Văn Học & Nghệ Thuật
Đêm hát cho người tị nạn và tương lai Việt Nam
Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Một
buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật nhân tuần lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Ðen,
Hội Quán Thơ Nhạc của Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học sẽ tổ chức một
đêm sinh hoạt đấu tranh với chủ đề “Hát Cho Thuyền Nhân” tại trụ sở của
viện ở Westminster suốt từ 8 giờ tối đến 12 giờ khuya Thứ Bảy, 26 Tháng
Tư.
Theo anh Minh Nguyễn, người phụ trách chương trình, cho biết thì chủ đề nay anh chị em trong hội quán đã đổi thành “Hát Cho Người Tị Nạn và Tương Lai Việt Nam.” Lý do “vì trong bao năm qua, chúng ta tổ chức tưởng niệm đến những đau thương mất mát do biến cố 30 Tháng Tư gây ra trong đó thuyền nhân là những người đã phải chịu biết bao thảm cảnh làm rung chuyển lương tâm nhân loại. Chúng ta đã hát với nhau chia sẻ với thuyền nhân, nhắc đến những thảm cảnh, những chia ly mất mát. Năm nay anh chị em trong hội quán muốn nới rộng phạm vi sinh hoạt này, không chỉ cho thuyền nhân mà cho tất cả những người tị nạn Cộng Sản. Chương trình sẽ hướng về đấu tranh để đồng hành cùng các giới tranh đấu, đặc biệt là tuổi trẻ ở trong nước. Vì thế chương trình sẽ hết sức phong phú.”
|
Ði vào chi tiết, anh Minh Nguyễn sơ lược về nội dung chương trình gồm có những ca khúc, văn thơ nói lên tiếng nói khao khát tự do, mơ ước nhân quyền và tinh thần bảo vệ quê hương... Theo anh Minh thì “truyền bá đi rộng khắp những ca khúc và văn thơ tranh đấu ở trong nước là chúng ta sẽ đồng hành với các thế hệ trẻ già ở trong nước, tiếp tay được phần nào trong cuộc tranh đấu chung này.”
Anh Minh còn cho biết, chương trình cũng vinh danh người lính VNCH. Tinh thần tranh đấu của người lính VNCH dù trong hoàn cảnh nào cũng không bị khuất phục. Anh Minh nhắc đến “người tù thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu vừa được cộng sản thả ra trong tình trạng sức khỏe rất bi đát. Nguyễn Hữu Cầu là một người lính Biệt Ðộng Quân trong QLVNCH. Dù biết rằng sẽ bị cầm tù, bị đối xử dã man tàn bạo, người lính Nguyễn Hữu Cầu vẫn quyết không nhận những tội mà Cộng Sản bắt nhận như phản bội đất nước, phản bội dân tộc v.v...
Nhắc đến Việt Khang, tác giả hai bản nhạc làm rung chuyển tâm tư mọi người Việt Nam yêu nước, “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Ðâu?”, anh Minh Nguyễn chủ trương rằng “chúng ta phải hát, hát mãi lên hai bản nhạc này cho đến khi nào CSVN phải thả Việt Khang.”
Kể đến văn thơ tranh đấu ở trong nước, anh Minh Nguyễn cho biết chương trình sẽ có những mục đọc thơ, văn của Trần Mạnh Hảo, Trần Ðức Thạch... ở trong nước và của Trần Trung Ðạo ở ngoài nước viết về Ðỗ Thị Minh Hạnh ca tụng tinh thần tranh đấu kiên cường, bất khuất của người phụ nữ trẻ trung này.
Có mặt và thường xuyên sinh hoạt tại Viện Việt Học từ 5 năm nay, Hội Quán Thơ Nhạc trong CLB Văn Nghệ Viện Việt Học năm nào đến thời gian Tháng Tư Ðen, anh chị em trong hội quán cũng tổ chức đêm văn nghệ đấu tranh hát cho thuyền nhân. Năm nay phạm vi sinh hoạt được mở rộng ra là “Hát Cho Người Tị Nạn và Tương Lai Việt Nam” để chương trình vừa phong phú hơn vừa mang được ý nghĩa “đồng hành” với những cuộc đấu tranh ở trong nước.
|
Anh Minh Nguyễn nhớ lại, vào năm đầu tiên chương trình này được bắt đầu bằng đêm nhạc Phan Văn Hưng, một nhạc sĩ tác giả những ca khúc truyền cảm mạnh đến tâm thức mọi người về hoàn cảnh đất nước, vì những tai họa mà chế độ Công Sản gieo xuống cho đất nước và toàn thể dân tộc. Ðêm nhạc Phan Văn Hưng đã được đồng hương tị nạn đến tham dự đông chật trong ngoài trụ sở Viện Việt Học, không còn một chỗ len chân. Không khí đấu tranh được Phan Văn Hưng thổi bùng lên khiến CLB Văn Nghệ Viện Việt Học đã theo yêu cầu của hần hết thân hữu của viện quyết định hàng năm sẽ tổ chức đêm văn nghệ hát cho thuyền nhân, nay là cho người tị nạn và tương lai Việt Nam.
Theo chỗ chúng tôi được biết qua những người sáng lập như chị Kim Ngân, Giáo Sư Nguyễn Minh Lân, anh Minh Nguyễn và một số anh chị em nghệ sĩ trong CLB thì CLB Văn Nghệ Viện Việt Học là một tổ chức của tất cả thân hữu của viện, tự nguyện đến với nhau, gặp gỡ trao đổi nhau những vấn đề văn học nghệ thuật, cùng nhau tổ chức những buổi sinh hoạt văn hoạc nghệ thuật để giúp nhau hiểu thêm về nền văn hóa của dân tộc, đồng thời cũng mong là dịp phổ biến văn hóa Việt Nam đến các giới trẻ trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Hai chủ điểm được coi như “ăn khách” mà hội quán của CLB đã thực hiện trong những sinh hoạt bốn năm qua, đó là thơ nhạc tiền chiến và phong trào cải cách văn hóa của Nhóm Tự Lực Văn Ðoàn với Ðêm “Áo Dài Truyền Thống của Phụ Nữ Việt Nam.” Vào những lần tổ chức này, dù không quảng bá rộng rãi nhưng số người đến tham dự cũng kín hết trong ngoài phòng hôi của viện, do sự truyền khẩu. Ðiều đó khiến chúng ta phải nghĩ rằng văn học nghệ thuật luôn luôn là một sinh hoạt cần thiết cho tâm hồn. Và càng cần thiết hơn khi nó lại mang đến kiến thức và trình độ diễn đạt trí thức qua phong cách thể hiện của anh chị em trong hội quán thơ nhạc của CLB Văn Nghệ Viện Việt Học.
“Ðến để nghe lời nguyện cầu của người tị nạn qua những bài hát của Việt Dzũng, Nam Lộc, nghe những câu chuyện thương tâm có thật qua dòng nhạc Phan Văn Hưng, nghe lời thơ đầy thán phục của Trần Trung Ðạo viết cho Ðỗ Thị Minh Hạnh, người con gái yêu nước kiên cường đang bị giam cầm mà anh chưa bao giờ gặp, đến để nghe lời thơ tâm tình của nhà đấu tranh nhân quyền, Luật Sư Lê Quốc Quân viết từ ngục tù, đến để nghe những uất ức của dân tộc qua những bài thơ của Trần Mạnh Hảo, Trần Ðức Thạch, đến để biết về Nguyễn Hữu Cầu, người lính VNCH đã chiến đấu 32 năm trong lao tù CSVN và nghe thế hệ trẻ ở trong nước khao khát được quyền bảo vệ tổ quốc. Tất cả sẽ được trình diễn trong đêm nhạc ‘Hát Cho Người Tị Nạn và Tương Lai Việt Nam.’”
Ðó là lời mời gọi mà ban tổ chức gửi đến mọi người.
Quý độc giả muốn biết thêm chi tiết về sinh hoạt của Hội Quán Thơ Nhạc Viện Việt Học và đêm hát cho thuyền nhân, cho người tị nạn vào tối ngày Thứ Bẩy, 26 Tháng Tư, tại Viện Việt Học, xin gọi tới anh Nguyễn Minh (714) 837-0047.
Bàn ra tán vào (0)
Đêm hát cho người tị nạn và tương lai Việt Nam
Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Một
buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật nhân tuần lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Ðen,
Hội Quán Thơ Nhạc của Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học sẽ tổ chức một
đêm sinh hoạt đấu tranh với chủ đề “Hát Cho Thuyền Nhân” tại trụ sở của
viện ở Westminster suốt từ 8 giờ tối đến 12 giờ khuya Thứ Bảy, 26 Tháng
Tư.
Theo anh Minh Nguyễn, người phụ trách chương trình, cho biết thì chủ đề nay anh chị em trong hội quán đã đổi thành “Hát Cho Người Tị Nạn và Tương Lai Việt Nam.” Lý do “vì trong bao năm qua, chúng ta tổ chức tưởng niệm đến những đau thương mất mát do biến cố 30 Tháng Tư gây ra trong đó thuyền nhân là những người đã phải chịu biết bao thảm cảnh làm rung chuyển lương tâm nhân loại. Chúng ta đã hát với nhau chia sẻ với thuyền nhân, nhắc đến những thảm cảnh, những chia ly mất mát. Năm nay anh chị em trong hội quán muốn nới rộng phạm vi sinh hoạt này, không chỉ cho thuyền nhân mà cho tất cả những người tị nạn Cộng Sản. Chương trình sẽ hướng về đấu tranh để đồng hành cùng các giới tranh đấu, đặc biệt là tuổi trẻ ở trong nước. Vì thế chương trình sẽ hết sức phong phú.”
|
Ði vào chi tiết, anh Minh Nguyễn sơ lược về nội dung chương trình gồm có những ca khúc, văn thơ nói lên tiếng nói khao khát tự do, mơ ước nhân quyền và tinh thần bảo vệ quê hương... Theo anh Minh thì “truyền bá đi rộng khắp những ca khúc và văn thơ tranh đấu ở trong nước là chúng ta sẽ đồng hành với các thế hệ trẻ già ở trong nước, tiếp tay được phần nào trong cuộc tranh đấu chung này.”
Anh Minh còn cho biết, chương trình cũng vinh danh người lính VNCH. Tinh thần tranh đấu của người lính VNCH dù trong hoàn cảnh nào cũng không bị khuất phục. Anh Minh nhắc đến “người tù thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu vừa được cộng sản thả ra trong tình trạng sức khỏe rất bi đát. Nguyễn Hữu Cầu là một người lính Biệt Ðộng Quân trong QLVNCH. Dù biết rằng sẽ bị cầm tù, bị đối xử dã man tàn bạo, người lính Nguyễn Hữu Cầu vẫn quyết không nhận những tội mà Cộng Sản bắt nhận như phản bội đất nước, phản bội dân tộc v.v...
Nhắc đến Việt Khang, tác giả hai bản nhạc làm rung chuyển tâm tư mọi người Việt Nam yêu nước, “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Ðâu?”, anh Minh Nguyễn chủ trương rằng “chúng ta phải hát, hát mãi lên hai bản nhạc này cho đến khi nào CSVN phải thả Việt Khang.”
Kể đến văn thơ tranh đấu ở trong nước, anh Minh Nguyễn cho biết chương trình sẽ có những mục đọc thơ, văn của Trần Mạnh Hảo, Trần Ðức Thạch... ở trong nước và của Trần Trung Ðạo ở ngoài nước viết về Ðỗ Thị Minh Hạnh ca tụng tinh thần tranh đấu kiên cường, bất khuất của người phụ nữ trẻ trung này.
Có mặt và thường xuyên sinh hoạt tại Viện Việt Học từ 5 năm nay, Hội Quán Thơ Nhạc trong CLB Văn Nghệ Viện Việt Học năm nào đến thời gian Tháng Tư Ðen, anh chị em trong hội quán cũng tổ chức đêm văn nghệ đấu tranh hát cho thuyền nhân. Năm nay phạm vi sinh hoạt được mở rộng ra là “Hát Cho Người Tị Nạn và Tương Lai Việt Nam” để chương trình vừa phong phú hơn vừa mang được ý nghĩa “đồng hành” với những cuộc đấu tranh ở trong nước.
|
Anh Minh Nguyễn nhớ lại, vào năm đầu tiên chương trình này được bắt đầu bằng đêm nhạc Phan Văn Hưng, một nhạc sĩ tác giả những ca khúc truyền cảm mạnh đến tâm thức mọi người về hoàn cảnh đất nước, vì những tai họa mà chế độ Công Sản gieo xuống cho đất nước và toàn thể dân tộc. Ðêm nhạc Phan Văn Hưng đã được đồng hương tị nạn đến tham dự đông chật trong ngoài trụ sở Viện Việt Học, không còn một chỗ len chân. Không khí đấu tranh được Phan Văn Hưng thổi bùng lên khiến CLB Văn Nghệ Viện Việt Học đã theo yêu cầu của hần hết thân hữu của viện quyết định hàng năm sẽ tổ chức đêm văn nghệ hát cho thuyền nhân, nay là cho người tị nạn và tương lai Việt Nam.
Theo chỗ chúng tôi được biết qua những người sáng lập như chị Kim Ngân, Giáo Sư Nguyễn Minh Lân, anh Minh Nguyễn và một số anh chị em nghệ sĩ trong CLB thì CLB Văn Nghệ Viện Việt Học là một tổ chức của tất cả thân hữu của viện, tự nguyện đến với nhau, gặp gỡ trao đổi nhau những vấn đề văn học nghệ thuật, cùng nhau tổ chức những buổi sinh hoạt văn hoạc nghệ thuật để giúp nhau hiểu thêm về nền văn hóa của dân tộc, đồng thời cũng mong là dịp phổ biến văn hóa Việt Nam đến các giới trẻ trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Hai chủ điểm được coi như “ăn khách” mà hội quán của CLB đã thực hiện trong những sinh hoạt bốn năm qua, đó là thơ nhạc tiền chiến và phong trào cải cách văn hóa của Nhóm Tự Lực Văn Ðoàn với Ðêm “Áo Dài Truyền Thống của Phụ Nữ Việt Nam.” Vào những lần tổ chức này, dù không quảng bá rộng rãi nhưng số người đến tham dự cũng kín hết trong ngoài phòng hôi của viện, do sự truyền khẩu. Ðiều đó khiến chúng ta phải nghĩ rằng văn học nghệ thuật luôn luôn là một sinh hoạt cần thiết cho tâm hồn. Và càng cần thiết hơn khi nó lại mang đến kiến thức và trình độ diễn đạt trí thức qua phong cách thể hiện của anh chị em trong hội quán thơ nhạc của CLB Văn Nghệ Viện Việt Học.
“Ðến để nghe lời nguyện cầu của người tị nạn qua những bài hát của Việt Dzũng, Nam Lộc, nghe những câu chuyện thương tâm có thật qua dòng nhạc Phan Văn Hưng, nghe lời thơ đầy thán phục của Trần Trung Ðạo viết cho Ðỗ Thị Minh Hạnh, người con gái yêu nước kiên cường đang bị giam cầm mà anh chưa bao giờ gặp, đến để nghe lời thơ tâm tình của nhà đấu tranh nhân quyền, Luật Sư Lê Quốc Quân viết từ ngục tù, đến để nghe những uất ức của dân tộc qua những bài thơ của Trần Mạnh Hảo, Trần Ðức Thạch, đến để biết về Nguyễn Hữu Cầu, người lính VNCH đã chiến đấu 32 năm trong lao tù CSVN và nghe thế hệ trẻ ở trong nước khao khát được quyền bảo vệ tổ quốc. Tất cả sẽ được trình diễn trong đêm nhạc ‘Hát Cho Người Tị Nạn và Tương Lai Việt Nam.’”
Ðó là lời mời gọi mà ban tổ chức gửi đến mọi người.
Quý độc giả muốn biết thêm chi tiết về sinh hoạt của Hội Quán Thơ Nhạc Viện Việt Học và đêm hát cho thuyền nhân, cho người tị nạn vào tối ngày Thứ Bẩy, 26 Tháng Tư, tại Viện Việt Học, xin gọi tới anh Nguyễn Minh (714) 837-0047.