Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Điều rút ra sau 45 năm theo dõi 5.000 đứa trẻ thiên tài
Albert Einstein là một thiên tài, nhà bác học đúng nghĩa nhưng trải qua thời đi học không yên ả.
Kể từ năm 1971, nhóm nghiên cứu những thiên tài toán học (SMPY) đã theo dõi 5.000 đứa trẻ thông minh nhất nước Mỹ, đạt top 1%, 0,1% hoặc 0,01% tổng số học sinh toàn quốc. Công trình này được thực hiện trong 45 năm, đạt kỉ lục dài nhất từ trước tới nay dành cho các thiên tài.
Với nền giáo dục chú trọng nâng đỡ các học sinh kém nhất, tổ chức SMPY đưa ra một lưu ý quan trọng: Đừng quên những đứa trẻ thiên tài.
“Dù chúng ta có thích hay không, thiên tài sẽ kiểm soát toàn bộ xã hội”, Jonathan Wai, nhà tâm lý ở Trung tâm Nhận diện Thiên tài đại học Duke, nói. “Những đứa trẻ ở top 1% sẽ trở thành nhà khoa học và học giả xuất chúng, những CEO, thẩm phán, nghị sĩ và tỉ phú top đầu thế giới”.
Tuy nhiên, tổ chức SMPY nói rằng những đứa trẻ thích toán hay môn tự nhiên thường không nhận được sự hướng dẫn cần thiết. Nếu thầy cô giáo thấy các em có năng lực và toàn đạt điểm A thì họ sẽ mặc định các em không cần quan tâm quá mức. Thay vào đó, giáo viên quay sang giúp đỡ các em có thành tích kém hơn.
Do đó, những đứa trẻ thiên tài sẽ rơi vào tình trạng không được để mắt và ít có tầm ảnh hưởng hơn trong lớp. Điều này rất nguy hại cho sự phát triển của các em.
SMPY chỉ ra rằng nhận định trẻ em thiên tài có thể tự phát triển tài năng mà không cần hỗ trợ hay thúc đẩy là một sai lầm. Nghiên cứu cho thấy việc nhảy lớp với những thiên tài giúp các em phát triển nhanh và tốt hơn bạn bè đồng trang lứa.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh một nhóm học sinh thiên tài không nhảy lớp và nhóm khác được quyền học trước chương trình, 60% các em tự chọn lối đi có khả năng kiếm được bằng tiến sĩ liên quan tới khoa học, công nghệ, toán hoặc kĩ sư.
Nếu phụ huynh hoặc giáo viên phát hiện ra con em mình là thiên tài, cách tốt nhất là không ngừng giúp đứa trẻ đó tiếp cận những thử thách khó khăn. Việc này giúp đẩy giới hạn của các em xa hơn và kích thích nhiều hơn về mặt tư duy, não bộ.
Tổ chức SMPY cũng nhấn mạnh thầy cô giáo sẽ giúp các em tiến bộ khi biết học sinh của mình thuộc mô hình trí thông minh nào. Nhiều thiên tài có khả năng đồ họa không gian rất tốt. Nếu được rèn luyện, các em có thể trở thành kĩ sư, kiến trúc sư hoặc bác sĩ phẫu thuật.
http://danviet.vn/the-gioi/dieu-rut-ra-sau-45-nam-theo-doi-5000-dua-tre-thien-tai-709131.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Điều rút ra sau 45 năm theo dõi 5.000 đứa trẻ thiên tài
Albert Einstein là một thiên tài, nhà bác học đúng nghĩa nhưng trải qua thời đi học không yên ả.
Kể từ năm 1971, nhóm nghiên cứu những thiên tài toán học (SMPY) đã theo dõi 5.000 đứa trẻ thông minh nhất nước Mỹ, đạt top 1%, 0,1% hoặc 0,01% tổng số học sinh toàn quốc. Công trình này được thực hiện trong 45 năm, đạt kỉ lục dài nhất từ trước tới nay dành cho các thiên tài.
Với nền giáo dục chú trọng nâng đỡ các học sinh kém nhất, tổ chức SMPY đưa ra một lưu ý quan trọng: Đừng quên những đứa trẻ thiên tài.
“Dù chúng ta có thích hay không, thiên tài sẽ kiểm soát toàn bộ xã hội”, Jonathan Wai, nhà tâm lý ở Trung tâm Nhận diện Thiên tài đại học Duke, nói. “Những đứa trẻ ở top 1% sẽ trở thành nhà khoa học và học giả xuất chúng, những CEO, thẩm phán, nghị sĩ và tỉ phú top đầu thế giới”.
Tuy nhiên, tổ chức SMPY nói rằng những đứa trẻ thích toán hay môn tự nhiên thường không nhận được sự hướng dẫn cần thiết. Nếu thầy cô giáo thấy các em có năng lực và toàn đạt điểm A thì họ sẽ mặc định các em không cần quan tâm quá mức. Thay vào đó, giáo viên quay sang giúp đỡ các em có thành tích kém hơn.
Do đó, những đứa trẻ thiên tài sẽ rơi vào tình trạng không được để mắt và ít có tầm ảnh hưởng hơn trong lớp. Điều này rất nguy hại cho sự phát triển của các em.
SMPY chỉ ra rằng nhận định trẻ em thiên tài có thể tự phát triển tài năng mà không cần hỗ trợ hay thúc đẩy là một sai lầm. Nghiên cứu cho thấy việc nhảy lớp với những thiên tài giúp các em phát triển nhanh và tốt hơn bạn bè đồng trang lứa.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh một nhóm học sinh thiên tài không nhảy lớp và nhóm khác được quyền học trước chương trình, 60% các em tự chọn lối đi có khả năng kiếm được bằng tiến sĩ liên quan tới khoa học, công nghệ, toán hoặc kĩ sư.
Nếu phụ huynh hoặc giáo viên phát hiện ra con em mình là thiên tài, cách tốt nhất là không ngừng giúp đứa trẻ đó tiếp cận những thử thách khó khăn. Việc này giúp đẩy giới hạn của các em xa hơn và kích thích nhiều hơn về mặt tư duy, não bộ.
Tổ chức SMPY cũng nhấn mạnh thầy cô giáo sẽ giúp các em tiến bộ khi biết học sinh của mình thuộc mô hình trí thông minh nào. Nhiều thiên tài có khả năng đồ họa không gian rất tốt. Nếu được rèn luyện, các em có thể trở thành kĩ sư, kiến trúc sư hoặc bác sĩ phẫu thuật.
http://danviet.vn/the-gioi/dieu-rut-ra-sau-45-nam-theo-doi-5000-dua-tre-thien-tai-709131.html