Xe cán chó

Đối thoại về báo lá cải

Marvin Kalb, giám đốc Trung tâm Shorenstein về Báo chí, Chính trị và Vấn đề Công của Đại học Harvard định nghĩa lá cải hóa là "sự xuống ngôi của tin tức thời sự và sự lên ngôi của tin giải trí, sex và scandal"

Đối thoại về báo lá cải

 
 

 

 

 

20h ngày 22.6, VTV Huế (phát sóng khu vực Bình Trị Thiên) tổ chức đối thoại trực tiếp vầ vấn đề lá cải hóa ở một số báo mạng VN (thực ra thì nói đến cả báo in). Khách mời là PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí- Tuyên truyền và tôi cùng 2 MC dẫn chương trình (một PTV và một BTV là thạc sĩ báo chí ở Úc). Tôi và anh Dững mới gặp nhau, trước đó chưa từng liên hệ với nhau nhưng quan điểm rất giống nhau nên đã tung hứng trong chương trình khá sinh động. Tôi không nhớ hết (vì chưa xem lại băng ghi hình) chỉ tường thuật lại những ý chính trong một số câu trả lời của mình.


MC: Marvin Kalb, giám đốc Trung tâm Shorenstein về Báo chí, Chính trị và Vấn đề Công của Đại học Harvard định nghĩa lá cải hóa là "sự xuống ngôi của tin tức thời sự và sự lên ngôi của tin giải trí, sex và scandal", thưa nhà báo Nguyễn Thế Thịnh, là một người đang hoạt động trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, anh đánh giá như thế nào về câu nói này trong bối cảnh  của Việt Nam hiện nay?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Theo những gì tôi biết thì hiện nay, chưa thể nói là tin tức thời sự- chính trị xuống ngôi, vì nó vẫn còn rất hấp dẫn. Bằng chứng là những tờ báo in có số lượng phát hành lớn nhất vào thời điểm này là những tờ báo chính trị- xã hội. Có thể kể ra như Thanh Niên, Tuổi Trẻ...Chưa có một tờ báo nào được coi là lá cải có số lượng phát hành lớn như hai tờ này.

 

 

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là, sự cởi mở về tin tức thời sự chính trị không còn được như vài năm trước đây. Những người làm báo thường nghe nhiều đến hai từ "nhạy cảm" khi tiến hành tìm hiểu những vấn đề đang được bạn đọc quan tâm. Ví dụ, vụ nhà con ông bí thư Hải Dương nhạy cảm lắm chẳng hạn...Từ nhạy cảm là một từ dùng để chỉ đạo làm cho báo chí khá bối rối trong lúc đó chẳng ai định nghĩa nhạy cảm trong báo chí là gì,

 

Bây giờ mình đặt vấn đề ngược lại nha: Nếu có một tờ báo chuyên bàn về vấn đề chính trị- xã hội: nghị trường, chính trường, nhân sự...thì có hấp dẫn không? Quá hấp dẫn! Nhưng vì sao không làm được, là vì hai từ nhạy cảm.

 

 

Vì thế, những người chủ báo phải chọn cho mình có một hệ số an toàn trong lúc phải duy trì lượng bạn đọc. Từ đó họ chọn cách né tránh các vấn đề gay cấn, đi vào lĩnh vực giải trí. Giải trí cũng là một chức năng của báo chí, nhưng nếu quá đà và mất định hướng thì nó thành lá cải như chúng ta vẫn thường gọi. Tôi cho đó là nguyên nhân sâu xa nhất, là đất sống cho tin giải trí, sex và scandal.

 

 

Tôi cũng xin nói thêm, ở VN, từ báo lá cải không chỉ dừng lại ở tin giải trí, sex và scandal như Marvin Kalb nói, một tờ báo đăng tin không chính xác, nay nói thế này, mai nói thế kia, tít một đường nội dung một nẻo…

 

PGS.TS Nguyễn Văn Dững tiếp lời:…Có ít xuýt ra nhiều, bóp méo, thổi phồng, đánh lạc hướng vấn đề, mô tả chi tiết không đáng chi tiết…(ảnh còn nói một loạt tui không nhớ được)…cũng là lá cải.

 

 

MC: Quay trở lại với câu hỏi ban đầu, nguyên nhân vì sao tình trạng lá cải hoá lại nở rộ như hiện nay? Xin được hỏi nhà báo Nguyễn Thế Thịnh, thưa anh, hiện tại toà báo của ông có phải cạnh tranh với các báo mạng khác hay không và nếu có, thì sự cạnh tranh đó diễn ra như thế nào?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh: 

 

 

Nguyên nhân như tôi đã trình bày. Nhưng nói thêm một chút: Hầu hết các báo sống nhờ quảng cáo. Muốn có quảng cáo thì phải có số lượng phát hành, số lượng người truy cập. Vì tránh hai từ nhạy cảm nên họ phải khai thác đối tượng độc giả khác, những độc giả ưa thích loại tin tức này.

 

 

Một tờ báo mạng muốn tồn tại cũng phải bỏ ra chi phí rất lớn. Nếu không có lượng truy cập lớn, không lấy được quảng cáo thì làm sao tồn tại? Họ đối mặt với câu hỏi tồn tại hay không tồn tại và họ chọn vế sau, tồn tại.

 

 

Báo Thanh Niên cũng như các tờ báo khác, muốn tồn tại thì phải cạnh tranh với đồng nghiệp. Có điều, cạnh tranh bằng cách nào mà thôi.

 

 

Chủ trương của BBT Thanh Niên nhất quán từ đầu đến cuối là lấy sự chính xác, lòng tin của bạn đọc để cạnh tranh. Tôi rất lấy làm thú vị khi mỗi sáng đọc báo, thấy Thanh Niên chưa đăng vấn đề nào đó mà báo khác đăng, bạn đọc nói với nhau: Để xem Thanh Niên nói thế nào đã. Đó là Thanh Niên đã lấy được lòng tin từ độc giả.

 

Thanh Niên cũng có báo mạng cả tiếng Việt và tiếng Anh...Muốn tồn tại, các tờ này cũng phải có lượng truy cập để lấy quảng cáo, nhưng BBT chúng tôi cũng đi theo hướng, tin tức dù lĩnh vực nào cũng phải chính xác và phải thể hiện một cái nhìn tích cực.

 

Thanh Niên đang có thêm tờ Online chuyên về thể thao, được biết, sắp đến sẽ cho ra thêm một số tờ Online về giải trí. Giải trí cũng theo khuynh hướng chính xác và tạo được độ tin cậy, hướng bạn đọc vào cái nhìn và suy nghĩ tích cực. Giải trí không có gì xấu cả. Tuy nhiên, trong quá trình đó, vẫn không tránh khỏi có những tin tức được bạn đọc coi là lá cải lọt vào vì nhiều lý do khác nhau, nhưng đó là số ít, không phải là định hướng của BBT.

 

 

MC: Theo ông, tình trạng lá cải hoá báo mạng hiện nay do mục đích thương mại cạnh tranh, câu khách hay do phục vụ thị hiếu, văn hoá đọc của độc giả?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

Có tất cả những điều đó. Muốn lấy được quảng cáo thì phải có lượng truy cập, đó là thương mại. Muốn có lượng truy cập thì phải có tin tức giải trí, sex và scandal để câu view. Muốn câu view thì phải nhằm vào thị hiếu độc giả, những đối tượng có "văn hóa đọc" loại này. Mà số lượng bạn đọc này không hề ít.

 

 

MC: Theo như tôi được biết, có 3 kiểu tiếp nhận thông tin của độc giả đối với báo chí, kiểu thứ nhất là độc giả hoàn toàn tin tưởng vào thông tin được đăng tải trong bài viết. Kiểu tiếp nhận thứ hai là tin một nữa và nghi ngờ một nữa. Kiểu thứ ba đó là nghi ngờ hoàn toàn các thông tin trong bài viết. Điều đặt ra ở đây là trong khi Việt nam chỉ tồn tại báo chính thống chứ chưa hề có báo lá cải, thưa PGS TS Nguyễn Văn Dững, tình trạng lá cải hoá báo mạng hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đối với độc giả khi mà ở Việt nam những tin bài lá cải hoá xuất hiện ở các tờ báo mạng chính thống?

 

 

MC: Vâng, ông Thịnh có ý kiến gì về vấn đề này?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Tôi thấy nó phụ thuộc vào bản lĩnh và tầng văn hóa của người đọc. Đừng nói anh văn hóa cao thì không đọc tin tức lá cải nha, bản chất tò mò, tò mò thì xem, thì đọc. Tuy nhiên, người có văn hóa đọc xong rồi bỏ đi, coi đó là nhảm nhí. Lần sau học cũng lại đọc để coi nó còn nhảm nhí đến đâu. Thế là trúng kế anh lá cải. Nhưng những người này thì không ngại, vì họ đủ trình độ để tiếp nhận hoặc loại trừ, chỉ ngại nhất những người không đỉ bản lĩnh văn hóa, nên tác hại là rất lớn.

 

Như tôi đã nói, do áp lực phải có thu nhập để tồn tại nên các báo gọi là chính thống vẫn có những bài câu khách. Đó là một thực tế. Theo tôi nên tách ra, báo chính thống anh vẫn làm chính thống, nếu đơn thuần để giải trí thì phải có một tờ khác. Đừng lẫn lộn. Tuy nhiên, giải trí cũng phải chính xác và đưa lại cho người đọc một cái nhìn tích cực. Điều đó phụ thuộc vào bản lĩnh của tờ báo, của người chủ báo.

 

 

MC: Vâng,hệ quả của tình trạng lá cải hoá thật đáng lo ngại.  Tôi muốn đề cập đến vai trò của các nhà báo trong quá trình tác nghiệp. Tại sao các nhà báo biết rõ ràng tin bài lá cải hoá sẽ có tác động xấu đến xã hội nhưng họ vẫn tiếp tục theo đuổi các chủ đề này. Liệu có phải cạnh tranh thông tin đã khiến nhiều nhà báo bỏ qua các quy định đạo đức báo chí hay do các nguyên nhân chủ quan nào khác,  xin mời ông Nguyễn Thế Thịnh?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Là người làm báo, tôi thấy không nên đổ lỗi hết cho nhà báo. Một người làm báo tối thiểu cũng có một phông văn hóa nhất định, họ nhận thức được hết, cũng chẳng trường lớp nào dạy họ làm như thế. Ở đây, tôi xin nói thật, chủ yếu là do tổng biên tập các tờ báo đó. Họ bảo phải viết loại này. Khen bài viết này vừa rồi có số lượng truy cập cao, cần làm theo kiểu đó. Phóng vên vì cuộc sống của mình cũng hiếm người đủ bản lĩnh để từ chối. Còn nếu loại bài đó PV viết về tổng biên tập không cho đăng thì đố dám viết. Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm cuối cùng mà. Lâu dần thành quen và nó in vào nếp nghĩ, coi đó là chuyện bình thường. Đó mới là điều nguy hại nhất.   

 

 

MC: Thưa quý vị và các bạn, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông  Nguyễn Bắc Son khi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ vào chiều 12/6 khẳng định rằng Chúng ta không có báo lá cải. Bộ Thông tin và truyền thông đã và đang có giải pháp tích cực để chấm dứt hiện tượng này. Thưa PGS.TS Nguyễn Văn Dững, đâu là vai trò quản lý và trách nhiệm của các ngành chức năng, cơ quan chủ quản các tờ báo trong việc khắc phục tình trạng lá cải hoá này?

 

 

MC: Ý kiến của ông Nguyễn Thế Thịnh như thế nào về hướng khắc phục tình trạng lá cải hoá báo mạng hiện nay? (nói về giáo dục nâng cao văn hoá đọc của khán giả, xu hướng tự tẩy chay các bài báo có nội dung không tốt)?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Anh Dững đã nói rồi, riêng câu hỏi dành cho tôi thì tôi nghĩ khác một chút.

 

 

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định chúng ta không có báo lá cải là vì tôn chỉ mục đích của các cơ quan chủ quản khi xin phép ra tờ báo là không có...lá cải. Nhưng đừng vì không cấp phép cho báo lá cải mà nói không có lá cải. Cần phải thừa nhận một thực tế là nó đang tồn tại. Lấy 16 tiêu chí để phân biệt đâu là báo lá cải ra soi thì ta thấy có nhiều tờ báo mạng của VN đạt đến 15 tiêu chí (trừ đời sống sinh hoạt của chính khách). Và cho dù khẳng đinh không có báo lá cải thì cũng phải thừa nhận báo chí VN đang tràn ngập tin tức lá cải.Thấy được điều đó, tức là phải thấy bệnh chúng ta mới bốc được thuốc. Còn nói không có và tin không có thì hơi chủ quan, và chủ quan thì rất nguy hiểm.

 

 

Tôi thấy rồi cuộc sống nó sẽ lập lại trật tự như vốn có. Ví dụ ngày trước, chúng ta thấy có rất nhiều trang web phản động, chủ yếu nằm ở nước ngoài, khiến chúng ta rất lo lắng, nhưng rồi các trang web đó tự chết. Tiếp đến có nhiều blog rất “gai góc”, nhưng rồi thời gian sàng lọc, nó cũng chết dần, vì người ta thấy nó không có lý. Trình độ người dân bây giờ đã khác trước, họ biết thẩm định và thải loại.

 

Nhân đây tôi có ý kiến thế này, chúng ta hay nói về dân trí, ở đây là văn hóa đọc, mà ít nói về “quan trí”, ở đây là những người chủ báo. Do vậy, theo thiển ý của tôi cần phải làm mấy việc thế này:

 

-Thứ nhất, không phải bắt đầu từ bạn đọc mà từ người chủ báo, tức là các ông tổng biên tập. Tôi tin rằng tất cả các tổng biên tập đều là đảng viên, đều thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Ở mỗi đơn vị đều có cơ sở đảng. Vậy thì hãy hỏi họ, họ đã học tập và làm theo như thế nào? Trách nhiệm của cơ sỏ đảng đó đến đâu? Nếu làm được điều này chắc chắn có một sự chuyển biến lớn.

 

-Thứ hai, lại vẫn là vấn đề quan trí, cần tăng cường quản lý nhà nước, xử phạt nghiêm minh. Không cần chờ có kiện cáo mới vào cuộc mà chủ động vào cuộc từ đầu. Chúng ta thấy đó, nhiều vụ lùm xùn trên báo mạng không có vụ nào được xử lý đến nơi đến chốn, vì thế có người lợi dụng, biến sự kiện cáo thành scandal để PR hình ảnh của mình, xong thì thôi, chẳng có vụ nào đi đến cùng. Cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động làm đến cùng một số vụ và xử lý nghiêm, nếu anh tái phạm nhiều lần thì nhất khoát thu hồi giấy phép…như vậy thì nó sẽ “thành vấn đề”.

 

- Thứ ba, cần cởi mở hơn với tin tức thời sự chính trị, đừng ngại nó. Cởi mở để có thông tin chính thống, tránh suy đoán. Chủ động công khai thông tin bao giờ cũng hay hơn giấu diếm nó.

 

 

-Thứ tư, tôi thấy cần phải phát huy vai trò của Hội Nhà báo. Cụ thể ở đây là tờ báo Nhà báo và Công luận, Theo tôi, tờ báo này nên đứng ra mở diễn đàn, tổ chức điều tra một sô vấn đề được coi lá cải, và đi đến cùng các vấn đề này thì bản thân tờ báo sẽ rất hấp dẫn và vai trò đinh hướng của nó cũng rất lớn. Thời gian vừa qua, tranh luận về báo lá cải là do tự phát của các báo với nhau, không có vai trò chủ động của quản lý nhà nước, của hội nghề nghiệp…Chúng ta bàn vấn đề này ở đây cũng là xuất phát từ VTV Huế. Nhà nước và hội luôn luôn đi sau, vì thế mất thế chủ động, buông lỏng vai trò của mình,

 

 

Dĩ nhiên, văn hóa đọc (dân trí) là một vấn đề quan trọng nhưng chúng ta không thể làm được cùng một lúc. Để có hiệu quả ngay, theo tôi vẫn là vấn đề quan trí.

 

MC: Theo anh lá cải tốt hay xấu? Chúng tôi phỏng vấn một số bạn đọc, họ nói là không thích báo lá cải, nhưng nếu một ngày nào đó báo lá cải biến mất, họ sẽ cảm thấy thiếu hụt. Anh thấy sao?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Tôi xin nói một cách cụ thể thế này, tôi, anh, bạn và tất cả chúng ta bỏ tiền ra mua vé xem biểu diễn nghệ thuật, xem bóng đá...và rất nhiều người có thần tượng của mình. Vậy thì tôi phải được quyền biết về lối sống, nhân cách và các hoạt động khác của họ. Đó là đòi hỏi chính đáng. Nói thế để nói rằng, chức năng giải trí là một chức năng có thật và thậm chí là rất quan trọng của báo chí. Chúng ta còn nhớ ngày trước có một loại tiểu thuyết gọi là "tiểu thuyết ba xu" nó có tuổi thọ khá dài. Điều đó cho thấy có cầu thì có cung.

 

 

Vả lại, giải trí, sex, scandal…cũng là một phần của cuộc sống, báo chí không thể lẩn tránh nó. Vấn đề là, các tờ báo phải làm công việc đó như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu bạn đọc, vừa phải hướng họ đến những điều tốt đẹp, nếu không hướng được thì chí ít cũng đừng làm u ám đi. Cái này phụ thuộc vào văn hóa và bản lĩnh của nhà báo, của chủ báo. Người viết đưa thông tin chính xác, biết cái gì nên và cái gì không nên, có phân tích, có chính kiến rõ ràng thuyết phục bạn đọc thì tốt chứ sao?

 

 

Có một nghịch lý là báo chí phê bình nhau là lá cải nhưng đưa hình ảnh chứng minh thì lại rất...lá cải. Ngay cả truyền hình, phê phán ăn mặc hở hang nhưng vẫn phát sóng cảnh ăn mặc hở hang. Vì sao anh không làm như nước ngoài, đến cảnh đó thì anh bôi mờ hoặc bôi đen đi để nói với bạn xem truyền hinh rằng quan điểm của tôi là thế, hở hang thì không được xuất hiện trên truyền hình. Đó cũng là một cách định hướng cho khán giả.

 

 

Chúng ta vẫn chưa quan niệm đúng về báo lá cải, thật ra báo lá cải đúng nghĩa chẳng có gì là xấu, chỉ có các báo thậm chí đã làm xấu đi từ lá cải. Theo tôi, nên thừa nhận sự tồn tại của các tờ báo giải trí, trên cơ sở đó định ra quy chế quản lý nó với những điều khoản quy định cụ thể (vì quy định hiện nay là rất chung chung, khó làm cơ sở để xử lý). Vi phạm thì đóng cửa, nếu thế thì các chủ báo chắc không dám quá đà như bây giờ và bạn đọc vẫn là người hưởng lợi. Trong cuộc sống, có người ăn cơm nhà hàng máy lạnh, có người cơm bụi vỉa hè, vừa đuổi ruồi vừa ăn...đó là một thực tế cần được nhìn nhận.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững nói thêm: Người chủ báo như người nội trợ giỏi, giữa một rừng thực phẩm phải chọn cho gia đình mình những món ăn bảo đảm không bị ngộ độc.

http://blog.yahoo.com/_FD4UP5SPXERDQDZ2TUVCG3RDAM/articles/324498/index

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đối thoại về báo lá cải

Marvin Kalb, giám đốc Trung tâm Shorenstein về Báo chí, Chính trị và Vấn đề Công của Đại học Harvard định nghĩa lá cải hóa là "sự xuống ngôi của tin tức thời sự và sự lên ngôi của tin giải trí, sex và scandal"

Đối thoại về báo lá cải

 
 

 

 

 

20h ngày 22.6, VTV Huế (phát sóng khu vực Bình Trị Thiên) tổ chức đối thoại trực tiếp vầ vấn đề lá cải hóa ở một số báo mạng VN (thực ra thì nói đến cả báo in). Khách mời là PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí- Tuyên truyền và tôi cùng 2 MC dẫn chương trình (một PTV và một BTV là thạc sĩ báo chí ở Úc). Tôi và anh Dững mới gặp nhau, trước đó chưa từng liên hệ với nhau nhưng quan điểm rất giống nhau nên đã tung hứng trong chương trình khá sinh động. Tôi không nhớ hết (vì chưa xem lại băng ghi hình) chỉ tường thuật lại những ý chính trong một số câu trả lời của mình.


MC: Marvin Kalb, giám đốc Trung tâm Shorenstein về Báo chí, Chính trị và Vấn đề Công của Đại học Harvard định nghĩa lá cải hóa là "sự xuống ngôi của tin tức thời sự và sự lên ngôi của tin giải trí, sex và scandal", thưa nhà báo Nguyễn Thế Thịnh, là một người đang hoạt động trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, anh đánh giá như thế nào về câu nói này trong bối cảnh  của Việt Nam hiện nay?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Theo những gì tôi biết thì hiện nay, chưa thể nói là tin tức thời sự- chính trị xuống ngôi, vì nó vẫn còn rất hấp dẫn. Bằng chứng là những tờ báo in có số lượng phát hành lớn nhất vào thời điểm này là những tờ báo chính trị- xã hội. Có thể kể ra như Thanh Niên, Tuổi Trẻ...Chưa có một tờ báo nào được coi là lá cải có số lượng phát hành lớn như hai tờ này.

 

 

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là, sự cởi mở về tin tức thời sự chính trị không còn được như vài năm trước đây. Những người làm báo thường nghe nhiều đến hai từ "nhạy cảm" khi tiến hành tìm hiểu những vấn đề đang được bạn đọc quan tâm. Ví dụ, vụ nhà con ông bí thư Hải Dương nhạy cảm lắm chẳng hạn...Từ nhạy cảm là một từ dùng để chỉ đạo làm cho báo chí khá bối rối trong lúc đó chẳng ai định nghĩa nhạy cảm trong báo chí là gì,

 

Bây giờ mình đặt vấn đề ngược lại nha: Nếu có một tờ báo chuyên bàn về vấn đề chính trị- xã hội: nghị trường, chính trường, nhân sự...thì có hấp dẫn không? Quá hấp dẫn! Nhưng vì sao không làm được, là vì hai từ nhạy cảm.

 

 

Vì thế, những người chủ báo phải chọn cho mình có một hệ số an toàn trong lúc phải duy trì lượng bạn đọc. Từ đó họ chọn cách né tránh các vấn đề gay cấn, đi vào lĩnh vực giải trí. Giải trí cũng là một chức năng của báo chí, nhưng nếu quá đà và mất định hướng thì nó thành lá cải như chúng ta vẫn thường gọi. Tôi cho đó là nguyên nhân sâu xa nhất, là đất sống cho tin giải trí, sex và scandal.

 

 

Tôi cũng xin nói thêm, ở VN, từ báo lá cải không chỉ dừng lại ở tin giải trí, sex và scandal như Marvin Kalb nói, một tờ báo đăng tin không chính xác, nay nói thế này, mai nói thế kia, tít một đường nội dung một nẻo…

 

PGS.TS Nguyễn Văn Dững tiếp lời:…Có ít xuýt ra nhiều, bóp méo, thổi phồng, đánh lạc hướng vấn đề, mô tả chi tiết không đáng chi tiết…(ảnh còn nói một loạt tui không nhớ được)…cũng là lá cải.

 

 

MC: Quay trở lại với câu hỏi ban đầu, nguyên nhân vì sao tình trạng lá cải hoá lại nở rộ như hiện nay? Xin được hỏi nhà báo Nguyễn Thế Thịnh, thưa anh, hiện tại toà báo của ông có phải cạnh tranh với các báo mạng khác hay không và nếu có, thì sự cạnh tranh đó diễn ra như thế nào?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh: 

 

 

Nguyên nhân như tôi đã trình bày. Nhưng nói thêm một chút: Hầu hết các báo sống nhờ quảng cáo. Muốn có quảng cáo thì phải có số lượng phát hành, số lượng người truy cập. Vì tránh hai từ nhạy cảm nên họ phải khai thác đối tượng độc giả khác, những độc giả ưa thích loại tin tức này.

 

 

Một tờ báo mạng muốn tồn tại cũng phải bỏ ra chi phí rất lớn. Nếu không có lượng truy cập lớn, không lấy được quảng cáo thì làm sao tồn tại? Họ đối mặt với câu hỏi tồn tại hay không tồn tại và họ chọn vế sau, tồn tại.

 

 

Báo Thanh Niên cũng như các tờ báo khác, muốn tồn tại thì phải cạnh tranh với đồng nghiệp. Có điều, cạnh tranh bằng cách nào mà thôi.

 

 

Chủ trương của BBT Thanh Niên nhất quán từ đầu đến cuối là lấy sự chính xác, lòng tin của bạn đọc để cạnh tranh. Tôi rất lấy làm thú vị khi mỗi sáng đọc báo, thấy Thanh Niên chưa đăng vấn đề nào đó mà báo khác đăng, bạn đọc nói với nhau: Để xem Thanh Niên nói thế nào đã. Đó là Thanh Niên đã lấy được lòng tin từ độc giả.

 

Thanh Niên cũng có báo mạng cả tiếng Việt và tiếng Anh...Muốn tồn tại, các tờ này cũng phải có lượng truy cập để lấy quảng cáo, nhưng BBT chúng tôi cũng đi theo hướng, tin tức dù lĩnh vực nào cũng phải chính xác và phải thể hiện một cái nhìn tích cực.

 

Thanh Niên đang có thêm tờ Online chuyên về thể thao, được biết, sắp đến sẽ cho ra thêm một số tờ Online về giải trí. Giải trí cũng theo khuynh hướng chính xác và tạo được độ tin cậy, hướng bạn đọc vào cái nhìn và suy nghĩ tích cực. Giải trí không có gì xấu cả. Tuy nhiên, trong quá trình đó, vẫn không tránh khỏi có những tin tức được bạn đọc coi là lá cải lọt vào vì nhiều lý do khác nhau, nhưng đó là số ít, không phải là định hướng của BBT.

 

 

MC: Theo ông, tình trạng lá cải hoá báo mạng hiện nay do mục đích thương mại cạnh tranh, câu khách hay do phục vụ thị hiếu, văn hoá đọc của độc giả?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

Có tất cả những điều đó. Muốn lấy được quảng cáo thì phải có lượng truy cập, đó là thương mại. Muốn có lượng truy cập thì phải có tin tức giải trí, sex và scandal để câu view. Muốn câu view thì phải nhằm vào thị hiếu độc giả, những đối tượng có "văn hóa đọc" loại này. Mà số lượng bạn đọc này không hề ít.

 

 

MC: Theo như tôi được biết, có 3 kiểu tiếp nhận thông tin của độc giả đối với báo chí, kiểu thứ nhất là độc giả hoàn toàn tin tưởng vào thông tin được đăng tải trong bài viết. Kiểu tiếp nhận thứ hai là tin một nữa và nghi ngờ một nữa. Kiểu thứ ba đó là nghi ngờ hoàn toàn các thông tin trong bài viết. Điều đặt ra ở đây là trong khi Việt nam chỉ tồn tại báo chính thống chứ chưa hề có báo lá cải, thưa PGS TS Nguyễn Văn Dững, tình trạng lá cải hoá báo mạng hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đối với độc giả khi mà ở Việt nam những tin bài lá cải hoá xuất hiện ở các tờ báo mạng chính thống?

 

 

MC: Vâng, ông Thịnh có ý kiến gì về vấn đề này?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Tôi thấy nó phụ thuộc vào bản lĩnh và tầng văn hóa của người đọc. Đừng nói anh văn hóa cao thì không đọc tin tức lá cải nha, bản chất tò mò, tò mò thì xem, thì đọc. Tuy nhiên, người có văn hóa đọc xong rồi bỏ đi, coi đó là nhảm nhí. Lần sau học cũng lại đọc để coi nó còn nhảm nhí đến đâu. Thế là trúng kế anh lá cải. Nhưng những người này thì không ngại, vì họ đủ trình độ để tiếp nhận hoặc loại trừ, chỉ ngại nhất những người không đỉ bản lĩnh văn hóa, nên tác hại là rất lớn.

 

Như tôi đã nói, do áp lực phải có thu nhập để tồn tại nên các báo gọi là chính thống vẫn có những bài câu khách. Đó là một thực tế. Theo tôi nên tách ra, báo chính thống anh vẫn làm chính thống, nếu đơn thuần để giải trí thì phải có một tờ khác. Đừng lẫn lộn. Tuy nhiên, giải trí cũng phải chính xác và đưa lại cho người đọc một cái nhìn tích cực. Điều đó phụ thuộc vào bản lĩnh của tờ báo, của người chủ báo.

