Cõi Người Ta
ÉN BỎ QUA SÔNG - CAO MỴ NHÂN
ÉN BỎ QUA SÔNG - CAO MỴ NHÂN
Không biết phải nói thế nào, anh mới tin được là
mình thân kính, quý mến anh đến thế, anh sẽ hỏi sao không thấy nhắc tới chữ
"yêu" vậy?
Làm sao "yêu" được, khi có hai lý
do to tầy đình: thứ nhất là cả đời mình có nói đến chữ "yêu" bao giờ.
Thứ nhì và cũng là thứ chót, lớn tuổi rồi, không nên thốt ra chữ
"yêu", nó không phù hợp lắm.
Anh không tin, mình có thể giải thích thêm, bởi
vì tình cảm cũng phải rõ ràng như lý lịch.
Không có một chế độ nào thích những bản
lý lịch không rõ ràng cả, có lẽ kể cả Cộng sản, chứ đừng nói chỉ phe ta thôi
nhé.
Thế thì cái tiếng "yêu" trong lý do thứ
nhất nêu trên, nó đã trở thành công thức, nếu không muốn nói như một khẩu hiệu
của những người thích nhau, mà cứ phải viết lên biểu ngữ.
Còn lý do thứ hai thì đơn giản thôi, với những
người có tuổi rồi, chữ "yêu" đó giống như bài học thuộc lòng bị
ngập ngừng, cứ lặp lại hàng chục lần, mà vẫn không trôi chảy, trơn tru được.
Thế nên, khi mình nói "thân kính, quý
mến", là mình đang nói thật, nói hết ...tâm địa mình ra đấy nhé.
Hôm xưa được tiếp xúc với một giáo sư thạc sĩ
ngôn ngữ học. Thấy vị thạc sĩ cứ loay hoay trình bầy một vấn đề, mà chả ...đi tới
đâu.
Mình hỏi tại sao là một thạc sĩ về ngôn ngữ, mà
không thể nói rõ, nói hay hơn, cứ ậm ừ là nghĩa làm sao.
Thạc sĩ trả lời: nghiên cứu về ngôn ngữ
không có nghĩa là để tán tụng, ngợi ca một cách bay bướm. Đồng thời không phải
là để hùng biện. Và càng không phải thao thao bất tuyệt trước đám
đông như một MC.
Vậy chứ thực sự ngôn ngữ học để làm gì vậy?
Để biết giá trị của chữ nghĩa, tầm quan trọng và
các cách xử dụng chữ nghĩa, nên căn bản là trong văn từ, chứ không phải trong
cách nói năng, mà hiểu sai ngôn ngữ, tưởng ngôn ngữ học là học cách nói năng.
Mình vẫn chưa hiểu lắm.
Thạc sĩ ngôn ngữ học suy nghĩ rồi kết luận:
thôi lấy một thí dụ cụ thể đầy hứng thú ở đời thường nhé. Tiếng "yêu"
chẳng hạn.
Những người thương yêu mến chuộng nhau, hiểu chữ
"yêu" như một động từ, một cử chỉ, cách bầy tỏ. Lúc gần gụi hay lúc
xa nhau. Nó khiến trái Tim ta phải thổn thức, nức nở...vì nhau.
Khác với chữ "yêu" trong ngôn ngữ
học, là việc nghiên cứu "yêu" đó như thế nào, yêu như thế
nào mới đúng, so sánh sự kiện "yêu" của các ngôn ngữ khác.
Nhưng trở về đại chúng, thì mỗi dân tộc một
cách diễn tả tình cảm của những người yêu nhau, sung sướng hay khổ đau, đều dẫn
về hình thức sự việc thôi. Chết nỗi cái hình thức lại rất cần thiết, chứ
đi tìm bản chất nó, chữ "yêu" thì thật khô khan, có thể
cũng phần nào vô cảm, bởi sự phân tích làm cho chữ "yêu" mất hết ý nghĩa.
Thôi, đi chưa được đoạn nào trên đường
trường tình cảm sâu sa, mà đã bày đặt ...lý luận, còn yêu với đương gì nữa.
Nhà ngôn ngữ học thở dài: vì thế, cho tới giờ
này, tôi vẫn cổ lỗ sĩ trước những mối tình, chưa hề thổ lộ đã chia tay đó
bạn ạ.
Sao ông chưa cưới vợ đi, đã cổ lai hy rồi, định
làm khách độc hành cả đời à?
Vì tôi bị méo mó nghề nghiệp quá. Người ta sống
với cái ngọn, còn tôi sống với cái gốc. Nên vấn đề nào cũng đắn đo, cuộc tình
nào cũng ...thăng hoa.
Quý hoá thế còn gì, sự thăng hoa của tình yêu,
làm cho người tình ...chết trong nỗi nhớ, nỗi tuyệt vọng.
Những nhà ngôn ngữ học thường mang cảm giác nghi
ngờ, nên khi đàn chim én bỏ qua sông, ông ta vô phòng văn, thấy trước mắt
ông, chỉ toàn ...bản sao của những lá thư tình từ kiếp trước dồn lại, làm tài
liệu, viết giáo án tiếp cho đời sau.
