Quán Bên Đường

Gãy Gánh Giữa Đường - Trương Dưỡng

Năm 1973 tôi ra thăm toán Tác chiến điện tử tại LĐ1ND, ở bờ Nam sông Mỹ Chánh thuộc tỉnh Quảng Trị. Trên đường về xe Jeep bị lật ở khúc cua quẹo ngay chân cầu Phong Điền

1. Tai Nạn Thảm Khốc

    Năm 1973 tôi ra thăm toán Tác chiến điện tử tại LĐ1ND, ở bờ Nam sông Mỹ Chánh thuộc tỉnh Quảng Trị. Trên đường về xe Jeep bị lật ở khúc cua quẹo ngay chân cầu Phong Điền khiến lưng tôi chạm nhằm viên đá, gây chấn thương cột sống! Thế là cuộc đời gãy gánh giữa đường !!!

    Sau khi tỉnh dậy chờ xe cứu thương di tản, tôi bi quan nằm ngó trời đất mênh mông. Nghĩ đến số phận tàn phế của mình, chẳng lẽ phải tiếp tục kéo dài cuộc sống không lạc thú nầy hay sao? Nghĩ đến người vợ còn trẻ tuổi (chưa đầy ba mươi!), tôi muốn tự giải thoát để không liên lụy cuộc đời son trẻ của nàng. Nhưng khi nhớ đến ba đứa con còn nhỏ dại rồi đây sẽ ra sao ? Chỉ trong mấy phút mà đầu óc suy nghĩ đủ thứ. Cuối cùng tôi quyết định không buông xuôi, phải cố gắng tồn tại, dùng bộ óc và kiến thức sẵn có để dìu dắt các con cho nên người rồi sẽ tính sau.

http://img14.imageshack.us/img14/3312/1canhhoadu.jpg

a). Tại Bệnh Viện Cộng Hòa

     Khi được chở về tới Trạm xá ở bộ Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, nhìn thấy Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh SĐND, Đại tá Phước, Tư Lệnh Phó, tới thăm; nhưng tôi cứ nhắm mắt buông xuôi. Lúc đó tôi không muốn gặp ai, chỉ mong được yên lặng để tiếp tục suy nghĩ về số phận tương lai của mình.

    Sáng hôm sau, đích thân Bác sĩ Trần Khắc Niệm, Y Sĩ Trưởng, kiểm soát lại bệnh tình rồi gọi về Hậu cứ nói Bác sĩ Tường cho người đón và đưa tôi thẳng vô Bệnh viện Cộng Hòa để kịp giải phẫu lấy máu bầm sớm, may ra cứu vãn được phần nào hệ thần kinh tủy sống. Bác sĩ Niệm, Bác sĩ Tường, y sĩ trưởng bệnh viện Đỗ Vinh, là những người bạn rất tốt. Lúc bình thường Cò Thu, tôi, và anh Niệm thích chơi bóng chuyền với nhau, tại sân Trạm xá Quân y. Chúng tôi cũng ưa rủ nhau ra thành phố Huế du ngoạn nơi các Lăng Miếu cổ xưa, vào Hoàng Cung Đại Nội xem các di tích lịch sử và ăn bún bò nổi tiếng ở Gia Hội,...nhưng từ đây tôi sẽ không còn những ngày huy hoàng đó nữa!

    Vô Bệnh Viện Cộng Hòa, họ chụp quang tuyến và đưa đi mổ ngay. Đây là cuộc giải phẫu lớn, gần một buổi sáng mới xong. Khoảng nửa ngày thì tôi tỉnh dậy, thấy miệng khô và khát nước vô cùng! Nhưng họ không cho uống, chỉ lấy bông gòn thấm nước thỉnh thoảng để trên môi cho thấm xuống chút xíu, vì mới mổ mà uống nước sẽ nguy hiểm. Lúc ấy tôi bị hành sốt và lạnh run, miệng đánh bồ cạp liên tục! Y tá đấp mền và lấy đèn sưởi mà không đỡ chút nào, thân nhân đứng ngoài phòng kiến nhìn cảnh như vậy mà đau lòng xót ruột.  

    Vợ tôi sau nầy kể lại là thường ngày tôi rất kỹ, trước khi ăn đều rửa tay, vậy mà hôm đó cục bông gòn ướt rớt xuống nệm dơ bẩn, tôi vẫn cứ lượm lên liếm một cách ngon lành, giống như những em bé thèm kẹo cục vậy!

    Ở Hậu giải phẫu một thời gian, họ đưa tôi tới phòng điều trị, tại đây có một số sĩ quan bị thương cột sống như :

    * Thiếu Úy Nguyễn Văn Tuân, khóa 24 ĐL, còn độc thân.  Anh mới ra trường 6 tháng thì bị bắn trúng ngay xương sống, chỉ có bà mẹ già gần 70 tuổi vào nuôi bịnh. Tuân bị lở nhìn thấy cả xương khu, vết to bằng bàn tay, hằng ngày phải rửa nước biển, chữa trị suốt cả năm vẫn chưa lành.

    * Chuẩn úy Linh, vừa mới cưới vợ một tháng, bị thương giống Tuân; tội nghiệp vợ Linh còn trẻ đẹp mà sớm chịu cảnh nầy! Hằng ngày chị chăm sóc Linh rất chu đáo và tận tình.