 

 

MC: Vâng,hệ quả của tình trạng lá cải hoá thật đáng lo ngại.  Tôi muốn đề cập đến vai trò của các nhà báo trong quá trình tác nghiệp. Tại sao các nhà báo biết rõ ràng tin bài lá cải hoá sẽ có tác động xấu đến xã hội nhưng họ vẫn tiếp tục theo đuổi các chủ đề này. Liệu có phải cạnh tranh thông tin đã khiến nhiều nhà báo bỏ qua các quy định đạo đức báo chí hay do các nguyên nhân chủ quan nào khác,  xin mời ông Nguyễn Thế Thịnh?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Là người làm báo, tôi thấy không nên đổ lỗi hết cho nhà báo. Một người làm báo tối thiểu cũng có một phông văn hóa nhất định, họ nhận thức được hết, cũng chẳng trường lớp nào dạy họ làm như thế. Ở đây, tôi xin nói thật, chủ yếu là do tổng biên tập các tờ báo đó. Họ bảo phải viết loại này. Khen bài viết này vừa rồi có số lượng truy cập cao, cần làm theo kiểu đó. Phóng vên vì cuộc sống của mình cũng hiếm người đủ bản lĩnh để từ chối. Còn nếu loại bài đó PV viết về tổng biên tập không cho đăng thì đố dám viết. Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm cuối cùng mà. Lâu dần thành quen và nó in vào nếp nghĩ, coi đó là chuyện bình thường. Đó mới là điều nguy hại nhất.   

 

 

MC: Thưa quý vị và các bạn, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông  Nguyễn Bắc Son khi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ vào chiều 12/6 khẳng định rằng Chúng ta không có báo lá cải. Bộ Thông tin và truyền thông đã và đang có giải pháp tích cực để chấm dứt hiện tượng này. Thưa PGS.TS Nguyễn Văn Dững, đâu là vai trò quản lý và trách nhiệm của các ngành chức năng, cơ quan chủ quản các tờ báo trong việc khắc phục tình trạng lá cải hoá này?

 

 

MC: Ý kiến của ông Nguyễn Thế Thịnh như thế nào về hướng khắc phục tình trạng lá cải hoá báo mạng hiện nay? (nói về giáo dục nâng cao văn hoá đọc của khán giả, xu hướng tự tẩy chay các bài báo có nội dung không tốt)?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Anh Dững đã nói rồi, riêng câu hỏi dành cho tôi thì tôi nghĩ khác một chút.

 

 

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định chúng ta không có báo lá cải là vì tôn chỉ mục đích của các cơ quan chủ quản khi xin phép ra tờ báo là không có...lá cải. Nhưng đừng vì không cấp phép cho báo lá cải mà nói không có lá cải. Cần phải thừa nhận một thực tế là nó đang tồn tại. Lấy 16 tiêu chí để phân biệt đâu là báo lá cải ra soi thì ta thấy có nhiều tờ báo mạng của VN đạt đến 15 tiêu chí (trừ đời sống sinh hoạt của chính khách). Và cho dù khẳng đinh không có báo lá cải thì cũng phải thừa nhận báo chí VN đang tràn ngập tin tức lá cải.Thấy được điều đó, tức là phải thấy bệnh chúng ta mới bốc được thuốc. Còn nói không có và tin không có thì hơi chủ quan, và chủ quan thì rất nguy hiểm.

 

 

Tôi thấy rồi cuộc sống nó sẽ lập lại trật tự như vốn có. Ví dụ ngày trước, chúng ta thấy có rất nhiều trang web phản động, chủ yếu nằm ở nước ngoài, khiến chúng ta rất lo lắng, nhưng rồi các trang web đó tự chết. Tiếp đến có nhiều blog rất “gai góc”, nhưng rồi thời gian sàng lọc, nó cũng chết dần, vì người ta thấy nó không có lý. Trình độ người dân bây giờ đã khác trước, họ biết thẩm định và thải loại.

 

Nhân đây tôi có ý kiến thế này, chúng ta hay nói về dân trí, ở đây là văn hóa đọc, mà ít nói về “quan trí”, ở đây là những người chủ báo. Do vậy, theo thiển ý của tôi cần phải làm mấy việc thế này:

 

-Thứ nhất, không phải bắt đầu từ bạn đọc mà từ người chủ báo, tức là các ông tổng biên tập. Tôi tin rằng tất cả các tổng biên tập đều là đảng viên, đều thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Ở mỗi đơn vị đều có cơ sở đảng. Vậy thì hãy hỏi họ, họ đã học tập và làm theo như thế nào? Trách nhiệm của cơ sỏ đảng đó đến đâu? Nếu làm được điều này chắc chắn có một sự chuyển biến lớn.

 

-Thứ hai, lại vẫn là vấn đề quan trí, cần tăng cường quản lý nhà nước, xử phạt nghiêm minh. Không cần chờ có kiện cáo mới vào cuộc mà chủ động vào cuộc từ đầu. Chúng ta thấy đó, nhiều vụ lùm xùn trên báo mạng không có vụ nào được xử lý đến nơi đến chốn, vì thế có người lợi dụng, biến sự kiện cáo thành scandal để PR hình ảnh của mình, xong thì thôi, chẳng có vụ nào đi đến cùng. Cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động làm đến cùng một số vụ và xử lý nghiêm, nếu anh tái phạm nhiều lần thì nhất khoát thu hồi giấy phép…như vậy thì nó sẽ “thành vấn đề”.

 

- Thứ ba, cần cởi mở hơn với tin tức thời sự chính trị, đừng ngại nó. Cởi mở để có thông tin chính thống, tránh suy đoán. Chủ động công khai thông tin bao giờ cũng hay hơn giấu diếm nó.

 

 

-Thứ tư, tôi thấy cần phải phát huy vai trò của Hội Nhà báo. Cụ thể ở đây là tờ báo Nhà báo và Công luận, Theo tôi, tờ báo này nên đứng ra mở diễn đàn, tổ chức điều tra một sô vấn đề được coi lá cải, và đi đến cùng các vấn đề này thì bản thân tờ báo sẽ rất hấp dẫn và vai trò đinh hướng của nó cũng rất lớn. Thời gian vừa qua, tranh luận về báo lá cải là do tự phát của các báo với nhau, không có vai trò chủ động của quản lý nhà nước, của hội nghề nghiệp…Chúng ta bàn vấn đề này ở đây cũng là xuất phát từ VTV Huế. Nhà nước và hội luôn luôn đi sau, vì thế mất thế chủ động, buông lỏng vai trò của mình,

 

 

Dĩ nhiên, văn hóa đọc (dân trí) là một vấn đề quan trọng nhưng chúng ta không thể làm được cùng một lúc. Để có hiệu quả ngay, theo tôi vẫn là vấn đề quan trí.

 

MC: Theo anh lá cải tốt hay xấu? Chúng tôi phỏng vấn một số bạn đọc, họ nói là không thích báo lá cải, nhưng nếu một ngày nào đó báo lá cải biến mất, họ sẽ cảm thấy thiếu hụt. Anh thấy sao?

 

 

Nguyễn Thế Thịnh:

 

 

Tôi xin nói một cách cụ thể thế này, tôi, anh, bạn và tất cả chúng ta bỏ tiền ra mua vé xem biểu diễn nghệ thuật, xem bóng đá...và rất nhiều người có thần tượng của mình. Vậy thì tôi phải được quyền biết về lối sống, nhân cách và các hoạt động khác của họ. Đó là đòi hỏi chính đáng. Nói thế để nói rằng, chức năng giải trí là một chức năng có thật và thậm chí là rất quan trọng của báo chí. Chúng ta còn nhớ ngày trước có một loại tiểu thuyết gọi là "tiểu thuyết ba xu" nó có tuổi thọ khá dài. Điều đó cho thấy có cầu thì có cung.

 

 

Vả lại, giải trí, sex, scandal…cũng là một phần của cuộc sống, báo chí không thể lẩn tránh nó. Vấn đề là, các tờ báo phải làm công việc đó như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu bạn đọc, vừa phải hướng họ đến những điều tốt đẹp, nếu không hướng được thì chí ít cũng đừng làm u ám đi. Cái này phụ thuộc vào văn hóa và bản lĩnh của nhà báo, của chủ báo. Người viết đưa thông tin chính xác, biết cái gì nên và cái gì không nên, có phân tích, có chính kiến rõ ràng thuyết phục bạn đọc thì tốt chứ sao?

 

 

Có một nghịch lý là báo chí phê bình nhau là lá cải nhưng đưa hình ảnh chứng minh thì lại rất...lá cải. Ngay cả truyền hình, phê phán ăn mặc hở hang nhưng vẫn phát sóng cảnh ăn mặc hở hang. Vì sao anh không làm như nước ngoài, đến cảnh đó thì anh bôi mờ hoặc bôi đen đi để nói với bạn xem truyền hinh rằng quan điểm của tôi là thế, hở hang thì không được xuất hiện trên truyền hình. Đó cũng là một cách định hướng cho khán giả.

 

 

Chúng ta vẫn chưa quan niệm đúng về báo lá cải, thật ra báo lá cải đúng nghĩa chẳng có gì là xấu, chỉ có các báo thậm chí đã làm xấu đi từ lá cải. Theo tôi, nên thừa nhận sự tồn tại của các tờ báo giải trí, trên cơ sở đó định ra quy chế quản lý nó với những điều khoản quy định cụ thể (vì quy định hiện nay là rất chung chung, khó làm cơ sở để xử lý). Vi phạm thì đóng cửa, nếu thế thì các chủ báo chắc không dám quá đà như bây giờ và bạn đọc vẫn là người hưởng lợi. Trong cuộc sống, có người ăn cơm nhà hàng máy lạnh, có người cơm bụi vỉa hè, vừa đuổi ruồi vừa ăn...đó là một thực tế cần được nhìn nhận.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững nói thêm: Người chủ báo như người nội trợ giỏi, giữa một rừng thực phẩm phải chọn cho gia đình mình những món ăn bảo đảm không bị ngộ độc.

http://blog.yahoo.com/_FD4UP5SPXERDQDZ2TUVCG3RDAM/articles/324498/index

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm