ sĩ quan Pháo Binh tìm tọa độ của nơi cắm cây cờ ấy. Lần nào cũng vậy, Trung Sĩ Tài của pháo đội này bao giờ cũng tính ra trước tất cả các vị sĩ quan. Biết là ông ta tính theo kiểu Pháp nhưng bảo ông ta chỉ cho biết là đã làm như thế nào thì ông ta chịu không chỉ được, nhưng kết quả mà ông ta tìm thấy lại là kết quả đúng nhất vì thường chỉ sai tối đa là 15 mét thôi, còn kết quả của các quan tìm ra thì sai… ít nhất là 50 mét. (Sau này tôi nghe nói là ông trung sĩ này cũng đào ngũ luôn, vì nhà mà vợ con ông ta ở đã bị đạn 105 bắn sập và chết hết. Rõ ràng là nhà vợ con ông ta ở đã bị bắn lầm, hồi đó Việt Cộng chưa có mở đại tấn công nên không thể có súng lớn để bắn vào nhà dân như sau này được!)

Về Trung Đội 1 của cái Pháo Đội B này thì tôi đã biết rằng tôi sẽ là sĩ quan tiền sát của trung đội, chức vụ này đã dành sẵn cho những chuẩn uý mới ra trường, trừ khi có chạy chọt.

Tuy rằng đã có mùi lính tráng ở cái pháo đội này nhưng vẫn chưa có mùi vị gì của chiến tranh cả vì vào thời gian đó, vào giữa năm 1963, chiến trường chỉ mới bắt đầu sôi động thôi chứ chưa ác liệt như về sau nên chúng tôi vẫn còn được hưởng một đời sống quân ngũ… thời bình trong một thời gian. Sáng sáng Thiếu Uý Thinh còn rủ tôi ra chợ Bà Rịa để ăn phở và dĩ nhiên là thiếu úy phải trả tiền vì có luật bất thành văn là trong mọi cuộc ăn uống như vậy, ai có cấp bậc cao nhất người ấy phải bao hết. Ngay hôm đầu tiên, sau khi ăn phở xong, Thiếu Uý Thinh hỏi tôi:

- Có uống La De không?

Tôi trả lời là không. Anh ta bèn bĩu môi chê tôi là “đàn bà, con trai mà không biết uống rượu! dở quá…”. Tôi trả lời rằng không phải tôi không biết uống La De mà tôi không muốn uống cái đó sau khi ăn phở, chứ rượu mà có gì không biết uống!

- Có thật không, hôm nào đi uống thi với tao nhé.

- Được hôm nào đi thì đi!

Thế rồi vào một chiều nào đó hắn mang một phần ba chai Whisky Johny Đi Bộ cùng đi với tôi xuống Quận Đất Đỏ quan sát địa thế hay làm gì đó tôi không nhớ nữa, làm xong công tác đó hắn bèn rủ tôi tới một cái quán bên đường và thách tôi thi uống rượu với hắn.

- Thế nào, cậu muốn uống sec hay uống với soda?

- Tôi trả lời là…uống sec đi.

Thế là chúng tôi chia nhau 1/3 chai rượu đó, cứ anh một ly, tôi một ly cho đến hết với đồ nhắm là đĩa đậu phọng rang.. Nhậu xong hai chúng tôi ra về dĩ nhiên là Thiếu Úy Thinh lái chiếc Jeep để về… nhưng tôi thấy chàng ta lái có vẻ loạng quạng nên tôi phải nói:

- Cậu hay quá nhỉ! Uống thế mà không say, vẫn lái xe được. Thôi cậu để tớ lái thử xem là có lái được không nào, nếu thấy tôi không lái được thì cậu dành lại tay lái mà lái nhé!

- Ừ cậu lái thử xem…và hắn để cho tôi lái về, hắn sang ngồi ghế bên cạnh.

Tối đó về tới nhà tôi phải kêu mấy tên lính ra …khiêng thiếu úy vào phòng, lúc đó hắn xỉn quá rồi nên không còn biết gì nữa.

