Tin nóng trong ngày

Đa số các nước ủng hộ việc Hoa Kỳ tấn công hỏa tiễn vào Syria

Cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm vào sân bay quân sự Syria nhận được sự ủng hộ từ Israel và Anh, trong khi Nga và Iran ra sức phản đối.
*****************


Oanh kích vào Syria, Trump chứng tỏ quyết tâm hơn Obama

mediaTổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công căn cứ của Syria từ tư dinh Mar-a-Lago, Florida, ngày 06/04/2017.REUTERS/Carlos Barria

Qua việc tấn công Syria, sau khi chế độ Damas bị cáo buộc sử dụng chất độc hóa học tấn công thường dân, tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ quyết tâm hơn ông Obama, người đã lùi bước trong hoàn cảnh tương tự.

Vào ngày 21/08/2013, chế độ Bachar Al Assad đã vượt qua « lằn ranh đỏ » mà cựu tổng thống Obama đã vạch ra, với vụ tấn công bằng khí độc sarin ở ngoại ô thủ đô Damas, khiến 1.400 người thiệt mạng, đa số là thường dân, theo số liệu của phe đối lập Syria.

Hai ngày sau đó, ông Obama tuyên bố sẵn sàng tấn công vào quân đội của Bachar Al Assad. Lúc đó cả Luân Đôn lẫn Paris đều ủng hộ việc dùng vũ lực để trừng phạt chế độ Damas. Nhưng Obama sau đó đã gây bất ngờ ở cả Hoa Kỳ lẫn trên thế giới khi ông quyết định đưa vấn đề ra trước Quốc Hội Mỹ, khiến cho khả năng can thiệp quân sự vào Syria không thể xảy ra trong ngắn hạn.

Thái độ của tổng thống Obama đã khiến tổng thống Pháp François Hollande hết sức bất bình, vì lúc đó Paris đã sẵn sàng yểm trợ Mỹ tấn công Syria. Vì vụ này mà quan hệ Pháp-Mỹ đã xấu đi trong một thời gian.

Như vậy là dưới thời chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã không hề can thiệp chống chế độ Damas, mà ngược lại đã thượng lượng với chế độ này để đạt đến một thỏa thuận về việc dỡ bỏ kho vũ khí hóa học của Syria, dưới sự giám sát của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OIAC), một tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Nhưng có vẻ như là quân đội của chế độ Damas vẫn còn trong tay những vũ khí đó.

Sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mà chế độ Bachar Al Assad bị cáo buộc là thủ phạm, tổng thống Donald Trump ngày 05/04 đã cho rằng người tiền nhiệm của ông phải chịu một phần trách nhiệm, vì đã có quá nhiều « lằn ranh đỏ » bị vượt qua mà chế độ Damas không hề bị trừng trị.

Nhưng ngay cả đối với tổng thống Trump, vụ oanh kích ngày 06/04 cũng đánh dấu một sự chuyển hướng ngoạn mục trong chính sách của ông về Syria. Chỉ cách đây vài ngày, Washington còn cho thấy là họ không xem việc tổng thống Bachar Al Assad ra đi là điều kiện tiên quyết trong mọi giải pháp cho xung đột Syria, mà ưu tiên hàng đầu của Mỹ hiện nay chính là chống lực lượng thánh chiến Nhà Nước Hồi Giáo.

Trong thời gian tranh cử tổng thống, nhà tỷ phú Donald Trump cũng đã từng chỉ trích chính quyền Obama về chiến lược vừa chống chế độ Damas vừa chống khủng bố Hồi Giáo, cho rằng chiến lược này không hiệu quả. Cũng chính ông Trump đã công khai yêu cầu tổng thống Obama đừng can thiệp vào Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damas năm 2013.

Nhưng có lẽ là những hình ảnh trẻ em Syria chết thê thảm trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 04/04 đã khiến tổng thổng Mỹ thay đổi hoàn toàn chính sách đối với Syria, bất ngờ ra lệnh oanh kích vào chế độ Damas.

Vụ oanh kích có lẽ nhằm cho tổng thống Bachar Al Assad thấy rằng tổng thống Trump sẽ không để cho lãnh đạo Syria muốn làm gì thì làm như dưới thời Obama, tức là không để cho chế độ Damas thể tiếp tục vượt qua những « lằn ranh đỏ ».

