Xe cán chó
Gần Tết Nhiều Vụ Xe Cán Chó: Những “danh hiệu” một thời vang bóng: “Nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh
So với các ca sĩ cùng thời như Trang Mỹ Dung, Lan Ngọc, Hồng Vân, Hoàng Oanh… thì nữ ca sĩ Giao Linh gặp rất nhiều may mắn trên con đường đến với nghệ thuật.
Giao Linh năm 1966 |
So với các ca sĩ cùng thời như Trang Mỹ Dung, Lan Ngọc, Hồng Vân, Hoàng Oanh… thì nữ ca sĩ Giao Linh gặp rất nhiều may mắn trên con đường đến với nghệ thuật. Chính thức bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp năm 1966 (17 tuổi), lập tức Giao Linh đã được giới chuyên môn và khán giả mệnh danh là “Nữ hoàng sầu muộn” bởi trên sân khấu, hiếm khi thấy chị nở nụ cười, giọng hát thì trầm buồn, nức nở giống như tâm trạng những nhạc phẩm mà chị trình bày.
Chính giọng hát của Giao Linh đã làm cho một số nhạc phẩm như Lòng mẹ (Y Vân), Thầm kín (Phượng Linh), Mười năm tái ngộ (Thanh Sơn), Tiếng xưa (Dương Thiệu Tước)… trở nên nổi tiếng. Cho đến hôm nay, nhắc đến ca sĩ Giao Linh, khán giả vẫn dành cho chị một tình cảm yêu mến nồng nàn. Đó chính là phần thưởng vô giá mà chị sở hữu được trong suốt hơn 40 năm đi hát.
Gắn liền với âm nhạc và… khói phở
Ca sĩ Giao Linh sinh năm 1949 tại Sài Gòn trong một gia đình rất nghèo, có 7 anh chị em nhưng không có ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Từ nhỏ, chị đã rất đam mê ca hát. Thời đi học, chị vẫn tiếp tục với niềm đam mê ấy. Năm 1966, trong một buổi giao lưu văn nghệ, tình cờ chị gặp nhạc sĩ Thu Hồ, nghe giọng hát của chị, anh bảo “Ngày mai lên hãng Continental thử giọng”. Hôm sau, chị và mẹ đón xích lô đến đó. Thật bất ngờ, Giao Linh đã gây sửng sốt cho ông chủ hãng bởi chất giọng quá đặc biệt. Không một chút đắn đo, ông chủ hãng quyết định ký hợp đồng thâu đĩa độc quyền với chị trong 3 năm. Trong suốt thời gian này, chị đã thu âm hàng loạt các ca khúc trong các đĩa tổng hợp cùng với các ca sĩ đàn anh đàn chị đi trước. Tên tuổi ca sĩ Giao Linh nhanh chóng bừng sáng trên vòm trời nghệ thuật. Chị tâm sự: “Tôi gắn bó với dòng nhạc trữ tình là một duyên nợ, với lại chất giọng của tôi cũng phù hợp với những ca khúc như thế. Năm 1970, hết hợp đồng với hãng Continental,lần đầu tiên tôi thâu một đĩa hát riêng của mình mang tên Sơn ca 6 và cũng từ đó, tôi mở rộng hợp đồng sang thâu băng đĩa cho các hãng khác… Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ lời dạy của nhạc sĩ Thu Hồ “Nghề ca hát này đa đoan lắm, có tài mà thiếu đức là không tồn tại lâu dài…”. Tôi nghĩ mình có được ngày hôm nay chính là luôn luôn khắc ghi câu nói ấy”. Bật mí về nghệ danh Giao Linh của mình, chị cho biết: “Ba má đặt tên thật cho tôi là Đỗ Thị Sinh, khi mới chập chững bước vào nghề, một người bạn gái rất thân đã nói với tôi “Nếu đi hát thì nên lấy tên là Giao Linh, nghệ danh này sẽ gặp nhiều may mắn cho cậu đấy”. Thế là không cần suy nghĩ, tôi đồng ý ngay và đã dùng nghệ danh ấy cho đến nay. Tôi và người bạn ấy đã mất liên lạc suốt mấy chục năm liền, không ngờ một dịp tình cờ đã được gặp lại. Tôi rất vui vì cô bạn ấy cũng có một đứa con đặt tên là Giao Linh”. Sau ngày giải phóng, chị cùng gia đình sang định cư ở Canada. Thời gian đầu, cả gia đình chị sống bằng nghề kinh doanh quán phở Linh. “Ngày trước, gia đình tôi rất nghèo, má tôi với gánh chè đi bán khắp nơi để nuôi con. Những hôm trời mưa bán ế, cả nhà phải ăn chè thay cơm. Có lần tôi nói với má “Sao má không bán thứ gì khác cho tụi con ăn không ngán”. Sau đó, má tôi chuyển sang bán bánh cuốn rồi bán phở… Ở Canada trước đây, giới nghệ sĩ - ca sĩ Việt Nam hầu hết đều biết đến quán phở Linh, cứ 10 người là đã có 8 người là khách thường xuyên của quán. Khi trở về Việt Nam ca hát và sinh sống, tôi cũng đã mở quán phở Giao Linh trên đường Cách Mạng Tháng Tám - quận 10 - TP.HCM. Má tôi vui lắm bởi tôi đã tiếp tục việc làm của má. Tuy nhiên, do mặt bằng không thuận lợi nên sau hai năm hoạt động, tôi đã tạm ngưng quán. Trong tương lai, tôi sẽ mở lại quán phở bởi cuộc đời tôi không thể thiếu âm nhạc và… khói phở” - Giao Linh cho biết như thế.
Chuyện tình không “sầu”
và bây giờ |
22 năm qua, bên cạnh Giao Linh lúc nào cũng có một người như hình với bóng, vừa là “tài xế trung thành”, vừa quản lý show diễn kiêm luôn bấm đĩa. Đó không ai khác hơn chính là ông xã của chị - anh Võ Văn Sang vốn là một kỹ sư xây dựng, sau đó đã thành lập công ty lăng xê nhiều ca sĩ đồng thời biên tập sản xuất băng đĩa nhạc. Theo ca sĩ Giao Linh thì chị và anh đúng là “duyên tiền định”. Cả hai quen nhau từ nhỏ, chơi chung trong một nhóm bạn thân nhưng không hề để ý đến nhau. Sau đó, mỗi người có một hướng đi riêng. Chị thì theo đuổi nghề hát để thỏa mãn niềm đam mê và nuôi sống cả gia đình. Còn anh thì cưới vợ rồi sang Mỹ định cư. 15 năm sau, anh chị tình cờ gặp lại nhau tại Mỹ, lúc đó anh đã có 6 đứa con và vừa ly dị, còn chị thì vẫn “cô đơn mình ên” mặc dù đã bước vào tuổi 37. Chị cho biết: “Ngày tôi công bố chuyện tình cảm của mình, gia đình và bạn bè tôi đều ngăn cản bởi anh là người đàn ông hào hoa, khá bay bướm, thêm một điều nữa là sợ tôi sẽ khổ với các con chồng. Nhưng tôi bất chấp tất cả. Cưới nhau rồi, tôi mới thấy những điều người ta đồn đại về anh là hoàn toàn sai. Anh yêu thương, chăm sóc tôi và các con rất chu đáo. Anh thông cảm, động viên, song hành cùng tôi trên con đường nghệ thuật. Đến cả chiếc áo dài đi diễn, thậm chí phấn son, anh cũng mua cho tôi. Đặc biệt, anh rất lo lắng cho ba mẹ và các em tôi. Ba lần tôi sinh con cho anh thì ba lần đều hỏng. Dù có buồn nhưng tôi cũng còn hạnh phúc vì được làm mẹ của 6 đứa con anh, cháu nội của tôi năm nay đã được 19 tuổi”.
Thêm một câu chuyện vui với Giao Linh là đi hát ở đâu, khán giả cũng hỏi có phải danh ca Tuấn Vũ là con của chị. Thật ra, Tuấn Vũ nhỏ hơn Giao Linh 10 tuổi. Trước khi đi hát từng xem Giao Linh là thần tượng của mình. Năm 1980, Tuấn Vũ chập chững bước chân vào con đường ca hát và tìm đến thần tượng Giao Linh để xin được “thọ giáo”.Năm1985, CD song ca Giao Linh - Tuấn Vũ chủ đề Đôi mắt người xưa phát hành tại Mỹ bán chạy như tôm tươi. Các album song ca tiếp theo cũng thành công không kém. Cũng chính vì sự ăn ý và tình chị em thân thiết này mà nhiều người hiểu lầm họ là mẹ con. Vừa qua, chị và Tuấn Vũ đã có dịp tái ngộ nhau ở một số phòng trà ca nhạc tại Việt Nam. Sức hút của họ với khán giả vẫn còn nguyên vẹn…
Song Minh
Dù có biệt danh là Nữ hoàng sầu muộn nhưng chuyện tình cảm của chị không hề “sầu”. Chị có thể hát cho chồng nghe cả ngày và anh cũng có thể ngồi cả ngày nghe chị hát, nhiều bài anh nghe cả ngàn lần vẫn không chán. Đó cũng là điều khiến chị luôn ý thức giữ gìn chất giọng để hát cho khán giả cũng như cho chồng nghe. |
( Hụi Khùng chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Gần Tết Nhiều Vụ Xe Cán Chó: Những “danh hiệu” một thời vang bóng: “Nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh
So với các ca sĩ cùng thời như Trang Mỹ Dung, Lan Ngọc, Hồng Vân, Hoàng Oanh… thì nữ ca sĩ Giao Linh gặp rất nhiều may mắn trên con đường đến với nghệ thuật.