Từ xưa tới nay tôi không thích uống rượu nhất là tôi càng uống thì mặt tôi càng tái đi, nên tôi lại càng không muốn uống. Thuốc lá và rượu cũng như bài bạc tôi đều chơi được hết nhưng không bất cứ một thứ gì có thể khiến tôi đam mê được cả. Về môn uống rượu thì sau này tôi còn bị một lần thử thách nữa với mấy người lính, tôi sẽ xin kể lại sau.

2- Lần đầu tiên làm Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh (làm Đề Lô nói theo tiếng Pháp hay làm F.O. (Forward Observer) nói theo tiếng Mỹ)

Lè phè như vậy được độ một hay hai tuần gì đó, một hôm tôi được Trung Uý Sâm cho lính đưa tôi lên Phòng Hành Quân Tiểu Khu Phước Tuy nhận lệnh hành quân. Đây là lần ra quân đầu tiên của tôi mà người Pháp gọi là baptême de feu.

Pháo Binh đã có lệ là trong 3 lần xuất quân đầu thì vị sĩ quan mới ra trường được một sĩ quan cũ hay một hạ sĩ quan thâm niên hướng dẫn để chỉ bảo thêm những điều thực tế mà nhà trường không thể chỉ dậy được.

Lần ra quân đầu tiên này của tôi là đi làm tiền sát Pháo Binh cho một đại đội Bảo An của Tiểu Khu Phước Tuy, và đã được Thiếu Úy Thinh đi kèm, hay còn gọi là đi doublure.

Vì chỉ là cuộc hành quân trong ngày nên toán tiền sát Pháo Binh của chúng tôi chỉ gồm có 2 sĩ quan và 2 người lính, một người lính để mang máy truyền tin PRC-9 (Portable Radio C 9), theo để liên lạc với hậu cứ, nghĩa là với Trung Đội Súng ở nhà và với Phòng Hành Quân của Tiểu Khu còn người kia thì mang nồi niêu và gạo cùng đồ ăn cho cả 4 người để tới trưa thì lo cơm nước cho cả toán.

Thường thì trong mỗi cuộc hành quân, sĩ quan tiền Sát phải mang theo phóng đồ hành quân và địa bàn. Nếu hành quân trong ngày thì chỉ cần hai người lính để mang máy truyền tin và đồ ăn theo, còn nếu cuộc hành quân kéo dài từ 2 ngày trở lên thì sẽ phải có 3 binh sĩ đi cùng: Một người mang máy, một người mang đồ ăn và một người mang đồ ngủ, đồ ăn và đồ ngủ cho cả toán vì… khi đụng trận, sĩ quan tiền sát phải lo theo dõi bước tiến của quân bạn (bộ binh), ấn định tọa độ rồi cùng với người lình mang máy liên lạc với trung đội súng ở nhà để xin tác xạ, hai người này chỉ mang theo súng Colt với 2, 3 băng đạn cho khỏi vướng, trong khi hai người lính kia thì mỗi người mang theo một khẩu Carbine và vài băng đạn tùy theo ý của họ vì cho tới thời gian này, cuối 1963, chưa có trận đụng độ lớn đáng kể nào xẩy ra cả.

Sáng hôm đó, vào khoảng 5 giờ, toán tiền sát chúng tôi trình diện Đại Đội Bảo An tại một bến đò, rồi tất cả khoảng một trăm người chúng tôi cùng lên mấy chiếc giang thuyền để tới một cái đảo nhỏ nào đó mà nay vì đã lâu qúa nên tôi không thể nhớ được nữa. Mấy chiếc giang thuyền này khi tới mục tiêu đã phải tắt máy để thuyền trôi sát vào bãi cát cho chúng tôi lên bờ.

Vì đã có Thiếu Uý Thinh làm trưởng toán và cũng vì đây là lần đầu ra quân nên mọi việc đều do thiếu úy này định đoạt, tôi không hề tham dự vào mà chỉ biết… đi theo và nghe lời dặn bảo của thiếu uý thôi, mà ông thiếu úy này lại không chỉ bảo tôi một chút gì về công việc mà một Sĩ Quan Tiền Sát phải làm cả; trái lại anh chỉ dặn tôi là “phải cẩn thận mìn bẫy, phải bước theo dấu chân của người đi trước cho chắc ăn để khỏi dẫm phải mìn”. Thế là tôi phải lò dò từng bước một theo dấu những vết chân trước in trên cát… Đi như thế độ 15 hay 20 phút gì đó, tôi thấy là mệt quá, nên sợ thì vẫn sợ, tôi bắt đầu bước càn đi chứ không lò dò như trước nữa. Đây chỉ là một cuộc hành quân bình định thường lệ và hôm đó không hề có một cuộc chạm súng nào cả, nó chỉ giống như một cuộc hành quân thực tập ở quân trường, chỉ khác là trong cuộc hành quân này tôi chẳng học hỏi thêm được gì về nhiệm vụ của một sĩ quan tiền sát cả ngoài cái… hồi hộp lo sợ lúc đầu. Chiều hôm đó mấy chiếc giang thuyền lại ra đưa chúng tôi trở về lại Phước Tuy. Tham dự cuộc hành quân hôm đó chỉ như đi dự một cuộc du lịch với đông người thôi.

3/ Ra quân lần thứ hai.

Vài tuần lễ sau tôi lại được cử đi làm tiền sát cho một cuộc hành quân khác, lần này là cuộc hành quân của sư đoàn và tôi được cử đi với một tiểu đoàn Bộ Binh và dĩ nhiên là vẫn có một sĩ quan đàn anh đi kèm. Lần này vị sĩ quan đi doublure với tôi là Chuẩn Úy Nguyễn Duy Trạch, một anh bạn trong Đại Học Xá Minh Mạng của tôi, anh đã phải đi khóa 13 Thủ Đức (Năm 1995 tôi đã gặp lại anh trên trường SFSU của San Francisco khi tôi đang học ở đó và anh thì đưa con gái anh tới nhập học. Nhưng lâu nay thì đã mất liên lạc). Gặp anh, chúng tôi chỉ nói đến những chuyện ở Đại Học Xá thôi, chứ không đả động gì đến cuộc hành quân cả, nghĩa là mọi việc của một sĩ quan tiền sát như xác định tọa độ hay liên lạc với hậu cứ đều do một mình anh Trạch lo hết, tôi chỉ như một người bạn đi theo chơi thôi. Hôm đó chúng tôi hành quân lên núi Thị Vải ở tỉnh Phước Tuy. Lúc đầu thì mọi việc đều tiến hành suông sẻ, nhưng đến khoảng 5 hay 6 giờ chiều, khi tiểu đoàn đã chọn được địa diểm dừng quân thì trên nguyên tắc, chúng tôi phải báo cáo địa điểm dừng quân cho Trung Đội Súng ở nhà biết, đồng thời phải gửi về tọa độ của những điểm mà chúng tôi muốn xin bắn quấy rối qua đêm - harrassing fires- đến đây thì có sự trục trặc về truyền tin xẩy ra: chúng tôi không thể liên lạc được với nhà, dù chúng tôi đã thay cái antenne lá lúa, dùng trong khi di chuyển, bằng antenne cần, nghĩa là bằng cái antenne dài, nhưng vẫn không gọi được. Chúng tôi nói với đại úy tiểu đoàn trưởng Bộ Binh thì mới biết rằng cả máy GR của tiểu đoàn cũng không liên lạc được với hậu cứ (máy GR = Ground Radio, là máy truyền tin lớn, chạy bằng điện quay tay, chỉ tiểu đoàn Bộ Binh mới có thể mang theo được vì cái máy phát điện khá nặng). Lúc đó trời lại tối nên phi cơ liên lạc L-19 cũng đã không còn thấy bay lên nữa. Bộ Binh mà không liên lạc được với Phòng Hành Quân Sư Đoàn cũng nhu Tiền Sát Pháo Binh chúng tôi mà không liên lạc được với súng ở nhà thì rất là nguy hiểm, giống như người mù đi trong con đường trong thành phố mà không có cây gậy dò đường. Sau này khi đã tham dự nhiều cuộc hành quân rồi tôi mới thấy rằng có nhiều vùng trời mà bao nhiêu tín hiệu hay lời nói phát đi từ những máy truyền tin, đều bị cản lại và không thể truyền đi được. Thí dụ như đang đi trong rừng cao su chẳng hạn, tôi đã thấy hầu như tất cả những tiếng nói phát ra từ các máy truyền tin đều bị hút đi mất tiêu, nhiều lắm là chỉ có thể liên lạc được với L-19 bay trên đầu là cùng.

Hôm đó, trong lúc chúng tôi còn đang lo lắng với cái việc mất liên lạc này và trong lúc chúng tôi đang phải cố gắng gọi về nhà thì chúng tôi nghe đưọc tiếng trả lời trong máy, đúng là mừng hết lớn, chúng tôi còn phân bua là “Gọi các anh từ nãy đến giờ, nay mới nghe được các anh lên tiếng, mà các anh là ai vậy?” Chúng tôi cuối cùng phải hỏi vậy vì… tiếng trong máy nghe lạ hoắc, không phải là tiếng “nghe quen tai” của anh hạ dĩ Truyền Tin ở nhà. Cũng may mà chúng tôi còn chưa nói lên cái tọa độ điểm đứng của mình. Đáp lại câu hỏi của chúng tôi là mấy tiếng cười hề hề và lời chúc tụng “Thôi các anh ráng yên tâm đi và ngủ ngon đêm nay nhé!”. Nghe thấy thế tụi này sợ điếng người và dĩ nhiên là Chuẩn Uý Trạch phải báo ngay điều này với đại úy tiểu đoàn trưởng để ông lo xắp đặt phòng thủ cho kỹ hơn trong tình trạng “địch biết ta mà ta thì… chẳng biết gì cả”.

Chúng tôi cũng xin ông đại úy tiểu đoàn trưởng là hạn chế tối đa việc cho lính biết điều này để cho họ khỏi mất tinh thần… Nhưng rồi đêm đó cũng qua không xẩy ra chuyện gì rắc rối thêm nữa và ngày hôm sau chúng tôi đã suống núi yên lành, không phải bắn một phát súng nào cả. Đó là hai cuộc hành quân đầu tiên của tôi khi tôi về với Pháo Đội B lúc pháo đội này đóng ở Tiểu Khu Phước Tuy (Bà Rịa).

Tôi ở đây được… một, hai tháng gì đó thì được gọi về Tiểu Đoàn. Về đây, tôi chờ Trung Đội 2B về để sẽ được chuyển sang đó với trung đội trưởng là Thiếu Úy Hoàng Chính. Anh Chính này là Sĩ Quan Đồng Đế và anh ta hơn tôi khoảng 3 hay 4 tuổi gì đó (Trường Võ Bị Đồng Đế ở Nha Trang là trường dành cho các hạ sĩ quan được cho đi học để thành sĩ quan. Sinh viên sĩ quan ở đây cũng như sinh viên sĩ quan ở Thủ Đức sẽ ra trường với cấp bậc Chuẩn Uý). Chuẩn Uý Trạch, không biết là thuộc Pháo Đội nào trong Tiểu Đoàn, lúc này cũng đang có mặt ở đây.

4/ Trực phòng TOC của SĐ 5 BB.

Trong khi chờ đợi như vậy, tôi phải tham gia trực phòng hành quân (TOC) của Sư Đoàn. TOC là chữ viết tắt của Tactical Operation Center. Trực liên tục 24 tiếng cùng với các Sĩ Quan của các Binh Chủng khác như Truyền Tin, Không Quân, Dù …, rồi Sau đó sẽ được nghỉ 24 tiếng. Phòng Hành Quân này là một căn phòng cao rộng và khá dài, mái tôn, vách ván.

Trong thời gian chờ Trung Đội 2B về đón, tôi đã được hân hạnh đi trực phòng TOC một lần. Chúng tôi trực ở bên ngoài, bên trong là phòng thuyết trình hành quân. Trên bàn trực chúng tôi thấy có một tấm bảng đề “luôn luôn phải quân phục chỉnh tề”, như vậy nghĩa là không được cởi giầy, cởi áo trận để chỉ mặc T shirt nhưng đến trưa và nhất là dưới mái tôn thì trời rất nóng, nên tới khoảng 11 giờ trưa, thiếu tá trưởng Ban Trực hôm đó bảo chúng tôi là… chúng ta có thể cởi áo, miễn là đừng cởi giầy ra là được và chính ông ta cũng làm như vậy... mặc dù chúng tôi biết là tới 2 giờ chiều hôm đó sẽ có buổi họp hành quân ở phòng trong… Bất ngờ là mới tới 1 giờ Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu đã từ trên Phòng Tư Lệnh xuống. Vừa thấy ông chúng tôi vội vàng vơ lấy mấy cái áo trận để khoác vội vào người. Thấy thế Đại Tá Thiệu chỉ cười và xua tay bảo “Các ông cứ tự nhiên đi, chúng tôi họp ở phía trong. Trời nóng quá mà”. Tôi tự bảo mình là… Ông này được! Sau này tôi còn biết được vài trường hợp khác nữa chứng tỏ là Đại Tá Thiệu này thực sự là có tư cách của một người làm lớn.

Trong khi nằm chờ tại hậu cứ của Pháo Đội B, ngoài việc bị cắt đi trực phòng TOC của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, tôi không phải trực một phiên nào ở Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh này hết, thế nhưng tôi vẫn có một cuộc họp mặt với các sĩ quan trong tiểu đoàn. Đó là trong một buổi tiệc mừng Chuẩn Uý Trạch lên thiếu úy. Bữa tiệc được tổ chức tại một quán ăn ở Biên Hòa và do Đại Uý Cần tiểu đoàn phó (chứ không phải Đại Uý Khải tiểu đoàn trưởng) chủ tọa. Hôm đó, tôi được chỉ định để gọi món ăn vì tôi có cấp bậc nhỏ nhất tại bữa tiệc và sau khi coi qua cái thực đơn của nhà hàng, tôi thấy có món đầu cá, tôi bèn… anh dũng… kêu 6 cái đầu cá cho 6 người! Tên “phục vụ” của nhà hàng còn đang ngẩn người ra thì Đại Uý Cần và mấy Sĩ Quan khác đã phá ra cười. Tôi còn đang ngơ ngác không hiểu gì cả thì Đại Uý Cần đã kêu lại là “Cho một cái đầu cá” rồi ông giải thích với tôi là "Gọi là đầu cá, nhưng là gần một con cá đó, chỉ không có cái đuôi thôi, ông gọi cho mỗi người một cái đầu cá thì bộ ông không cho ai ăn cái gì khác nữa sao?” Tới lúc đó tôi mới thấy cái ngố của mình. (Tuy rằng tôi đã từng ở trong Đại Học Xá Minh Mạng khá lâu, nhưng quý vị có tin được là tôi hãy còn “mán xá” lắm không! Tôi không biết nhẩy đầm này, không biết chơi xì phé này, không biết đánh mạt chược này, nghĩa là những cái mà ai cũng cho là Sinh Viên Đại Học Xá Minh Mạng phải biết và phải nổi hơn những người khác thì… tôi lại không biết, mà đến ngay cái khoản “tán gái” hay là “tìm bò lạc để đưa về phòng…” thì tôi cũng không biết nữa. Anh bạn Đỗ Quý Bái của tôi đã phải nói rằng “Nói chuyện với các cô mà thằng này chỉ nói đến bóng tròn với bóng rổ thì cô nào mà thương nó được”. Thực ra thì cho tới lúc tôi bị động viên vào Thủ Đức, tôi chưa tìm được đối tượng nào đáng để tôi phải có thái độ thích hợp. Cho tới lúc đó, nói thật ra là cô nào chịu tôi cũng được mà không chịu tôi cũng tốt thôi. Với cô nào tôi cũng làm ra vẻ là mình yêu cô ta hết cỡ, nhưng thật ra là chẳng yêu ai cả. Chính vì thế mà cuộc đời lính tráng của tôi rất là rất là…là gì nhỉ? À rất là ngang chẳng bao giờ tôi sợ mấy ông tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó, hay pháo đội trưởng cả. Còn trung đội trưởng thì không có gì đáng nói vì họ chẳng làm gì có quyền lớn đối với tôi hết.