    * Chuẩn úy Sơn, xương sống không vỡ; nhưng bị chấn thương, làm ảnh hưởng thần kinh tủy. Sơn bị loại liệt mềm, đôi chân thường co giựt. Ba má và em trai hằng ngày thay phiên vào chăm sóc. Sau ngày mất nước, vì sinh kế, gia đình về quê làm ruộng; nhưng dân ở đó nghèo quá làm bậy. Họ vào nhà Sơn ăn trộm; má Sơn thấy la lên, bị họ đánh trúng cổ, gây chấn thương cột sống và tê liệt 2 chân giống con! Gia đình Sơn phải trở về Phú Nhuận sống lây lất qua ngày. Tội nghiệp ba và em trai của Sơn phải làm việc vô cùng vất vả, để đùm bọc, chăm sóc hai mẹ con bị bịnh hiểm nghèo nầy. Má Sơn chịu đựng được mười năm và vừa mới mất hai năm trước.

    * Thiếu úy Lạc cũng còn độc thân như Sơn và Tuân, bà mẹ ở Bến Tre lên chăm sóc anh rất kỹ. Lạc có tiến triển, vài dây thần kinh phục hồi dần, đôi chân cựa quậy chút chút. Sau nầy trước khi xuất viện về Bến Tre, anh đứng được tập đi bằng cách vịn trong hai thanh paralel.

    * Đại úy Bếp, Đại đội trưởng công vụ Liên đoàn Biệt Động Quân, căn cứ ở gần cầu Bình Lợi, anh bị thương vì pháo kích. Trung tá Hồng, Liên Đoàn Trưởng, cũng bị thương chân trong ngày đó, nằm ở trại sĩ quan cao cấp (sau nầy họ chuyển tôi xuống nằm cạnh phòng Trung tá Hồng). Gia đình anh Bếp coi bộ khá giả, chị nói cho ăn ổ yến, nên có tiến triển và phục hồi đôi chút, anh thường đi ngâm đôi chân vào hồ nước xoáy.

    Cũng từng là Đại đội trưởng Chỉ huy Công vụ như anh, nhưng bà xã tôi, những ngày cuối tháng chưa kịp lãnh lương, phải qua bà Thượng sĩ Bạc (Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù) mượn tiền đi xe Lam vô thăm nuôi!

     Thật ra làm Đại Đội Trưởng muốn giàu có thì không được, nhưng muốn có chút ít xài vặt cũng không khó. Lúc còn ở Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù, Trung sĩ Dậu, kế toán trưởng, thấy gia cảnh tôi quá đơn sơ đạm bạc, ở nhà lợp “Tôn” nóng bức. Đích thân Dậu và anh thợ hớt tóc kiêm thợ mộc tên Tám đi kiếm thùng đạn pháo binh về đóng “La phông”, để có thể nằm nghỉ trưa; anh và Tám còn đóng một cái giường, tuy thô sơ nhưng lòng tôi rất ấm cúng, vì đó là tình nghĩa, là tấm lòng tốt của Dậu và Tám, nhưng lòng tôi vẫn ái ngại mỗi khi nghĩ đến chuyện nầy.

    Có lần má của binh nhì Dũng, một người giàu có, nhà thầu khai thác trục Đa Sa (đường dẫn vào trường Võ bị Đà Lạt), đến văn phòng đại đội nhờ Dậu giúp đỡ dùm. Vì Dũng thích Nhảy Dù quá nên bỏ học, chưa đủ 18 tuổi mà đã trốn nhà đi lính; khiến ai nấy đều lo âu sợ sệt. Bà tìm đến nhà tôi nhờ giúp đỡ và hứa sẽ hậu tạ, thấy Dũng còn vị thành niên, tôi cho em ở Trung đội Chỉ huy, bớt nguy hiểm phần nào, nhưng không nhận thù lao, chỉ lấy bó hoa hồng Đà Lạt thôi.

    Dậu rất tốt và hiểu tôi nhiều nhứt, hôm Tết tôi treo tiền cho đội lân nhà, sau khi kiểm điểm, thấy dư thừa cho buổi tiệc Tân Niên. Dậu bàn với Trường đem hoàn lại số tiền; nhưng vợ tôi không nhận, coi như ủng hộ phần nhỏ mọn nầy cho anh em binh sĩ vui chơi trong ba ngày Xuân. Dậu và Trường thật chí tình và trung tín, dầu đi đâu hay ngay khi ngồi viết bài nầy, tôi vẫn hồi tưởng lại và thương mến họ, cùng các anh em từng sống chết có nhau, ở Đại đội 91 Nhảy Dù.

    Một trong những bịnh bi đát và khổ sở nhất là bịnh chấn thương cột sống; hệ thống bài tiết bị đình trệ, gần như không còn hoạt động tốt và gây rất nhiều biến chứng. Họ để ống “Xông” vào bọng đái thường trực gây ra nhiểm trùng, chuyền lên tới hai quả thận. Riêng tôi còn bị ống xông loại cứng quá làm lủng từ bọng đái xuyên qua ruột già, khiến nước tiểu chảy qua đường hậu môn! Lúc đó họ định mổ tách ra, nhưng thấy tôi còn yếu nên tìm loại ống xông đặc biệt đặt thường trực và bơm nhiều thuốc trụ sinh vào chai nước biển diệt vi trùng để bảo vệ thận. Họ cho trụ sinh nhiều quá đến đổi cơ thể tôi không còn tiếp nhận được Pénicilin, hễ chích vào sẽ bị phản ứng, ngay cả uống Ambicilin cũng vậy.