Mình buồn quá, bắt chước vị giáo sư ngôn ngữ học,
thử phân tích một cuộc tình, rồi cũng thăng hoa, nhưng hiện giờ còn đầy chất liệu
...bay bướm, ngạt ngào, cùng nước mắt ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )
Bàn ra tán vào (0)
ÉN BỎ QUA SÔNG - CAO MỴ NHÂN
ÉN BỎ QUA SÔNG - CAO MỴ NHÂN
Không biết phải nói thế nào, anh mới tin được là
mình thân kính, quý mến anh đến thế, anh sẽ hỏi sao không thấy nhắc tới chữ
"yêu" vậy?
Làm sao "yêu" được, khi có hai lý
do to tầy đình: thứ nhất là cả đời mình có nói đến chữ "yêu" bao giờ.
Thứ nhì và cũng là thứ chót, lớn tuổi rồi, không nên thốt ra chữ
"yêu", nó không phù hợp lắm.
Anh không tin, mình có thể giải thích thêm, bởi
vì tình cảm cũng phải rõ ràng như lý lịch.
Không có một chế độ nào thích những bản
lý lịch không rõ ràng cả, có lẽ kể cả Cộng sản, chứ đừng nói chỉ phe ta thôi
nhé.
Thế thì cái tiếng "yêu" trong lý do thứ
nhất nêu trên, nó đã trở thành công thức, nếu không muốn nói như một khẩu hiệu
của những người thích nhau, mà cứ phải viết lên biểu ngữ.
Còn lý do thứ hai thì đơn giản thôi, với những
người có tuổi rồi, chữ "yêu" đó giống như bài học thuộc lòng bị
ngập ngừng, cứ lặp lại hàng chục lần, mà vẫn không trôi chảy, trơn tru được.
Thế nên, khi mình nói "thân kính, quý
mến", là mình đang nói thật, nói hết ...tâm địa mình ra đấy nhé.
Hôm xưa được tiếp xúc với một giáo sư thạc sĩ
ngôn ngữ học. Thấy vị thạc sĩ cứ loay hoay trình bầy một vấn đề, mà chả ...đi tới
đâu.
Mình hỏi tại sao là một thạc sĩ về ngôn ngữ, mà
không thể nói rõ, nói hay hơn, cứ ậm ừ là nghĩa làm sao.
Thạc sĩ trả lời: nghiên cứu về ngôn ngữ
không có nghĩa là để tán tụng, ngợi ca một cách bay bướm. Đồng thời không phải
là để hùng biện. Và càng không phải thao thao bất tuyệt trước đám
đông như một MC.
Vậy chứ thực sự ngôn ngữ học để làm gì vậy?
Để biết giá trị của chữ nghĩa, tầm quan trọng và
các cách xử dụng chữ nghĩa, nên căn bản là trong văn từ, chứ không phải trong
cách nói năng, mà hiểu sai ngôn ngữ, tưởng ngôn ngữ học là học cách nói năng.
Mình vẫn chưa hiểu lắm.
Thạc sĩ ngôn ngữ học suy nghĩ rồi kết luận:
thôi lấy một thí dụ cụ thể đầy hứng thú ở đời thường nhé. Tiếng "yêu"
chẳng hạn.
Những người thương yêu mến chuộng nhau, hiểu chữ
"yêu" như một động từ, một cử chỉ, cách bầy tỏ. Lúc gần gụi hay lúc
xa nhau. Nó khiến trái Tim ta phải thổn thức, nức nở...vì nhau.
Khác với chữ "yêu" trong ngôn ngữ
học, là việc nghiên cứu "yêu" đó như thế nào, yêu như thế
nào mới đúng, so sánh sự kiện "yêu" của các ngôn ngữ khác.
Nhưng trở về đại chúng, thì mỗi dân tộc một
cách diễn tả tình cảm của những người yêu nhau, sung sướng hay khổ đau, đều dẫn
về hình thức sự việc thôi. Chết nỗi cái hình thức lại rất cần thiết, chứ
đi tìm bản chất nó, chữ "yêu" thì thật khô khan, có thể
cũng phần nào vô cảm, bởi sự phân tích làm cho chữ "yêu" mất hết ý nghĩa.
Thôi, đi chưa được đoạn nào trên đường
trường tình cảm sâu sa, mà đã bày đặt ...lý luận, còn yêu với đương gì nữa.
Nhà ngôn ngữ học thở dài: vì thế, cho tới giờ
này, tôi vẫn cổ lỗ sĩ trước những mối tình, chưa hề thổ lộ đã chia tay đó
bạn ạ.
Sao ông chưa cưới vợ đi, đã cổ lai hy rồi, định
làm khách độc hành cả đời à?
Vì tôi bị méo mó nghề nghiệp quá. Người ta sống
với cái ngọn, còn tôi sống với cái gốc. Nên vấn đề nào cũng đắn đo, cuộc tình
nào cũng ...thăng hoa.
Quý hoá thế còn gì, sự thăng hoa của tình yêu,
làm cho người tình ...chết trong nỗi nhớ, nỗi tuyệt vọng.
Những nhà ngôn ngữ học thường mang cảm giác nghi
ngờ, nên khi đàn chim én bỏ qua sông, ông ta vô phòng văn, thấy trước mắt
ông, chỉ toàn ...bản sao của những lá thư tình từ kiếp trước dồn lại, làm tài
liệu, viết giáo án tiếp cho đời sau.
Mình buồn quá, bắt chước vị giáo sư ngôn ngữ học,
thử phân tích một cuộc tình, rồi cũng thăng hoa, nhưng hiện giờ còn đầy chất liệu
...bay bướm, ngạt ngào, cùng nước mắt ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )