Xe cán chó
Đại gia, phi cơ, tàu sắt và "chân dài"
Cách đây 3 hôm, một bản tin như thế này xuất hiện trên báo chí: “Hồ Ngọc Hà bỏ Cường đôla”.
Bạn có tự hỏi tin này dễ được chấp nhận hơn là điều ngược lại “Cường đôla bỏ Hồ Ngọc Hà”.
À, thì ra tiền - dù “ngoại tệ mạnh” - cũng chỉ là vật ngoại thân mà thôi. Cái gì người ta dễ có thì cũng dễ mất. Huống chi cái cách người ta có tiền như thế nào và tiêu tiền đó vào việc gì.
Sáng nay, một bản tin khác lại xuất hiện, cũng là chuyện tiền. Ấy là ước tính của Ngân hàng Thế giới: Việt Nam có tới 110 người siêu giàu. Siêu giàu, tức là những người có tài sản từ 30 triệu USD - khoảng 630 tỷ đồng trở lên.
Ù thì giới siêu giàu ở Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong chỉ một thập kỷ, nhưng vấn đề không phải là 110 hay 1.100 người siêu giàu, mà ở cái cách mà những người không giàu lo ngại khi họ tin rằng người giàu tích tụ của cải qua các hành vi thiếu chính đáng hoặc do quan hệ gia đình.
Thiếu chính đáng! Có là cái chắc. Con ông cháu cha hay “sinh ra đã trót giàu”! Đầy. Nhưng vấn đề chúng tôi muốn đặt ra hôm nay là những đại gia đã dùng những đồng tiền ấy để làm gì.
Một đại gia cùng lúc sắm 2 thủy phi cơ Cessna, loại thủy phi cơ hiện đại nhất của Mỹ. Giá mua mỗi chiếc dù chưa được công bố, nhưng báo chí đã ước tính vào khoảng 2,14 triệu USD, tức trên 45 tỉ đồng/chiếc. 90 tỷ đồng này sẽ được dùng để “vận chuyển du lịch”, để “bay ngắm cảnh”, để những quý bà quý cô quý ông quý ngài chỉ mất 30 phút trải nghiệm ngắm cảnh biển từ độ cao 150m đến 3.000m thay cho việc vất vả vật vã ngồi xe hơi 3-4 tiếng đi tới Hạ Long.
Cái đó cũng cần chứ. Nhu cầu tiêu tiền của người giàu đương nhiên khác người nghèo. Chỉ có điều, cái thủy phi cơ đó để phục vụ những công tử Bạc Liêu đời mới, phục vụ giới siêu giàu, những đại gia. Chỉ có điều, ngư dân chẳng hạn, cả đời có khi chẳng nhìn thấy một chiếc máy bay.
Không thể bắt người này phải giống người khác, đó là lẽ đương nhiên, nhưng dư luận đang thích hơn những chiếc máy bay, tàu sắt, ụ nổi mà ông Lâm- Đức Khải đang mua. Vâng, cũng là máy bay, nhưng đó là những chiếc trực thăng cứu hộ cứu nạn phục vụ ngư dân bám biển. Đó là ụ nổi, nhưng để dùng phục vụ hậu cần nghề cá, làm trạm nghỉ, cấp cứu y tế cho ngư dân.
Tôi thích ông Lâm- Đức Khải, cũng như thích đại gia Lê Ân vừa sắm giường hoàng gia bạc tỷ vừa phóng tay làm từ thiện, mà cách từ thiện lớn nhất là tạo việc làm cho đồng bào của mình theo triết lý: Con mình có cơm thì con người ta ít nhất cũng phải có cháo. Nếu phải kể thêm thì đó hẳn nhiên là anh Vũ - Hoa Sen. Kinh doanh thật đấy, nhưng qua đó, mang được đến cho nhiều đồng bào thiệt thòi của mình một tài sản còn quý hơn tiền: Nghị lực sống, ước mơ và hy vọng.
Tất nhiên, không thể buộc một công tử sinh ra trong tiền, như anh kim cương vàng bạc gì đó - cũng nổi như Cường đôla phải cưới vợ ở nhà hàng bình dân thay cho khách sạn 5 sao, không thể bắt anh phải đi xe cỏ thay cho Bentley, không thể buộc anh phải thích một cô gái “lỗ mũi 18 gánh lông”, thay vì một nữ ca sĩ chân dài đang nổi như cồn, lại càng không thể bắt anh phải tiêu tiền vì yêu nước.
Nhưng cái kết của mối tình “đại gia- chân dài” cũng không khó đoán lắm đâu. Một cách tiêu cực, thì đó là khi ''chân dài'' gặp một ''đại gia'' còn “đông tiền” hơn. Hay tích cực, thì đó là khi cô ấy nhận thấy sự khác biệt giữa một người giàu và một trọc phú.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Đại gia, phi cơ, tàu sắt và "chân dài"
Cách đây 3 hôm, một bản tin như thế này xuất hiện trên báo chí: “Hồ Ngọc Hà bỏ Cường đôla”.