5/ Coi một khẩu đại bác 105 trên đồi “Ba Trăm Chín Chục”.

Đó là mấy kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã có được khi trở lại với tiểu đoàn. Về đây được ít lâu thì tôi được cho biết là tôi sẽ trở thành một khẩu đội trưởng và khẩu đội này của tôi sẽ đóng trên một ngọn đồi nào đó. Mấy ngày sau tôi lãnh một trung sĩ, một hạ sĩ và 2 hay 3 người lính của Trung Đội 2B để lên coi một khẩu 105 ly với vài người lính Bảo An đã chuyển sang từ lâu. Khẩu súng này đã được đặt sẵn trên đồi Ba Trăm Chín Chục, ngọn đồi này nằm giữa hai quận Tánh Linh và Hoài Đức thuộc Tỉnh Hàm Tân.

Tên ngọn đồi là Ba Trăm Chín Chục, đó là để chỉ cao độ của ngọn đồi, tôi chỉ không biết rằng đó là ba trăm chín chục mét hay ba trăm chín chục yards thôi. Cái đồi này có cái tên đó từ trước hay là mới có đây thì tôi không rõ, có lẽ là tên này đã có từ trước, nếu thế thì 390 phải là 390 mét.

Rồi một chiếc trực thăng H-26 đưa chúng tôi cùng quân trang, quân dụng cũng như thực phẩm gạo, mắm, muối… lên ngọn đồi đó. Chiếc trực thăng H-26 này giống hình một qủa chuối cong lại ở giữa và có 2 cánh quạt ở 2 đầu, ngay trên buồng lái., hình như tới giữa năm 1964 thì loại trực thăng này bị xếp xó không dùng nữa vì vừa kềnh càng, vừa yếu. Tới nơi rồi, trực thăng của chúng tôi đáp xuống bãi cỏ trước cổng của một căn trại và đã được một ông Thiếu Uý Bảo An ra đón vào. Căn trại nằm trên đỉnh ngọn đồi, quanh trại có một hàng rào sắt và dây kẽm gai bao bọc. Bên trong hàng rào là những căn hầm cho binh sĩ ở.
http://vnafmamn.com/ARMOR/Artillery_arvn16.jpg
Ngoài trạm gác tại Cổng Chính, trại còn có 4 lô cốt để gác tại 4 góc trại. Một khẩu đại bác 105 ly được đặt ngay trên đỉnh ngọn đồi, trong một vòng đất đã được đào xâu xuống chừng nửa thước. Cái vòng đất này còn được đào xâu xuống thêm để làm hầm chứa đạn. Phía bên trong và quanh hàng rào của trại là những căn hầm dùng làm phòng cho binh sĩ ở. Bảo vệ khẩu súng và Khẩu Đội Pháo của chúng tôi là 1 Đại Đội Bảo An có chừng năm, sáu chục người và do một thiếu uý chỉ huy

Vì Khẩu Đội Pháo Binh cũ đã được rút đi trước khi chúng tôi tới, nên tôi đã nhận lại từ ông thiếu úy già này khẩu đại bác 105 ly với những dụng cụ liên hệ và vài tên lính Bảo An, họ đã được chuyển sang Pháo Binh để coi và lau chùi súng. Những người lính Bảo An này đều là dân Thượng, gia đình của họ sống trong những làng xóm quanh quẩn dưới chân ngọn đồi này. Họ là những người lính đã được đưa sang khẩu đội pháo binh này từ trước và nay thì được chuyển sang khẩu đội của tôi. Tuy rằng chỉ là một khẩu đội nhưng vì phải sống biệt lập nên tôi cũng có được một hạ sĩ truyền tin đi theo với đầy đủ máy móc truyền tin như là trang bị của một trung đội.