Nhưng vấn đề đặt ra là vụ oanh kích này có sẽ là khởi đầu của một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, hay sẽ chỉ dừng ở đó. Nếu chỉ bắn vài chục tên lửa vào Syria rồi thôi thì sẽ chẳng giúp được gì cho việc chặn đứng cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 7 năm tại nước này.



************

Cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm vào sân bay quân sự Syria nhận được sự ủng hộ từ Israel và Anh, trong khi Nga và Iran ra sức phản đối.

Tàu khu trục Mỹ phóng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ Syria

Hai tàu khu trục Mỹ ở đông Địa Trung Hải sáng 7/4 phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk  nhắm vào căn cứ không quân Shayrat của quân đội Syria ở tỉnh Homs. Cuộc tấn công bất ngờ này của Mỹ thu hút sự ủng hộ từ các nước đồng minh, nhưng bị Nga, Iran và chính quyền Syria chỉ trích kịch liệt, theo Reuters.

Phản đối

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho rằng đợt tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ đã phá vỡ luật lệ quốc tế, gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ song phương. "Tổng thống Putin coi đợt không kích của Mỹ vào Syria là sự gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, vi phạm các chuẩn mực quốc tế và dựa trên cái cớ tự nghĩ ra", AFP dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Quan chức Mỹ cho biết đã thông báo cho phía Nga trước cuộc tấn công, đồng thời tìm cách tránh gây thiệt hại cho lực lượng Nga đóng tại sân bay. Tuy nhiên, họ khẳng định Washington không tìm cách xin phép Moscow trong cuộc không kích này. Tổng thống Trump ra lệnh tấn công chỉ một ngày sau khi cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào dân thường ở thị trấn Khan Sheikhoun. Phía Syria bác bỏ cáo buộc này.

Ông Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang Nga tuyên bố đợt không kích có thể phá hoại nỗ lực chống khủng bố tại Syria. Theo ông Kosachev, liên minh chống khủng bố Nga - Mỹ đã "chết từ trong trứng nước", đồng thời khẳng định "tên lửa hành trình Nga tấn công quân khủng bố, trong khi tên lửa Mỹ tấn công quân chính phủ Syria, những người đang dẫn đầu cuộc chiến chống khủng bố".

cac-nuoc-chia-re-sau-vu-ten-lua-my-tan-cong-san-bay-syria

Ông Kosachev chỉ trích nặng nề vụ tấn công của Mỹ. Ảnh: RT.

Thống đốc tỉnh Homs Talal Barazi  tuyên bố căn cứ Shayrat là nơi xuất kích của các chiến đấu cơ yểm trợ đường không trong chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phía đông thành phố Palmyra. Ông Barazi cáo buộc đây là hành động "hỗ trợ các nhóm khủng bố, cũng là âm mưu làm suy giảm tiềm lực quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi cho biết nước này lên án hành động sử dụng vũ khí hóa học, nhưng cho rằng việc lấy đó làm lý do tiến hành hoạt động quân sự đơn phương là rất nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế.

Ủng hộ

Anh gọi cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ vào sân bay quân sự Syria là "phản ứng phù hợp", khẳng định ủng hộ hết mình hành động này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Tổng thống Trump "đã gửi thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng, bằng cả lời nói và hành động", cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ không được tha thứ.

Thổ Nhĩ Kỳ gọi việc Mỹ không kích căn cứ không quân Syria là động thái "tích cực", kêu gọi cộng đồng quốc tế giữ quan điểm "trừng phạt" Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull mô tả đợt phóng tên lửa là phản ứng nhanh chóng và công bằng. Trong khi đó, Arab Saudi ca ngợi đây là "quyết định dũng cảm" của Tổng thống Trump. Liên minh Dân tộc Syria (SNC), lực lượng đối lập chính tại Syria, lên tiếng ca ngợi Mỹ sau cuộc tấn công, đồng thời kêu gọi Washington có thêm hành động tương tự.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande lên tiếng đổ lỗi cho Tổng thống Syria, khẳng định ông Assad là người duy nhất phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công của Mỹ.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói thêm rằng cuộc tấn công của Mỹ là "hành động có thể hiểu được". Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thể hiện sự ủng hộ với Mỹ, cho biết cuộc tấn công là "cách ngăn chặn tình huống xấu đi" tại Syria.

