Cõi Người Ta
Di Sản Hồ Chí Minh: Người Việt ngày càng dữ!
Cái gốc vấn đề nằm ở chỗ: Nền giáo dục của chúng ta quá nặng về ganh đua thành tích; thiếu đề cao tinh thần hòa bình, tình nhân loại
Người Việt hiền hòa? Xưa rồi! Bây giờ người ta có thể đâm nhau chỉ vì một cái nhìn bị cho là “đểu”, một lời nói “khó ưa”; truy sát nhau chỉ vì va quệt xe máy. Thậm chí, thói quen sử dụng bạo lực đang lan cả vào giới công chức. Vì sao?
Trào lưu… tự xử!
Trưa 12-10, ông Trần Đình Hiển – cán bộ CSGT huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên – đang đi xe máy cùng một nhóm bạn khoảng chục người thì gặp Phạm Văn Điệp (cán bộ quản lý một trại tạm giam ở địa phương) đi cùng chiều. Cho rằng bị Điệp nhìn đểu, khi Điệp dừng xe tại một cửa hàng, nhóm của Hiển đã nhào tới khiêu khích, còn Hiển thì mở cốp xe lấy dao tấn công, chém trọng thương anh Điệp.
Tối 11-10, tại sảnh khách sạn 4 sao Pearl River ở Hải Phòng, chỉ vì xích mích lúc đăng ký phòng mà 2 nhóm khách gồm nhóm 3 người của ông Trần Hoài Nam (Tổng Giám đốc Công ty Văn phòng phẩm Hải Phòng) và nhóm gần chục người là bạn của bà Trần Thị Hoàng Mai (Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng), cũng có mặt lúc ấy, đã lao vào hỗn chiến. Ông Nam bị thương nặng (sau đó phải nhập viện điều trị). Khi các nạn nhân đã không còn khả năng kháng cự, nhóm người đông hơn tiếp tục đe dọa, to tiếng khá lâu, rồi mới kéo nhau rời khỏi khách sạn. Một người nước ngoài trong nhóm của ông Nam quá sợ hãi nên đã sớm bay về nước.
Trước đó nữa, vào ngày 12-8, 2 phó giám đốc Sở Ngoại vụ và Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước đã choảng nhau trong quán karaoke, làm một người phải nhập viện khâu vết thương.
Đó chỉ là một số vụ gần đây nhất mà công chức, quan chức – kể cả ở cấp phó giám đốc sở – hành xử với nhau như côn đồ; chỉ biết dựa vào nắm đấm, vào dao búa, bạo lực để giải quyết xích mích, bất đồng, trong khi hơn ai hết, họ phải là những người hiểu biết và gương mẫu hành xử theo luật pháp.
Với dân thường, xã hội từ khá lâu vốn đã quá bất an với nạn bạo lực leo thang: ở nông thôn thường xuyên xảy ra chuyện dân làng tự xử dã man với những kẻ trộm chó trong khi những tên trộm cũng hung hãn dùng hung khí tấn công trở lại; ở đô thị, không tính đến những vụ thanh toán lẫn nhau của các băng nhóm xã hội đen và những vụ cướp tàn bạo bởi những tên cướp chuyên nghiệp, còn là những vụ dân thường sát hại lẫn nhau có khi chỉ vì cái nhìn bị cho là “đểu”, một lời nói bị cho là “khó ưa” hoặc một vụ va quệt xe máy ngoài đường phố đông đúc. Đó là chưa nói đến những vụ thảm sát kinh hoàng ngay cả giữa người thân trong gia đình, giữa cha con, vợ chồng, anh em ruột thịt, giữa những người đang “yêu” nhau… Những vụ quan chức, công chức hành xử với nhau như côn đồ chỉ làm tăng thêm cái cảm giác bất an vốn đã đè nặng lên xã hội, làm cho người dân bình thường cảm thấy nơm nớp lo âu.
Đâu là cái gốc?
Người Việt phải chăng ưa bạo lực và chỉ biết, chỉ ham dùng bạo lực để giải quyết xích mích, bất đồng, tranh chấp? Dù không muốn tin như vậy nhưng những vụ việc xử nhau bằng bạo lực liên tiếp xảy ra ngày càng dày về tần suất và ngày càng hung bạo về tính chất như càng củng cố thêm cho mối nghi ngờ đó. Đặc biệt là những vụ quan chức, công chức xử nhau gần đây cho thấy xu hướng chuộng bạo lực, bất chấp luật pháp đã lan cả đến giới vốn được coi là đại diện cho nhà nước, có hiểu biết về luật pháp và đương nhiên phải biết hành xử theo pháp luật.
Dù giải thích cách nào, điều đó cũng cho thấy một khoảng cách còn quá xa giữa khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” được đề ra từ bao nhiêu năm nay với thực tế cuộc sống đang diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Người dân sút giảm lòng tin vào thần công lý, vào sự can thiệp đúng đắn, vô tư, kịp thời, có hiệu quả của pháp luật nên manh động tự xử thì đã đành nhưng khi cán bộ nhà nước cũng làm như vậy thì rõ là nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền đã chưa thành công và về mặt nào đó có thể nói rằng đã bị hủy hoại từ bên trong. Nhưng muốn trả lời được câu hỏi vì sao như thế, vì sao người ta thiếu tin tưởng vào thần công lý thì lại phải xem lại hiệu quả hoạt động của cả bộ máy thực thi pháp luật và hệ thống tư pháp.
Nhưng còn một mặt khác của vấn đề vì sao người Việt tỏ ra ngày càng hung dữ, đó là từ giáo dục. Phải chăng nền giáo dục của chúng ta cho tới nay quá chú trọng đến việc dạy con người phải bằng mọi cách đạt cho được mục đích; thúc đẩy con người từ thi đua đến ganh đua, tranh đua đạt cho được mục tiêu dù có phải hy sinh ít nhiều “tính bổn thiện” nơi con người? Đã có chuyên gia nhận xét nền giáo dục của chúng ta thiếu giáo dục tính hướng thiện. Nguyên chánh tòa hình sự TAND Tối cao, ông Đinh Văn Quế, mới đây nói: “Cần xây dựng một nền giáo dục hướng thiện thật sự, phải rèn nhân trước khi rèn nghề. Tuy nhiên, nên hiểu giáo dục ở đây không chỉ là một mối ở nhà trường mà còn tổng hòa từ cả gia đình, xã hội. Cha mẹ mà hư hỏng thì làm sao con cái thành người được. Lãnh đạo cơ quan mà tham quyền cố vị, tham nhũng, ưa kẻ xu nịnh, chèn ép người tài thì nhân viên tất loạn. Tôi nghĩ việc xây dựng một nền giáo dục hướng thiện phải được nhận thức là một chiến lược cấp bách của quốc gia”.
Chúng tôi chỉ có thể đồng tình với điều đó và muốn thêm: Nền giáo dục của chúng ta cũng thiếu cả việc đề cao tinh thần hòa bình, tình nhân loại. Một con người thấm đẫm tinh thần hòa bình, tình nhân loại bao giờ cũng mong muốn hòa hoãn, giải quyết mọi bất đồng một cách êm đẹp, dựa trên luật pháp và lòng nhân, không làm tổn hại tới người khác, huống chi là tước đi mạng sống của đồng loại.
Đoàn Khắc Xuyên (Lao Động)
Bàn ra tán vào (0)
Di Sản Hồ Chí Minh: Người Việt ngày càng dữ!
Cái gốc vấn đề nằm ở chỗ: Nền giáo dục của chúng ta quá nặng về ganh đua thành tích; thiếu đề cao tinh thần hòa bình, tình nhân loại
Người Việt hiền hòa? Xưa rồi! Bây giờ người ta có thể đâm nhau chỉ vì một cái nhìn bị cho là “đểu”, một lời nói “khó ưa”; truy sát nhau chỉ vì va quệt xe máy. Thậm chí, thói quen sử dụng bạo lực đang lan cả vào giới công chức. Vì sao?
Trào lưu… tự xử!
Trưa 12-10, ông Trần Đình Hiển – cán bộ CSGT huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên – đang đi xe máy cùng một nhóm bạn khoảng chục người thì gặp Phạm Văn Điệp (cán bộ quản lý một trại tạm giam ở địa phương) đi cùng chiều. Cho rằng bị Điệp nhìn đểu, khi Điệp dừng xe tại một cửa hàng, nhóm của Hiển đã nhào tới khiêu khích, còn Hiển thì mở cốp xe lấy dao tấn công, chém trọng thương anh Điệp.
Tối 11-10, tại sảnh khách sạn 4 sao Pearl River ở Hải Phòng, chỉ vì xích mích lúc đăng ký phòng mà 2 nhóm khách gồm nhóm 3 người của ông Trần Hoài Nam (Tổng Giám đốc Công ty Văn phòng phẩm Hải Phòng) và nhóm gần chục người là bạn của bà Trần Thị Hoàng Mai (Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng), cũng có mặt lúc ấy, đã lao vào hỗn chiến. Ông Nam bị thương nặng (sau đó phải nhập viện điều trị). Khi các nạn nhân đã không còn khả năng kháng cự, nhóm người đông hơn tiếp tục đe dọa, to tiếng khá lâu, rồi mới kéo nhau rời khỏi khách sạn. Một người nước ngoài trong nhóm của ông Nam quá sợ hãi nên đã sớm bay về nước.
Trước đó nữa, vào ngày 12-8, 2 phó giám đốc Sở Ngoại vụ và Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước đã choảng nhau trong quán karaoke, làm một người phải nhập viện khâu vết thương.
Đó chỉ là một số vụ gần đây nhất mà công chức, quan chức – kể cả ở cấp phó giám đốc sở – hành xử với nhau như côn đồ; chỉ biết dựa vào nắm đấm, vào dao búa, bạo lực để giải quyết xích mích, bất đồng, trong khi hơn ai hết, họ phải là những người hiểu biết và gương mẫu hành xử theo luật pháp.
Với dân thường, xã hội từ khá lâu vốn đã quá bất an với nạn bạo lực leo thang: ở nông thôn thường xuyên xảy ra chuyện dân làng tự xử dã man với những kẻ trộm chó trong khi những tên trộm cũng hung hãn dùng hung khí tấn công trở lại; ở đô thị, không tính đến những vụ thanh toán lẫn nhau của các băng nhóm xã hội đen và những vụ cướp tàn bạo bởi những tên cướp chuyên nghiệp, còn là những vụ dân thường sát hại lẫn nhau có khi chỉ vì cái nhìn bị cho là “đểu”, một lời nói bị cho là “khó ưa” hoặc một vụ va quệt xe máy ngoài đường phố đông đúc. Đó là chưa nói đến những vụ thảm sát kinh hoàng ngay cả giữa người thân trong gia đình, giữa cha con, vợ chồng, anh em ruột thịt, giữa những người đang “yêu” nhau… Những vụ quan chức, công chức hành xử với nhau như côn đồ chỉ làm tăng thêm cái cảm giác bất an vốn đã đè nặng lên xã hội, làm cho người dân bình thường cảm thấy nơm nớp lo âu.
Đâu là cái gốc?
Người Việt phải chăng ưa bạo lực và chỉ biết, chỉ ham dùng bạo lực để giải quyết xích mích, bất đồng, tranh chấp? Dù không muốn tin như vậy nhưng những vụ việc xử nhau bằng bạo lực liên tiếp xảy ra ngày càng dày về tần suất và ngày càng hung bạo về tính chất như càng củng cố thêm cho mối nghi ngờ đó. Đặc biệt là những vụ quan chức, công chức xử nhau gần đây cho thấy xu hướng chuộng bạo lực, bất chấp luật pháp đã lan cả đến giới vốn được coi là đại diện cho nhà nước, có hiểu biết về luật pháp và đương nhiên phải biết hành xử theo pháp luật.
Dù giải thích cách nào, điều đó cũng cho thấy một khoảng cách còn quá xa giữa khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” được đề ra từ bao nhiêu năm nay với thực tế cuộc sống đang diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Người dân sút giảm lòng tin vào thần công lý, vào sự can thiệp đúng đắn, vô tư, kịp thời, có hiệu quả của pháp luật nên manh động tự xử thì đã đành nhưng khi cán bộ nhà nước cũng làm như vậy thì rõ là nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền đã chưa thành công và về mặt nào đó có thể nói rằng đã bị hủy hoại từ bên trong. Nhưng muốn trả lời được câu hỏi vì sao như thế, vì sao người ta thiếu tin tưởng vào thần công lý thì lại phải xem lại hiệu quả hoạt động của cả bộ máy thực thi pháp luật và hệ thống tư pháp.
Nhưng còn một mặt khác của vấn đề vì sao người Việt tỏ ra ngày càng hung dữ, đó là từ giáo dục. Phải chăng nền giáo dục của chúng ta cho tới nay quá chú trọng đến việc dạy con người phải bằng mọi cách đạt cho được mục đích; thúc đẩy con người từ thi đua đến ganh đua, tranh đua đạt cho được mục tiêu dù có phải hy sinh ít nhiều “tính bổn thiện” nơi con người? Đã có chuyên gia nhận xét nền giáo dục của chúng ta thiếu giáo dục tính hướng thiện. Nguyên chánh tòa hình sự TAND Tối cao, ông Đinh Văn Quế, mới đây nói: “Cần xây dựng một nền giáo dục hướng thiện thật sự, phải rèn nhân trước khi rèn nghề. Tuy nhiên, nên hiểu giáo dục ở đây không chỉ là một mối ở nhà trường mà còn tổng hòa từ cả gia đình, xã hội. Cha mẹ mà hư hỏng thì làm sao con cái thành người được. Lãnh đạo cơ quan mà tham quyền cố vị, tham nhũng, ưa kẻ xu nịnh, chèn ép người tài thì nhân viên tất loạn. Tôi nghĩ việc xây dựng một nền giáo dục hướng thiện phải được nhận thức là một chiến lược cấp bách của quốc gia”.
Chúng tôi chỉ có thể đồng tình với điều đó và muốn thêm: Nền giáo dục của chúng ta cũng thiếu cả việc đề cao tinh thần hòa bình, tình nhân loại. Một con người thấm đẫm tinh thần hòa bình, tình nhân loại bao giờ cũng mong muốn hòa hoãn, giải quyết mọi bất đồng một cách êm đẹp, dựa trên luật pháp và lòng nhân, không làm tổn hại tới người khác, huống chi là tước đi mạng sống của đồng loại.
Đoàn Khắc Xuyên (Lao Động)