Trang lá cải
Đưa Việt Nam đến vinh quang, giờ cô ấy hối hận về điều đó?(!)
“Tôi đã có một tuổi trẻ không nên có, phải không?", lời nói ấy từ Nguyễn Thị Nụ - một trong những cô gái vàng của điền kinh Việt Nam - thực sự là nỗi ám ảnh với người viết.
Nó ám ảnh bởi vì tuổi trẻ của Nụ có tồi tệ không? Không, ngược lại mới
phải. Nụ đã có một tuổi trẻ mà bất kì ai cũng phải mơ ước. Cô gái sinh
năm 1985 này từng được tung hô trên các phương tiện truyền thông.
Với vài chục huy chương giành được trong sự nghiệp, trong đó có cả tấm
HCV ở đấu trường Sea Games, chắc chắn cô từng là niềm tự hào của gia
đình, bạn bè, hàng xóm, địa phương và dĩ nhiên là cả những người thầy
cũng như cơ quan chủ quản.
Nguyễn Thị Nụ khi còn thi đấu đỉnh cao. |
“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một
lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống
hoài, sống phí”, đấy là phương châm sống của Pavel trong bộ tiểu thuyết
kinh điển "Thép đã tôi thế đấy".
Còn nhà thơ Xuân Diệu thì viết trong bài thơ “Giục giã”: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói cả trăm năm”.
Tóm gọn lại, lý tưởng sống mà nhiều người ao ước chỉ đơn giản là có thể
là được gì đó cho đời. Nụ đã làm được điều đó ngay thời tuổi trẻ của
mình.
Ấy vậy mà tại sao cô lại hối hận, cay đắng vì quãng thời gian đẹp đẽ ấy?
Chắc chắn chỉ có hiện tại vô cùng phũ phàng cùng một tương lai rất mịt
mù mới có thể khiến người ta muốn chọn lại con đường đã đi, rũ bỏ những
vinh quang, thành quả đã đạt được.
Chính vì thế mà những tâm sự từ tâm can của Nụ khiến người ta bị ám ảnh.
Liệu rằng còn bao nhiêu vận động viên thể thao rơi vào tình cảnh bi đát
như Nụ? Chia tay sàn đấu là sống một cuộc đời khốn cùng.
Không tiền bạc, không chồng con, công ăn việc làm bấp bênh. Chẳng gì cả,
ngoài những vết đau về thể xác do những chấn thương dai dẳng hành hạ.
Chắc chắn là không ít.
Đã có không ít phóng sự, bài báo nói về việc các nữ tuyển thủ bóng đá
phải bươn trải bán bánh mì, bán nước mía…để kiếm sống qua ngày.
Nhưng như họ dù sao vẫn là may mắn. Bởi ít nhất họ vẫn có thể tự đi trên
đôi chân của mình. Còn có những người như Nguyễn Thị Huệ thậm chí đã
phải trải qua một thời gian dài ngồi xe lăn.
Cô gái sinh năm 1979 giành HCV vật toàn quốc hạng cân 55 kg năm 2003 và là niềm hi vọng vàng của vật Việt Nam tại Sea Games 22.
Huệ bị chấn thương cột sống khi tập luyện và rơi vào cảnh tàn phế, sau
đó bị những người có trách nhiệm quên lãng suốt 10 năm trời (tính từ khi
dính chân thương cho đến khi báo chí lên tiếng).
Nụ đang lo sợ rằng cô cũng sẽ rơi vào tình cảnh như người đàn chị, khi
mà cái chân của cô sau 4 lần mổ vẫn đang có vấn đề và cần phải tiếp tục
được chữa trị.
Thế nhưng, bi đát hơn còn có cô gái không những không thể đi trên đôi chân của mình, mà còn có nguy cơ mất đi cả sự sống.
Đấy là trường hợp của Nguyễn Huyền Trang, cô gái vàng của môn đá cầu
Việt Nam, với thành tích giành 2 HCV tại SEA Games 22 và 2 HCV thế giới
các năm 2005 và 2007.
Nguyễn Huyền Trang vật lộn với căn bệnh ung thư. |
Trang đang phải vật lộn chống chọi với căn bệnh ung thư hiểm nghèo, trong sự thờ ơ của cơ quan chủ quản.
Giống như Nụ và nhiều VĐV khác, Trang không nhận được bất kì sự hỗ trợ
nào từ phía đơn vị (kể cả là bảo hiểm y tế), ngoài một khoản lương bèo
bọt chưa đến 2 triệu đồng/tháng.
Khi được hỏi có bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế này
không, Trang đã vô tư nói rằng: “Không anh ơi, được chơi cho thỏa đam mê
là sướng rồi, nghĩ gì”.
Sự hồn nhiên ấy của Trang cũng ám ảnh chẳng khác nào sự chua chát của
Nụ. Ngay cả trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh Trang vẫn khát khao được
cống hiến, cô tâm sự rằng mong muốn lớn nhất của cô là: “Chơi một trận
đá cầu thật đã, có đông khán giả”.
Khác với sự tuyệt vọng của Nụ, Trang vẫn muốn được chơi thể thao. Có lẽ,
đơn giản vì khi đã cận kề lằn ranh sinh tử người ta thường hồi tưởng về
những ký ức đẹp đẽ nhất.
Benjamin Franklin, một trong những người sáng lập ra nước Mỹ từng nói
rằng “Phần lớn mọi người đã chết ở tuổi 25, có điều họ chỉ bị chôn khi
75 tuổi mà thôi”.
Nhưng mong rằng những người có trách nhiệm của ngành thể thao, đừng để
những VĐV như Nụ, như Trang bị “đem đi chôn” ngay khi họ từ giã ánh hào
quang của sàn đấu!
Theo Soha
Bàn ra tán vào (0)
Đưa Việt Nam đến vinh quang, giờ cô ấy hối hận về điều đó?(!)
“Tôi đã có một tuổi trẻ không nên có, phải không?", lời nói ấy từ Nguyễn Thị Nụ - một trong những cô gái vàng của điền kinh Việt Nam - thực sự là nỗi ám ảnh với người viết.
Nó ám ảnh bởi vì tuổi trẻ của Nụ có tồi tệ không? Không, ngược lại mới
phải. Nụ đã có một tuổi trẻ mà bất kì ai cũng phải mơ ước. Cô gái sinh
năm 1985 này từng được tung hô trên các phương tiện truyền thông.
Với vài chục huy chương giành được trong sự nghiệp, trong đó có cả tấm
HCV ở đấu trường Sea Games, chắc chắn cô từng là niềm tự hào của gia
đình, bạn bè, hàng xóm, địa phương và dĩ nhiên là cả những người thầy
cũng như cơ quan chủ quản.
Nguyễn Thị Nụ khi còn thi đấu đỉnh cao. |
“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một
lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống
hoài, sống phí”, đấy là phương châm sống của Pavel trong bộ tiểu thuyết
kinh điển "Thép đã tôi thế đấy".
Còn nhà thơ Xuân Diệu thì viết trong bài thơ “Giục giã”: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói cả trăm năm”.
Tóm gọn lại, lý tưởng sống mà nhiều người ao ước chỉ đơn giản là có thể
là được gì đó cho đời. Nụ đã làm được điều đó ngay thời tuổi trẻ của
mình.
Ấy vậy mà tại sao cô lại hối hận, cay đắng vì quãng thời gian đẹp đẽ ấy?
Chắc chắn chỉ có hiện tại vô cùng phũ phàng cùng một tương lai rất mịt
mù mới có thể khiến người ta muốn chọn lại con đường đã đi, rũ bỏ những
vinh quang, thành quả đã đạt được.
Chính vì thế mà những tâm sự từ tâm can của Nụ khiến người ta bị ám ảnh.
Liệu rằng còn bao nhiêu vận động viên thể thao rơi vào tình cảnh bi đát
như Nụ? Chia tay sàn đấu là sống một cuộc đời khốn cùng.
Không tiền bạc, không chồng con, công ăn việc làm bấp bênh. Chẳng gì cả,
ngoài những vết đau về thể xác do những chấn thương dai dẳng hành hạ.
Chắc chắn là không ít.
Đã có không ít phóng sự, bài báo nói về việc các nữ tuyển thủ bóng đá
phải bươn trải bán bánh mì, bán nước mía…để kiếm sống qua ngày.
Nhưng như họ dù sao vẫn là may mắn. Bởi ít nhất họ vẫn có thể tự đi trên
đôi chân của mình. Còn có những người như Nguyễn Thị Huệ thậm chí đã
phải trải qua một thời gian dài ngồi xe lăn.
Cô gái sinh năm 1979 giành HCV vật toàn quốc hạng cân 55 kg năm 2003 và là niềm hi vọng vàng của vật Việt Nam tại Sea Games 22.
Huệ bị chấn thương cột sống khi tập luyện và rơi vào cảnh tàn phế, sau
đó bị những người có trách nhiệm quên lãng suốt 10 năm trời (tính từ khi
dính chân thương cho đến khi báo chí lên tiếng).
Nụ đang lo sợ rằng cô cũng sẽ rơi vào tình cảnh như người đàn chị, khi
mà cái chân của cô sau 4 lần mổ vẫn đang có vấn đề và cần phải tiếp tục
được chữa trị.
Thế nhưng, bi đát hơn còn có cô gái không những không thể đi trên đôi chân của mình, mà còn có nguy cơ mất đi cả sự sống.
Đấy là trường hợp của Nguyễn Huyền Trang, cô gái vàng của môn đá cầu
Việt Nam, với thành tích giành 2 HCV tại SEA Games 22 và 2 HCV thế giới
các năm 2005 và 2007.
Nguyễn Huyền Trang vật lộn với căn bệnh ung thư. |
Trang đang phải vật lộn chống chọi với căn bệnh ung thư hiểm nghèo, trong sự thờ ơ của cơ quan chủ quản.
Giống như Nụ và nhiều VĐV khác, Trang không nhận được bất kì sự hỗ trợ
nào từ phía đơn vị (kể cả là bảo hiểm y tế), ngoài một khoản lương bèo
bọt chưa đến 2 triệu đồng/tháng.
Khi được hỏi có bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế này
không, Trang đã vô tư nói rằng: “Không anh ơi, được chơi cho thỏa đam mê
là sướng rồi, nghĩ gì”.
Sự hồn nhiên ấy của Trang cũng ám ảnh chẳng khác nào sự chua chát của
Nụ. Ngay cả trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh Trang vẫn khát khao được
cống hiến, cô tâm sự rằng mong muốn lớn nhất của cô là: “Chơi một trận
đá cầu thật đã, có đông khán giả”.
Khác với sự tuyệt vọng của Nụ, Trang vẫn muốn được chơi thể thao. Có lẽ,
đơn giản vì khi đã cận kề lằn ranh sinh tử người ta thường hồi tưởng về
những ký ức đẹp đẽ nhất.
Benjamin Franklin, một trong những người sáng lập ra nước Mỹ từng nói
rằng “Phần lớn mọi người đã chết ở tuổi 25, có điều họ chỉ bị chôn khi
75 tuổi mà thôi”.
Nhưng mong rằng những người có trách nhiệm của ngành thể thao, đừng để
những VĐV như Nụ, như Trang bị “đem đi chôn” ngay khi họ từ giã ánh hào
quang của sàn đấu!
Theo Soha