Xe cán chó
Ghen tuông hại tổng thống Pháp
Tổng thống François Hollande đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị lẫn cá nhân sau khi người tình hiện nay Valérie Trierweiler ra mặt cổ vũ ông Olivier Falorni, đối thủ trong cuộc đua vào quốc hội của bà Ségolène Royal.
Ghen tuông hại tổng thống Pháp
Bà Trierweiler tỏ ra ghen tuông khi thấy ông Hollande hậu thuẫn cho tình cũ. Ảnh: AP
Ghen tuông hại tổng thống Pháp
(NLĐO) - “Đệ nhất nhân tình” nước Pháp, bà Valérie Trierweiler, công khai ủng hộ đối thủ của bà Ségolène Royal, tình cũ của tổng thống Pháp.
Tổng thống François Hollande đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị lẫn cá nhân sau khi người tình hiện nay Valérie Trierweiler ra mặt cổ vũ ông Olivier Falorni, đối thủ trong cuộc đua vào quốc hội của bà Ségolène Royal.
Cuộc chiến hoa hồng được châm ngòi bằng một lời nhắn trên Twitter mà bà Trierweiler dành cho ông Olivier Falorni, trong khi người tình tổng thống của bà hậu thuẫn cho bà Royal. Tuy cả bà Trierweiler và ông Falorni đều thuộc Đảng Xã hội nhưng một số người đã lên tiếng cảnh báo hành động gây sốc này có thể khiến đảng trên mất nhiều ghế quan trọng trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 17-6 tới đây.
Bà Trierweiler tỏ ra ghen tuông khi thấy ông Hollande hậu thuẫn cho tình cũ. Ảnh: AP
Một nhà bình luận thân thiết với bà Trierweiler tiết lộ nữ nhà báo duyên dáng này đang “ghen tuông mù quáng” với bà Royal, người đã chung sống hơn 30 năm và có 4 mặt con với ông Hollande. Bà Trierweiler, 47 tuổi, được cho là “hết sức không vui” khi thấy ông Hollande không quản ngại vất vả hỗ trợ bà Royal, 58 tuổi, giành chiếc ghế đại biểu quốc hội của vùng La Rochelle ở miền tây nước Pháp. Đối thủ của bà Royal, ông Falorni, đã từ chối bỏ cuộc để mở đường cho bà theo sắp xếp trong nội bộ Đảng Xã hội.
Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên hôm 10-6 vừa qua, bà Royal tạm dẫn trước với 32% số phiếu so với 29% của ông Falorni. Tuy nhiên, thế cờ có thể lật ngược trong vòng bỏ phiếu thứ hai ngày 17-6 khi ông Falorni được đối thủ thua cuộc của liên minh UMP trung hữu ủng hộ.
Cánh hữu ở Pháp không muốn gì hơn là hất cẳng một nhân vật cánh tả nặng ký như bà Royal, người từng ứng cử tổng thống Pháp năm 2007. Bà đang được xem là nhân vật số 3 ở Pháp sau khi Tổng thống Hollande tuyên bố sẽ đưa bà ngồi vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quốc gia nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội này.
“Ségolène Royal là ứng cử viên duy nhất chắc chắn có được sự ủng hộ của tôi” - ông Hollande khẳng định ngay trước khi phái thủ lĩnh Đảng Xã hội Martine Aubry đến La Rochelle trợ giúp người tình một thời.
Bà Royal (phải) vẫn được ông Hollande tin tưởng dù đã đường ai nấy đi. Ảnh: Reuters
Và có thể đó là nguyên nhân khiến bà Trierweiler viết ra thông điệp gây sững sờ trên Twitter: “Chúc may mắn cho Olivier Falorni, người chưa từng gây ra lỗi lầm gì và đã sát cánh chiến đấu cùng người dân La Rochelle nhiều năm qua mà không kể gì đến bản thân”.
Mới đầu người ta còn tưởng bà Trierweiler bị hack tài khoản. Dè đâu bà xác nhận mình chính là tác giả. Bà Royal tránh đối đầu trực diện, bà chỉ nói đơn giản: “Tất cả tinh thần, năng lượng và suy nghĩ của tôi đang hướng về cử tri vùng La Rochelle”.
Nhưng các đồng minh của bà Royal không để yên. Chỉ trích thông điệp trên là “khiếm nhã”, nghị sĩ Jean-Louis Bianco nói: “Chúng tôi không bỏ phiếu cho Valérie Trierweiler, chúng tôi chọn François Hollande. Vậy bà ta đang làm trò gì đây? Thật đáng xấu hổ”.
Cả ông Hollande cũng không có phản ứng chính thức, nhưng một cố vấn của ông tiết lộ với tờ Le Monde: “Tôi sốc nặng. Vụ này làm xói mòn niềm tin”.
Ông Falorni bất ngờ nhận được sự ủng hộ của "đệ nhất nhân tình" nước Pháp. Ảnh: Reuters
Chuyện “đệ nhất nhân tình” Trierweiler cảm thấy bất an về bà Royal được biết đến rộng rãi. Trong buổi diễu hành mừng ông Hollande thắng cử, khi thấy người tình hôn má bà Royal, bà liền ép ông hôn môi và ông Hollande miễn cưỡng chiều lòng quý bà hay ghen.
Ông Bruno Jeudi, biên tập viên của tờ Le Journal du Dimanche, cho biết: “Giữa hai người phụ nữ đó là cả một trời ghen tuông. Họ như hai con hổ cái. Bà Royal sẽ thường xuyên làm việc cùng ông Hollande, một viễn cảnh mà bà Trierweiler muốn chấm dứt bằng mọi giá”. Gần đây, bà Trierweiler đã phải thừa nhận: “François Hollande hoàn toàn tin tưởng tôi, trừ những gì tôi viết trên Twitter”.
Bằng Vy (Theo Telegraph, Daily Mail, Guardian)
http://nld.com.vn/20120613041428520p0c1006/ghen-tuong-hai-tong-thong-phap.htm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Ghen tuông hại tổng thống Pháp
Tổng thống François Hollande đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị lẫn cá nhân sau khi người tình hiện nay Valérie Trierweiler ra mặt cổ vũ ông Olivier Falorni, đối thủ trong cuộc đua vào quốc hội của bà Ségolène Royal.
Ghen tuông hại tổng thống Pháp
(NLĐO) - “Đệ nhất nhân tình” nước Pháp, bà Valérie Trierweiler, công khai ủng hộ đối thủ của bà Ségolène Royal, tình cũ của tổng thống Pháp.
Tổng thống François Hollande đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị lẫn cá nhân sau khi người tình hiện nay Valérie Trierweiler ra mặt cổ vũ ông Olivier Falorni, đối thủ trong cuộc đua vào quốc hội của bà Ségolène Royal.
Cuộc chiến hoa hồng được châm ngòi bằng một lời nhắn trên Twitter mà bà Trierweiler dành cho ông Olivier Falorni, trong khi người tình tổng thống của bà hậu thuẫn cho bà Royal. Tuy cả bà Trierweiler và ông Falorni đều thuộc Đảng Xã hội nhưng một số người đã lên tiếng cảnh báo hành động gây sốc này có thể khiến đảng trên mất nhiều ghế quan trọng trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 17-6 tới đây.
Bà Trierweiler tỏ ra ghen tuông khi thấy ông Hollande hậu thuẫn cho tình cũ. Ảnh: AP
Một nhà bình luận thân thiết với bà Trierweiler tiết lộ nữ nhà báo duyên dáng này đang “ghen tuông mù quáng” với bà Royal, người đã chung sống hơn 30 năm và có 4 mặt con với ông Hollande. Bà Trierweiler, 47 tuổi, được cho là “hết sức không vui” khi thấy ông Hollande không quản ngại vất vả hỗ trợ bà Royal, 58 tuổi, giành chiếc ghế đại biểu quốc hội của vùng La Rochelle ở miền tây nước Pháp. Đối thủ của bà Royal, ông Falorni, đã từ chối bỏ cuộc để mở đường cho bà theo sắp xếp trong nội bộ Đảng Xã hội.
Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên hôm 10-6 vừa qua, bà Royal tạm dẫn trước với 32% số phiếu so với 29% của ông Falorni. Tuy nhiên, thế cờ có thể lật ngược trong vòng bỏ phiếu thứ hai ngày 17-6 khi ông Falorni được đối thủ thua cuộc của liên minh UMP trung hữu ủng hộ.
Cánh hữu ở Pháp không muốn gì hơn là hất cẳng một nhân vật cánh tả nặng ký như bà Royal, người từng ứng cử tổng thống Pháp năm 2007. Bà đang được xem là nhân vật số 3 ở Pháp sau khi Tổng thống Hollande tuyên bố sẽ đưa bà ngồi vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quốc gia nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội này.
“Ségolène Royal là ứng cử viên duy nhất chắc chắn có được sự ủng hộ của tôi” - ông Hollande khẳng định ngay trước khi phái thủ lĩnh Đảng Xã hội Martine Aubry đến La Rochelle trợ giúp người tình một thời.
Bà Royal (phải) vẫn được ông Hollande tin tưởng dù đã đường ai nấy đi. Ảnh: Reuters
Và có thể đó là nguyên nhân khiến bà Trierweiler viết ra thông điệp gây sững sờ trên Twitter: “Chúc may mắn cho Olivier Falorni, người chưa từng gây ra lỗi lầm gì và đã sát cánh chiến đấu cùng người dân La Rochelle nhiều năm qua mà không kể gì đến bản thân”.
Mới đầu người ta còn tưởng bà Trierweiler bị hack tài khoản. Dè đâu bà xác nhận mình chính là tác giả. Bà Royal tránh đối đầu trực diện, bà chỉ nói đơn giản: “Tất cả tinh thần, năng lượng và suy nghĩ của tôi đang hướng về cử tri vùng La Rochelle”.
Nhưng các đồng minh của bà Royal không để yên. Chỉ trích thông điệp trên là “khiếm nhã”, nghị sĩ Jean-Louis Bianco nói: “Chúng tôi không bỏ phiếu cho Valérie Trierweiler, chúng tôi chọn François Hollande. Vậy bà ta đang làm trò gì đây? Thật đáng xấu hổ”.
Cả ông Hollande cũng không có phản ứng chính thức, nhưng một cố vấn của ông tiết lộ với tờ Le Monde: “Tôi sốc nặng. Vụ này làm xói mòn niềm tin”.
Ông Falorni bất ngờ nhận được sự ủng hộ của "đệ nhất nhân tình" nước Pháp. Ảnh: Reuters
Chuyện “đệ nhất nhân tình” Trierweiler cảm thấy bất an về bà Royal được biết đến rộng rãi. Trong buổi diễu hành mừng ông Hollande thắng cử, khi thấy người tình hôn má bà Royal, bà liền ép ông hôn môi và ông Hollande miễn cưỡng chiều lòng quý bà hay ghen.
Ông Bruno Jeudi, biên tập viên của tờ Le Journal du Dimanche, cho biết: “Giữa hai người phụ nữ đó là cả một trời ghen tuông. Họ như hai con hổ cái. Bà Royal sẽ thường xuyên làm việc cùng ông Hollande, một viễn cảnh mà bà Trierweiler muốn chấm dứt bằng mọi giá”. Gần đây, bà Trierweiler đã phải thừa nhận: “François Hollande hoàn toàn tin tưởng tôi, trừ những gì tôi viết trên Twitter”.
Bằng Vy (Theo Telegraph, Daily Mail, Guardian)
http://nld.com.vn/20120613041428520p0c1006/ghen-tuong-hai-tong-thong-phap.htm