    Còn việc đại tiện thật là bế tắc, mỗi ngày tôi nhìn thấy ra ba cục “Thuốc tể” thì mừng rỡ, nhưng nếu lớn bằng ba cục “Cứt dê” thì trong người thật khó chịu! Cứ ôm cái bụng chình bình; không còn muốn ăn uống gì nữa; lúc đó tôi ốm yếu cân mất hơn 50 pounds (gần 25 kí lô!).

    Cháu Thành bấy giờ đã hơn 3 tuổi, ngày nào cũng theo má vào thăm tôi. Nó ưa leo lên giường nằm cạnh bên, khiến mọi cơn đau đớn về thể xác như tiêu tan mất hết. Có lần đi ngang qua hai chân, thấy tôi đang lót báo, nó vội lật đật nhảy xuống cái rột, thật là đáng “Ghét” vô cùng.

     Trước đó, mỗi khi Biệt Đội được ở hậu cứ, sáng nào nó cũng canh thức sớm, leo lên xe Jeep theo tôi vào văn phòng làm việc. Thành thường trèo lên bàn lấy viết vẽ lung tung; nó thích cho chú tài xế chở đi chơi vòng vòng. Các sĩ quan và quân nhân trong Biệt Đội đều thương nó. Mỗi lúc đi hành quân xa, tôi thường lén thức dậy một cách nhẹ nhàng để trốn ra phi trường, nhưng lần nào cũng không gạt được, tôi vừa ngồi dậy là nó liền mở mắt đen thui, làm như đã canh sẵn hồi nào tới giờ.

    Khi máy bay bắt đầu lăn bánh ra phi đạo, tôi nhìn nó mà ứa nước mắt, thật sự không muốn rời xa con chút nào; nếu đào ngũ được tôi cũng muốn làm. Có lần Huy lúc ở Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù đã đào ngũ; vậy mà ra Quảng Trị, hắn cũng dám lại thăm tôi như thường (đơn vị Nhảy Dù chỉ cần người tình nguyện. Những ai quá nặng nợ, không kềm giữ được bản thân thì không giúp gì cho đơn vị thiện chiến nầy). Vì vậy khi có con cái đùm đề, nặng nợ gia đình, chần chừ mỗi khi đi hành quân xa, lúc đó tôi cảm thấy không xứng đáng mang danh binh chủng nầy chút nào!

    Nhà thương của Việt Nam đâu có máy lạnh nhiều như ở Mỹ, chúng tôi ai cũng bị lở (mông hoặc xương khu) vì hầm hơi, mặc dù thỉnh thoảng cũng nhờ thân nhân giúp trở mình qua lại. Tôi chỉ bị nhẹ, trong khi Tuân và Sơn thì lở rất nặng; nhưng vết mổ của mọi người đều lành thật chậm. Hằng ngày vợ tôi phải rửa bằng nước biển và băng bó kỹ lưỡng nhưng cũng không gom mặt. Sau nầy khi hành quân về, bác sĩ Niệm có tới thăm và cho hộp “Bô Mát” làm bằng một loại nấm gì ở Phi châu, do Pháp sản xuất. Khi thoa vài lần, thấy vết thương có tiến triển, tuy đắt tiền nhưng bà xã tôi vẫn kiếm mua, xức trong vài tháng thì lành hẳn.

    Vết lở của tôi bằng đồng bạc mà cũng nửa năm và tốn rất nhiều típ bô mát mới hết, đây đúng là bịnh nhà giàu! Vì mỗi lần lở lâu lành nên tôi giữ gìn rất kỹ; ngày nào cũng tắm rửa sạch sẽ; tối nào cũng thức giấc nhiều lần để trở mình (thói nầy tập quen từ năm 1973 và đi theo tôi tới giờ đã gần 25 năm!).

    Không khí sinh hoạt ở đây cũng dễ chịu, đồng cảnh thường thương mến giúp đỡ lẫn nhau. Thân nhân được đôi chút an ủi vì những người xung quanh ai cũng nồng nhiệt; lúc rảnh rỗi mấy bà thường tụ họp chuyện trò thăm hỏi nhau, trong đó đề tài chánh thường bàn về vết lở và táo bón của người thân họ.

    Một tháng sau, Sĩ quan Đại diện SĐND vào bệnh viện gắn cho tôi cấp bậc Thiếu tá và chuyển xuống trại sĩ quan cao cấp. Tại đây, cấp Trung và Thiếu tá thì hai người một phòng, Đại tá ở phòng có máy lạnh, cấp Tướng thì rộng rãi và tiện nghi hơn. Trưởng trại sĩ quan cao cấp là Trung úy Hai, sau ngày mất nước, nghe nói anh là nội tuyến nằm vùng (chỉ nghe nói chứ chưa xác định rõ). Dãy nhà cấp Tướng, lúc đó có Ngô Quang Trưởng,Tư Lệnh Quân Đoàn I và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương,...Cụ Hương chỉ thích nằm võng chứ không chịu nằm giường. Nghe nói Tướng Trưởng đã bất mãn vụ gì đó nên khai bịnh như để phản đối một cách tiêu cực.

      Tôi nằm cùng phòng với Thiếu tá Anh, là Phi công lái F-5 đầu tiên của ngành không quân. Anh ra ngoài Bắc oanh tạc, máy bay trúng đạn, bị thương ở chân. Mỗi tối có một binh sĩ Biệt đội thay phiên đến trông nom, vì vợ tôi lo ở nhà coi sóc 3 đứa con còn nhỏ dại. Tội nghiệp cháu Thiện lúc đó mới sanh 7, 8 tháng, ở nhà với anh Tâm (mới 6 tuổi) và chị Hảo, người giúp việc cho gia đình mấy năm nay.

    Cháu Hảo là con của một Trung sĩ Dù, nhà trong trại Hoàng Hoa Thám, tánh tình cương trực không tham lam. Có lần bà xã tôi mua giấy số, cầu mong có chút đỉnh tiền lo cho chồng, con. Nhưng vì đầu óc bối rối lo lắng đủ điều, tiền lương cố định; mà phải nào là thuốc men, nào là cơm gạo và nhất là phải có tiền mua sữa cho cháu Thiện nữa. Mắt thì dò giấy số mà đầu óc cứ nghĩ đâu đâu, như Tú Xương đã nói về vợ:

       ....Nuôi nấng ba con với một chồng (đang bịnh)

           Lặn lội thân cò khi quãng vắng....

    Hảo lượm giấy số đã quăng bỏ lên coi lại, bỗng la lớn:

    __ Trúng cặp 7 một trăm ngàn rồi cô ơi !

    Vợ tôi không tin, nhưng cũng miễn cưỡng coi, bỗng mắt nàng sáng lên vì quả thật là trời đã ngó lại!

    Ở trại sĩ quan cao cấp, mỗi ngày tôi mang giày nẹp tập đi trong hai thanh paralel; ngoài ra còn lo vô nước biển, trong đó có thuốc trụ sinh, để chữa bệnh nhiễm trùng đường tiểu gây ra do đặt ống xông lâu ngày. Điều trị hơn một năm thì sức khỏe tôi hồi phục dần, hằng ngày có thể tự lăn xe đi vòng vòng trong khu trại nầy, và mỗi buổi sáng thường ra phơi nắng. Chiều tới, khoảng năm giờ là bắt đầu thấy buồn, vì hai mẹ con sửa soạn ra về, nhất là cháu Thành cứ quay lại vẫy tay chào làm tôi ứa nước mắt.

    Không hiểu tại sao lúc đó tôi dễ nhạy cảm và con người quá yếu đuối? Có lần Thành nghịch ngợm, mẹ nói hoài không nghe, nên giận quăng đôi giày của nó ra sân; chỉ có vậy mà tôi cũng chảy nước mắt. Có lẽ trước kia tôi còn nghĩ đến quyền quý danh vọng, bây giờ thì mất tất cả. Chỉ còn lại bốn mẹ con yêu thương trong tầm tay, tôi muốn họ lúc nào cũng được yên vui hạnh phúc mãi mãi, không ai được động tới họ.

    Những ngày ở bệnh viện buồn chán, may nhờ có mấy đứa con vô chơi nên tôi cảm thấy yêu đời dần dần và tự nhủ thầm: hãy bỏ mọi ước mơ ảo tưởng qua một bên, không nhìn về quá khứ để ngồi than thở, hối tiếc; mà nên bằng lòng với định mệnh để nắm giữ cái hiện hữu thực tại, và cố ngoi lên trong khả năng hạn chế của mình (Thực sự nếu cứ ngồi một chỗ để cằn nhằn so bì tại sao mình không đi đứng được như người ta, tại sao mình không có nầy không có nọ như người ta? Tại sao và tại sao,....thì thà xuống địa ngục còn sướng hơn)

    Thân thể tuy bất toàn nhưng không có nghĩa là cuộc đời đã chấm dứt; đôi chân không đi được nhưng khối óc vẫn còn nguyên vẹn. Nước chảy đá mòn, thời gian dài chịu đựng sự dày vò về thể xác lẫn tâm hồn suốt năm qua; vẫn không bào mòn được ý chí phấn đấu sẵn có trong con người từng xong pha vào làng tên mũi đạn quân thù như tôi. Mấy tháng nay tôi luôn tranh đấu với bản thân, quyết tâm hướng về tương lai, bỏ lại những quá khứ đau buồn từ ngày bị tai ương tàn khốc!

    Sau khi nghĩ thông suốt, tôi thường tự an ủi bằng cách so sánh với những người có cảnh ngộ khó khăn hơn mình. Như những người bị liệt tứ chi chẳng hạn, họ còn khổ sở hơn rất nhiều: hai tay cử động yếu ớt, khó thở vì phổi không được bình thường. Hoặc so với những người bị ung thư bất trị, hoặc những người già yếu lụm khụm. Ôi thế gian nầy còn biết bao nhiêu người đau khổ hơn mình; tại sao họ chịu đựng được, còn mình đường đường là một nam nhi, đã từng tôi luyện trong lò luyện thép tại Đà Lạt, đã từng “Nhảy Dù Cố Gắng”, chỉ huy binh sĩ trong các mặt trận thập phần nguy hiểm như Tết Mậu Thân ở Quảng Trị, Huế, và Vùng Ven Đô Sàigòn. Nào là mặt trận Tây Ninh, nào là Bình Long Anh Dũng, nào là vùng Phi Quân Sự, Hạ Lào,Campuchia,... Rồi tôi nghĩ đến những nhà tu hành đạo đức; họ đâu chú trọng về hưởng thụ bản thân, đã một lòng hướng thiện và cứu rỗi chúng sanh đang đau khổ vì cái vòng lẩn quẩn: sinh, lảo, bịnh, tử.

    Bây giờ đã thấu triệt, nhờ vậy tôi cảm thấy thoải mái và xin xuất viện về nhà để gia đình tránh khỏi một kiểng hai quê, hòng có dư chút đỉnh mua sữa cho cháu Thiện hiện còn quá thơ dại.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Gãy Gánh Giữa Đường - Trương Dưỡng

Năm 1973 tôi ra thăm toán Tác chiến điện tử tại LĐ1ND, ở bờ Nam sông Mỹ Chánh thuộc tỉnh Quảng Trị. Trên đường về xe Jeep bị lật ở khúc cua quẹo ngay chân cầu Phong Điền

1. Tai Nạn Thảm Khốc

    Năm 1973 tôi ra thăm toán Tác chiến điện tử tại LĐ1ND, ở bờ Nam sông Mỹ Chánh thuộc tỉnh Quảng Trị. Trên đường về xe Jeep bị lật ở khúc cua quẹo ngay chân cầu Phong Điền khiến lưng tôi chạm nhằm viên đá, gây chấn thương cột sống! Thế là cuộc đời gãy gánh giữa đường !!!

    Sau khi tỉnh dậy chờ xe cứu thương di tản, tôi bi quan nằm ngó trời đất mênh mông. Nghĩ đến số phận tàn phế của mình, chẳng lẽ phải tiếp tục kéo dài cuộc sống không lạc thú nầy hay sao? Nghĩ đến người vợ còn trẻ tuổi (chưa đầy ba mươi!), tôi muốn tự giải thoát để không liên lụy cuộc đời son trẻ của nàng. Nhưng khi nhớ đến ba đứa con còn nhỏ dại rồi đây sẽ ra sao ? Chỉ trong mấy phút mà đầu óc suy nghĩ đủ thứ. Cuối cùng tôi quyết định không buông xuôi, phải cố gắng tồn tại, dùng bộ óc và kiến thức sẵn có để dìu dắt các con cho nên người rồi sẽ tính sau.

http://img14.imageshack.us/img14/3312/1canhhoadu.jpg

a). Tại Bệnh Viện Cộng Hòa

     Khi được chở về tới Trạm xá ở bộ Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, nhìn thấy Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh SĐND, Đại tá Phước, Tư Lệnh Phó, tới thăm; nhưng tôi cứ nhắm mắt buông xuôi. Lúc đó tôi không muốn gặp ai, chỉ mong được yên lặng để tiếp tục suy nghĩ về số phận tương lai của mình.

    Sáng hôm sau, đích thân Bác sĩ Trần Khắc Niệm, Y Sĩ Trưởng, kiểm soát lại bệnh tình rồi gọi về Hậu cứ nói Bác sĩ Tường cho người đón và đưa tôi thẳng vô Bệnh viện Cộng Hòa để kịp giải phẫu lấy máu bầm sớm, may ra cứu vãn được phần nào hệ thần kinh tủy sống. Bác sĩ Niệm, Bác sĩ Tường, y sĩ trưởng bệnh viện Đỗ Vinh, là những người bạn rất tốt. Lúc bình thường Cò Thu, tôi, và anh Niệm thích chơi bóng chuyền với nhau, tại sân Trạm xá Quân y. Chúng tôi cũng ưa rủ nhau ra thành phố Huế du ngoạn nơi các Lăng Miếu cổ xưa, vào Hoàng Cung Đại Nội xem các di tích lịch sử và ăn bún bò nổi tiếng ở Gia Hội,...nhưng từ đây tôi sẽ không còn những ngày huy hoàng đó nữa!

    Vô Bệnh Viện Cộng Hòa, họ chụp quang tuyến và đưa đi mổ ngay. Đây là cuộc giải phẫu lớn, gần một buổi sáng mới xong. Khoảng nửa ngày thì tôi tỉnh dậy, thấy miệng khô và khát nước vô cùng! Nhưng họ không cho uống, chỉ lấy bông gòn thấm nước thỉnh thoảng để trên môi cho thấm xuống chút xíu, vì mới mổ mà uống nước sẽ nguy hiểm. Lúc ấy tôi bị hành sốt và lạnh run, miệng đánh bồ cạp liên tục! Y tá đấp mền và lấy đèn sưởi mà không đỡ chút nào, thân nhân đứng ngoài phòng kiến nhìn cảnh như vậy mà đau lòng xót ruột.  

    Vợ tôi sau nầy kể lại là thường ngày tôi rất kỹ, trước khi ăn đều rửa tay, vậy mà hôm đó cục bông gòn ướt rớt xuống nệm dơ bẩn, tôi vẫn cứ lượm lên liếm một cách ngon lành, giống như những em bé thèm kẹo cục vậy!

    Ở Hậu giải phẫu một thời gian, họ đưa tôi tới phòng điều trị, tại đây có một số sĩ quan bị thương cột sống như :

    * Thiếu Úy Nguyễn Văn Tuân, khóa 24 ĐL, còn độc thân.  Anh mới ra trường 6 tháng thì bị bắn trúng ngay xương sống, chỉ có bà mẹ già gần 70 tuổi vào nuôi bịnh. Tuân bị lở nhìn thấy cả xương khu, vết to bằng bàn tay, hằng ngày phải rửa nước biển, chữa trị suốt cả năm vẫn chưa lành.

    * Chuẩn úy Linh, vừa mới cưới vợ một tháng, bị thương giống Tuân; tội nghiệp vợ Linh còn trẻ đẹp mà sớm chịu cảnh nầy! Hằng ngày chị chăm sóc Linh rất chu đáo và tận tình.

    * Chuẩn úy Sơn, xương sống không vỡ; nhưng bị chấn thương, làm ảnh hưởng thần kinh tủy. Sơn bị loại liệt mềm, đôi chân thường co giựt. Ba má và em trai hằng ngày thay phiên vào chăm sóc. Sau ngày mất nước, vì sinh kế, gia đình về quê làm ruộng; nhưng dân ở đó nghèo quá làm bậy. Họ vào nhà Sơn ăn trộm; má Sơn thấy la lên, bị họ đánh trúng cổ, gây chấn thương cột sống và tê liệt 2 chân giống con! Gia đình Sơn phải trở về Phú Nhuận sống lây lất qua ngày. Tội nghiệp ba và em trai của Sơn phải làm việc vô cùng vất vả, để đùm bọc, chăm sóc hai mẹ con bị bịnh hiểm nghèo nầy. Má Sơn chịu đựng được mười năm và vừa mới mất hai năm trước.

    * Thiếu úy Lạc cũng còn độc thân như Sơn và Tuân, bà mẹ ở Bến Tre lên chăm sóc anh rất kỹ. Lạc có tiến triển, vài dây thần kinh phục hồi dần, đôi chân cựa quậy chút chút. Sau nầy trước khi xuất viện về Bến Tre, anh đứng được tập đi bằng cách vịn trong hai thanh paralel.

    * Đại úy Bếp, Đại đội trưởng công vụ Liên đoàn Biệt Động Quân, căn cứ ở gần cầu Bình Lợi, anh bị thương vì pháo kích. Trung tá Hồng, Liên Đoàn Trưởng, cũng bị thương chân trong ngày đó, nằm ở trại sĩ quan cao cấp (sau nầy họ chuyển tôi xuống nằm cạnh phòng Trung tá Hồng). Gia đình anh Bếp coi bộ khá giả, chị nói cho ăn ổ yến, nên có tiến triển và phục hồi đôi chút, anh thường đi ngâm đôi chân vào hồ nước xoáy.

    Cũng từng là Đại đội trưởng Chỉ huy Công vụ như anh, nhưng bà xã tôi, những ngày cuối tháng chưa kịp lãnh lương, phải qua bà Thượng sĩ Bạc (Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù) mượn tiền đi xe Lam vô thăm nuôi!

     Thật ra làm Đại Đội Trưởng muốn giàu có thì không được, nhưng muốn có chút ít xài vặt cũng không khó. Lúc còn ở Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù, Trung sĩ Dậu, kế toán trưởng, thấy gia cảnh tôi quá đơn sơ đạm bạc, ở nhà lợp “Tôn” nóng bức. Đích thân Dậu và anh thợ hớt tóc kiêm thợ mộc tên Tám đi kiếm thùng đạn pháo binh về đóng “La phông”, để có thể nằm nghỉ trưa; anh và Tám còn đóng một cái giường, tuy thô sơ nhưng lòng tôi rất ấm cúng, vì đó là tình nghĩa, là tấm lòng tốt của Dậu và Tám, nhưng lòng tôi vẫn ái ngại mỗi khi nghĩ đến chuyện nầy.

    Có lần má của binh nhì Dũng, một người giàu có, nhà thầu khai thác trục Đa Sa (đường dẫn vào trường Võ bị Đà Lạt), đến văn phòng đại đội nhờ Dậu giúp đỡ dùm. Vì Dũng thích Nhảy Dù quá nên bỏ học, chưa đủ 18 tuổi mà đã trốn nhà đi lính; khiến ai nấy đều lo âu sợ sệt. Bà tìm đến nhà tôi nhờ giúp đỡ và hứa sẽ hậu tạ, thấy Dũng còn vị thành niên, tôi cho em ở Trung đội Chỉ huy, bớt nguy hiểm phần nào, nhưng không nhận thù lao, chỉ lấy bó hoa hồng Đà Lạt thôi.

    Dậu rất tốt và hiểu tôi nhiều nhứt, hôm Tết tôi treo tiền cho đội lân nhà, sau khi kiểm điểm, thấy dư thừa cho buổi tiệc Tân Niên. Dậu bàn với Trường đem hoàn lại số tiền; nhưng vợ tôi không nhận, coi như ủng hộ phần nhỏ mọn nầy cho anh em binh sĩ vui chơi trong ba ngày Xuân. Dậu và Trường thật chí tình và trung tín, dầu đi đâu hay ngay khi ngồi viết bài nầy, tôi vẫn hồi tưởng lại và thương mến họ, cùng các anh em từng sống chết có nhau, ở Đại đội 91 Nhảy Dù.

    Một trong những bịnh bi đát và khổ sở nhất là bịnh chấn thương cột sống; hệ thống bài tiết bị đình trệ, gần như không còn hoạt động tốt và gây rất nhiều biến chứng. Họ để ống “Xông” vào bọng đái thường trực gây ra nhiểm trùng, chuyền lên tới hai quả thận. Riêng tôi còn bị ống xông loại cứng quá làm lủng từ bọng đái xuyên qua ruột già, khiến nước tiểu chảy qua đường hậu môn! Lúc đó họ định mổ tách ra, nhưng thấy tôi còn yếu nên tìm loại ống xông đặc biệt đặt thường trực và bơm nhiều thuốc trụ sinh vào chai nước biển diệt vi trùng để bảo vệ thận. Họ cho trụ sinh nhiều quá đến đổi cơ thể tôi không còn tiếp nhận được Pénicilin, hễ chích vào sẽ bị phản ứng, ngay cả uống Ambicilin cũng vậy.

    Còn việc đại tiện thật là bế tắc, mỗi ngày tôi nhìn thấy ra ba cục “Thuốc tể” thì mừng rỡ, nhưng nếu lớn bằng ba cục “Cứt dê” thì trong người thật khó chịu! Cứ ôm cái bụng chình bình; không còn muốn ăn uống gì nữa; lúc đó tôi ốm yếu cân mất hơn 50 pounds (gần 25 kí lô!).

    Cháu Thành bấy giờ đã hơn 3 tuổi, ngày nào cũng theo má vào thăm tôi. Nó ưa leo lên giường nằm cạnh bên, khiến mọi cơn đau đớn về thể xác như tiêu tan mất hết. Có lần đi ngang qua hai chân, thấy tôi đang lót báo, nó vội lật đật nhảy xuống cái rột, thật là đáng “Ghét” vô cùng.

     Trước đó, mỗi khi Biệt Đội được ở hậu cứ, sáng nào nó cũng canh thức sớm, leo lên xe Jeep theo tôi vào văn phòng làm việc. Thành thường trèo lên bàn lấy viết vẽ lung tung; nó thích cho chú tài xế chở đi chơi vòng vòng. Các sĩ quan và quân nhân trong Biệt Đội đều thương nó. Mỗi lúc đi hành quân xa, tôi thường lén thức dậy một cách nhẹ nhàng để trốn ra phi trường, nhưng lần nào cũng không gạt được, tôi vừa ngồi dậy là nó liền mở mắt đen thui, làm như đã canh sẵn hồi nào tới giờ.

    Khi máy bay bắt đầu lăn bánh ra phi đạo, tôi nhìn nó mà ứa nước mắt, thật sự không muốn rời xa con chút nào; nếu đào ngũ được tôi cũng muốn làm. Có lần Huy lúc ở Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù đã đào ngũ; vậy mà ra Quảng Trị, hắn cũng dám lại thăm tôi như thường (đơn vị Nhảy Dù chỉ cần người tình nguyện. Những ai quá nặng nợ, không kềm giữ được bản thân thì không giúp gì cho đơn vị thiện chiến nầy). Vì vậy khi có con cái đùm đề, nặng nợ gia đình, chần chừ mỗi khi đi hành quân xa, lúc đó tôi cảm thấy không xứng đáng mang danh binh chủng nầy chút nào!

    Nhà thương của Việt Nam đâu có máy lạnh nhiều như ở Mỹ, chúng tôi ai cũng bị lở (mông hoặc xương khu) vì hầm hơi, mặc dù thỉnh thoảng cũng nhờ thân nhân giúp trở mình qua lại. Tôi chỉ bị nhẹ, trong khi Tuân và Sơn thì lở rất nặng; nhưng vết mổ của mọi người đều lành thật chậm. Hằng ngày vợ tôi phải rửa bằng nước biển và băng bó kỹ lưỡng nhưng cũng không gom mặt. Sau nầy khi hành quân về, bác sĩ Niệm có tới thăm và cho hộp “Bô Mát” làm bằng một loại nấm gì ở Phi châu, do Pháp sản xuất. Khi thoa vài lần, thấy vết thương có tiến triển, tuy đắt tiền nhưng bà xã tôi vẫn kiếm mua, xức trong vài tháng thì lành hẳn.

    Vết lở của tôi bằng đồng bạc mà cũng nửa năm và tốn rất nhiều típ bô mát mới hết, đây đúng là bịnh nhà giàu! Vì mỗi lần lở lâu lành nên tôi giữ gìn rất kỹ; ngày nào cũng tắm rửa sạch sẽ; tối nào cũng thức giấc nhiều lần để trở mình (thói nầy tập quen từ năm 1973 và đi theo tôi tới giờ đã gần 25 năm!).

    Không khí sinh hoạt ở đây cũng dễ chịu, đồng cảnh thường thương mến giúp đỡ lẫn nhau. Thân nhân được đôi chút an ủi vì những người xung quanh ai cũng nồng nhiệt; lúc rảnh rỗi mấy bà thường tụ họp chuyện trò thăm hỏi nhau, trong đó đề tài chánh thường bàn về vết lở và táo bón của người thân họ.

    Một tháng sau, Sĩ quan Đại diện SĐND vào bệnh viện gắn cho tôi cấp bậc Thiếu tá và chuyển xuống trại sĩ quan cao cấp. Tại đây, cấp Trung và Thiếu tá thì hai người một phòng, Đại tá ở phòng có máy lạnh, cấp Tướng thì rộng rãi và tiện nghi hơn. Trưởng trại sĩ quan cao cấp là Trung úy Hai, sau ngày mất nước, nghe nói anh là nội tuyến nằm vùng (chỉ nghe nói chứ chưa xác định rõ). Dãy nhà cấp Tướng, lúc đó có Ngô Quang Trưởng,Tư Lệnh Quân Đoàn I và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương,...Cụ Hương chỉ thích nằm võng chứ không chịu nằm giường. Nghe nói Tướng Trưởng đã bất mãn vụ gì đó nên khai bịnh như để phản đối một cách tiêu cực.

      Tôi nằm cùng phòng với Thiếu tá Anh, là Phi công lái F-5 đầu tiên của ngành không quân. Anh ra ngoài Bắc oanh tạc, máy bay trúng đạn, bị thương ở chân. Mỗi tối có một binh sĩ Biệt đội thay phiên đến trông nom, vì vợ tôi lo ở nhà coi sóc 3 đứa con còn nhỏ dại. Tội nghiệp cháu Thiện lúc đó mới sanh 7, 8 tháng, ở nhà với anh Tâm (mới 6 tuổi) và chị Hảo, người giúp việc cho gia đình mấy năm nay.

    Cháu Hảo là con của một Trung sĩ Dù, nhà trong trại Hoàng Hoa Thám, tánh tình cương trực không tham lam. Có lần bà xã tôi mua giấy số, cầu mong có chút đỉnh tiền lo cho chồng, con. Nhưng vì đầu óc bối rối lo lắng đủ điều, tiền lương cố định; mà phải nào là thuốc men, nào là cơm gạo và nhất là phải có tiền mua sữa cho cháu Thiện nữa. Mắt thì dò giấy số mà đầu óc cứ nghĩ đâu đâu, như Tú Xương đã nói về vợ:

       ....Nuôi nấng ba con với một chồng (đang bịnh)

           Lặn lội thân cò khi quãng vắng....

    Hảo lượm giấy số đã quăng bỏ lên coi lại, bỗng la lớn:

    __ Trúng cặp 7 một trăm ngàn rồi cô ơi !

    Vợ tôi không tin, nhưng cũng miễn cưỡng coi, bỗng mắt nàng sáng lên vì quả thật là trời đã ngó lại!

    Ở trại sĩ quan cao cấp, mỗi ngày tôi mang giày nẹp tập đi trong hai thanh paralel; ngoài ra còn lo vô nước biển, trong đó có thuốc trụ sinh, để chữa bệnh nhiễm trùng đường tiểu gây ra do đặt ống xông lâu ngày. Điều trị hơn một năm thì sức khỏe tôi hồi phục dần, hằng ngày có thể tự lăn xe đi vòng vòng trong khu trại nầy, và mỗi buổi sáng thường ra phơi nắng. Chiều tới, khoảng năm giờ là bắt đầu thấy buồn, vì hai mẹ con sửa soạn ra về, nhất là cháu Thành cứ quay lại vẫy tay chào làm tôi ứa nước mắt.

    Không hiểu tại sao lúc đó tôi dễ nhạy cảm và con người quá yếu đuối? Có lần Thành nghịch ngợm, mẹ nói hoài không nghe, nên giận quăng đôi giày của nó ra sân; chỉ có vậy mà tôi cũng chảy nước mắt. Có lẽ trước kia tôi còn nghĩ đến quyền quý danh vọng, bây giờ thì mất tất cả. Chỉ còn lại bốn mẹ con yêu thương trong tầm tay, tôi muốn họ lúc nào cũng được yên vui hạnh phúc mãi mãi, không ai được động tới họ.

    Những ngày ở bệnh viện buồn chán, may nhờ có mấy đứa con vô chơi nên tôi cảm thấy yêu đời dần dần và tự nhủ thầm: hãy bỏ mọi ước mơ ảo tưởng qua một bên, không nhìn về quá khứ để ngồi than thở, hối tiếc; mà nên bằng lòng với định mệnh để nắm giữ cái hiện hữu thực tại, và cố ngoi lên trong khả năng hạn chế của mình (Thực sự nếu cứ ngồi một chỗ để cằn nhằn so bì tại sao mình không đi đứng được như người ta, tại sao mình không có nầy không có nọ như người ta? Tại sao và tại sao,....thì thà xuống địa ngục còn sướng hơn)

    Thân thể tuy bất toàn nhưng không có nghĩa là cuộc đời đã chấm dứt; đôi chân không đi được nhưng khối óc vẫn còn nguyên vẹn. Nước chảy đá mòn, thời gian dài chịu đựng sự dày vò về thể xác lẫn tâm hồn suốt năm qua; vẫn không bào mòn được ý chí phấn đấu sẵn có trong con người từng xong pha vào làng tên mũi đạn quân thù như tôi. Mấy tháng nay tôi luôn tranh đấu với bản thân, quyết tâm hướng về tương lai, bỏ lại những quá khứ đau buồn từ ngày bị tai ương tàn khốc!

    Sau khi nghĩ thông suốt, tôi thường tự an ủi bằng cách so sánh với những người có cảnh ngộ khó khăn hơn mình. Như những người bị liệt tứ chi chẳng hạn, họ còn khổ sở hơn rất nhiều: hai tay cử động yếu ớt, khó thở vì phổi không được bình thường. Hoặc so với những người bị ung thư bất trị, hoặc những người già yếu lụm khụm. Ôi thế gian nầy còn biết bao nhiêu người đau khổ hơn mình; tại sao họ chịu đựng được, còn mình đường đường là một nam nhi, đã từng tôi luyện trong lò luyện thép tại Đà Lạt, đã từng “Nhảy Dù Cố Gắng”, chỉ huy binh sĩ trong các mặt trận thập phần nguy hiểm như Tết Mậu Thân ở Quảng Trị, Huế, và Vùng Ven Đô Sàigòn. Nào là mặt trận Tây Ninh, nào là Bình Long Anh Dũng, nào là vùng Phi Quân Sự, Hạ Lào,Campuchia,... Rồi tôi nghĩ đến những nhà tu hành đạo đức; họ đâu chú trọng về hưởng thụ bản thân, đã một lòng hướng thiện và cứu rỗi chúng sanh đang đau khổ vì cái vòng lẩn quẩn: sinh, lảo, bịnh, tử.

    Bây giờ đã thấu triệt, nhờ vậy tôi cảm thấy thoải mái và xin xuất viện về nhà để gia đình tránh khỏi một kiểng hai quê, hòng có dư chút đỉnh mua sữa cho cháu Thiện hiện còn quá thơ dại.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm