Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
GS. Mạc Văn Trang - Nhìn vụ bắn 02 lãnh đạo Yên Bái dưới góc độ Tâm lý
Muốn dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo
Đây
là vụ án nghiêm trọng gây chấn động xã hội, nhưng dư luận bàn tán về vụ
án lại rất khác nhau do “tâm lý” (suy nghĩ, cảm xúc…) trước sự kiện này
ở mỗi người một khác. Xin phân tích vài khía cạnh tâm lý.
(FB. GS. Mạc Văn Trang)
Muốn dân xót thương khi người lãnh
đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ
yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn
xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại
sao?
1. Trước hết về hung thủ. Bà Trà chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhận xét:
“Nếu tiếp xúc thì sẽ thấy ông Đỗ Cường Minh là một người lành hiền, cố
gắng hoàn thành công việc. Ông Minh đã được tín nhiệm giới thiệu giữ
chức Chi Cục trưởng Kiểm lâm như hiện nay. Trong cuộc sống, ông Minh
cũng rất hòa đồng. Bà Trà phán đoán có thể có một vấn đề gì đó dẫn đến
một phút ông Minh bột phát, không kiềm chế bản thân”. Giám đốc CA nói: "Khi
đối tượng từ phòng đồng chí Cường tới phòng đồng chí Tuấn các cán bộ ở
phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở gần đó còn chào hỏi nhau và nghĩ cán bộ lên
làm việc”.
Qua
đây thấy ý kiến cho rằng ông Minh “một phút bột phát, không kiềm chế”
là không đúng. Tất cả cho thấy hành động gây án đã được chuẩn bị, tính
toán rất kỹ lưỡng và hung thủ rất bình tĩnh. Sau khi bắn Bí thư bằng 4
viên đạn, hung thủ thản nhiên ra ngoài bắt tay, chào hỏi mọi người
(không ai nghi ngờ gì) và bình thản đi 150m, vào phòng bắn tiếp Chủ tịch
HĐND tỉnh cũng với 4 viên đạn. Viên cuối cùng dành cho mình. 9 viên đạn
vừa hết, được dùng rất chuẩn xác. Bắn mỗi đối thủ 4 phát là trút sự căm
giận ghê gớm lắm. Bắn trực diện, không bắn lén. Chắc hẳn vừa bắn vừa kể
tội “vì sao mày phải chết”. Người bắn có trạng thái tâm lý tin vào hành
động của mình là chính đáng và kẻ bị xử là đích đáng. Ta chưa biết được
ân oán giữa họ, những chắc chắn hung thủ có mối uất hận rất sâu nặng và
đã nung nấu từ lâu mới đi đến quyết định, đã được cân nhắc kỹ càng… cả 3
cùng chết.
2.
Giám đốc CA Yên Bái cho rằng, thủ phạm đã rõ, đã chết, không cần điều
tra vụ án, là sai. Vì cần điều tra làm rõ: Thủ phạm gây án vì động cơ
gì? Đằng sau vụ án là gì? Có những ai liên quan trực tiếp, gián tiếp đến
vụ án. v. v...
3.
Lần đầu tiên, một vụ trọng án trong nội bộ chính quyền, lại được thông
tin công khai trên đài báo. Thủ tướng Phúc đến tận nơi thăm hỏi, chỉ
đạo, phát biểu với PV truyền hình. Chủ tịch tỉnh Yên Bái họp báo ngay,
trả lời thẳng thắn, cởi mở… Thay vì tâm lý che đậy, giấu giếm, đưa tin
“tuyên truyền định hướng” như trước, nay đã chủ động công khai minh bạch
thông tin về vụ án. Đây là chuyển biến tâm lý tích cực, đáng ghi nhận
của Chính phủ. Hơn nữa biết rằng, càng giấu “càng chết”, vì trên mạng xã
hội đã đưa tin tùm lum hết rồi… Truyền thông nhà nước đang cố gắng theo
kịp truyền thông xã hội.
4. Dư luận xã hội về vụ án, cho thấy “ý Đảng, lòng Dân” phân ly, xa cách ghê quá. Trên FB Châu Đoàn, tác giả nhận định: “Điều
đáng quan tâm ở đây là thái độ của cộng đồng mạng. Có thể nói là 95%
mọi người có thái độ thờ ơ, nhiều người có thái độ “hả hê” bởi sự chán
ghét chính quyền vốn có”... Điều này trái với đạo lý của dân ta “Nghĩa
tử là nghĩa tận’, “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”… Nhưng điều đau
lòng, đó lại là sự thật, rất thật. Vì trong các hiện tượng tâm lý thì
biểu lộ cảm xúc là chân thực nhất. Có thể sau khi biểu lộ “vui thích”,
“hả hê”, người ta chợt nhận thức ra mình đã biểu lộ thái độ sai lệch,
xin lỗi và điều chỉnh lại… Nhưng không thể phủ nhận, những biểu cảm ban
đầu mới là tâm lý bộc lộ tình cảm thật."
Bạn
Khánh Nguyên trên VTC News, ngày 18-8-2016, có bài viết: “Khi kẻ vô
lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án” muốn “lên lớp” cho “95%”
số người thờ ơ hoặc biểu lộ “phản cảm”, nhưng thái độ trịch thượng, gay
gắt, quy chụp 1 chiều của tác giả lại gây phản tác dụng. Người ta lại
đặt tiếp các câu hỏi:
- -Tại sao lại có “quá nhiều kẻ vô lương đang đùa cợt, thậm chí hả hê với nỗi đau tột cùng vụ thảm án xảy ra ở Yên Bái sáng nay”? Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, hãy tự hỏi, sao người khác chết thì bao nhiêu kẻ thương xót, người này chết lại “quá nhiểu kẻ hả hê”? Toàn bộ hệ thống Đảng, Chính quyền và mỗi quan chức hãy tự suy ngẫm và tìm ra câu trả lời đi. Đừng trách oán xã hội. Dư luận xã hội, suy nghĩ, tình cảm xã hội được hình thành và bộc lộ theo quy luật của nó đấy.
- - Tại sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Đây là mất mát to lớn”… mà người dân lại thấy nó chả quan trọng gì? Đó là tâm lý chán chường đối với không chỉ mấy người này, mà toàn hệ thống chính quyền. Người dân thấy chính quyền “hèn với giặc, ác với dân”, ăn tàn, phá hại quá nhiều rồi; hứa hẹn, thề thốt quá nhiều rồi, nhưng tình trạng tham nhũng, sưu cao, thuế nặng, xã hội suy đồi, dân khổ trăm chiều vẫn kéo dài vô vọng. Khi đã chán chường thì ai trong chính quyền này chết, dân cũng chẳng xót thương đâu!
Muốn
dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự
được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và
được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản
vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại sao?
19/8/2016
GS. Tâm lý học Mạc Văn Trang
Bàn ra tán vào (1)
Viẹt
Tác giả nêu ra 4 điểm,tôi tâm đắc , chỉ xin góp ý ở điểm thứ ba : Chưa chắc bạo quyền đã mau mắn minh bạch vụ án bằng các hình thức họp báo ,loan tải thông tin đại chúng . Đây chỉ là mau mắn đánh lạc hướng ,mở rộng hướng nhìn ,lôi cuốn ,kéo dư luận đi xa tâm điểm của sự thật.Sự thật đó là cả một bí mật cần che dấu,một " thâm cung bí sử " . Cụ thể là một thông tin đáng nghi ngờ về cái chết của ông Minh : lúc đầu thì bảo chết do viên đạn bán từ sau gáy xuyên qua đầu.Vậy kẻ tự tử không thể tự bắn như thế.Sau thì các bản tin được sửa lại cho hợp lý ," cho phép " kẻ tự tự được " tự bắn " dễ hơn,hợp lý hơn....! Đã có những nghi ngờ rằng cả ba cán bộ đều là nạn nhân .Sát thủ chính xác là kẻ thứ tư bắn ông Minh từ sau gáy rồi tạo hiện trường giả ....Vậy thì điều mà đảng " đột xuất minh bạch " chỉ là triền miên hắc ám...,đúng bản chất xưa nay.....
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
GS. Mạc Văn Trang - Nhìn vụ bắn 02 lãnh đạo Yên Bái dưới góc độ Tâm lý
Muốn dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo
Muốn dân xót thương khi người lãnh
đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ
yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn
xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại
sao?
1. Trước hết về hung thủ. Bà Trà chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhận xét:
“Nếu tiếp xúc thì sẽ thấy ông Đỗ Cường Minh là một người lành hiền, cố
gắng hoàn thành công việc. Ông Minh đã được tín nhiệm giới thiệu giữ
chức Chi Cục trưởng Kiểm lâm như hiện nay. Trong cuộc sống, ông Minh
cũng rất hòa đồng. Bà Trà phán đoán có thể có một vấn đề gì đó dẫn đến
một phút ông Minh bột phát, không kiềm chế bản thân”. Giám đốc CA nói: "Khi
đối tượng từ phòng đồng chí Cường tới phòng đồng chí Tuấn các cán bộ ở
phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở gần đó còn chào hỏi nhau và nghĩ cán bộ lên
làm việc”.
Qua
đây thấy ý kiến cho rằng ông Minh “một phút bột phát, không kiềm chế”
là không đúng. Tất cả cho thấy hành động gây án đã được chuẩn bị, tính
toán rất kỹ lưỡng và hung thủ rất bình tĩnh. Sau khi bắn Bí thư bằng 4
viên đạn, hung thủ thản nhiên ra ngoài bắt tay, chào hỏi mọi người
(không ai nghi ngờ gì) và bình thản đi 150m, vào phòng bắn tiếp Chủ tịch
HĐND tỉnh cũng với 4 viên đạn. Viên cuối cùng dành cho mình. 9 viên đạn
vừa hết, được dùng rất chuẩn xác. Bắn mỗi đối thủ 4 phát là trút sự căm
giận ghê gớm lắm. Bắn trực diện, không bắn lén. Chắc hẳn vừa bắn vừa kể
tội “vì sao mày phải chết”. Người bắn có trạng thái tâm lý tin vào hành
động của mình là chính đáng và kẻ bị xử là đích đáng. Ta chưa biết được
ân oán giữa họ, những chắc chắn hung thủ có mối uất hận rất sâu nặng và
đã nung nấu từ lâu mới đi đến quyết định, đã được cân nhắc kỹ càng… cả 3
cùng chết.
2.
Giám đốc CA Yên Bái cho rằng, thủ phạm đã rõ, đã chết, không cần điều
tra vụ án, là sai. Vì cần điều tra làm rõ: Thủ phạm gây án vì động cơ
gì? Đằng sau vụ án là gì? Có những ai liên quan trực tiếp, gián tiếp đến
vụ án. v. v...
3.
Lần đầu tiên, một vụ trọng án trong nội bộ chính quyền, lại được thông
tin công khai trên đài báo. Thủ tướng Phúc đến tận nơi thăm hỏi, chỉ
đạo, phát biểu với PV truyền hình. Chủ tịch tỉnh Yên Bái họp báo ngay,
trả lời thẳng thắn, cởi mở… Thay vì tâm lý che đậy, giấu giếm, đưa tin
“tuyên truyền định hướng” như trước, nay đã chủ động công khai minh bạch
thông tin về vụ án. Đây là chuyển biến tâm lý tích cực, đáng ghi nhận
của Chính phủ. Hơn nữa biết rằng, càng giấu “càng chết”, vì trên mạng xã
hội đã đưa tin tùm lum hết rồi… Truyền thông nhà nước đang cố gắng theo
kịp truyền thông xã hội.
4. Dư luận xã hội về vụ án, cho thấy “ý Đảng, lòng Dân” phân ly, xa cách ghê quá. Trên FB Châu Đoàn, tác giả nhận định: “Điều
đáng quan tâm ở đây là thái độ của cộng đồng mạng. Có thể nói là 95%
mọi người có thái độ thờ ơ, nhiều người có thái độ “hả hê” bởi sự chán
ghét chính quyền vốn có”... Điều này trái với đạo lý của dân ta “Nghĩa
tử là nghĩa tận’, “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”… Nhưng điều đau
lòng, đó lại là sự thật, rất thật. Vì trong các hiện tượng tâm lý thì
biểu lộ cảm xúc là chân thực nhất. Có thể sau khi biểu lộ “vui thích”,
“hả hê”, người ta chợt nhận thức ra mình đã biểu lộ thái độ sai lệch,
xin lỗi và điều chỉnh lại… Nhưng không thể phủ nhận, những biểu cảm ban
đầu mới là tâm lý bộc lộ tình cảm thật."
Bạn
Khánh Nguyên trên VTC News, ngày 18-8-2016, có bài viết: “Khi kẻ vô
lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án” muốn “lên lớp” cho “95%”
số người thờ ơ hoặc biểu lộ “phản cảm”, nhưng thái độ trịch thượng, gay
gắt, quy chụp 1 chiều của tác giả lại gây phản tác dụng. Người ta lại
đặt tiếp các câu hỏi:
- -Tại sao lại có “quá nhiều kẻ vô lương đang đùa cợt, thậm chí hả hê với nỗi đau tột cùng vụ thảm án xảy ra ở Yên Bái sáng nay”? Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, hãy tự hỏi, sao người khác chết thì bao nhiêu kẻ thương xót, người này chết lại “quá nhiểu kẻ hả hê”? Toàn bộ hệ thống Đảng, Chính quyền và mỗi quan chức hãy tự suy ngẫm và tìm ra câu trả lời đi. Đừng trách oán xã hội. Dư luận xã hội, suy nghĩ, tình cảm xã hội được hình thành và bộc lộ theo quy luật của nó đấy.
- - Tại sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Đây là mất mát to lớn”… mà người dân lại thấy nó chả quan trọng gì? Đó là tâm lý chán chường đối với không chỉ mấy người này, mà toàn hệ thống chính quyền. Người dân thấy chính quyền “hèn với giặc, ác với dân”, ăn tàn, phá hại quá nhiều rồi; hứa hẹn, thề thốt quá nhiều rồi, nhưng tình trạng tham nhũng, sưu cao, thuế nặng, xã hội suy đồi, dân khổ trăm chiều vẫn kéo dài vô vọng. Khi đã chán chường thì ai trong chính quyền này chết, dân cũng chẳng xót thương đâu!
Muốn
dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự
được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và
được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản
vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại sao?
19/8/2016
GS. Tâm lý học Mạc Văn Trang