Giao Linh năm 1966 |
So với các ca sĩ cùng thời như Trang Mỹ Dung, Lan Ngọc, Hồng Vân, Hoàng Oanh… thì nữ ca sĩ Giao Linh gặp rất nhiều may mắn trên con đường đến với nghệ thuật. Chính thức bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp năm 1966 (17 tuổi), lập tức Giao Linh đã được giới chuyên môn và khán giả mệnh danh là “Nữ hoàng sầu muộn” bởi trên sân khấu, hiếm khi thấy chị nở nụ cười, giọng hát thì trầm buồn, nức nở giống như tâm trạng những nhạc phẩm mà chị trình bày.
Chính giọng hát của Giao Linh đã làm cho một số nhạc phẩm như Lòng mẹ (Y Vân), Thầm kín (Phượng Linh), Mười năm tái ngộ (Thanh Sơn), Tiếng xưa (Dương Thiệu Tước)… trở nên nổi tiếng. Cho đến hôm nay, nhắc đến ca sĩ Giao Linh, khán giả vẫn dành cho chị một tình cảm yêu mến nồng nàn. Đó chính là phần thưởng vô giá mà chị sở hữu được trong suốt hơn 40 năm đi hát.
Gắn liền với âm nhạc và… khói phở
Ca sĩ Giao Linh sinh năm 1949 tại Sài Gòn trong một gia đình rất nghèo, có 7 anh chị em nhưng không có ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Từ nhỏ, chị đã rất đam mê ca hát. Thời đi học, chị vẫn tiếp tục với niềm đam mê ấy. Năm 1966, trong một buổi giao lưu văn nghệ, tình cờ chị gặp nhạc sĩ Thu Hồ, nghe giọng hát của chị, anh bảo “Ngày mai lên hãng Continental thử giọng”. Hôm sau, chị và mẹ đón xích lô đến đó. Thật bất ngờ, Giao Linh đã gây sửng sốt cho ông chủ hãng bởi chất giọng quá đặc biệt. Không một chút đắn đo, ông chủ hãng quyết định ký hợp đồng thâu đĩa độc quyền với chị trong 3 năm. Trong suốt thời gian này, chị đã thu âm hàng loạt các ca khúc trong các đĩa tổng hợp cùng với các ca sĩ đàn anh đàn chị đi trước. Tên tuổi ca sĩ Giao Linh nhanh chóng bừng sáng trên vòm trời nghệ thuật. Chị tâm sự: “Tôi gắn bó với dòng nhạc trữ tình là một duyên nợ, với lại chất giọng của tôi cũng phù hợp với những ca khúc như thế. Năm 1970, hết hợp đồng với hãng Continental,lần đầu tiên tôi thâu một đĩa hát riêng của mình mang tên Sơn ca 6 và cũng từ đó, tôi mở rộng hợp đồng sang thâu băng đĩa cho các hãng khác… Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ lời dạy của nhạc sĩ Thu Hồ “Nghề ca hát này đa đoan lắm, có tài mà thiếu đức là không tồn tại lâu dài…”. Tôi nghĩ mình có được ngày hôm nay chính là luôn luôn khắc ghi câu nói ấy”. Bật mí về nghệ danh Giao Linh của mình, chị cho biết: “Ba má đặt tên thật cho tôi là Đỗ Thị Sinh, khi mới chập chững bước vào nghề, một người bạn gái rất thân đã nói với tôi “Nếu đi hát thì nên lấy tên là Giao Linh, nghệ danh này sẽ gặp nhiều may mắn cho cậu đấy”. Thế là không cần suy nghĩ, tôi đồng ý ngay và đã dùng nghệ danh ấy cho đến nay. Tôi và người bạn ấy đã mất liên lạc suốt mấy chục năm liền, không ngờ một dịp tình cờ đã được gặp lại. Tôi rất vui vì cô bạn ấy cũng có một đứa con đặt tên là Giao Linh”. Sau ngày giải phóng, chị cùng gia đình sang định cư ở Canada. Thời gian đầu, cả gia đình chị sống bằng nghề kinh doanh quán phở Linh. “Ngày trước, gia đình tôi rất nghèo, má tôi với gánh chè đi bán khắp nơi để nuôi con. Những hôm trời mưa bán ế, cả nhà phải ăn chè thay cơm. Có lần tôi nói với má “Sao má không bán thứ gì khác cho tụi con ăn không ngán”. Sau đó, má tôi chuyển sang bán bánh cuốn rồi bán phở… Ở Canada trước đây, giới nghệ sĩ - ca sĩ Việt Nam hầu hết đều biết đến quán phở Linh, cứ 10 người là đã có 8 người là khách thường xuyên của quán. Khi trở về Việt Nam ca hát và sinh sống, tôi cũng đã mở quán phở Giao Linh trên đường Cách Mạng Tháng Tám - quận 10 - TP.HCM. Má tôi vui lắm bởi tôi đã tiếp tục việc làm của má. Tuy nhiên, do mặt bằng không thuận lợi nên sau hai năm hoạt động, tôi đã tạm ngưng quán. Trong tương lai, tôi sẽ mở lại quán phở bởi cuộc đời tôi không thể thiếu âm nhạc và… khói phở” - Giao Linh cho biết như thế.
Chuyện tình không “sầu”
và bây giờ |
22 năm qua, bên cạnh Giao Linh lúc nào cũng có một người như hình với bóng, vừa là “tài xế trung thành”, vừa quản lý show diễn kiêm luôn bấm đĩa. Đó không ai khác hơn chính là ông xã của chị - anh Võ Văn Sang vốn là một kỹ sư xây dựng, sau đó đã thành lập công ty lăng xê nhiều ca sĩ đồng thời biên tập sản xuất băng đĩa nhạc. Theo ca sĩ Giao Linh thì chị và anh đúng là “duyên tiền định”. Cả hai quen nhau từ nhỏ, chơi chung trong một nhóm bạn thân nhưng không hề để ý đến nhau. Sau đó, mỗi người có một hướng đi riêng. Chị thì theo đuổi nghề hát để thỏa mãn niềm đam mê và nuôi sống cả gia đình. Còn anh thì cưới vợ rồi sang Mỹ định cư. 15 năm sau, anh chị tình cờ gặp lại nhau tại Mỹ, lúc đó anh đã có 6 đứa con và vừa ly dị, còn chị thì vẫn “cô đơn mình ên” mặc dù đã bước vào tuổi 37. Chị cho biết: “Ngày tôi công bố chuyện tình cảm của mình, gia đình và bạn bè tôi đều ngăn cản bởi anh là người đàn ông hào hoa, khá bay bướm, thêm một điều nữa là sợ tôi sẽ khổ với các con chồng. Nhưng tôi bất chấp tất cả. Cưới nhau rồi, tôi mới thấy những điều người ta đồn đại về anh là hoàn toàn sai. Anh yêu thương, chăm sóc tôi và các con rất chu đáo. Anh thông cảm, động viên, song hành cùng tôi trên con đường nghệ thuật. Đến cả chiếc áo dài đi diễn, thậm chí phấn son, anh cũng mua cho tôi. Đặc biệt, anh rất lo lắng cho ba mẹ và các em tôi. Ba lần tôi sinh con cho anh thì ba lần đều hỏng. Dù có buồn nhưng tôi cũng còn hạnh phúc vì được làm mẹ của 6 đứa con anh, cháu nội của tôi năm nay đã được 19 tuổi”.
Thêm một câu chuyện vui với Giao Linh là đi hát ở đâu, khán giả cũng hỏi có phải danh ca Tuấn Vũ là con của chị. Thật ra, Tuấn Vũ nhỏ hơn Giao Linh 10 tuổi. Trước khi đi hát từng xem Giao Linh là thần tượng của mình. Năm 1980, Tuấn Vũ chập chững bước chân vào con đường ca hát và tìm đến thần tượng Giao Linh để xin được “thọ giáo”.Năm1985, CD song ca Giao Linh - Tuấn Vũ chủ đề Đôi mắt người xưa phát hành tại Mỹ bán chạy như tôm tươi. Các album song ca tiếp theo cũng thành công không kém. Cũng chính vì sự ăn ý và tình chị em thân thiết này mà nhiều người hiểu lầm họ là mẹ con. Vừa qua, chị và Tuấn Vũ đã có dịp tái ngộ nhau ở một số phòng trà ca nhạc tại Việt Nam. Sức hút của họ với khán giả vẫn còn nguyên vẹn…
Song Minh
Dù có biệt danh là Nữ hoàng sầu muộn nhưng chuyện tình cảm của chị không hề “sầu”. Chị có thể hát cho chồng nghe cả ngày và anh cũng có thể ngồi cả ngày nghe chị hát, nhiều bài anh nghe cả ngàn lần vẫn không chán. Đó cũng là điều khiến chị luôn ý thức giữ gìn chất giọng để hát cho khán giả cũng như cho chồng nghe. |
( Hụi Khùng chuyển )