Bạn có tự hỏi tin này dễ được chấp nhận hơn là điều ngược lại “Cường đôla bỏ Hồ Ngọc Hà”.
À, thì ra tiền - dù “ngoại tệ mạnh” - cũng chỉ là vật ngoại thân mà thôi. Cái gì người ta dễ có thì cũng dễ mất. Huống chi cái cách người ta có tiền như thế nào và tiêu tiền đó vào việc gì.
Sáng nay, một bản tin khác lại xuất hiện, cũng là chuyện tiền. Ấy là ước tính của Ngân hàng Thế giới: Việt Nam có tới 110 người siêu giàu. Siêu giàu, tức là những người có tài sản từ 30 triệu USD - khoảng 630 tỷ đồng trở lên.
Ù thì giới siêu giàu ở Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong chỉ một thập kỷ, nhưng vấn đề không phải là 110 hay 1.100 người siêu giàu, mà ở cái cách mà những người không giàu lo ngại khi họ tin rằng người giàu tích tụ của cải qua các hành vi thiếu chính đáng hoặc do quan hệ gia đình.
Thiếu chính đáng! Có là cái chắc. Con ông cháu cha hay “sinh ra đã trót giàu”! Đầy. Nhưng vấn đề chúng tôi muốn đặt ra hôm nay là những đại gia đã dùng những đồng tiền ấy để làm gì.
Một đại gia cùng lúc sắm 2 thủy phi cơ Cessna, loại thủy phi cơ hiện đại nhất của Mỹ. Giá mua mỗi chiếc dù chưa được công bố, nhưng báo chí đã ước tính vào khoảng 2,14 triệu USD, tức trên 45 tỉ đồng/chiếc. 90 tỷ đồng này sẽ được dùng để “vận chuyển du lịch”, để “bay ngắm cảnh”, để những quý bà quý cô quý ông quý ngài chỉ mất 30 phút trải nghiệm ngắm cảnh biển từ độ cao 150m đến 3.000m thay cho việc vất vả vật vã ngồi xe hơi 3-4 tiếng đi tới Hạ Long.
Cái đó cũng cần chứ. Nhu cầu tiêu tiền của người giàu đương nhiên khác người nghèo. Chỉ có điều, cái thủy phi cơ đó để phục vụ những công tử Bạc Liêu đời mới, phục vụ giới siêu giàu, những đại gia. Chỉ có điều, ngư dân chẳng hạn, cả đời có khi chẳng nhìn thấy một chiếc máy bay.
Không thể bắt người này phải giống người khác, đó là lẽ đương nhiên, nhưng dư luận đang thích hơn những chiếc máy bay, tàu sắt, ụ nổi mà ông Lâm- Đức Khải đang mua. Vâng, cũng là máy bay, nhưng đó là những chiếc trực thăng cứu hộ cứu nạn phục vụ ngư dân bám biển. Đó là ụ nổi, nhưng để dùng phục vụ hậu cần nghề cá, làm trạm nghỉ, cấp cứu y tế cho ngư dân.
Tôi thích ông Lâm- Đức Khải, cũng như thích đại gia Lê Ân vừa sắm giường hoàng gia bạc tỷ vừa phóng tay làm từ thiện, mà cách từ thiện lớn nhất là tạo việc làm cho đồng bào của mình theo triết lý: Con mình có cơm thì con người ta ít nhất cũng phải có cháo. Nếu phải kể thêm thì đó hẳn nhiên là anh Vũ - Hoa Sen. Kinh doanh thật đấy, nhưng qua đó, mang được đến cho nhiều đồng bào thiệt thòi của mình một tài sản còn quý hơn tiền: Nghị lực sống, ước mơ và hy vọng.
Tất nhiên, không thể buộc một công tử sinh ra trong tiền, như anh kim cương vàng bạc gì đó - cũng nổi như Cường đôla phải cưới vợ ở nhà hàng bình dân thay cho khách sạn 5 sao, không thể bắt anh phải đi xe cỏ thay cho Bentley, không thể buộc anh phải thích một cô gái “lỗ mũi 18 gánh lông”, thay vì một nữ ca sĩ chân dài đang nổi như cồn, lại càng không thể bắt anh phải tiêu tiền vì yêu nước.
Nhưng cái kết của mối tình “đại gia- chân dài” cũng không khó đoán lắm đâu. Một cách tiêu cực, thì đó là khi ''chân dài'' gặp một ''đại gia'' còn “đông tiền” hơn. Hay tích cực, thì đó là khi cô ấy nhận thấy sự khác biệt giữa một người giàu và một trọc phú.