Sức mạnh tên lửa Tomahawk và vụ tấn công căn cứ Al-Shayrat do Mỹ thực hiện. Đồ họa: SCMP.

Sức mạnh tên lửa Tomahawk Mỹ. Bấm vào ảnh để xem chi tiết. Đồ họa: SCMP.

Tử Quỳnh



**************

Putin nói Mỹ không kích căn cứ Syria là 'gây hấn'

Tổng thống Nga coi việc Mỹ không kích căn cứ quân sự của Syria là "sự gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền", gây tổn hại đến quan hệ Moscow - Washington.


Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT.

"Tổng thống Vladimir Putin coi đợt không kích của Mỹ vào Syria là sự gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, vi phạm các chuẩn mực quốc tế và dựa trên cái cớ tự nghĩ ra", AFP dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trước báo giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích vào căn cứ không quân al-Shayrat ở gần Homs, Syria, vào 0h40 GMT hôm nay. Đây là động thái đáp trả cái ông cho là "vụ tấn công rất tàn bạo" do chính phủ Syria thực hiện ngày 4/4 nghi dùng vũ khí hóa học ở tỉnh Idlib, Syria, làm hơn 80 người chết.

"Quân đội Syria không có vũ khí hóa học", ông Peskov cho biết thêm. "Thực tế, quá trình tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của các lực lượng vũ trang Syria đã được Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) xác nhận và lưu lại".

Theo ông Peskov, hành động của Mỹ "gây tổn hại đáng kể đến quân hệ Moscow - Washington, vốn đã ở tình trạng đáng tiếc".

Tàu Mỹ phóng tên lửa tấn công căn cứ Syria

Nga sẽ triệu tập phiên họp khẩn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về vấn đề, RIA Novosti dẫn lời Viktor Ozerov, đứng đầu ủy ban an ninh và quốc phòng Thượng viện Nga, nói.

Không có công dân Nga nào bị thương trong đợt không kích, theo một nhà lập pháp Nga. Konstantin Kosachev, chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, nhận định có thể Tổng thống Trump đã vội vàng thông qua biện pháp quân sự dựa trên thông tin từ Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo Mỹ.

Như Tâm



 


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đa số các nước ủng hộ việc Hoa Kỳ tấn công hỏa tiễn vào Syria

Cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm vào sân bay quân sự Syria nhận được sự ủng hộ từ Israel và Anh, trong khi Nga và Iran ra sức phản đối.
*****************


Oanh kích vào Syria, Trump chứng tỏ quyết tâm hơn Obama

mediaTổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công căn cứ của Syria từ tư dinh Mar-a-Lago, Florida, ngày 06/04/2017.REUTERS/Carlos Barria

Qua việc tấn công Syria, sau khi chế độ Damas bị cáo buộc sử dụng chất độc hóa học tấn công thường dân, tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ quyết tâm hơn ông Obama, người đã lùi bước trong hoàn cảnh tương tự.

Vào ngày 21/08/2013, chế độ Bachar Al Assad đã vượt qua « lằn ranh đỏ » mà cựu tổng thống Obama đã vạch ra, với vụ tấn công bằng khí độc sarin ở ngoại ô thủ đô Damas, khiến 1.400 người thiệt mạng, đa số là thường dân, theo số liệu của phe đối lập Syria.

Hai ngày sau đó, ông Obama tuyên bố sẵn sàng tấn công vào quân đội của Bachar Al Assad. Lúc đó cả Luân Đôn lẫn Paris đều ủng hộ việc dùng vũ lực để trừng phạt chế độ Damas. Nhưng Obama sau đó đã gây bất ngờ ở cả Hoa Kỳ lẫn trên thế giới khi ông quyết định đưa vấn đề ra trước Quốc Hội Mỹ, khiến cho khả năng can thiệp quân sự vào Syria không thể xảy ra trong ngắn hạn.

Thái độ của tổng thống Obama đã khiến tổng thống Pháp François Hollande hết sức bất bình, vì lúc đó Paris đã sẵn sàng yểm trợ Mỹ tấn công Syria. Vì vụ này mà quan hệ Pháp-Mỹ đã xấu đi trong một thời gian.

Như vậy là dưới thời chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã không hề can thiệp chống chế độ Damas, mà ngược lại đã thượng lượng với chế độ này để đạt đến một thỏa thuận về việc dỡ bỏ kho vũ khí hóa học của Syria, dưới sự giám sát của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OIAC), một tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Nhưng có vẻ như là quân đội của chế độ Damas vẫn còn trong tay những vũ khí đó.

Sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mà chế độ Bachar Al Assad bị cáo buộc là thủ phạm, tổng thống Donald Trump ngày 05/04 đã cho rằng người tiền nhiệm của ông phải chịu một phần trách nhiệm, vì đã có quá nhiều « lằn ranh đỏ » bị vượt qua mà chế độ Damas không hề bị trừng trị.

Nhưng ngay cả đối với tổng thống Trump, vụ oanh kích ngày 06/04 cũng đánh dấu một sự chuyển hướng ngoạn mục trong chính sách của ông về Syria. Chỉ cách đây vài ngày, Washington còn cho thấy là họ không xem việc tổng thống Bachar Al Assad ra đi là điều kiện tiên quyết trong mọi giải pháp cho xung đột Syria, mà ưu tiên hàng đầu của Mỹ hiện nay chính là chống lực lượng thánh chiến Nhà Nước Hồi Giáo.

Trong thời gian tranh cử tổng thống, nhà tỷ phú Donald Trump cũng đã từng chỉ trích chính quyền Obama về chiến lược vừa chống chế độ Damas vừa chống khủng bố Hồi Giáo, cho rằng chiến lược này không hiệu quả. Cũng chính ông Trump đã công khai yêu cầu tổng thống Obama đừng can thiệp vào Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damas năm 2013.

Nhưng có lẽ là những hình ảnh trẻ em Syria chết thê thảm trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 04/04 đã khiến tổng thổng Mỹ thay đổi hoàn toàn chính sách đối với Syria, bất ngờ ra lệnh oanh kích vào chế độ Damas.

Vụ oanh kích có lẽ nhằm cho tổng thống Bachar Al Assad thấy rằng tổng thống Trump sẽ không để cho lãnh đạo Syria muốn làm gì thì làm như dưới thời Obama, tức là không để cho chế độ Damas thể tiếp tục vượt qua những « lằn ranh đỏ ».

Nhưng vấn đề đặt ra là vụ oanh kích này có sẽ là khởi đầu của một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, hay sẽ chỉ dừng ở đó. Nếu chỉ bắn vài chục tên lửa vào Syria rồi thôi thì sẽ chẳng giúp được gì cho việc chặn đứng cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 7 năm tại nước này.



************

Cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm vào sân bay quân sự Syria nhận được sự ủng hộ từ Israel và Anh, trong khi Nga và Iran ra sức phản đối.

Tàu khu trục Mỹ phóng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ Syria

Hai tàu khu trục Mỹ ở đông Địa Trung Hải sáng 7/4 phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk  nhắm vào căn cứ không quân Shayrat của quân đội Syria ở tỉnh Homs. Cuộc tấn công bất ngờ này của Mỹ thu hút sự ủng hộ từ các nước đồng minh, nhưng bị Nga, Iran và chính quyền Syria chỉ trích kịch liệt, theo Reuters.

Phản đối

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho rằng đợt tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ đã phá vỡ luật lệ quốc tế, gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ song phương. "Tổng thống Putin coi đợt không kích của Mỹ vào Syria là sự gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, vi phạm các chuẩn mực quốc tế và dựa trên cái cớ tự nghĩ ra", AFP dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Quan chức Mỹ cho biết đã thông báo cho phía Nga trước cuộc tấn công, đồng thời tìm cách tránh gây thiệt hại cho lực lượng Nga đóng tại sân bay. Tuy nhiên, họ khẳng định Washington không tìm cách xin phép Moscow trong cuộc không kích này. Tổng thống Trump ra lệnh tấn công chỉ một ngày sau khi cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào dân thường ở thị trấn Khan Sheikhoun. Phía Syria bác bỏ cáo buộc này.

Ông Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang Nga tuyên bố đợt không kích có thể phá hoại nỗ lực chống khủng bố tại Syria. Theo ông Kosachev, liên minh chống khủng bố Nga - Mỹ đã "chết từ trong trứng nước", đồng thời khẳng định "tên lửa hành trình Nga tấn công quân khủng bố, trong khi tên lửa Mỹ tấn công quân chính phủ Syria, những người đang dẫn đầu cuộc chiến chống khủng bố".

cac-nuoc-chia-re-sau-vu-ten-lua-my-tan-cong-san-bay-syria

Ông Kosachev chỉ trích nặng nề vụ tấn công của Mỹ. Ảnh: RT.