Sau khi tạm thu xếp xong chỗ ăn chỗ ở cho cả Khẩu Đội thì việc đầu tiên mà tôi phải làm ở đây là thiết lập hệ thống truyền tin để báo cáo mọi diễn tiến với Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh của tôi và nhất là để liên lạc với hai vị Quận Trưởng Tánh Linh và Hoài Đức. Tôi còn phải đi gióng lại hướng súng nữa cho chắc ăn, kiểm kê lại kho đạn và rồi còn phải hỏi ông thiếu úy về tình hình trong vùng trước khi kiểm tra lại với hai vị quận trưởng Tánh Linh và Hoài Đức.

Theo lời ông Thiếu Uý này thì tình hình ở đây rất yên ổn, binh sĩ trong trại muốn tắm thì cứ việc xuống tắm ở cái suối ở chân đồi phía sau, mà muốn cho chắc ăn thì mỗi lần đi tắm nên có vài người mang súng theo dể canh chừng và rồi chia nhau tắm và lấy nước lên nấu ăn, uống.

Ông Thiếu Uý già này còn cho tôi biết là đến mùa gặt lúa của mấy người Thượng, nếu mấy mấy người lính Thượng có “Xin thiếu úy cho em được đào ngũ” thì tôi phải chấp thuận vì nếu không thì họ cũng bỏ về buôn làng của họ để giúp vợ con gặt hái và họ sẽ chỉ trở lại với mình khi họ đã gặt hái xong. Tôi còn được cho biết là dưới chân đồi phía trước là một cái thôn nhỏ nằm trên một Quốc Lộ chạy từ Sài Gòn ra Phan Thiết rồi Nha Trang….

Khi đi tiền sát thì tôi để cho vị sĩ quan đi kèm với tôi làm hết, nhưng ở đây thì tôi là trưởng toán nên tôi phải lo toan đủ mọi việc.

Theo như lệnh của tiểu đoàn thì khẩu đội của tôi có nhiệm vụ là phải yểm trợ hai Quận Tánh Linh và Hoài Đức, trong vùng mà khẩu đại bác 105 ly của tôi có thể bao quát được và phải bảo vệ còn có cả một vùng được gọi là…. vùng Tác Xạ Tự Do. Vùng tác xạ tự do là vùng mà dân chúng không ai được lai vãng và tôi muốn bắn vào đó lúc nào cũng được chẳng phải xin phép hoặc báo cho ai cả. Nhưng theo như ông thiếu úy của toán nằm bảo vệ chúng tôi cho biết thì… hình như mấy ông quận trưởng đều… có cho phép một số người được đi vào vùng này nói là để lấy măng, đốn gỗ... Tôi thì nghĩ rằng như thế thì không được, nên thỉnh thoảng tôi có thông báo cho mấy quan trung úy quận trưởng này là đến ngày ấy, giờ ấy tôi sẽ cho tác xạ vào cái vùng tác xạ tự do này.

Có khi tôi có cho tác xạ vào vùng đó đúng vào ngày giờ mà tôi đã báo, nhưng cũng có khi không. Nhưng thường thường thì không bắn phá gì hết, nếu có bắn thì sau đó lại phải báo cáo là đã bắn vào những tọa độ nào, tiêu thụ bao nhiêu đạn và đạn loại nào… lôi thôi lắm. Thế là chỉ ít lâu sau đó tôi được các quan quận trưởng của hai quận này lần lượt đánh điện lên mời tôi tới quận để dự một bữa cơm thân mật. Tôi có đáp lại lời mời này nghĩa là có đến dự tiệc tại hai quận đó, về sau tôi còn nhận được những lời bắn tin xa gần bảo tôi đừng làm cái trò ấy nữa, nhưng tôi lờ đi coi như không hiểu gì cả và thỉnh thoảng tôi vẫn cho bắn vào cái vùng gọi là vùng tự do tác xạ của tôi, chỉ có điều là trước khi bắn ít nhất là một ngày, tôi đều có thông báo cho mấy vị quận trưởng này biết thế thôi.

Muốn tới hai quận này thì tôi phải đi xuống chân đồi rồi đón xe đò rồi suôi hay ngược để tới một quận nào đó. Sau khi đã tới được 2 quận đó rồi, tôi thấy là con đường này rất an ninh, và nhất là… đã ở đây một thời gian khá lâu rồi mà không thấy có chuyện gì xẩy ra, nghĩa là tôi chẳng phải tác xạ để yểm trợ cho quận nào hết, nên tôi đã nổi máu Ba Gai (pagaille) và muốn dù về Sài Gòn chơi vài bữa. Thế là tôi sắp xếp nhờ ông trung sĩ của tôi tạm thay mọi mặt: Nếu có phải bắn yểm trợ ai thì nhờ ông tính toán và cho khẩu đội bắn dùm. Bắn theo cách của Mỹ thi rất dễ và với các ông trung sĩ thì ai cũng có thể bắn được hết, rồi tôi mặc thường phục, một cái quần kaki xanh, sơ mi trắng, giấy tờ mang theo là… cái thẻ sinh viên trường Khoa Học cũ. Những cái gì có hơi hướng nhà binh đều bỏ lại rồi mới xuống chân đồi đón xe về Saigon. Sau này tôi mới thấy rằng mấy cái việc phòng ngừa đó đều… vô ích vì ngay khi mình trèo lên xe thì… chú lơ xe cũng như những hành khách trên xe đã biết mình là ai rồi: Đón xe ở chân đồi Ba Trăm Chín Chục mà lại không phải là khách buôn quen thuộc thì là ai đây? Cần gì phải tới Rừng Lá khi bị Việt Cộng chặn hỏi thì mới lòi cái đuôi chuột ra! Nhưng cũng rất may là đã không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra cho tôi trong mấy lần nhẩy dù đó. Nếu có, thì giờ này chưa chắc đã có tôi ở đây để viết lên những dòng chữ này.

Trong những cuộc nhẩy dù như vậy bao giờ tôi cũng tỏ ra ngoan ngõan dễ bảo, chú lơ xe đò chỉ tôi ngồi đâu là tôi ngồi đó không hề phàn nàn gì hết, mà tới chỗ mấy chú dân vệ xét giấy tờ tôi cũng để mặc họ làm việc, dù cho họ có hạch sách, mè nheo gì, tôi cũng lặng im không bao giờ có ý kiến, ý cò gì cả.

Về sau tôi có được nghe kể lại một chuyện như sau: Chuyện kể rằng có vợ chồng một ông trung uý nào đó, cũng dùng xe đò trên con đường này, trước khi đến Rừng Lá thì qua một ấp kia, chiếc xe đò bị chặn lại và mấy ông Dân Vệ nhà ta hạch hỏi ông trung úy cái gì đó, lúc đó vị trung úy đang mặc thường phục và hình như mấy ông tướng Dân Vệ này còn lên tiếng mắng mỏ gì trung úy nhà ta nữa nên bà vợ đã to tiếng nạt lại mấy chú Dân Vệ “Các chú có biết là các chú đang nói chuyện với một trung úy không, sao các chú hỗn thế!”. Việc này khiến trưởng toán Dân Vệ phải ra xin lỗi vợ chồng trung úy này, rồi cho xe chạy. Bà vợ ông trung úy có vẻ bằng lòng lắm. nhưng khi xe chạy tới Rừng Lá thì bị mấy tên du kích chặn lại, mọi người phải xuống xe để chúng dẫn vào phía sâu trong rừng nghe tuyên truyền rồi mới xét lý lịch, bắt giữ những quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa, chỉ cho ra xe đi tiếp những thường dân mà thôi. Đến lúc này thì một hành khách đi trên xe chỉ ngay ông ông trung úy và nói lớn lên rằng ông này là trung úy đó. Dĩ nhiên là ông chồng trung úy bị dẫn đi nhưng bà vợ lại không bị gì! Không biết việc này có thật hay không. Nhưng để cho chắc ăn, chẳng bao giờ tôi tỏ ra mình là quan cách hết, mà tỏ ra quan cách với mấy anh lính Dân Vệ thì hãnh diện cái nỗi gì! Hơn nữa tôi nghĩ là mình cũng chỉ mới là chuẩn úy thôi, nghĩa là chỉ sắp là sĩ quan chứ đã là sĩ quan đâu mà hòng nạt nộ ai.

THUẪN PHONG

Sinh Ton chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm