Trang lá cải
Đang phát quà từ thiện cho trẻ nhỏ, một người đàn ông lao tới ngăn cản bởi vì…
Một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ. Mọi người không khỏi xúc động, chuẩn bị phát quà thì bị ngăn cản.
Bài học về sự cho đi rút ra sau chuyến từ thiện
” Khi thấy mọi người quay vào xe lấy quà để tặng cho một em bé da đen đói rách đang đuổi theo xe, một tình nguyện viên trong đoàn bất ngờ quát lớn: “Các anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!”
Mọi người không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai tình nguyện viên người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm.
Tình nguyện viên người Mĩ quay nói tiếp với cậu bé da đen:”Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. .
Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.
Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.
“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?”
Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.
Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.
“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.
“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.
Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…
Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:
“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế.
Nhưng các bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên.
Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”
Đừng cho đi một cách quá dễ dãi!
Câu chuyện trên gợi nhắc cho nhiều người về triết lý viên kẹo: Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.
Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: “Hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác. Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn.
Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm.
Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.
Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho.
Giống như câu chuyện kể về chuyến từ thiện ở trên, dường như những đứa trẻ nghèo khổ ở vùng đất ấy đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây.
Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà và đuổi theo để nhận quà vì biết chắc rằng, chỉ cần có xe cứu trợ đến chúng sẽ có những thứ mình cần.
Điều này vô hình dung khiến cho những đứa trẻ hình thành thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ con, bởi chúng là những trang giấy trắng với nhận thức còn non nớt, người ta vẽ lên những trang giấy ấy màu sắc gì, chúng sẽ mang những điều học được ấy đi theo suốt cuộc đời.
Chính vì vậy mà tình nguyện viên người Mỹ đã yêu cầu những đứa trẻ da đen khuân hàng hóa, hay hát một bài để nhận được thù lao là những phần quà cứu trợ chứ kiên quyết không cho không chúng.
Bởi anh không muốn những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên.
Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.
Đại thi hào nước Nga Lép-Tôn-Xtôi đã nói: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Ai mà chẳng khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc, nhưng nếu chúng ta cứ mãi chờ đợi thì có phải là ta đang phụ thuộc vào cuộc sống. Ta cần phải làm chủ cuộc sống, chủ động tìm những điều mới lạ cho cuộc sống thêm năng động.
Tốt nhất là hãy dùng chính đôi tay ta để làm nên món quà ý nghĩa, đừng để người khác ban tặng. Chờ đợi, cầu mong một thứ không thuộc về mình thì không có gì đáng tự hào, mà khi có được rồi ta sẽ không trân trọng.
Chỉ khi ta tự tay làm mới hiểu được giá trị của nó. Cuộc sống bắt đầu từ những điều giản đơn, cuộc sống càng tươi đẹp khi được chính bàn tay ta chăm bón. Khi làm được điều đó bạn mới hiểu được giá trị của cuộc sống.
Còn những kẻ chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ, ban phát của người khác thì chẳng bao giờ thành công.
theo Thế giới trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Đang phát quà từ thiện cho trẻ nhỏ, một người đàn ông lao tới ngăn cản bởi vì…
Một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ. Mọi người không khỏi xúc động, chuẩn bị phát quà thì bị ngăn cản.
Bài học về sự cho đi rút ra sau chuyến từ thiện
” Khi thấy mọi người quay vào xe lấy quà để tặng cho một em bé da đen đói rách đang đuổi theo xe, một tình nguyện viên trong đoàn bất ngờ quát lớn: “Các anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!”
Mọi người không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai tình nguyện viên người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm.
Tình nguyện viên người Mĩ quay nói tiếp với cậu bé da đen:”Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. .
Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.
Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.
“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?”
Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.
Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.
“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.
“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.
Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…
Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:
“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế.
Nhưng các bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên.
Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”
Đừng cho đi một cách quá dễ dãi!
Câu chuyện trên gợi nhắc cho nhiều người về triết lý viên kẹo: Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.
Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: “Hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác. Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn.
Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm.
Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.
Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho.
Giống như câu chuyện kể về chuyến từ thiện ở trên, dường như những đứa trẻ nghèo khổ ở vùng đất ấy đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây.
Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà và đuổi theo để nhận quà vì biết chắc rằng, chỉ cần có xe cứu trợ đến chúng sẽ có những thứ mình cần.
Điều này vô hình dung khiến cho những đứa trẻ hình thành thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ con, bởi chúng là những trang giấy trắng với nhận thức còn non nớt, người ta vẽ lên những trang giấy ấy màu sắc gì, chúng sẽ mang những điều học được ấy đi theo suốt cuộc đời.
Chính vì vậy mà tình nguyện viên người Mỹ đã yêu cầu những đứa trẻ da đen khuân hàng hóa, hay hát một bài để nhận được thù lao là những phần quà cứu trợ chứ kiên quyết không cho không chúng.
Bởi anh không muốn những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên.
Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.
Đại thi hào nước Nga Lép-Tôn-Xtôi đã nói: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Ai mà chẳng khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc, nhưng nếu chúng ta cứ mãi chờ đợi thì có phải là ta đang phụ thuộc vào cuộc sống. Ta cần phải làm chủ cuộc sống, chủ động tìm những điều mới lạ cho cuộc sống thêm năng động.
Tốt nhất là hãy dùng chính đôi tay ta để làm nên món quà ý nghĩa, đừng để người khác ban tặng. Chờ đợi, cầu mong một thứ không thuộc về mình thì không có gì đáng tự hào, mà khi có được rồi ta sẽ không trân trọng.
Chỉ khi ta tự tay làm mới hiểu được giá trị của nó. Cuộc sống bắt đầu từ những điều giản đơn, cuộc sống càng tươi đẹp khi được chính bàn tay ta chăm bón. Khi làm được điều đó bạn mới hiểu được giá trị của cuộc sống.
Còn những kẻ chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ, ban phát của người khác thì chẳng bao giờ thành công.
theo Thế giới trẻ