Thống đốc tỉnh Homs Talal Barazi  tuyên bố căn cứ Shayrat là nơi xuất kích của các chiến đấu cơ yểm trợ đường không trong chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phía đông thành phố Palmyra. Ông Barazi cáo buộc đây là hành động "hỗ trợ các nhóm khủng bố, cũng là âm mưu làm suy giảm tiềm lực quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi cho biết nước này lên án hành động sử dụng vũ khí hóa học, nhưng cho rằng việc lấy đó làm lý do tiến hành hoạt động quân sự đơn phương là rất nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế.

Ủng hộ

Anh gọi cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ vào sân bay quân sự Syria là "phản ứng phù hợp", khẳng định ủng hộ hết mình hành động này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Tổng thống Trump "đã gửi thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng, bằng cả lời nói và hành động", cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ không được tha thứ.

Thổ Nhĩ Kỳ gọi việc Mỹ không kích căn cứ không quân Syria là động thái "tích cực", kêu gọi cộng đồng quốc tế giữ quan điểm "trừng phạt" Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull mô tả đợt phóng tên lửa là phản ứng nhanh chóng và công bằng. Trong khi đó, Arab Saudi ca ngợi đây là "quyết định dũng cảm" của Tổng thống Trump. Liên minh Dân tộc Syria (SNC), lực lượng đối lập chính tại Syria, lên tiếng ca ngợi Mỹ sau cuộc tấn công, đồng thời kêu gọi Washington có thêm hành động tương tự.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande lên tiếng đổ lỗi cho Tổng thống Syria, khẳng định ông Assad là người duy nhất phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công của Mỹ.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói thêm rằng cuộc tấn công của Mỹ là "hành động có thể hiểu được". Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thể hiện sự ủng hộ với Mỹ, cho biết cuộc tấn công là "cách ngăn chặn tình huống xấu đi" tại Syria.

Sức mạnh tên lửa Tomahawk và vụ tấn công căn cứ Al-Shayrat do Mỹ thực hiện. Đồ họa: SCMP.

Sức mạnh tên lửa Tomahawk Mỹ. Bấm vào ảnh để xem chi tiết. Đồ họa: SCMP.

Tử Quỳnh



**************

Putin nói Mỹ không kích căn cứ Syria là 'gây hấn'

Tổng thống Nga coi việc Mỹ không kích căn cứ quân sự của Syria là "sự gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền", gây tổn hại đến quan hệ Moscow - Washington.


Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT.

"Tổng thống Vladimir Putin coi đợt không kích của Mỹ vào Syria là sự gây hấn nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, vi phạm các chuẩn mực quốc tế và dựa trên cái cớ tự nghĩ ra", AFP dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trước báo giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích vào căn cứ không quân al-Shayrat ở gần Homs, Syria, vào 0h40 GMT hôm nay. Đây là động thái đáp trả cái ông cho là "vụ tấn công rất tàn bạo" do chính phủ Syria thực hiện ngày 4/4 nghi dùng vũ khí hóa học ở tỉnh Idlib, Syria, làm hơn 80 người chết.

"Quân đội Syria không có vũ khí hóa học", ông Peskov cho biết thêm. "Thực tế, quá trình tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của các lực lượng vũ trang Syria đã được Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) xác nhận và lưu lại".

Theo ông Peskov, hành động của Mỹ "gây tổn hại đáng kể đến quân hệ Moscow - Washington, vốn đã ở tình trạng đáng tiếc".

Tàu Mỹ phóng tên lửa tấn công căn cứ Syria

Nga sẽ triệu tập phiên họp khẩn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về vấn đề, RIA Novosti dẫn lời Viktor Ozerov, đứng đầu ủy ban an ninh và quốc phòng Thượng viện Nga, nói.

Không có công dân Nga nào bị thương trong đợt không kích, theo một nhà lập pháp Nga. Konstantin Kosachev, chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, nhận định có thể Tổng thống Trump đã vội vàng thông qua biện pháp quân sự dựa trên thông tin từ Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo Mỹ.

Như Tâm



 


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm