Quán Bên Đường
Đại tướng Cao Văn Viên phân tích tình hình chiến sự tại Phước Long 1/1975
Đại tướng Cao Văn Viên phân tích tình hình chiến sự tại Phước Long 1/1975
Bản đồ trận chiến Phước Long
Sau Hiệp định Paris (ký ngày 27-1-1973 và có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28-1-1973), suốt từ tháng 2/1973 đến tháng 11/1974, Cộng quân ( CQ) đã hoàn toàn thất bại trong mưu toan đánh chiếm một tỉnh lỵ nào của Việt Nam Cộng Hòa. Cuối cùng CQ đã trở lại Phước Long, một tỉnh nằm ở khu vực cực Tây Bắc của Quân khu 3 (Vùng 3 chiến thuật) để chuẩn bị mở một cuộc tấn công lớn vào tỉnh này. Ngay từ đầu tháng 10/1974, Phòng 2/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH đã thu thập được nhiều tin tức tình báo tổng hợp cho thấy địch đang chuẩn bị để tiến hành kế hoạch tấn công Phước Long. Trận chiến đã diễn ra vào ngày 13 tháng 12/1974 và kết thúc vào ngày 6 tháng 1/1975 sau khi tỉnh lỵ Phước Long thất thủ.
Sau đây là diễn tiến của trận chiến Phước Long trong giai đoạn 1, từ 13/12/1974 đến cuối tháng 12/1974, phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ được phổ biến vào tháng Sáu 1982 (nguyên bản bằng tiếng Anh, do dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang tiếng Việt), tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu, bản tin chiến sự hàng ngày do Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí.
* Lược ghi về tỉnh Phước Long
Tỉnh Phước Long nằm cách Sài Gòn khoảng 120 km theo đường chim bay về hướng Tây Bắc. Đây là tỉnh nằm sát biên giới với Cam Bốt, tỉnh gồm 4 quận: Đức Phong, Phước Bình, Bố Đức và Đôn Luân. Dân số khoảng 30 ngàn người mà phần lớn là người sắc tộc gốc Stieng, Mnong, đa số sống bằng nghề gỗ và cao su. Phần còn lại là người Kinh làm nghề buôn bán, làm công cho đồn điền và công chức.
Tỉnh Phước Long thông thương với Sài Gòn bằng liên tỉnh lộ 1A và Quốc lộ 14. Cũng với con đường 14, tỉnh này nối liền với Quảng Đức và Ban Mê Thuột nằm về hướng Đông Bắc. Phi trường của tỉnh trải nhựa và có thể dùng cho phi cơ C-130 lên xuống được. Sương mù thường xuyên bao phủ vào buổi sáng, những ngày nắng thì đến 8-9 giờ sương mới tan, về mùa mưa thì phải đến 10, 11 giờ trời mới quang đãng.
* Hệ thống tiếp tế cho Phước Long
Việc tiếp tế cho tỉnh được thực hiện bởi các đoàn xe vận tải quân đội chạy trên liên tỉnh lộ 1A và Quốc lộ 14. Thổ sản của Phước Long cũng được vận chuyển về Sài Gòn bằng hai ngã này. Tuy nhiên, sau khi lệnh ngưng bắn theo Hiệp định Paris được công bố, chỉ một tuần sau Cộng quân đã bắt đầu cắt đứt hai đường này thành nhiều chặng, do đó việc tiếp tế cho tỉnh đã phải dùng đến trực thăng và phi cơ vận tải, kể cả việc tiếp tế cho bốn quận trong tỉnh. Nhu cầu hàng tháng của tỉnh cần từ 400 đến 500 tấn hàng hóa gồm gạo, muối, đường, nhiên liệu.
Từ tháng 8/1974, Quân đoàn 3 đã phối hợp với Quân đoàn 2 tổ chức cuộc hành quân quy mô để mở lại con đường 14. Cuộc hành quân đã giải tỏa được áp lực địch, giảm được gánh nặng tiếp tế bằng đường hàng không, từ đó chỉ có các thứ nhu yếu như đạn dược, nhiên liệu và thuốc men mới được vận chuyển bằng phi cơ, các thứ khác được chở bằng quân xa.
Ngày 14 tháng 12/1974, quận lỵ Đức Phong nằm dọc theo đường tiếp tế bị địch tấn công, do đó việc tiếp tế cho tỉnh Phước Long bằng đường bộ bị gián đoạn và phải nhờ đến không vận. Vào thời gian này việc chuyên chở hàng tiếp tế bằng phi cơ rất tốn kém và nguy hiểm vì các cụm phòng không của CQ bắn lên.
Đại Tướng Cao Văn Viên
* Trận chiến tại Phước Long trong giai đoạn 1
Lực lượng bảo vệ tỉnh Phước Long gồm có 5 tiểu đoàn Địa Phương Quân, 48 trung đội Nghĩa quân với tổng số khoảng 1,000 người mà phần lớn là người Thượng, và 4 trung đội Pháo binh diện địa. Về sau có thêm 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 7 Bộ binh, hai pháo đội Pháo binh thuộc Sư đoàn 5 BB (gồm 6 khẩu đội 105 ly và 4 khẩu 155 ly), ba đại đội Trinh sát thuộc các Sư đoàn 5, 18 và 25 đến tăng cường.
Trận chiến tại tỉnh Phước Long bắt đầu ngày 13 tháng 12/1974 khi Cộng quân (CQ) tung ra cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân nhưng bị tiểu đoàn Địa phương quân phòng thủ quận chống trả mãnh liệt và nhờ có sự yểm trợ của Không quân nên đơn vị trú phòng đã đẩy lùi được CQ. Qua đêm hôm sau, 14 tháng 12/1974, CQ mở trận tấn công chớp nhoáng tương tự vào quận lỵ Đức Phong và Bố Đức. Do áp lực địch quá nặng, trong khi lực lượng yểm trợ chưa tiếp ứng kịp, nên hai quận lỵ này đã bị CQ tràn ngập nhanh chóng. Đêm kế tiếp, 15/12, một đơn vị Pháo binh của Địa phương quân bị địch tấn công, hai khẩu 105 ly bị mất.
Trước tình hình nguy kịch của mặt trận Phước Long, Quân đoàn 3 đã điều động trực thăng vận đưa hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh từ Lai Khê lên Phước Long. Nhờ có lực lượng viện binh đến nên bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Long đã tổ chức phản công tái chiếm Bố Đức vào ngày 16 tháng 12. Trong thời gian này, nỗ lực bộ chiến yểm trợ hữu hiệu nhất là một tiểu đoàn Bộ binh và hai tiểu đoàn Địa phương quân. Do áp lực của đối phương, một số đại đội Địa phương quân, nhiều trung đội Nghĩa quân và Nhân dân Tự vệ đã phải triệt thoái rút về tỉnh lỵ. Cuối cùng chỉ còn lực lượng gồm Bộ binh và vài đơn vị Địa phương quân được giao trách nhiệm bảo vệ quận Tân Bình, và chĩ giữ được một phần. Phi trường gần tỉnh lỵ thì do một đơn vị Tiếp vận bảo vệ.
Được Bộ Tổng Tham mưu yểm trợ, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 huy động các thành phần Tiếp vận khẩn cấp đưa vũ khí, đạn dược và các loại quân trang quân dụng đến tận nơi bằng phi cơ C-130, C-47, và trực thăng để tái trang bị cho các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân ở các quận rút về tỉnh. Khi trở về, các phi cơ chở theo nhiều thân nhân quân sĩ và gia đình công chức để họ khỏi bị vướng bận cũng như làm nhẹ đi nhu cầu tiếp tế. Vào lúc này, áp lực của địch ngày càng gia tăng. Phi trường Sông Bé bị pháo kích liên tục và nặng nề. Phi cơ tiếp tế bị các cụm phòng không của CQ từ hướng Bắc và Tây Nam bắn lên dữ dội. Một phi cơ C-130 bị trúng đạn trong khi đang hạ cánh và sau đó đã không cất cánh được. Qua ngày hôm sau, một phi cơ C-130 khác chở đồ tiếp tế và một toán chuyên viên kỹ thuật để sửa chữa cho chiếc bị hư thì cũng bị bắn khi cất cánh trở về và phi cơ này bị hư hại hoàn toàn.Trong những ngày giữa tháng 12/1974, CQ vừa pháo kích vào phi trường để làm tê liệt việc tiếp tế, vừa di chuyển các dàn cao xạ vào sát gần khu vực thị xã và các ngã đường được trực thăng và phi cơ thám thính tạm dùng để làm bãi đáp. Lai Khê, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB đặt bản doanh và cũng là căn cứ quan trọng trong khu vực để trực thăng nhận thêm nhiên liệu bay lên Phước Long, cũng thường xuyên bị đe dọa bởi các đợt pháo kích của CQ.
Cùng với nỗ lực làm tê liệt hoạt động tại phi trường bằng pháo kích, CSBV đã tung ra đợt tấn công cường tập khác vào quận Bố Đức và địch tràn ngập quận này vào đêm 22 tháng 12. Bốn ngày sau, lực lượng của sư đoàn 7 CSBV đã mở lại trận tấn công vào Đôn Luân và chiếm chi khu này. Sau khi Bố Đức và Đôn Luân thất thủ, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH tại tỉnh Phước Long còn lại thị xã tỉnh lỵ và quận lỵ Phước Bình.
Đêm 30 tháng 12/1974, sư đoàn 7 CSBV và sư đoàn 3 CQ tân lập đã cùng tấn công vào Phước Bình, CQ đã tiến sát đến hàng rào phòng thủ. Lần này lực lượng bộ binh của CQ được tăng cường 1 thiết đoàn chiến xa và 1 lữ đoàn pháo binh yểm trợ. Trận đánh kéo dài suốt đêm đó và qua chiều hôm sau mới tạm lắng, trong trận này trung tâm hành quân và bộ chỉ huy chi khu bị hư hại nặng. Lực lượng phòng thủ gồm có lực lượng Địa phương quân của quận và 1 tiểu đoàn Bộ binh của Sư đoàn 5 BB phải rút lui lập phòng tuyến mới chung quanh phi trường Sông Bé. Tại đây, trong một cuộc tấn công, 4 chiến xa của CQ bị lực lượng trú phòng bắn cháy tại đầu phi đạo, 50 CQ bị hạ sát hoặc bị bắt.
Cùng thời gian này một bộ phận khác của CQ có ý chận đường rút quân của một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5 BB nên đã vượt núi Bà Rá để đe dọa tỉnh lỵ. Sau một ngày kịch chiến, tiểu đoàn Bộ binh và đơn vị Địa phương quân của quận Phước Bình đã bắt tay được với lực lượng phòng thủ tỉnh. Để tạo áp lực, CQ đã tiến hành cả tấn công vào ban ngày, đến đêm thì CQ bắn trực xạ vào vị trí phòng ngự của các đơn vị VNCH.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Biên Hùng chuyển
Đại tướng Cao Văn Viên phân tích tình hình chiến sự tại Phước Long 1/1975
Đại tướng Cao Văn Viên phân tích tình hình chiến sự tại Phước Long 1/1975
Bản đồ trận chiến Phước Long
Sau Hiệp định Paris (ký ngày 27-1-1973 và có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28-1-1973), suốt từ tháng 2/1973 đến tháng 11/1974, Cộng quân ( CQ) đã hoàn toàn thất bại trong mưu toan đánh chiếm một tỉnh lỵ nào của Việt Nam Cộng Hòa. Cuối cùng CQ đã trở lại Phước Long, một tỉnh nằm ở khu vực cực Tây Bắc của Quân khu 3 (Vùng 3 chiến thuật) để chuẩn bị mở một cuộc tấn công lớn vào tỉnh này. Ngay từ đầu tháng 10/1974, Phòng 2/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH đã thu thập được nhiều tin tức tình báo tổng hợp cho thấy địch đang chuẩn bị để tiến hành kế hoạch tấn công Phước Long. Trận chiến đã diễn ra vào ngày 13 tháng 12/1974 và kết thúc vào ngày 6 tháng 1/1975 sau khi tỉnh lỵ Phước Long thất thủ.
Sau đây là diễn tiến của trận chiến Phước Long trong giai đoạn 1, từ 13/12/1974 đến cuối tháng 12/1974, phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ được phổ biến vào tháng Sáu 1982 (nguyên bản bằng tiếng Anh, do dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang tiếng Việt), tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu, bản tin chiến sự hàng ngày do Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí.
* Lược ghi về tỉnh Phước Long
Tỉnh Phước Long nằm cách Sài Gòn khoảng 120 km theo đường chim bay về hướng Tây Bắc. Đây là tỉnh nằm sát biên giới với Cam Bốt, tỉnh gồm 4 quận: Đức Phong, Phước Bình, Bố Đức và Đôn Luân. Dân số khoảng 30 ngàn người mà phần lớn là người sắc tộc gốc Stieng, Mnong, đa số sống bằng nghề gỗ và cao su. Phần còn lại là người Kinh làm nghề buôn bán, làm công cho đồn điền và công chức.
Tỉnh Phước Long thông thương với Sài Gòn bằng liên tỉnh lộ 1A và Quốc lộ 14. Cũng với con đường 14, tỉnh này nối liền với Quảng Đức và Ban Mê Thuột nằm về hướng Đông Bắc. Phi trường của tỉnh trải nhựa và có thể dùng cho phi cơ C-130 lên xuống được. Sương mù thường xuyên bao phủ vào buổi sáng, những ngày nắng thì đến 8-9 giờ sương mới tan, về mùa mưa thì phải đến 10, 11 giờ trời mới quang đãng.
* Hệ thống tiếp tế cho Phước Long
Việc tiếp tế cho tỉnh được thực hiện bởi các đoàn xe vận tải quân đội chạy trên liên tỉnh lộ 1A và Quốc lộ 14. Thổ sản của Phước Long cũng được vận chuyển về Sài Gòn bằng hai ngã này. Tuy nhiên, sau khi lệnh ngưng bắn theo Hiệp định Paris được công bố, chỉ một tuần sau Cộng quân đã bắt đầu cắt đứt hai đường này thành nhiều chặng, do đó việc tiếp tế cho tỉnh đã phải dùng đến trực thăng và phi cơ vận tải, kể cả việc tiếp tế cho bốn quận trong tỉnh. Nhu cầu hàng tháng của tỉnh cần từ 400 đến 500 tấn hàng hóa gồm gạo, muối, đường, nhiên liệu.
Từ tháng 8/1974, Quân đoàn 3 đã phối hợp với Quân đoàn 2 tổ chức cuộc hành quân quy mô để mở lại con đường 14. Cuộc hành quân đã giải tỏa được áp lực địch, giảm được gánh nặng tiếp tế bằng đường hàng không, từ đó chỉ có các thứ nhu yếu như đạn dược, nhiên liệu và thuốc men mới được vận chuyển bằng phi cơ, các thứ khác được chở bằng quân xa.
Ngày 14 tháng 12/1974, quận lỵ Đức Phong nằm dọc theo đường tiếp tế bị địch tấn công, do đó việc tiếp tế cho tỉnh Phước Long bằng đường bộ bị gián đoạn và phải nhờ đến không vận. Vào thời gian này việc chuyên chở hàng tiếp tế bằng phi cơ rất tốn kém và nguy hiểm vì các cụm phòng không của CQ bắn lên.
Đại Tướng Cao Văn Viên
* Trận chiến tại Phước Long trong giai đoạn 1
Lực lượng bảo vệ tỉnh Phước Long gồm có 5 tiểu đoàn Địa Phương Quân, 48 trung đội Nghĩa quân với tổng số khoảng 1,000 người mà phần lớn là người Thượng, và 4 trung đội Pháo binh diện địa. Về sau có thêm 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 7 Bộ binh, hai pháo đội Pháo binh thuộc Sư đoàn 5 BB (gồm 6 khẩu đội 105 ly và 4 khẩu 155 ly), ba đại đội Trinh sát thuộc các Sư đoàn 5, 18 và 25 đến tăng cường.
Trận chiến tại tỉnh Phước Long bắt đầu ngày 13 tháng 12/1974 khi Cộng quân (CQ) tung ra cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân nhưng bị tiểu đoàn Địa phương quân phòng thủ quận chống trả mãnh liệt và nhờ có sự yểm trợ của Không quân nên đơn vị trú phòng đã đẩy lùi được CQ. Qua đêm hôm sau, 14 tháng 12/1974, CQ mở trận tấn công chớp nhoáng tương tự vào quận lỵ Đức Phong và Bố Đức. Do áp lực địch quá nặng, trong khi lực lượng yểm trợ chưa tiếp ứng kịp, nên hai quận lỵ này đã bị CQ tràn ngập nhanh chóng. Đêm kế tiếp, 15/12, một đơn vị Pháo binh của Địa phương quân bị địch tấn công, hai khẩu 105 ly bị mất.
Trước tình hình nguy kịch của mặt trận Phước Long, Quân đoàn 3 đã điều động trực thăng vận đưa hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh từ Lai Khê lên Phước Long. Nhờ có lực lượng viện binh đến nên bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Long đã tổ chức phản công tái chiếm Bố Đức vào ngày 16 tháng 12. Trong thời gian này, nỗ lực bộ chiến yểm trợ hữu hiệu nhất là một tiểu đoàn Bộ binh và hai tiểu đoàn Địa phương quân. Do áp lực của đối phương, một số đại đội Địa phương quân, nhiều trung đội Nghĩa quân và Nhân dân Tự vệ đã phải triệt thoái rút về tỉnh lỵ. Cuối cùng chỉ còn lực lượng gồm Bộ binh và vài đơn vị Địa phương quân được giao trách nhiệm bảo vệ quận Tân Bình, và chĩ giữ được một phần. Phi trường gần tỉnh lỵ thì do một đơn vị Tiếp vận bảo vệ.
Được Bộ Tổng Tham mưu yểm trợ, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 huy động các thành phần Tiếp vận khẩn cấp đưa vũ khí, đạn dược và các loại quân trang quân dụng đến tận nơi bằng phi cơ C-130, C-47, và trực thăng để tái trang bị cho các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân ở các quận rút về tỉnh. Khi trở về, các phi cơ chở theo nhiều thân nhân quân sĩ và gia đình công chức để họ khỏi bị vướng bận cũng như làm nhẹ đi nhu cầu tiếp tế. Vào lúc này, áp lực của địch ngày càng gia tăng. Phi trường Sông Bé bị pháo kích liên tục và nặng nề. Phi cơ tiếp tế bị các cụm phòng không của CQ từ hướng Bắc và Tây Nam bắn lên dữ dội. Một phi cơ C-130 bị trúng đạn trong khi đang hạ cánh và sau đó đã không cất cánh được. Qua ngày hôm sau, một phi cơ C-130 khác chở đồ tiếp tế và một toán chuyên viên kỹ thuật để sửa chữa cho chiếc bị hư thì cũng bị bắn khi cất cánh trở về và phi cơ này bị hư hại hoàn toàn.Trong những ngày giữa tháng 12/1974, CQ vừa pháo kích vào phi trường để làm tê liệt việc tiếp tế, vừa di chuyển các dàn cao xạ vào sát gần khu vực thị xã và các ngã đường được trực thăng và phi cơ thám thính tạm dùng để làm bãi đáp. Lai Khê, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB đặt bản doanh và cũng là căn cứ quan trọng trong khu vực để trực thăng nhận thêm nhiên liệu bay lên Phước Long, cũng thường xuyên bị đe dọa bởi các đợt pháo kích của CQ.
Cùng với nỗ lực làm tê liệt hoạt động tại phi trường bằng pháo kích, CSBV đã tung ra đợt tấn công cường tập khác vào quận Bố Đức và địch tràn ngập quận này vào đêm 22 tháng 12. Bốn ngày sau, lực lượng của sư đoàn 7 CSBV đã mở lại trận tấn công vào Đôn Luân và chiếm chi khu này. Sau khi Bố Đức và Đôn Luân thất thủ, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH tại tỉnh Phước Long còn lại thị xã tỉnh lỵ và quận lỵ Phước Bình.
Đêm 30 tháng 12/1974, sư đoàn 7 CSBV và sư đoàn 3 CQ tân lập đã cùng tấn công vào Phước Bình, CQ đã tiến sát đến hàng rào phòng thủ. Lần này lực lượng bộ binh của CQ được tăng cường 1 thiết đoàn chiến xa và 1 lữ đoàn pháo binh yểm trợ. Trận đánh kéo dài suốt đêm đó và qua chiều hôm sau mới tạm lắng, trong trận này trung tâm hành quân và bộ chỉ huy chi khu bị hư hại nặng. Lực lượng phòng thủ gồm có lực lượng Địa phương quân của quận và 1 tiểu đoàn Bộ binh của Sư đoàn 5 BB phải rút lui lập phòng tuyến mới chung quanh phi trường Sông Bé. Tại đây, trong một cuộc tấn công, 4 chiến xa của CQ bị lực lượng trú phòng bắn cháy tại đầu phi đạo, 50 CQ bị hạ sát hoặc bị bắt.
Cùng thời gian này một bộ phận khác của CQ có ý chận đường rút quân của một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5 BB nên đã vượt núi Bà Rá để đe dọa tỉnh lỵ. Sau một ngày kịch chiến, tiểu đoàn Bộ binh và đơn vị Địa phương quân của quận Phước Bình đã bắt tay được với lực lượng phòng thủ tỉnh. Để tạo áp lực, CQ đã tiến hành cả tấn công vào ban ngày, đến đêm thì CQ bắn trực xạ vào vị trí phòng ngự của các đơn vị VNCH.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Biên Hùng chuyển