Cõi Người Ta
Ghi vội từ ký ức về “Cuộc đối thoại về quốc phòng Trung-Việt …trong mơ”
Chỉ là giấc mơ, tin thì tin không tin thì thôi
Tú Hờ
NQL: Một giấc mơ ba hồi rất chi là thú vị. Mơ như thật, thật còn kinh hãi hơn mơ. Tài thật, tài đến thế là cùng, tiên sư bác Tú Hờ! Địa điểm : Bộ Quốc Phòng Bắc Kinh đầy khói bụi…tầm nhìn dưới 2 mét Thời gian: ngày X…tháng Y ..năm 2013 Chủ trì: Phía Tùng-quớ: đ/c Múa Huyên Thiên (gọi tắt là MHT–Thượng tướng) và 10 lâu la, hạ bộ Phía Yue-nắm: đ/c Nói Cho Vui (gọi tắt là NCV–Thượng tướng) và 10 lâu la, hạ bộ.
HỒI I
Sau khi hai đoàn chào nhau theo quân lễ, an tọa vào bàn đã bố trí, phía chủ nhà mở lời:
MHT: Kính chào quí đ/c Yue-nắm sang Pậy-chin họp lần này, thật quí hóa và vạn hạnh. Mong các đ/c anh em lưu lại nước chúng tôi thật thải mái và dzui dzẻ…tôi được biết trong cuối chương trình “đái thụi”kì này, các đồng chí sẽ được đưa đi Hàng Châu tươi mát(xem hàng) trước, sau đó ghé qua căn cứ hải quân bí mật của chúng tôi tham quan vài chiếc tàu ngầm cấp Kilo lẫn tàu sân bay Liêu Ninh vừa hoàn thành, đang ráo riết chuẩn bị hành quân khơi xa… đồng chí Nói Cho Vui(NCV) thấy thế nào ? Có cần bổ sung gì thêm vào chương trình của đoàn ta ?
NCV: Trước hết chúng tôi cảm kích, được các đ/c Tùng Quớ tiếp đón rất trọng thị và chân tình từ hôm bước đến Bắc Kinh trong bụi khói tưng bừng. Đ/c TBT của chúng tôi nhắn gửi lời thăm thân thiết đến đồng chí Tập, các vị lãnh đạo đảng nhà nước và quốc hội TQ mới được bổ nhiệm và mong cuộc họp đối thoại lần này của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp. Chúng tôi bằng lòng với sự chuẩn bị rất chu đáo của các đồng chí, ước mong cuộc trao đổi thẳng thắn giữa hai đoàn quân sự cấp cao Việt-Trung sẽ là những gợi ý chiến lược cho chính sách quốc phòng của hai nước anh em chúng ta…Nếu không có gì trở ngại, chúng tôi mong các đồng chí cho tham quan bổ sung cơ sở sản xuất máy bay chống tàu ngầm “Gaoxin-6″ để dễ có một sự chọn lựa đúng đắn…
MHT: hảo lớ, hảo lớ…vậy thì chúng tôi sẽ liên hệ và thông báo ngày giờ cụ thể để các đồng chí xem thoải mái…đúng rồi, các đồng chí nên sáng suốt trong quan hệ với bọn Mỹ, nhất là lưu ý các ý đồ chuyển hóa hòa bình, triển khai chiến lược chống phá công cuộc xây dựng CNXH của TQ lâu dài, đánh sập các nước XHCN như đã “chơi” LX…mà Yuenắm là mục tiêu trước mắt. Đồng chí Tập luôn nhắc nhở chúng tôi phải sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ các đồng chí Yuenắm trong bất cứ tình huống nào, bất cứ nơi đâu…trên biển cũng như trên đất liền… Tôi xin nhắc lại quyết tâm của quân ủy TƯ là thực hiện những gì mà CT Hồ và TBT Trọng đã cam kết trước đây, xem quyền lợi cốt lõi của các đồng chí Yuenắm là quyền lợi cốt lõi của nhân dân Trung Hoa, không thể nhân nhượng, chia sớt cho bất cứ ai, các đồng chí có đồng ý không?
NCV: Như lãnh đạo của chúng tôi đã xác định TQ là người bạn thân thiết, đồng chí cùng chung lý tưởng, từng chia ngọt sẻ bùi…có lý nào chúng tôi đi ngược lại ? Tài sản vô giá này đã được CT HCM kính mến và CT Mao Trạch Đông vĩ đại dày công xây đắp, vì vậy mối tình đoàn kết Việt –Trung sẽ đời đời bền vững, mãi mãi xanh tươi ! Mong các đồng chí yên tâm, triển khai nội dung hợp tác quốc phòng giữa hai nước chúng ta ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực hơn là minh chứng cụ thể nhất… Là người từng chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ nên chúng tôi hiểu rất rõ ý đồ thâm sâu của bọn chúng, không dễ gì lật đổ được chúng tôi với vài nhóm phản động, đòi dân chủ dân quyền tư sản lèo tèo…Chúng tôi sẽ không để cho bất cứ một thế lực nào “can thiệp” chia rẽ anh em đồng chí Việt-Trung. Rất cảm ơn đ/c MHT đã thể hiện sự lo lắng đó, đúng là những gì thiêng liêng của dân tộc VN cũng là quyền lợi cốt lõi của các bạn, chúng ta hãy chia sẻ một cách công bằng để cùng chung sống trong hòa bình, cùng chung sức gìn giữ và làm phát triển, đơm hoa kết trái, lấy đó làm tấm gương mẫu mực cho tình đòan kết vô sản quốc tế.
MHT: Qúi hóa quá, đúng như chúng tôi từng nghe thấy những lời ca ngợi đ/c NCV, vừa nắm chắc quan điểm chiến lược vừa mềm mỏng đấu tranh không khoan nhượng với bọn xấu trong cũng như ngoài nước. Mong đ/c Yuenắm chỉ đạo chúng tôi theo phương hướng này, kiên quyết đập tan mọi âm mưu tách rời, chia rẽ hai đảng hai nước chúng ta , không ngừng vu khống hoạt động liên kết của ngư dân và hải quân TQ trên biển Đông hòng kích động dư luận chống đối TQ để lật đổ chế độ Cộng sản. Chế độ này là do các đồng chí đã đổ máu cùng với chúng tôi xây dựng trong hơn nửa thế kỷ qua. Nhất định phải bóp chết lũ khốn này, các đồng chí Yuenắm chớ quên ! Tôi rất khâm phục cuộc trả lời trên báo “Yuen” gì đó(xin lỗi, quay lại hỏi cán bộ trong đoàn, báo nào đồng chí còn nhớ không—có lời vang lên: thưa báo Chuối Chẽ ở Sài ghềnh ạ) Vâng, đồng chí NCV đã nói hộ cho chúng tôi quan điểm của Lãnh đạo nhà nước TQ, chúng tôi sẽ tôn trọng Luật pháp quốc tế về các vấn đề đa phương, còn song phương thì khác, không được lẫn lộn. Xin nói thêm là các vấn đề dù là phải thương lượng “đa phương” như việc đi lại tự do hàng hải trên biển Nam Hải thì cũng không được xâm phạm đến quyền lợi cốt lõi của chúng tôi, điều này đã được xác lập qua vùng lãnh hải 9 đoạn trên biển Nam Hải mà chính phủ TQ đã giao nộp cho Liên Hiệp Quốc, phải không các đồng chí Yuenắm ? Như trường hợp Điếu ngư, mặc dù Nhật cố kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp nhưng chúng tôi đã cảnh cáo Mỹ không được can dự làm rối rắm thêm, các lực lượng Hải-Không quân của TQ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cốt lõi của mình trên biển Hoa Đông, không nhân nhượng chủ quyền của chúng tôi đối với quần đảo Điếu Ngư. Nhất định chúng tôi sẽ cho Nhật một bài học nếu chính quyền Abe phiêu lưu, có hành động gấy hấn…
NCV: Vâng, cái gì liên quan đến hai nước Việt-Trung thì lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi song phương theo cam kết giữa đồng chí TBT NP Trọng và đ/c CT H C Đào, còn điều gì liên quan đến quốc tế thì chúng ta sẽ cùng bàn tại diễn đàn đa phương trên tinh thần “hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung”. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Phải khẳng định rằng điều gì có lợi cho VN sẽ không phương hại cho TQ, và ngược lại mong các đồng chí Tùng Quơ cũng theo nguyên tắc là điều gì có lợi cho TQ thì cũng không được gây hại cho nước VN chúng tôi…Sự kiện năm 1974 xảy ra thật là đáng tiếc …
MHT: Không đâu, không đâu…đúng là có chuyện đó nhưng trên thực tế các đồng chí Yuenắm đã khai thác dầu ở biển Đông mấy chục năm qua mà cho “hỏi” hay “xin” chúng tôi đâu ? TQ đã chịu nhiều thiệt hại vì vậy trong nguyên tắc ứng xử thì cần phải “công bằng” với nhau như đồng chí vừa nói nữa chứ ? Vùng biển mà các đồng chí Yuenắm khai thác dù là nằm trong thềm lục địa của VN theo UNCLOS nhưng lại chồng chéo vào lãnh hải hình 9 vạch của TQ cho nên phải đặt lại vấn đề là vì thế. Chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận ra sự thật lịch sử nầy chứ, thưa đồng chí. Vấn đề đảo Tây Sa(Hoàng Sa) cũng thế, trên thực tế lịch sử là của Trung Quốc thì chúng tôi thu hồi từ quân VNCH vào năm 1974, không có gì để phải bàn cãi hoặc thương lượng…mai đây khi đủ điều kiện thì Nam Sa (Trường Sa)cũng phải thu hồi, nó thuộc Tam Sa của Trung Quốc, mong các đồng chí hiểu cho…về điểm then chốt này. Các đồng chí có biết là đảo Bạch Long Vĩ tiếng TQ gọi là gì không, cũng là của chúng tôi đấy… thế mà chúng tôi đã nói gì đâu ?
NCV: Vâng, chúng tôi xin ghi nhận quan điểm này của phía các đồng chí và sẽ báo cáo lên cấp trên tuy nhiên dù giữa hai nước anh em chúng ta còn có ý kiến khác nhau về vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông thì chúng tôi đề nghị quân đội hai nước sẽ không can dự và giao cho các bộ phận liên quan như ngoại giao, ban biên giới của hai bên thương lượng tìm ra giải pháp thỏa đáng theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng !
MHT: Hảo lớ, chúng tôi xin nhắc lại quan điểm của quân ủy TƯ TQ là sẽ chiến đấu tới cùng trên biển Đông khi Mỹ can dự vào đây thôi…đồng chí Tập của chúng tôi đã căn dặn như thế. Thử hỏi giữa hai nước anh em cùng nắm tay nhau lên thế giới đại đồng thì còn biên giới/lãnh hải nào ngăn được chúng ta gắn chặt vận mệnh vào nhau? Cái gì của chúng tôi cũng là của các đồng chí, vấn đề biển Nam Hải giải quyết dễ dàng nếu chúng ta quán triệt đại cục đó.
Quan điểm hợp tác quốc phòng Trung-Việt cũng phải đứng trên đại cục nầy để triển khai. Nhân đây chúng tôi xin hỏi là tin Yuenắm muốn mua máy bay chống tàu ngầm P-3C Orion của đế quốc Mỹ có thật không ? Vừa rồi bên Yuenắm đưa tin rầm rộ nào là các đồng chí đã đặt mua máy bay Su35 chiến đấu, dàn tên lửa S-400 , tàu ngầm Kilo hiện đại của LX…lắm thế, để chuẩn bị đối phó với Mỹ hay với Trung Quốc ?( nhìn quanh phòng họp rồi cười một cách ngạo nghễ, tay phải gõ gõ lên bàn)
NCV:(nhìn quay sang các đồng chí trong đoàn VN một lượt)
Vâng, như đồng chí được báo cáo, tôi đã trả lời trên báo Tuổi Trẻ là VN chỉ mua sắm tối thiểu và vừa với ngân sách quốc phòng eo hẹp để bảo vệ đất nước. Xin hỏi trang bị quốc phòng của một nước phải vạch ra mục tiêu, lấy nước nào làm đối tượng để đánh nhau một cách cụ thể để mua sắm sao chứ. Nếu lấy nước Mỹ hay TQ để trang bị quốc phòng thì VN dù có 100 tỷ đô/năm cũng chưa đủ và cũng không có trình độ để chạy đua.
MHT:Vậy thì việc mua P-3C chỉ là tin đồn ?
NCV:Tôi đã tìm hiểu trước khi sang họp. Cách đây 3 năm, một nhà báo lá cải đã tung tin rầm rộ rằng Mỹ sắp cho VN máy bay F-15 và bây giờ thì “theo nguồn tin” từ một người nào đó của tập đoàn M.Lockheed rằng “theo tin thân cận” thì VN muốn mua 6 chiếc máy bay P-3C cũ của Hoa Kỳ để thám thính và đánh chặn tàu ngầm TQ(!). Tôi cho đây là tin vịt từ một người Việt nào đó ở bên ấy đi tham quan bãi giữ loại máy bay phế thải chờ bán này rồi hô lên là sẽ “lobby” để cho chính phủ Hoa Kỳ ”bán rẽ” cho VN chăng ? Loại máy bay này đã ra đời cách đây 50 năm, xuất khẩu rất nhiều cho các nước có quan hệ đồng minh với Mỹ hay khối Nato, kể cả Đài Loan. Hiện nay, tôi được biết Hải quân HK đã thay bằng loại máy bay chống tàu ngầm mới P-8 của hãng Boeing có tính năng hiện đại gấp bội. Trung Quốc cũng đã sản xuất “Gaoxin -6″ để đối phó. LX đã sản xuất loại máy bay tương tự chống tàu ngầm IL-38 từ lâu rồi, chúng tôi đều nắm thông tin về việc này khá chi tiết, các đồng chí chớ lo. Nếu mua thì…có thể nào…
MHT: Đồng chí tháo vát quá, chúng tôi sẽ bố trí cho các đồng chí Yuenắm xem máy bay Gaoxin-6 “xịn” của chúng tôi có “xài” được không. Nói cho rõ là không được dùng để đánh nhau với chúng tôi nhé(khà khà). Nếu chúng ta cần thám thính tàu ngầm của Mỹ hay của các nước thù địch với TQ trong chiến lược hoạt động phòng thủ chung trên biển Nam Hải thì tôi sẽ đề xuất Quân Ủy TƯ cấp hay bán rẽ cho Yuenắm chừng 10 chiếc, việc này dễ thôi. Giá của P-3C Orion hiện đại là từ 35-46 tr USD/chiếc, của Nga IL38 là 35 tr USD/chiếc thì chúng tôi chỉ lấy 10 triệu thôi, miễn chi phí đào tạo phi công, phí chuyên gia và phụ tùng thay thế trong 5 năm. Các đồng chí về báo cáo lên đ/c Phù(ng) đi nhé, thể hiện “tính đảng” của chúng tôi đấy. Như vậy là đúng theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí NCV phát biểu trên “Chuỗi Chẽ” rồi chứ ?
NCV:Tôi xin thay mặt đoàn cảm ơn sự quan tâm và ý kiến chia sẻ của đ/c MHT. Xin ghi nhận và càng hiểu rõ chúng tôi phải làm gì để đáp lại lòng nhiệt tình của các đồng chí Tùng quớ đối với sự nghiệp chống lại âm mưu diễn biến hòa bình trên đất nước chúng tôi…Hi vọng trước khi lên đường ra về, chúng ta sẽ còn có cơ hội tiếp xúc và trao đổi thêm để tiến hành các bước hợp tác quân sự cụ thể.
Xin cảm ơn.
MHT: xin hẹn gặp lại và chúc đoàn đồng chí mạnh khỏe trong những ngày ở TQ. Xia xia nị, Xái chén(Tái kiến).
====
Trên đường ra khỏi phòng họp, đ/c NCV nghiêm trang hình sự dặn dò viên thư kí:
“Cậu nói với mọi người là không được tiết lộ ra ngoài nội dung sáng nay, phải giữ tuyệt mật. Chúng ta sẽ họp và cùng viết báo cáo về nhà nhé. Cả đồng chí Đại tá… tham tán quân sự cũng phải chấp hành đấy”.
HỒI II
Sau những cái bắt tay “đáng ngại”(đối ngoại) không niềm nở như lần gặp một tuần trước đó, cuộc họp “đái thụi” lần 2 đã bắt đầu với một thái độ “trịnh trọng” khác hẳn, báo hiệu chuyện gay go chẳng lành sẽ ập đến? Trưởng đoàn VN tắt hẳn nụ cười và rơi tình huống lo âu trong trạng thái căng thẳng “sẵn sàng chiến đấu” mặc dù 10 phút trước đó đã chuẩn bị một lời cảm ơn thắm thiết trước sự săn đón nồng hậu của phía bạn trong chuyến đi “du khảo” mãn nhãn, được xem căn cứ tàu ngầm, tham quan tàu sân bay Liêu Ninh và cả cơ sở chuyên sản xuất máy bay săn tàu ngầm”Gaoxin-6″ như đã đề xuất. Hai đêm ở Hàng Châu thư giãn với những gì mà người hướng dẫn kiêm phiên dịch của phía bạn rỉ tai “Ngày xưa, hoàng đế Càn Long du Giang Nam, vui vẻ ở đây cũng chỉ đến thế là cùng”(!) lại còn bỏ nhỏ” theo chỉ thị của cấp trên, trước khi đoàn về bọn em sẽ gửi tặng cuộn băng Video ghi lại để quí đồng chí làm kỷ niệm”(?!). Đúng là hàm ý thâm sâu đến nóng ran cả người. =====
MHT( vừa nói vừa đưa mắt nhìn từng người trong đoàn VN như muốn uy hiếp tinh thần): Kính chào các đồng chí Yue-nắm, các đồng chí đã đi những nơi cần đi, đến những chỗ cần đến rồi phải không ? Các đồng chí vẫn khỏe chứ, hôm nay chúng tôi đề nghị dành nguyên cả ngày để chúng ta đi vào nội dung tiếp theo lần trước. Không biết đồng chí Trưởng đoàn Yue-nắm có ý kiến nào muốn phát biểu trước không?
NCV: Vâng, trước hết, thay mặt đoàn xin cảm ơn sự đón tiếp chân tình và nồng hậu của các đồng chí. Chuyến đi nầy hết sự quan trọng và quí báu, gợi mở nhiều vấn đề mà chúng ta sẽ trao đổi trong hôm nay, và có thể kéo dài thêm nếu các đồng chí thấy cần thiết nhất là tình hình quốc tế cũng như trên biển Đông đang có những tình huống khá tế nhị và phức tạp bắt buộc chúng ta phải đặt ra một cách thẳng thắn trong cuộc đối thoại này… Chúng tôi xin lắng nghe, vâng, xin mời đồng chí MHT cũng như các đồng chí Tùng Quớ phát biểu thật thoải mái…
MHT (khoan thai mở cặp da bóng loáng đã được đặt sẵn trước mắt, lấy ra bài trình bày được chuẩn bị từ trước ...) Tôi xin trình bày ý kiến của Quân ủy TƯ TQ về quan hệ hợp tác quốc phòng Trung-Việt cùng với những đề xuất liên quan.[MHT bốc lấy chiếc kính lão đeo vào, rồi chậm rãi đọc từng chữ]:
Thưa các đồng chí Yue-nắm kính mến,
Thay mặt cho Quân Ủy TƯ TQ và Bộ quốc phòng nước CHNDTH, tôi xin phép…(Vì là trong mơ, say say tỉnh tỉnh, có đoạn “nghe” không rõ…NLG xin lược ghi các điểm chính như dưới đây)
1/ Chúng tôi xin nhắc lại phát biểu của chúng tôi trong lần họp đối thoại quốc phòng lần 3 tại Hà Nội vào tháng 4/2012, trong đó nhấn mạnh cam kết “quân đội Trung Quốc sẵn sàng cùng quân đội Việt Nam thực hiện nghiêm túc những nhận thức chung đã đạt được, tăng cường trao đổi đoàn và các mặt hợp tác cụ thể, đóng góp tích cực cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung” trong lần gặp đ/c CTN VN Sang vì vậy lần này chúng ta sẽ xem xét nội hàm của lời cam kết này .
2/ Đánh giá cao phát biểu của đ/c TBT Nguyễn Phú Trọng, khi đồng chí ấy khái quát rằng “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc“, chúng tôi nhận thức rằng vấn đề biển Nam Hải là một nan đề(đề tài khó) ảnh hưởng đến toàn cục, không chỉ là Nam Sa và Tây Sa, mà là chiến lược bao vây và kiềm hãm sự trỗi dậy hòa bình của TQ của đế quốc Mỹ, chúng lợi dụng cái gọi là vấn đề an ninh hàng hải trên Nam Hải để quay lại khống chế, đe dọa an ninh quốc phòng của VN và TQ, ngang nhiên xem Nam Hải là “lợi ích cốt lõi” của Mỹ và các nước đồng minh như bà ngoại trưởng Clinton đã lớn tiếng tuyên bố trước đây lúc còn đương nhiệm. Rằng, sẵn sàng ra tay can dự bằng vũ lực, hợp tác về quân sự với các nước ASEAN để đối trọng với TQ, vì vậy chúng tôi tán thành với quan điểm đại cục sâu sắc của đ/c TBT Yue-nắm khi đồng chí ấy bảo rằng:”phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, khôn ngoan, bản lĩnh, không phải cứ nóng nóng lên mà được [ đâu]. Tôi vẫn nói về xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng… ”. Quan hệ Trung-Việt từ trước đến nay vẫn là “môi hở răng lạnh” vì vậy chúng tôi nguyện thực thi cho bằng được phương châm 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt mà lãnh đạo cao nhất của hai nước đã khẳng định, chúng ta càng phải cảnh giác trước âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ khi chúng la toáng lên và cường điệu những cuộc diễn tập quân sự của chúng tôi trên biển Hoa Đông và Nam Hải. Nhưng phải thấy rằng cũng chẳng vì sự ồn ào đó mà chúng tôi lùi bước, ngược lại, trong năm qua chúng tôi đã:
-xây dựng hệ thống cảnh báo và trạm tiếp sóng vệ tinh quan trắc tại các quần đảo thuộc Tam Sa theo hải phận 9 đoạn trên Nam Hải để theo dõi mọi động thái quân sự của phía Mỹ và các nước đồng minh(hay nước có hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, đặc biệt là Philippines) trong đó đặc biệt lưu ý đến những hoạt động của hạm đội 7 trên Thái Bình Dương.
-xác lập đơn vị chỉ đạo chiến thuật, sẵn sàng chiến đấu và đối phó linh hoạt với căn cứ tiền phương đặt ở quần đảo Tây Sa gồm các lực lượng chính qui, tinh nhuệ đủ sức tác chiến cục bộ với mọi cuộc khiêu khích của kẻ địch.
-củng cố và hệ thống hóa việc quản lý Tam Sa bằng cách xây dựng đơn vị hành chính quản lý thành phố Tam Sa đặt trên đảo Phú Lâm và nhanh chóng hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương với đầy đủ chức năng quản lý nhà nước, từng bước phát triển du lịch với những cơ sở hạ tầng mới(sân bay, khách sạn…điện nước), mở rộng bến cảng cho ngư nghiệp, xây dựng hệ thống đánh bắt và kho lạnh tàng trữ thủy hải sản ngày càng qui mô và hiện đại . Chúng tôi đang tăng cường khả năng đảm bảo an toàn và an ninh một cách tuyệt đối cho việc khai thác dầu khí của Tập đoàn đoàn dầu khí hải dương TQ trong vùng biển mà chúng tôi quản lý theo hải phận của TQ.
-Lực lượng Ngư Chính, Hải giám, Tuần Ngư…đang được khẩn trương tăng cường về số lượng cũng như chất lượng. Theo kế hoạch các loại tàu nầy sẽ thay phiên có mặt thường trực ở Nam Sa và Tây Sa để ngăn chận việc xâm nhập trái phép của tàu nước ngoài hoạt động ăn cắp tài nguyên biển cũng như chống phá và thám báo của các lực lượng thù địch, cùng lực lượng ngư phủ TQ bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
-Bên cạnh các đội tàu quân sự hiện đại, đội tàu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải có trang bị tên lửa đối hạm và đối không, chúng tôi cũng sẽ triển khai định kỳ những hoạt động cần thiết dọc vùng biển 9 đoạn thuộc lãnh phận của TQ, sẵn sàng tham gia ứng phó khi có “biến”, để đáp trả kịp thời sự khiêu khích của các lực lượng thù địch. Song song với sự phát triển của hải quân, khả năng tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay tiêm kích cũng đã được thử nghiệm thành công, bán kính hoạt động tầm xa của không quân đã được xác lập.
…
và một số kế hoạch phòng thủ trên không gian khác mà chúng tôi chưa được phép công bố. Mong các đồng chí Yue-nắm thông cảm.
Trước những triển khai cụ thể nêu trên, chúng tôi đề nghị các đồng chí khẩn trướng nghiên cứu các phương án:
1/khả năng tham gia của hải quân Yue-nắm, cùng với hải quân TQ thành lập “Cục tác chiến hỗn hợp tiền phương Trung-Việt” với 2 chi cục điều phối chiến thuật đặt ở 2 nơi:
-ở đảo Phú Lâm để chỉ huy tác chiến trên vùng biển Tây Sa và lân cận.
-ở vịnh Cam Ranh để chỉ huy tác chiến ở vùng biển Nam Sa đồng thời lập căn cứ phản ứng nhanh cho một trung đoàn cảm tử Trung-Việt, trực tiếp tác chiến hỗn hợp tiền phương ở một đảo mà phía các đồng chí còn chiếm giữ ở Nam Sa.
Nếu các đồng chí Yue-nắm đồng ý, chúng ta có thể tổ chức diễn tập chung, định kỳ(2 lần/năm vào mùa biển lặng) giao lưu giữa các lực lượng hải quân của hai nước trên vùng biển thuộc hải phận 9 đoạn để học tập và trao đổi kinh nghiệm cũng như thao dượt theo các kịch bản hợp đồng chiến đấu có thể xảy ra. Điều này càng làm tăng nội dung hợp tác chiều sâu như lãnh đạo các đồng chí thường nêu và quân ủy TƯ của chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí, nguyện sẵn sàng hổ trợ về mọi mặt(kể cả tài chính và phương tiện, khí tài) khi cần thiết.
Có một nguyên tắc quan trọng chúng tôi xin nhắc lại là trong lúc những cuộc thương lượng về chủ quyền biển đảo giữa hai nước chúng ta còn có vấn đề chưa được giải quyết ổn thỏa, để tránh mọi đụng chạm, sự cố hay hiểu lầm, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các tàu chiến, phương tiện quân sự (kể cả vận tải biển) của Yue-nắm khi đi lại trong vùng biển 9 đoạn của chúng tôi, nên:
–báo trước bằng vô tuyến cho các đội tuần dương, ngư chính hay hải giám 24 giờ trước khi rời bến
–thông báo chi tiết số người, hàng hóa vận chuyển, hay khí tài quân sự(nếu có)
–không trang bị vũ khí hạng nặng(pháo cao xạ trên 37mm) và các phương tiện khí tài quân sự(xe tăng, xe lội nước, pháo hạng nặng từ 57 mm trở lên và đạn dược đi kèm…) trên các loại tàu này nếu không có sự chấp thuận trước của chúng tôi bằng văn bản và chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ, kiểm tra tại chỗ trên biển nếu thấy có dấu hiệu khả nghi vi phạm qui định này hay khiêu khích.
-Hải trình của các loại tàu này đi đến các đảo mà các đ/c còn chiếm giữ ở Nam Sa phải tuân theo lộ trình và tốc độ đã được chúng tôi hoạch định trước để bảo vệ an toàn cho các đồng chí. Phía chúng tôi sẽ phản hồi, đáp ứng muộn nhất là 8 giờ sau khi nhận được thông báo ngày giờ tàu của các đồng chí rời bến.
Một lần nữa, chúng tôi mong các đồng chí tuân thủ những yêu cầu nói trên của chúng tôi và hiểu rằng đó là thái độ thiện chí “vừa là đồng chí vừa là anh em” giữa quân đội hai nước nhằm đảm bảo an ninh và ổn định trên Nam Hải, tránh xảy ra va chạm đáng tiếc.
Lực lượng hải quân TQ hợp tác toàn diện với Hải quân Yue-nắm vô điều kiện và sẵn sàng hổ trợ các đồng chí kể cả máy bay săn tàu ngầm “Gaoxin-6″ hay các phương tiện, khí tài chiến đấu hiện đại khác như chúng tôi đã đề cập trong cuộc họp lần trước.
Nhân đây chúng tôi xin nói thêm là Quân ủy TƯ xác nhận chủ trương TQ sẵn sàng chi viện cho Yue-nắm các loại tàu ngầm, máy bay chiến đấu và khí tài quân sự…như thời chúng ta cùng chung chiến hào chống xâm lược Mỹ, không lý gì các đồng chí phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập từ nước khác trong khi chúng ta vẫn xác định là cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc và nguyện theo con đường tiến lên CNXH mà Hồ Chủ tịch và CT Mao Trạch Đông đã vạch ra ? Trong lần họp với đồng chí Tập gần đây, đồng chí ấy đã nhắc chúng tôi phải quan tâm lưu ý và nhấn mạnh quan điểm cơ bản này khi làm việc các đồng chí Yue-nắm. Đây mới là chính là “đại cục” như đồng chí TBT Trọng đã nêu, đ/c Trọng đã nói rằng “Tôi vẫn nói về xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng… ” rất sâu sắc và ý tứ vô cùng thâm thúy là ở chỗ ấy…
Một điểm cuối cùng là phía TQ xin nói rõ và xác nhận một vấn đề mang tính nguyên tắc trong quan hệ hợp tác quốc phòng Trung-Việt là chúng tôi sẵn sàng giúp các đồng chí đào tạo phi công, chuyên gia và sĩ quan lái tàu ngầm, cả phương tiện khí tài, trang thiết bị chiến đấu như tên lửa tầm trung khi cần thiết để các đồng chí cùng phối hợp với các lực lượng hải-không quân TQ cùng chiến đấu chống lại mọi âm mưu và hành động gây hấn của đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế.
Nói đến đây. MHT xoay ngang nhìn các sĩ quan thuộc cấp trong đoàn TQ, hỏi:
-các đồng chí có gì bổ sung. Đồng chí phó tư lệnh hải quân cần thêm chi tiết nào mà tôi đã bỏ sót hay quên nói tới ?
-Thưa không….đầy đủ rồi ạ.
MHT: vậy thì đề nghị đồng chí NCV cho biết ý kiến.
NCV: Cảm ơn phát biểu rất cụ thể của đồng chí MHT về nội hàm hợp tác quân sự-quốc phòng phong phú giữa hai nước chúng ta . Từ trước đến nay, chúng tôi giữ quan điểm là không dùng sự hợp tác với nước này để gây hấn với nước khác. Xin nói ngay cảng Cam Ranh, chúng tôi cũng đã từ chối lời đề nghị hợp tác về quân sự của vài nước(không tiện nêu tên) và cũng vì lý do đó, chúng tôi dùng Cam Ranh làm nơi tạm trú để tàu bè qua lại trên biển Đông tránh bão và là nơi có dịch vụ sửa chữa tàu thuyền nước ngoài theo hợp đồng với công ty có chức năng này . Như tôi đã trình bày hôm trước, chúng tôi dù hợp tác với ai thì cũng sẽ nhất định không gây hại hay xâm phạm lợi ích cốt lõi của các đồng chí. Vì vậy khả năng hợp tác chiến lược quốc phòng Việt-Trung cũng nên đặt ra trong khuôn khổ đó, nhất là việc triển khai hợp tác quốc phòng này liệu có cản trở sự tự do đi lại về hàng hải trên biển Đông hay không lại là một vấn đề tế nhị và nhạy cảm. Thứ đến là nó có thể là cái cớ để thúc đẩy việc can dự trực tiếp của hải quân Mỹ đang chực chờ ở biển Đông và liệu trở thành nguy cơ giả tạo để các nước ASEAN chia rẽ và cô lập VN? Về việc đi lại trên biển Đông, trong vùng biển VN đang quản lý thì việc khai báo như các đồng chí đề xuất như thế có hợp lý không, xin hỏi thẳng là phải chăng các đồng chí không tin ở chúng tôi khi đưa ra những điều kiện này? Sợ rằng chúng tôi sẽ ngả về phía Hoa Kỳ để gây hấn với TQ chăng. Tôi xin đảm bảo là sẽ không bao giờ có việc này. Ngay như việc các đồng chí phàn nàn tình hình xảy ra các cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội, chúng tôi đã cho dẹp ngay như đã cam kết trong lần tôi sang thăm TQ đợt trước.[Uống ngụm nước xong, NCV nói tiếp]. Về đề nghị lập Ban tác chiến hỗn hợp cho 2 vùng biển HS và TS thì cơ bản chúng tôi nhất trí nhưng đề nghị các đồng chí chờ chúng tôi xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí BTQP Phùng Quang Thanh và Bộ Chính Trị vì nó thuộc về tầm chiến lược phòng thủ rất quan trọng giữa hai nước chúng ta. Khi đã có chủ trương thì việc này sẽ được xúc tiến nhanh thôi. Vả lại cho dù chưa có sự tham gia của chúng tôi thì hiện nay các đồng chí cũng đang tích cực triển khai một cách có hệ thống, chu tất về mọi mặt và chính vì vậy mà tình hình biển Đông trở thành sôi động và căng thẳng, tạo sự chú ý và quan ngại của cộng đồng quốc tế, cho rằng TQ đang mạnh tay đối với các nước láng giềng, bất chấp luật biển của các nước liên quan hay UNCLOS. Đây là điều chúng ta phải nhận thức trong khi hợp tác quốc phòng. Với Mỹ, chúng tôi vẫn giữ khoảng cách, cảnh báo sự can dự không hợp lý của Hoa Kỳ vào các vấn đề trên biển Đông và cũng như đối với một số nước ASEAN đang có tranh chấp với TQ, chúng tôi cũng không bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối trừ việc tuyên bố ủng hộ việc các nước ASEAN cùng nhau soạn thảo ra những nguyên tắc về ứng xử trên biển Đông(COC). Chúng tôi xem sự đoàn kết với TQ như con ngươi của mắt mình trong đó gìn giữ lãnh hải thiêng liêng của dân tộc là không thể nhân nhượng.
Hai điều này không hề đối lập hay mâu thuẫn với nhau và cần được lý giải như thế nào để cân đối, giữ bình yên cho biển Đông của chúng ta là vấn đề tuy không dễ dàng nhưng là một thực tế. Trước đây, tôi đã từng phát biểu, khẳng định với các đồng chí , có lẽ các vị còn nhớ, rằng “Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc…Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển” và điều này đã trở thành phương châm chỉ đạo trong việc giải quyết sự khác biệt về quan điểm chủ quyền đối với hai quần đảo HS và TS từ trước đến bây giờ, không hề thay đổi mặc dù tình hình quân sự trên biển Đông và Hoa Đông giữa TQ và các nước liên quan trong khu vực Châu á-TBD ngày càng căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang đang tăng tốc, đe dọa nghiêm trọng an ninh và ổn định của toàn thể khu vực, nhất là từ khi Hoa Kỳ có ý định can dự vào Châu Á-TBD. Đây là những động thái đáng lo ngại.
MHT: Các đồng chí Yue-nắm phải hiểu rằng TQ là nước từng bị các liệt cường phương tây xâu xé và cướp đoạt từ khi có cuộc chiến tranh Nha phiến giữa thế kỷ 19. Từ khi đảng CSTQ giành được chính quyền vào năm 1949, chúng tôi đã kiên trì đấu tranh lần lượt thu hồi Hồng Kông một cách êm thắm, đưa bán đảo Đài Loan, Ma Cao từng bước gắn liền lợi ích và phát triển với lục địa Trung Hoa, ổn định Nội Mông, Tân Cương… thành công thì không có lý gì việc thu hồi các quần đảo Tây Sa và Nam Sa của chúng tôi lại không thể ? Không ai có thể cản ngăn việc làm chính đáng này của đảng và nhà nước TQ, cái gì của nhân dân TQ thì phải trả lại cho người TQ chứ chúng tôi không lấn chiếm hay xâm lược ai. Và ngày nay, TQ đã đủ lớn mạnh để thực thi quyền làm chủ của mình trên biển Nam Hải cho dù đế quốc Mỹ cố tạo cớ để can dự, ngăn cản như đ/c nói. Các đồng chí chớ lọt vào chiếc bẫy diễn biến hòa bình của chúng và vì thế chúng tôi rất cảm kích với những phát biểu vừa rồi của đồng chí thượng tướng Yue-nắm, xem nước Trung Hoa vĩ đại là hậu phương lớn của nhân dân VN cho nên mặc dù trong nội bộ chúng tôi cũng còn có vài cá nhân lên tiếng chủ trương phải cho Yue-nắm một bài học thứ hai trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, kêu gọi và đốc thúc chúng tôi phải giải quyết nhanh, gọn nhưng lãnh đạo tối cao của đảng chúng tôi đã bác bỏ, quyết không sử dụng vũ lực đối với Yue-nắm mà phải kiên trì thuyết phục hòng thu hồi trong tình đồng chí, anh em. Những đề xuất của chúng tôi nêu trên cũng vì đại cục đó, một sự chọn lựa tối ưu cho chúng tôi mà cũng cho cả các đồng chí. Như các đồng chí đang chứng kiến, đối với Nhật Bản, TQ đã cho máy bay xuất kích hằng trăm lượt, các đội tàu hải giám bám chặt Điếu Ngư trên vùng biển Hoa Đông trong mấy tháng qua cho thấy nhà nước TQ có thái độ cứng rắn với ai và mềm mỏng với ai, tôi tin các đồng chí có thể hiểu ra. Nhân đây cũng xin nói nhận định của chúng tôi về động thái gần đây ở bên Yue-nắm đối với TQ trong vấn đề thành lập thành phố Tam Sa, việc kiểm tra định kỳ hằng năm đánh bắt thủy hải sản tràn lan trên biển Nam Hải, sự cố tàu ngư dân VN bị cho là phía TQ bắn cháy hay đưa khách du lịch nội địa ra Tây Sa… để lu loa vu khống chúng tôi, rằng TQ vi phạm chủ quyền, xin hỏi chủ quyền nào ở Tây Sa?(có tiếng làu bàu không nghe được)…Chúng tôi xin nhắc lại là không được lơi lỏng việc quản lý và định hướng báo chí ở bên nước đồng chí, chúng tôi thấy có nguy cơ đi quá đà trong một chiến dịch “bài Hoa” được nhà nước Yue-nắm làm lơ ? Thông tin như thế– hoàn toàn không có lợi cho quan hệ hai nước– ngày càng phổ biến như đồng chí ở ĐSQTQ tại Hà Nội phản ánh là điều mà chúng tôi xin được nhắc nhở. Nói rõ là những thông tin như thế chỉ làm phức tạp hóa quan hệ đang diễn ra tốt đẹp giữa hai nước, không thể để mặc, nhất là việc đồng chí Chủ tịch nước Yue-nắm đã phát biểu nội dung mang tính kích động ngư dân khi ra thăm đảo Lý Sơn đầu tháng 4 vừa qua. Chúng tôi đang chờ câu trả lời chính thức qua ban đối ngoại TƯ đảng. Chúng tôi nghĩ rằng những động thái như vậy phải chăng là xuất phát từ các lực lượng thù địch? Là người từng lãnh đạo TC 2 nên đồng chí trưởng đoàn nắm vấn đề này rất chắc, mong đồng chí hợp tác để làm rõ ý đồ của nguồn thông tin này. Phải chăng là để trả đủa những tuyên bố của đồng chí Tập trong lần đ/c ấy thăm ngư dân và căn cứ hải quân ở Nam Hải sau hội nghị Bát Ngao ? Những điều đó nói lên rằng quan hệ Trung-Việt cũng đang đứng trước những thử thách to lớn mà hai đoàn Trung-Việt cần phải nhận thức sâu sắc và tỉnh táo hơn nữa…
NCV: Là người được đảng, nhà nước và Bộ quốc phòng giao nhiệm vụ sang trao đổi khả năng hợp tác quốc phòng, chúng tôi không mong gì hơn là cuộc họp lần này sẽ đưa đến nhưng nội dung cụ thể để các đồng chí lãnh đạo hai nước có thể gặp gỡ “gút” lại. Đồng chí TBT của chúng tôi khẳng định đây là một việc lâu dài, từng bước, cái gì dễ thì làm trước..và khả năng đó đang dần hé mở qua những đề xuất bổ ích của các đồng chí.
MHT: Vậy thì chúng ta tạm ngưng ở đây. Chúng tôi mời các đồng chí nghỉ ngơi, dùng cơm trưa thân mật nội bộ với chúng tôi và 2 giờ chiều chúng ta sẽ tiếp tục. Chúng tôi rất mong là chúng ta sẽ đạt được một nội dung hợp tác tương xứng để đồng chí Bộ trưởng Thường Vạn Toàn hay đồng chí lãnh đạo quân ủy TƯ có thể tiếp xúc trước khi đoàn chia tay với chúng tôi. Xin mời.
NCV: Vâng, xin cảm ơn các đồng chí.
=====
Ghi chép đến đây thì NLG bừng tỉnh dậy, người vã mồ hôi như tắm…mới biết nội dung này chỉ là một ác mộng mặc dù khi nhớ lại khuôn mặt gầm ghè đại Hán của ông MHT thì vẫn còn sợ hãi . Vừa đánh máy ghi vội để khỏi quên… vừa run…!
TPHCM còn chìm trong giấc ngủ trong ngày nghỉ lễ 30/4.
—-
ghi chú bổ sung theo sao lục của NLG:
(*)Tổng Bí thư TBT N P Trọng đã phát biểu về Biển Đông tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình ngày 1/10/2011, rằng “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế, thì có tranh chấp nhau, nhưng mà đâu chỉ có 2 nước, rất nhiều nước … Cho nên bất cứ làm việc gì thì cũng phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, khôn ngoan, bản lĩnh, không phải cứ nóng nóng lên mà được đâu. Tôi vẫn nói về xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng… ”
HỒI III
Sau bữa cơm trưa văn phòng khá tươm tất trong phòng dành riêng cho VIP ở căn-tin bộ quốc phòng, hai đoàn nghỉ ngơi theo bố trí của nhà khách. Đoàn VN tranh thủ “hội ý” nhanh về cách đối ứng trong phiên họp ban sáng của đ/c trưởng đoàn và mọi người không dấu nổi lo âu trước thái độ “dằn mặt” trắng trợn của MHT, ép buộc phía VN phải chấp nhận những điều kiện kiểm soát và khống chế phi lý trong một tiền đề nhạy cảm là phải công nhận chủ quyền theo chiếc lưỡi bò của phía bạn.
NCV: các đồng chí đánh giá thế nào về những đề xuất của họ ?
*Thiếu tướng X., P.Tư lệnh hải quân: theo em thì tình hình gay rồi anh ạ. Phía bạn ép buộc lực lượng canh giữ biển đảo của chúng ta chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ để chống bọn cướp biển, ngăn ngừa chúng ta trang bị những khí tài chiến đấu chống lại việc tấn công hay đổ bộ lên đảo? Ý đồ của họ khá rõ, áp dụng chiến lược dùng VN làm lá chắn tiền phương chống lại Mỹ trên biển Đông như thời chống Mỹ, vì vậy sẵn sàng “hổ trợ” về mọi mặt cho chúng ta trong tiền đề này…trong khi ta đang muốn mở cửa làm bạn với các nước trong đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa ?
*Đại tá Y, phó chỉ huy trưởng hải quân quân khu 5: Ông ta xem biển đông thực tế là nằm dưới quyền kiểm soát của TQ và quân nhà mình chỉ là “phụ vào một tay” để chia sẻ(thực chất là khống chế) thay vì buông lơi chúng ta, sợ rằng VN sẽ đoàn kết với các nước ASEAN để chống sự bành trướng trên biển Đông, cho nên chủ động đề xuất thành lập “Cục Chỉ huy hỗn hợp tiền phương Trung-Việt” là thế thôi, trong đó dùng quân cảng Cam Ranh làm “chi cục” của sách lược nầy thì đó là một sáng kiến rất “thông minh”, không thể mất cảnh giác !
có tiếng khẽ nhắc…”các đồng chí nói nhỏ thôi, ở đây tai vách mạch rừng đấy !
*Thiếu Tướng Z. Chủ nhiệm Viện nghiên cứu chiến lược quốc phòng: Những điều bạn nói với chúng ta là một hình thức áp đặt mạnh mẽ, phải khôn khéo vừa mềm vừa cứng như anh V. phát biểu sáng nay là vừa phải. Không biết chiều nay bên bạn còn tung ra chiêu gì nữa đây, chưa thể lường trước…nếu cần thì theo tôi, chúng ta nói rõ là cần về báo cáo với cấp lãnh đạo trên cơ sở “tiếp thu” đề xuất của họ để nghiên cứu những phương án khả thi mà phía VN sẽ hồi đáp sau…
*Đại tá P, tùy viên quân sự tại ĐSQVN ở Bắc Kinh : theo tôi, đánh giá của đồng chí X. là chính xác. Ý đồ chiến lược của TQ ở biển Đông đã rõ, một mặt họ tìm cách khống chế chúng ta, mặt khác để lộ ý đồ sử dụng chúng ta như một con bài tách(bẻ gẩy) chiếc đũa “đoàn kết” của khối ASEAN nếu ta chấp nhận chủ trương của họ theo 14 chữ vàng ? Thật đáng lo thay…là người có mặt thường trực ở đây chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh về nhà những gì chúng tôi nắm sát hơn…
NCV: Vâng, tôi đã hiểu ý của các đồng chí rồi, phải “dĩ nhất biến ứng vạn biến” thôi…đã đến giờ họp lại với bạn, chúng ta đi …
===
MHT: (vồn vã) Các đồng chí Yuê-nắm ăn có vừa miệng không ? Chỉ không được ngủ trưa như bên Yuê-nắm nên mệt lắm có phải không…thôi thì xem như chúng ta phải trực ban để chiến đấu vậy…(hầy hầy..). Bây giờ tiếp theo phát biểu sáng nay, tôi xin phép điểm qua tình hình cụ thể trên biển Nam Hải và phản ứng của các nước ASEAN qua chuyến đi thăm 4 nước của đồng chí BT NG Vương Nghị để các đồng chí nắm chắc quan điểm và sách lược đối phó của chúng tôi.
Thưa đồng chí Yuê-nắm,
Theo báo cáo từ bên bộ ngoại giao và văn phòng Quân Ủy TƯ, chúng tôi được thông báo chuyến đi thăm của đ/c Vương Nghị là đã thực hiện rất đúng lúc, được các nước hoan nghênh, cam kết hợp tác toàn diện với TQ không những về các vấn đề biển Nam Hải theo một lộ trình để sớm thảo luận bộ qui tắc ứng xử COC giữa ASEAN với TQ và còn nâng quan hệ hợp tác kinh tế -chính trị song phương với các nước lên tầm cao mới, mở ra khả năng hợp tác toàn diện và chiến lược trong tương lai.. Vì vậy chính phủ cũng như Quân Ủy TƯ đánh giá rất cao sự nổ lực của đ/v Vương Nghị và BNGTQ, đặc biệt đáng lưu ý các bên liên quan đã cùng nhau xác nhận không để cho các thế lực thù địch can dự vào công việc nội bộ của ASEAN với TQ. Đây là một nguyên tắc trong thương lượng không thể nhân nhượng và chúng ta đã đạt được thắng lợi bước đầu. TQ và các nước cũng đã nhất trí cho rằng việc sớm soạn ra bộ nguyên tắc ứng xử trên biển Nam Hải là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an ninh và an toàn cho tàu biển qua lại trên Nam Hải, trong đó điều kiện tiên quyết là phải tôn trọng chủ quyền của TQ trên biển Nam Hải theo hải phận hình chữ U mà chúng tôi đã đệ trình lên LHQ. Tất nhiên, khi tàu thuyền đi trong hải phận của TQ thì phải tuân theo luật biển của chúng tôi, và đó là điều kiện mà chúng ta cần thương thảo qui định cụ thể dựa trên Công ước về Biển 1982 của LHQ. Về điểm này, cũng có một vài nước ASEAN chưa nhất trí mặc dù chúng tôi đề nghị nên thảo luận song phương để tìm cách giải quyết, bao gồm cả vấn đề yêu sách về chủ quyền của họ trên biển Nam Hải. Cho nên trong lộ trình đàm phán COC thì trước hết là phải bắt tay đàm phán song phương về chủ quyền, chấp nhận hải phận hình chữ U của TQ thì mới có lối ra khi đi vào từng điều khoản của COC giữa ASEAN và TQ. Tiếc thay Philippines đang gửi đơn đòi kiện chúng tôi lên tòa án quốc tế và chính phủ Yuê-nắm có vẽ tán thành lập trường kiện tụng này của chính phủ Phi, trong khi đó Căm-pu-chia, Thái, Lào hoàn toàn đứng về phía TQ, hổ trợ TQ trong việc bảo vệ lợi ích cốt lõi của TQ trên Nam Hải, chưa kể Inđônêxia và Brunei sẽ trở thành đối tác chiến lược với TQ. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi để hai nước chúng ta hợp tác giải quyết vấn đề lãnh hải và COC một cách tích cực trong những ngày sắp tới. Hơn thế nữa, chúng ta có đồng chí Lê Lương Minh đang làm TTK của ASEAN vì thế có điều kiện tác động thúc đấy quá trình thương lượng COC đi nhanh hơn.
Tất nhiên chúng ta không quên phản ứng của Hoa Kỳ, khi họ cho rằng biển Nam Hải cũng là “lợi ích của HK” nhằm chen chân nhảy vào cản trở bước đi của chúng ta mặc dù hiện nay có phần dịu đi sau khi Obama tái đắc cử và hai BT NG và QP thay đổi. Ông J. Kerry không chăm chăm tấn công TQ như bà Clinton trước đây.
Cũng chính vì có những động thái tích cực này, chúng tôi đã đề xuất sáng nay các phương án hợp tác cụ thể sắp tới về quân sự-an ninh quốc phòng Trung-Việt, thể hiện tình đoàn kết Trung-Việt gắn bó hơn bao giờ hết để cùng nhau bảo vệ biển Nam Hải cho các nước trông thấy. “Phát triển hài hòa” và “giấc mơ TQ” chắc chắn sẽ thành hiện thực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các đồng chí lãnh đạo đảng CSVN.
Các đồng chí Yuee-nắm có ý kiến gì không?
Thiếu Tướng X. Chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc phòng:
Tôi xin có một câu hỏi nhỏ là hải phận theo hình chữ U chiếm 80% biển đông, xuyên giữa hai quần đảo HS và TS, vậy thì đâu còn cái gọi “hải phận quốc tế” ? Như vậy, nếu không còn hải phận quốc tế theo UNCLOS thì bộ qui tắc ứng xử trên biển Đông thì cần áp dụng theo luật biển của TQ là đủ ?
MHT: Đây là câu hỏi rất hay và cũng rất tế nhị. Thực chất là như đồng chí nói, nhưng ở thời điểm này thì cũng nên tránh đề cập vì hải phận hình chữ U của chúng tôi đang gặp sự phản đối của một số nước như đồng chí biết. Khi ASEAN ngồi vào bàn thương lượng với chúng ta thì tự nhiên nó cũng sẽ rõ ra cả thôi. Như tôi đã phát biểu, trong tình hình hiện nay, chúng ta nên nhanh chóng thành lập Cục tác chiến hổn hợp tiền phương cũng vì chúng ta cần đi sớm hơn một bước…và sau này Cục tác chiến có thể phát triển thành “cục hợp tác đa phương”(quốc tế, có nhiều nước tham gia) đảm bảo an ninh hàng hải trên Nam Hải. Đây cũng là một khả năng có thể tính trước đấy các đồng chí ạ. Lúc ấy chúng ta có thể mời cả bộ phận phụ trách ĐNÁ trong hạm đội 7 của HK tham gia thì biển Nam Hải chắc chắn là sẽ được ổn định lâu dài và bền vững! Phương châm của chúng tôi là chúng ta không tham lam nhưng cái gì của chúng ta thì dù phải hi sinh cũng chiến đấu để gìn giữ và sẵn sàng hợp tác một cách linh hoạt để chia sẻ vì lợi ích chung…
Thiếu Tướng R. Chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc phòng đưa tay xin nói tiếp:
Liệu HK và dư luận quốc tế có để yên cho chúng ta thực hiện phương án như đồng chí vừa trình bày ? Tàu bè đi lại ở đây không chỉ dành riêng cho một số nước. 80% hàng hóa , xăng dầu, nguyên liệu của thế giới cho các nước Đông Bắc Á đều đi qua ngỏ nầy, họ đâu chịu im lặng để mặc chúng ta muốn làm gì thì làm, thưa đồng chí.
MHT: Vì lẽ đó mà chúng tôi kêu gọi các nước ASEAN phải biết phân biệt và kiềm chế mọi khuynh hướng tính toán sai lệch…và luôn cảnh giác với mọi hành động can thiệp của HK cũng như các nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản là các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, nước đang tranh chấp chủ quyền của TQ ở quần đảo Điếu Ngư.
NCV: Xin cảm ơn phần trình bày hết sức cụ thể và sáng suốt của đồng chí. Như các đồng chí đã biết, HK là một trong các nước muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với chúng tôi, vào đầu tháng 6 năm ngoái BTQP HK Leon Panetta khi sang làm việc với chúng tôi, cũng đã đến thẳng cảng Cam Ranh để thị sát, và gần đây nước Nga cũng không quên những gì đã làm ở cảng này
đưa tín hiệu muốn quay lại vì thế chúng tôi đã phải tuyên bố là sẽ không đem Cam Ranh cho ai thuê để lập căn cứ, sử dụng vào mục đích quân sự chống nước khác. Cho nên theo tôi việc xây dựng Chi Cục tác chiến hổn hợp Việt –Trung ở đây trước mắt e rằng khó khả thi, nếu là một sự hợp tác dân sự thì…khác. Hiện nay, cuộc thương lượng về chủ quyền của hai quần đảo HS-TS giữa hai nước chúng ta vẫn chưa được triển khai vì vậy đốt cháy giai đoạn(công việc) như thế có nóng vội không ? Nhất là lãnh hải hình chữ U của các đồng chí lại không có căn cứ cụ thể nhưng bao trùm hai quần đảo này. Mong các đồng chí suy xét thêm, tìm ra một giải pháp mà hai nước có thể chấp nhận được. Vì vậy, khả năng thành lập căn cứ để trung đoàn tác chiến Trung-Việt đồn trú trên đảo của VN ở Trường Sa là điều chưa thể xem xét trước khi cuộc thương thảo về vấn đề chủ quyền HS-TS được làm sáng tỏ và đi đến thỏa thuận song phương. Lúc ấy, nếu giữa hai nước Việt-Trung có ký kết một hiệp ước liên minh quân sự bảo đảm an ninh hổ tương thì lại càng thuận lợi, tiếc là chủ đề đó không nằm trong nhiệm vụ của đoàn chúng tôi lần này. Chúng tôi xin ghi nhận để báo cáo lên cấp trên.
MHT: Tôi hiểu đồng chí muốn nói gì rồi. Xin hỏi là các đồng chí luôn miệng bảo rằng Tây Sa-Nam Sa là của VN, tìm mọi cách để chứng minh, kể cả việc hô hoán hải phận của TQ chỉ đến đảo Hải Nam bằng những bản đồ thám hiểm của tây phương(kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, luôn tìm cách xâu xé chúng tôi), vậy mà các đồng chí có bao giờ thấy phía đảng và nhà nước của đồng chí yêu cầu TQ thượng lượng/đàm phán để thu hồi lại hay để mặc cho chúng tôi quản lý ? Mỗi khi chúng tôi làm gì trên quần đảo này thì các đồng chí phản đối, nói là của đồng chí, TQ không được đụng vào? Chúng tôi sẵn sàng mời lãnh đạo Yue-nắm ra thăm Tây Sa ngày nay, nó không còn là “bãi cứt chim” như thời Pháp thuộc mà các vị đã chê bai đâu. Tây Sa hôm nay là một thiên đường hạ giới, cảnh quan rất đẹp, hiện đại thuận lợi cho phát triển du lịch đấy ! Nam Hải là một vùng biển giàu có, có nhiều nguồn lợi vô giá, tại sao chúng ta bỏ mặc rồi hô “nó là của tôi không ai được đúng đến”, vô lý quá ! Quần đảo Nam Sa rồi đây cũng sẽ vậy, tại sao chúng ta không cùng khai thác để hưởng thụ chứ ? Có phải chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” của đồng chí Đặng Tiểu Bình đưa ra nhiều lần với lãnh đạo Tokyo vào cuối thập niên năm 1970 và sau này với Philippines không còn có giá trị thực tiển đối với chúng ta ? Một giải pháp “cùng thắng” như vậy là điều nên suy nghĩ và tham khảo lắm chứ…
Một người trong đoàn TQ giơ tay xin tham gia
MHT: vâng mời đồng chí bên Ban đối ngoại QU TƯ phát biểu:
Xin tự giới thiệu, tôi là Mẫn T.K, phó ban đối ngoại QU TƯ xin bổ sung một điểm nhỏ: trong phát biểu của đ/c MHT, đồng chí có nói là VN chưa bao giờ đề nghị TQ đàm phán v/v chủ quyền Tây Sa thì cũng chưa đầy đủ bởi vì: Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc TQ chiếm đóng bằng bạo lực quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 kêu gọi giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, xin nhắc lại rằng:
“Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra tuyên cáo như sau: “Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Trong vấn đề biên giới lãnh thổ, các nước láng giềng thường có sự tranh chấp do lịch sử để lại, có khi rất phức tạp, cần được nghiên cứu. Trước sự phức tạp của vấn đề, các nước có liên quan cần xem xét vấn đề này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết bằng thương lượng”. Và nếu tôi không nhầm thì đây là lần duy nhất có đề cập đến vấn đề “thương lượng”. Gần đây, vào ngày 25/11/2011, thủ tướng NT Dũng có chính thức nhắc lại vấn đề chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa(Tây Sa) trong một phiên họp của Quốc Hội VN(*) nhưng cũng không nêu rõ là lúc nào VN sẽ “thương lượng” đòi lại. Theo chúng tôi hiểu những tuyên bố như vậy chỉ để nhằm xoa dịu dư luận trong nước và giữ thể diện của phiá VN mà thôi. Xin hết ạ.
MHT: cảm ơn đồng chí Mẫn đã bổ sung, điều này càng lảm rõ thêm nhận xét của chúng tôi. Các đồng chí Yue-nắm có gì bổ sung ?
NCV: Chúng tôi nghĩ là cuộc trao đổi hôm nay như vậy là đã rõ và đầy đủ theo chương trình chúng ta đã hoạch định trước, trong đó các đồng chí đã đề xuất những tính toán chiến lược của TQ và vai trò của chúng tôi kèm theo các gợi ý về hợp tác quốc phòng trong vấn đề biển Đông khá cụ thể. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí và chúng tôi sẽ báo cáo đầy đủ lên cấp trên để sớm có thể phản hồi chính thức.
Một lần nữa,thay mặt đoàn xin trân trọng cảm ơn các đồng chí trong thời gian chúng tôi làm việc tại đây. Mong được sớm gặp các đồng chí lần tới tại Hà Nội.
MHT: Xia xia nị…hảo lớ, hảo lớ…mời các đồng chí hai đoàn ra trước sảnh chụp ảnh lưu niệm…Tối nay, tôi sẽ cho đồng chí Thừa thư ký bên chúng tôi chuyển sang “biên bản làm việc” để các đồng chí Yue-nắm xem , chúng ta có thể ký tắt và lấy đó làm cơ sở để báo cáo nhé. Vậy, xin mời..(chỉ tay về phía cửa ra sảnh…)
===Hết===
Chép lại đến đây Tú Hờ mệt nhoài, lăn ra ngủ…không còn sức để bình lựng thêm …xin nhường chỗ cho bà con. Xia xia nị…xái chén !(xái chán !)
(*) TTG Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu:
…Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Thưa các đồng chí, các vị đại biểu, Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình. Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Dẫn theo NLG hồi 1, hồi 2, hồi 3
http://quechoa.vn/2013/05/08/ghi-voi-tu-ky-uc-ve-cuoc-doi-thoai-ve-quoc-phong-trung-viet-trong-mo/
Bàn ra tán vào (0)
Ghi vội từ ký ức về “Cuộc đối thoại về quốc phòng Trung-Việt …trong mơ”
Chỉ là giấc mơ, tin thì tin không tin thì thôi
Tú Hờ
NQL: Một giấc mơ ba hồi rất chi là thú vị. Mơ như thật, thật còn kinh hãi hơn mơ. Tài thật, tài đến thế là cùng, tiên sư bác Tú Hờ! Địa điểm : Bộ Quốc Phòng Bắc Kinh đầy khói bụi…tầm nhìn dưới 2 mét Thời gian: ngày X…tháng Y ..năm 2013 Chủ trì: Phía Tùng-quớ: đ/c Múa Huyên Thiên (gọi tắt là MHT–Thượng tướng) và 10 lâu la, hạ bộ Phía Yue-nắm: đ/c Nói Cho Vui (gọi tắt là NCV–Thượng tướng) và 10 lâu la, hạ bộ.
HỒI I
Sau khi hai đoàn chào nhau theo quân lễ, an tọa vào bàn đã bố trí, phía chủ nhà mở lời:
MHT: Kính chào quí đ/c Yue-nắm sang Pậy-chin họp lần này, thật quí hóa và vạn hạnh. Mong các đ/c anh em lưu lại nước chúng tôi thật thải mái và dzui dzẻ…tôi được biết trong cuối chương trình “đái thụi”kì này, các đồng chí sẽ được đưa đi Hàng Châu tươi mát(xem hàng) trước, sau đó ghé qua căn cứ hải quân bí mật của chúng tôi tham quan vài chiếc tàu ngầm cấp Kilo lẫn tàu sân bay Liêu Ninh vừa hoàn thành, đang ráo riết chuẩn bị hành quân khơi xa… đồng chí Nói Cho Vui(NCV) thấy thế nào ? Có cần bổ sung gì thêm vào chương trình của đoàn ta ?
NCV: Trước hết chúng tôi cảm kích, được các đ/c Tùng Quớ tiếp đón rất trọng thị và chân tình từ hôm bước đến Bắc Kinh trong bụi khói tưng bừng. Đ/c TBT của chúng tôi nhắn gửi lời thăm thân thiết đến đồng chí Tập, các vị lãnh đạo đảng nhà nước và quốc hội TQ mới được bổ nhiệm và mong cuộc họp đối thoại lần này của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp. Chúng tôi bằng lòng với sự chuẩn bị rất chu đáo của các đồng chí, ước mong cuộc trao đổi thẳng thắn giữa hai đoàn quân sự cấp cao Việt-Trung sẽ là những gợi ý chiến lược cho chính sách quốc phòng của hai nước anh em chúng ta…Nếu không có gì trở ngại, chúng tôi mong các đồng chí cho tham quan bổ sung cơ sở sản xuất máy bay chống tàu ngầm “Gaoxin-6″ để dễ có một sự chọn lựa đúng đắn…
MHT: hảo lớ, hảo lớ…vậy thì chúng tôi sẽ liên hệ và thông báo ngày giờ cụ thể để các đồng chí xem thoải mái…đúng rồi, các đồng chí nên sáng suốt trong quan hệ với bọn Mỹ, nhất là lưu ý các ý đồ chuyển hóa hòa bình, triển khai chiến lược chống phá công cuộc xây dựng CNXH của TQ lâu dài, đánh sập các nước XHCN như đã “chơi” LX…mà Yuenắm là mục tiêu trước mắt. Đồng chí Tập luôn nhắc nhở chúng tôi phải sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ các đồng chí Yuenắm trong bất cứ tình huống nào, bất cứ nơi đâu…trên biển cũng như trên đất liền… Tôi xin nhắc lại quyết tâm của quân ủy TƯ là thực hiện những gì mà CT Hồ và TBT Trọng đã cam kết trước đây, xem quyền lợi cốt lõi của các đồng chí Yuenắm là quyền lợi cốt lõi của nhân dân Trung Hoa, không thể nhân nhượng, chia sớt cho bất cứ ai, các đồng chí có đồng ý không?
NCV: Như lãnh đạo của chúng tôi đã xác định TQ là người bạn thân thiết, đồng chí cùng chung lý tưởng, từng chia ngọt sẻ bùi…có lý nào chúng tôi đi ngược lại ? Tài sản vô giá này đã được CT HCM kính mến và CT Mao Trạch Đông vĩ đại dày công xây đắp, vì vậy mối tình đoàn kết Việt –Trung sẽ đời đời bền vững, mãi mãi xanh tươi ! Mong các đồng chí yên tâm, triển khai nội dung hợp tác quốc phòng giữa hai nước chúng ta ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực hơn là minh chứng cụ thể nhất… Là người từng chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ nên chúng tôi hiểu rất rõ ý đồ thâm sâu của bọn chúng, không dễ gì lật đổ được chúng tôi với vài nhóm phản động, đòi dân chủ dân quyền tư sản lèo tèo…Chúng tôi sẽ không để cho bất cứ một thế lực nào “can thiệp” chia rẽ anh em đồng chí Việt-Trung. Rất cảm ơn đ/c MHT đã thể hiện sự lo lắng đó, đúng là những gì thiêng liêng của dân tộc VN cũng là quyền lợi cốt lõi của các bạn, chúng ta hãy chia sẻ một cách công bằng để cùng chung sống trong hòa bình, cùng chung sức gìn giữ và làm phát triển, đơm hoa kết trái, lấy đó làm tấm gương mẫu mực cho tình đòan kết vô sản quốc tế.
MHT: Qúi hóa quá, đúng như chúng tôi từng nghe thấy những lời ca ngợi đ/c NCV, vừa nắm chắc quan điểm chiến lược vừa mềm mỏng đấu tranh không khoan nhượng với bọn xấu trong cũng như ngoài nước. Mong đ/c Yuenắm chỉ đạo chúng tôi theo phương hướng này, kiên quyết đập tan mọi âm mưu tách rời, chia rẽ hai đảng hai nước chúng ta , không ngừng vu khống hoạt động liên kết của ngư dân và hải quân TQ trên biển Đông hòng kích động dư luận chống đối TQ để lật đổ chế độ Cộng sản. Chế độ này là do các đồng chí đã đổ máu cùng với chúng tôi xây dựng trong hơn nửa thế kỷ qua. Nhất định phải bóp chết lũ khốn này, các đồng chí Yuenắm chớ quên ! Tôi rất khâm phục cuộc trả lời trên báo “Yuen” gì đó(xin lỗi, quay lại hỏi cán bộ trong đoàn, báo nào đồng chí còn nhớ không—có lời vang lên: thưa báo Chuối Chẽ ở Sài ghềnh ạ) Vâng, đồng chí NCV đã nói hộ cho chúng tôi quan điểm của Lãnh đạo nhà nước TQ, chúng tôi sẽ tôn trọng Luật pháp quốc tế về các vấn đề đa phương, còn song phương thì khác, không được lẫn lộn. Xin nói thêm là các vấn đề dù là phải thương lượng “đa phương” như việc đi lại tự do hàng hải trên biển Nam Hải thì cũng không được xâm phạm đến quyền lợi cốt lõi của chúng tôi, điều này đã được xác lập qua vùng lãnh hải 9 đoạn trên biển Nam Hải mà chính phủ TQ đã giao nộp cho Liên Hiệp Quốc, phải không các đồng chí Yuenắm ? Như trường hợp Điếu ngư, mặc dù Nhật cố kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp nhưng chúng tôi đã cảnh cáo Mỹ không được can dự làm rối rắm thêm, các lực lượng Hải-Không quân của TQ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cốt lõi của mình trên biển Hoa Đông, không nhân nhượng chủ quyền của chúng tôi đối với quần đảo Điếu Ngư. Nhất định chúng tôi sẽ cho Nhật một bài học nếu chính quyền Abe phiêu lưu, có hành động gấy hấn…
NCV: Vâng, cái gì liên quan đến hai nước Việt-Trung thì lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi song phương theo cam kết giữa đồng chí TBT NP Trọng và đ/c CT H C Đào, còn điều gì liên quan đến quốc tế thì chúng ta sẽ cùng bàn tại diễn đàn đa phương trên tinh thần “hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung”. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Phải khẳng định rằng điều gì có lợi cho VN sẽ không phương hại cho TQ, và ngược lại mong các đồng chí Tùng Quơ cũng theo nguyên tắc là điều gì có lợi cho TQ thì cũng không được gây hại cho nước VN chúng tôi…Sự kiện năm 1974 xảy ra thật là đáng tiếc …
MHT: Không đâu, không đâu…đúng là có chuyện đó nhưng trên thực tế các đồng chí Yuenắm đã khai thác dầu ở biển Đông mấy chục năm qua mà cho “hỏi” hay “xin” chúng tôi đâu ? TQ đã chịu nhiều thiệt hại vì vậy trong nguyên tắc ứng xử thì cần phải “công bằng” với nhau như đồng chí vừa nói nữa chứ ? Vùng biển mà các đồng chí Yuenắm khai thác dù là nằm trong thềm lục địa của VN theo UNCLOS nhưng lại chồng chéo vào lãnh hải hình 9 vạch của TQ cho nên phải đặt lại vấn đề là vì thế. Chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận ra sự thật lịch sử nầy chứ, thưa đồng chí. Vấn đề đảo Tây Sa(Hoàng Sa) cũng thế, trên thực tế lịch sử là của Trung Quốc thì chúng tôi thu hồi từ quân VNCH vào năm 1974, không có gì để phải bàn cãi hoặc thương lượng…mai đây khi đủ điều kiện thì Nam Sa (Trường Sa)cũng phải thu hồi, nó thuộc Tam Sa của Trung Quốc, mong các đồng chí hiểu cho…về điểm then chốt này. Các đồng chí có biết là đảo Bạch Long Vĩ tiếng TQ gọi là gì không, cũng là của chúng tôi đấy… thế mà chúng tôi đã nói gì đâu ?
NCV: Vâng, chúng tôi xin ghi nhận quan điểm này của phía các đồng chí và sẽ báo cáo lên cấp trên tuy nhiên dù giữa hai nước anh em chúng ta còn có ý kiến khác nhau về vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông thì chúng tôi đề nghị quân đội hai nước sẽ không can dự và giao cho các bộ phận liên quan như ngoại giao, ban biên giới của hai bên thương lượng tìm ra giải pháp thỏa đáng theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng !
MHT: Hảo lớ, chúng tôi xin nhắc lại quan điểm của quân ủy TƯ TQ là sẽ chiến đấu tới cùng trên biển Đông khi Mỹ can dự vào đây thôi…đồng chí Tập của chúng tôi đã căn dặn như thế. Thử hỏi giữa hai nước anh em cùng nắm tay nhau lên thế giới đại đồng thì còn biên giới/lãnh hải nào ngăn được chúng ta gắn chặt vận mệnh vào nhau? Cái gì của chúng tôi cũng là của các đồng chí, vấn đề biển Nam Hải giải quyết dễ dàng nếu chúng ta quán triệt đại cục đó.
Quan điểm hợp tác quốc phòng Trung-Việt cũng phải đứng trên đại cục nầy để triển khai. Nhân đây chúng tôi xin hỏi là tin Yuenắm muốn mua máy bay chống tàu ngầm P-3C Orion của đế quốc Mỹ có thật không ? Vừa rồi bên Yuenắm đưa tin rầm rộ nào là các đồng chí đã đặt mua máy bay Su35 chiến đấu, dàn tên lửa S-400 , tàu ngầm Kilo hiện đại của LX…lắm thế, để chuẩn bị đối phó với Mỹ hay với Trung Quốc ?( nhìn quanh phòng họp rồi cười một cách ngạo nghễ, tay phải gõ gõ lên bàn)
NCV:(nhìn quay sang các đồng chí trong đoàn VN một lượt)
Vâng, như đồng chí được báo cáo, tôi đã trả lời trên báo Tuổi Trẻ là VN chỉ mua sắm tối thiểu và vừa với ngân sách quốc phòng eo hẹp để bảo vệ đất nước. Xin hỏi trang bị quốc phòng của một nước phải vạch ra mục tiêu, lấy nước nào làm đối tượng để đánh nhau một cách cụ thể để mua sắm sao chứ. Nếu lấy nước Mỹ hay TQ để trang bị quốc phòng thì VN dù có 100 tỷ đô/năm cũng chưa đủ và cũng không có trình độ để chạy đua.
MHT:Vậy thì việc mua P-3C chỉ là tin đồn ?
NCV:Tôi đã tìm hiểu trước khi sang họp. Cách đây 3 năm, một nhà báo lá cải đã tung tin rầm rộ rằng Mỹ sắp cho VN máy bay F-15 và bây giờ thì “theo nguồn tin” từ một người nào đó của tập đoàn M.Lockheed rằng “theo tin thân cận” thì VN muốn mua 6 chiếc máy bay P-3C cũ của Hoa Kỳ để thám thính và đánh chặn tàu ngầm TQ(!). Tôi cho đây là tin vịt từ một người Việt nào đó ở bên ấy đi tham quan bãi giữ loại máy bay phế thải chờ bán này rồi hô lên là sẽ “lobby” để cho chính phủ Hoa Kỳ ”bán rẽ” cho VN chăng ? Loại máy bay này đã ra đời cách đây 50 năm, xuất khẩu rất nhiều cho các nước có quan hệ đồng minh với Mỹ hay khối Nato, kể cả Đài Loan. Hiện nay, tôi được biết Hải quân HK đã thay bằng loại máy bay chống tàu ngầm mới P-8 của hãng Boeing có tính năng hiện đại gấp bội. Trung Quốc cũng đã sản xuất “Gaoxin -6″ để đối phó. LX đã sản xuất loại máy bay tương tự chống tàu ngầm IL-38 từ lâu rồi, chúng tôi đều nắm thông tin về việc này khá chi tiết, các đồng chí chớ lo. Nếu mua thì…có thể nào…
MHT: Đồng chí tháo vát quá, chúng tôi sẽ bố trí cho các đồng chí Yuenắm xem máy bay Gaoxin-6 “xịn” của chúng tôi có “xài” được không. Nói cho rõ là không được dùng để đánh nhau với chúng tôi nhé(khà khà). Nếu chúng ta cần thám thính tàu ngầm của Mỹ hay của các nước thù địch với TQ trong chiến lược hoạt động phòng thủ chung trên biển Nam Hải thì tôi sẽ đề xuất Quân Ủy TƯ cấp hay bán rẽ cho Yuenắm chừng 10 chiếc, việc này dễ thôi. Giá của P-3C Orion hiện đại là từ 35-46 tr USD/chiếc, của Nga IL38 là 35 tr USD/chiếc thì chúng tôi chỉ lấy 10 triệu thôi, miễn chi phí đào tạo phi công, phí chuyên gia và phụ tùng thay thế trong 5 năm. Các đồng chí về báo cáo lên đ/c Phù(ng) đi nhé, thể hiện “tính đảng” của chúng tôi đấy. Như vậy là đúng theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí NCV phát biểu trên “Chuỗi Chẽ” rồi chứ ?
NCV:Tôi xin thay mặt đoàn cảm ơn sự quan tâm và ý kiến chia sẻ của đ/c MHT. Xin ghi nhận và càng hiểu rõ chúng tôi phải làm gì để đáp lại lòng nhiệt tình của các đồng chí Tùng quớ đối với sự nghiệp chống lại âm mưu diễn biến hòa bình trên đất nước chúng tôi…Hi vọng trước khi lên đường ra về, chúng ta sẽ còn có cơ hội tiếp xúc và trao đổi thêm để tiến hành các bước hợp tác quân sự cụ thể.
Xin cảm ơn.
MHT: xin hẹn gặp lại và chúc đoàn đồng chí mạnh khỏe trong những ngày ở TQ. Xia xia nị, Xái chén(Tái kiến).
====
Trên đường ra khỏi phòng họp, đ/c NCV nghiêm trang hình sự dặn dò viên thư kí:
“Cậu nói với mọi người là không được tiết lộ ra ngoài nội dung sáng nay, phải giữ tuyệt mật. Chúng ta sẽ họp và cùng viết báo cáo về nhà nhé. Cả đồng chí Đại tá… tham tán quân sự cũng phải chấp hành đấy”.
HỒI II
Sau những cái bắt tay “đáng ngại”(đối ngoại) không niềm nở như lần gặp một tuần trước đó, cuộc họp “đái thụi” lần 2 đã bắt đầu với một thái độ “trịnh trọng” khác hẳn, báo hiệu chuyện gay go chẳng lành sẽ ập đến? Trưởng đoàn VN tắt hẳn nụ cười và rơi tình huống lo âu trong trạng thái căng thẳng “sẵn sàng chiến đấu” mặc dù 10 phút trước đó đã chuẩn bị một lời cảm ơn thắm thiết trước sự săn đón nồng hậu của phía bạn trong chuyến đi “du khảo” mãn nhãn, được xem căn cứ tàu ngầm, tham quan tàu sân bay Liêu Ninh và cả cơ sở chuyên sản xuất máy bay săn tàu ngầm”Gaoxin-6″ như đã đề xuất. Hai đêm ở Hàng Châu thư giãn với những gì mà người hướng dẫn kiêm phiên dịch của phía bạn rỉ tai “Ngày xưa, hoàng đế Càn Long du Giang Nam, vui vẻ ở đây cũng chỉ đến thế là cùng”(!) lại còn bỏ nhỏ” theo chỉ thị của cấp trên, trước khi đoàn về bọn em sẽ gửi tặng cuộn băng Video ghi lại để quí đồng chí làm kỷ niệm”(?!). Đúng là hàm ý thâm sâu đến nóng ran cả người. =====
MHT( vừa nói vừa đưa mắt nhìn từng người trong đoàn VN như muốn uy hiếp tinh thần): Kính chào các đồng chí Yue-nắm, các đồng chí đã đi những nơi cần đi, đến những chỗ cần đến rồi phải không ? Các đồng chí vẫn khỏe chứ, hôm nay chúng tôi đề nghị dành nguyên cả ngày để chúng ta đi vào nội dung tiếp theo lần trước. Không biết đồng chí Trưởng đoàn Yue-nắm có ý kiến nào muốn phát biểu trước không?
NCV: Vâng, trước hết, thay mặt đoàn xin cảm ơn sự đón tiếp chân tình và nồng hậu của các đồng chí. Chuyến đi nầy hết sự quan trọng và quí báu, gợi mở nhiều vấn đề mà chúng ta sẽ trao đổi trong hôm nay, và có thể kéo dài thêm nếu các đồng chí thấy cần thiết nhất là tình hình quốc tế cũng như trên biển Đông đang có những tình huống khá tế nhị và phức tạp bắt buộc chúng ta phải đặt ra một cách thẳng thắn trong cuộc đối thoại này… Chúng tôi xin lắng nghe, vâng, xin mời đồng chí MHT cũng như các đồng chí Tùng Quớ phát biểu thật thoải mái…
MHT (khoan thai mở cặp da bóng loáng đã được đặt sẵn trước mắt, lấy ra bài trình bày được chuẩn bị từ trước ...) Tôi xin trình bày ý kiến của Quân ủy TƯ TQ về quan hệ hợp tác quốc phòng Trung-Việt cùng với những đề xuất liên quan.[MHT bốc lấy chiếc kính lão đeo vào, rồi chậm rãi đọc từng chữ]:
Thưa các đồng chí Yue-nắm kính mến,
Thay mặt cho Quân Ủy TƯ TQ và Bộ quốc phòng nước CHNDTH, tôi xin phép…(Vì là trong mơ, say say tỉnh tỉnh, có đoạn “nghe” không rõ…NLG xin lược ghi các điểm chính như dưới đây)
1/ Chúng tôi xin nhắc lại phát biểu của chúng tôi trong lần họp đối thoại quốc phòng lần 3 tại Hà Nội vào tháng 4/2012, trong đó nhấn mạnh cam kết “quân đội Trung Quốc sẵn sàng cùng quân đội Việt Nam thực hiện nghiêm túc những nhận thức chung đã đạt được, tăng cường trao đổi đoàn và các mặt hợp tác cụ thể, đóng góp tích cực cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung” trong lần gặp đ/c CTN VN Sang vì vậy lần này chúng ta sẽ xem xét nội hàm của lời cam kết này .
2/ Đánh giá cao phát biểu của đ/c TBT Nguyễn Phú Trọng, khi đồng chí ấy khái quát rằng “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc“, chúng tôi nhận thức rằng vấn đề biển Nam Hải là một nan đề(đề tài khó) ảnh hưởng đến toàn cục, không chỉ là Nam Sa và Tây Sa, mà là chiến lược bao vây và kiềm hãm sự trỗi dậy hòa bình của TQ của đế quốc Mỹ, chúng lợi dụng cái gọi là vấn đề an ninh hàng hải trên Nam Hải để quay lại khống chế, đe dọa an ninh quốc phòng của VN và TQ, ngang nhiên xem Nam Hải là “lợi ích cốt lõi” của Mỹ và các nước đồng minh như bà ngoại trưởng Clinton đã lớn tiếng tuyên bố trước đây lúc còn đương nhiệm. Rằng, sẵn sàng ra tay can dự bằng vũ lực, hợp tác về quân sự với các nước ASEAN để đối trọng với TQ, vì vậy chúng tôi tán thành với quan điểm đại cục sâu sắc của đ/c TBT Yue-nắm khi đồng chí ấy bảo rằng:”phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, khôn ngoan, bản lĩnh, không phải cứ nóng nóng lên mà được [ đâu]. Tôi vẫn nói về xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng… ”. Quan hệ Trung-Việt từ trước đến nay vẫn là “môi hở răng lạnh” vì vậy chúng tôi nguyện thực thi cho bằng được phương châm 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt mà lãnh đạo cao nhất của hai nước đã khẳng định, chúng ta càng phải cảnh giác trước âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ khi chúng la toáng lên và cường điệu những cuộc diễn tập quân sự của chúng tôi trên biển Hoa Đông và Nam Hải. Nhưng phải thấy rằng cũng chẳng vì sự ồn ào đó mà chúng tôi lùi bước, ngược lại, trong năm qua chúng tôi đã:
-xây dựng hệ thống cảnh báo và trạm tiếp sóng vệ tinh quan trắc tại các quần đảo thuộc Tam Sa theo hải phận 9 đoạn trên Nam Hải để theo dõi mọi động thái quân sự của phía Mỹ và các nước đồng minh(hay nước có hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, đặc biệt là Philippines) trong đó đặc biệt lưu ý đến những hoạt động của hạm đội 7 trên Thái Bình Dương.
-xác lập đơn vị chỉ đạo chiến thuật, sẵn sàng chiến đấu và đối phó linh hoạt với căn cứ tiền phương đặt ở quần đảo Tây Sa gồm các lực lượng chính qui, tinh nhuệ đủ sức tác chiến cục bộ với mọi cuộc khiêu khích của kẻ địch.
-củng cố và hệ thống hóa việc quản lý Tam Sa bằng cách xây dựng đơn vị hành chính quản lý thành phố Tam Sa đặt trên đảo Phú Lâm và nhanh chóng hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương với đầy đủ chức năng quản lý nhà nước, từng bước phát triển du lịch với những cơ sở hạ tầng mới(sân bay, khách sạn…điện nước), mở rộng bến cảng cho ngư nghiệp, xây dựng hệ thống đánh bắt và kho lạnh tàng trữ thủy hải sản ngày càng qui mô và hiện đại . Chúng tôi đang tăng cường khả năng đảm bảo an toàn và an ninh một cách tuyệt đối cho việc khai thác dầu khí của Tập đoàn đoàn dầu khí hải dương TQ trong vùng biển mà chúng tôi quản lý theo hải phận của TQ.
-Lực lượng Ngư Chính, Hải giám, Tuần Ngư…đang được khẩn trương tăng cường về số lượng cũng như chất lượng. Theo kế hoạch các loại tàu nầy sẽ thay phiên có mặt thường trực ở Nam Sa và Tây Sa để ngăn chận việc xâm nhập trái phép của tàu nước ngoài hoạt động ăn cắp tài nguyên biển cũng như chống phá và thám báo của các lực lượng thù địch, cùng lực lượng ngư phủ TQ bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
-Bên cạnh các đội tàu quân sự hiện đại, đội tàu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải có trang bị tên lửa đối hạm và đối không, chúng tôi cũng sẽ triển khai định kỳ những hoạt động cần thiết dọc vùng biển 9 đoạn thuộc lãnh phận của TQ, sẵn sàng tham gia ứng phó khi có “biến”, để đáp trả kịp thời sự khiêu khích của các lực lượng thù địch. Song song với sự phát triển của hải quân, khả năng tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay tiêm kích cũng đã được thử nghiệm thành công, bán kính hoạt động tầm xa của không quân đã được xác lập.
…
và một số kế hoạch phòng thủ trên không gian khác mà chúng tôi chưa được phép công bố. Mong các đồng chí Yue-nắm thông cảm.
Trước những triển khai cụ thể nêu trên, chúng tôi đề nghị các đồng chí khẩn trướng nghiên cứu các phương án:
1/khả năng tham gia của hải quân Yue-nắm, cùng với hải quân TQ thành lập “Cục tác chiến hỗn hợp tiền phương Trung-Việt” với 2 chi cục điều phối chiến thuật đặt ở 2 nơi:
-ở đảo Phú Lâm để chỉ huy tác chiến trên vùng biển Tây Sa và lân cận.
-ở vịnh Cam Ranh để chỉ huy tác chiến ở vùng biển Nam Sa đồng thời lập căn cứ phản ứng nhanh cho một trung đoàn cảm tử Trung-Việt, trực tiếp tác chiến hỗn hợp tiền phương ở một đảo mà phía các đồng chí còn chiếm giữ ở Nam Sa.
Nếu các đồng chí Yue-nắm đồng ý, chúng ta có thể tổ chức diễn tập chung, định kỳ(2 lần/năm vào mùa biển lặng) giao lưu giữa các lực lượng hải quân của hai nước trên vùng biển thuộc hải phận 9 đoạn để học tập và trao đổi kinh nghiệm cũng như thao dượt theo các kịch bản hợp đồng chiến đấu có thể xảy ra. Điều này càng làm tăng nội dung hợp tác chiều sâu như lãnh đạo các đồng chí thường nêu và quân ủy TƯ của chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí, nguyện sẵn sàng hổ trợ về mọi mặt(kể cả tài chính và phương tiện, khí tài) khi cần thiết.
Có một nguyên tắc quan trọng chúng tôi xin nhắc lại là trong lúc những cuộc thương lượng về chủ quyền biển đảo giữa hai nước chúng ta còn có vấn đề chưa được giải quyết ổn thỏa, để tránh mọi đụng chạm, sự cố hay hiểu lầm, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các tàu chiến, phương tiện quân sự (kể cả vận tải biển) của Yue-nắm khi đi lại trong vùng biển 9 đoạn của chúng tôi, nên:
–báo trước bằng vô tuyến cho các đội tuần dương, ngư chính hay hải giám 24 giờ trước khi rời bến
–thông báo chi tiết số người, hàng hóa vận chuyển, hay khí tài quân sự(nếu có)
–không trang bị vũ khí hạng nặng(pháo cao xạ trên 37mm) và các phương tiện khí tài quân sự(xe tăng, xe lội nước, pháo hạng nặng từ 57 mm trở lên và đạn dược đi kèm…) trên các loại tàu này nếu không có sự chấp thuận trước của chúng tôi bằng văn bản và chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ, kiểm tra tại chỗ trên biển nếu thấy có dấu hiệu khả nghi vi phạm qui định này hay khiêu khích.
-Hải trình của các loại tàu này đi đến các đảo mà các đ/c còn chiếm giữ ở Nam Sa phải tuân theo lộ trình và tốc độ đã được chúng tôi hoạch định trước để bảo vệ an toàn cho các đồng chí. Phía chúng tôi sẽ phản hồi, đáp ứng muộn nhất là 8 giờ sau khi nhận được thông báo ngày giờ tàu của các đồng chí rời bến.
Một lần nữa, chúng tôi mong các đồng chí tuân thủ những yêu cầu nói trên của chúng tôi và hiểu rằng đó là thái độ thiện chí “vừa là đồng chí vừa là anh em” giữa quân đội hai nước nhằm đảm bảo an ninh và ổn định trên Nam Hải, tránh xảy ra va chạm đáng tiếc.
Lực lượng hải quân TQ hợp tác toàn diện với Hải quân Yue-nắm vô điều kiện và sẵn sàng hổ trợ các đồng chí kể cả máy bay săn tàu ngầm “Gaoxin-6″ hay các phương tiện, khí tài chiến đấu hiện đại khác như chúng tôi đã đề cập trong cuộc họp lần trước.
Nhân đây chúng tôi xin nói thêm là Quân ủy TƯ xác nhận chủ trương TQ sẵn sàng chi viện cho Yue-nắm các loại tàu ngầm, máy bay chiến đấu và khí tài quân sự…như thời chúng ta cùng chung chiến hào chống xâm lược Mỹ, không lý gì các đồng chí phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập từ nước khác trong khi chúng ta vẫn xác định là cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc và nguyện theo con đường tiến lên CNXH mà Hồ Chủ tịch và CT Mao Trạch Đông đã vạch ra ? Trong lần họp với đồng chí Tập gần đây, đồng chí ấy đã nhắc chúng tôi phải quan tâm lưu ý và nhấn mạnh quan điểm cơ bản này khi làm việc các đồng chí Yue-nắm. Đây mới là chính là “đại cục” như đồng chí TBT Trọng đã nêu, đ/c Trọng đã nói rằng “Tôi vẫn nói về xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng… ” rất sâu sắc và ý tứ vô cùng thâm thúy là ở chỗ ấy…
Một điểm cuối cùng là phía TQ xin nói rõ và xác nhận một vấn đề mang tính nguyên tắc trong quan hệ hợp tác quốc phòng Trung-Việt là chúng tôi sẵn sàng giúp các đồng chí đào tạo phi công, chuyên gia và sĩ quan lái tàu ngầm, cả phương tiện khí tài, trang thiết bị chiến đấu như tên lửa tầm trung khi cần thiết để các đồng chí cùng phối hợp với các lực lượng hải-không quân TQ cùng chiến đấu chống lại mọi âm mưu và hành động gây hấn của đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế.
Nói đến đây. MHT xoay ngang nhìn các sĩ quan thuộc cấp trong đoàn TQ, hỏi:
-các đồng chí có gì bổ sung. Đồng chí phó tư lệnh hải quân cần thêm chi tiết nào mà tôi đã bỏ sót hay quên nói tới ?
-Thưa không….đầy đủ rồi ạ.
MHT: vậy thì đề nghị đồng chí NCV cho biết ý kiến.
NCV: Cảm ơn phát biểu rất cụ thể của đồng chí MHT về nội hàm hợp tác quân sự-quốc phòng phong phú giữa hai nước chúng ta . Từ trước đến nay, chúng tôi giữ quan điểm là không dùng sự hợp tác với nước này để gây hấn với nước khác. Xin nói ngay cảng Cam Ranh, chúng tôi cũng đã từ chối lời đề nghị hợp tác về quân sự của vài nước(không tiện nêu tên) và cũng vì lý do đó, chúng tôi dùng Cam Ranh làm nơi tạm trú để tàu bè qua lại trên biển Đông tránh bão và là nơi có dịch vụ sửa chữa tàu thuyền nước ngoài theo hợp đồng với công ty có chức năng này . Như tôi đã trình bày hôm trước, chúng tôi dù hợp tác với ai thì cũng sẽ nhất định không gây hại hay xâm phạm lợi ích cốt lõi của các đồng chí. Vì vậy khả năng hợp tác chiến lược quốc phòng Việt-Trung cũng nên đặt ra trong khuôn khổ đó, nhất là việc triển khai hợp tác quốc phòng này liệu có cản trở sự tự do đi lại về hàng hải trên biển Đông hay không lại là một vấn đề tế nhị và nhạy cảm. Thứ đến là nó có thể là cái cớ để thúc đẩy việc can dự trực tiếp của hải quân Mỹ đang chực chờ ở biển Đông và liệu trở thành nguy cơ giả tạo để các nước ASEAN chia rẽ và cô lập VN? Về việc đi lại trên biển Đông, trong vùng biển VN đang quản lý thì việc khai báo như các đồng chí đề xuất như thế có hợp lý không, xin hỏi thẳng là phải chăng các đồng chí không tin ở chúng tôi khi đưa ra những điều kiện này? Sợ rằng chúng tôi sẽ ngả về phía Hoa Kỳ để gây hấn với TQ chăng. Tôi xin đảm bảo là sẽ không bao giờ có việc này. Ngay như việc các đồng chí phàn nàn tình hình xảy ra các cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội, chúng tôi đã cho dẹp ngay như đã cam kết trong lần tôi sang thăm TQ đợt trước.[Uống ngụm nước xong, NCV nói tiếp]. Về đề nghị lập Ban tác chiến hỗn hợp cho 2 vùng biển HS và TS thì cơ bản chúng tôi nhất trí nhưng đề nghị các đồng chí chờ chúng tôi xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí BTQP Phùng Quang Thanh và Bộ Chính Trị vì nó thuộc về tầm chiến lược phòng thủ rất quan trọng giữa hai nước chúng ta. Khi đã có chủ trương thì việc này sẽ được xúc tiến nhanh thôi. Vả lại cho dù chưa có sự tham gia của chúng tôi thì hiện nay các đồng chí cũng đang tích cực triển khai một cách có hệ thống, chu tất về mọi mặt và chính vì vậy mà tình hình biển Đông trở thành sôi động và căng thẳng, tạo sự chú ý và quan ngại của cộng đồng quốc tế, cho rằng TQ đang mạnh tay đối với các nước láng giềng, bất chấp luật biển của các nước liên quan hay UNCLOS. Đây là điều chúng ta phải nhận thức trong khi hợp tác quốc phòng. Với Mỹ, chúng tôi vẫn giữ khoảng cách, cảnh báo sự can dự không hợp lý của Hoa Kỳ vào các vấn đề trên biển Đông và cũng như đối với một số nước ASEAN đang có tranh chấp với TQ, chúng tôi cũng không bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối trừ việc tuyên bố ủng hộ việc các nước ASEAN cùng nhau soạn thảo ra những nguyên tắc về ứng xử trên biển Đông(COC). Chúng tôi xem sự đoàn kết với TQ như con ngươi của mắt mình trong đó gìn giữ lãnh hải thiêng liêng của dân tộc là không thể nhân nhượng.
Hai điều này không hề đối lập hay mâu thuẫn với nhau và cần được lý giải như thế nào để cân đối, giữ bình yên cho biển Đông của chúng ta là vấn đề tuy không dễ dàng nhưng là một thực tế. Trước đây, tôi đã từng phát biểu, khẳng định với các đồng chí , có lẽ các vị còn nhớ, rằng “Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc…Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển” và điều này đã trở thành phương châm chỉ đạo trong việc giải quyết sự khác biệt về quan điểm chủ quyền đối với hai quần đảo HS và TS từ trước đến bây giờ, không hề thay đổi mặc dù tình hình quân sự trên biển Đông và Hoa Đông giữa TQ và các nước liên quan trong khu vực Châu á-TBD ngày càng căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang đang tăng tốc, đe dọa nghiêm trọng an ninh và ổn định của toàn thể khu vực, nhất là từ khi Hoa Kỳ có ý định can dự vào Châu Á-TBD. Đây là những động thái đáng lo ngại.
MHT: Các đồng chí Yue-nắm phải hiểu rằng TQ là nước từng bị các liệt cường phương tây xâu xé và cướp đoạt từ khi có cuộc chiến tranh Nha phiến giữa thế kỷ 19. Từ khi đảng CSTQ giành được chính quyền vào năm 1949, chúng tôi đã kiên trì đấu tranh lần lượt thu hồi Hồng Kông một cách êm thắm, đưa bán đảo Đài Loan, Ma Cao từng bước gắn liền lợi ích và phát triển với lục địa Trung Hoa, ổn định Nội Mông, Tân Cương… thành công thì không có lý gì việc thu hồi các quần đảo Tây Sa và Nam Sa của chúng tôi lại không thể ? Không ai có thể cản ngăn việc làm chính đáng này của đảng và nhà nước TQ, cái gì của nhân dân TQ thì phải trả lại cho người TQ chứ chúng tôi không lấn chiếm hay xâm lược ai. Và ngày nay, TQ đã đủ lớn mạnh để thực thi quyền làm chủ của mình trên biển Nam Hải cho dù đế quốc Mỹ cố tạo cớ để can dự, ngăn cản như đ/c nói. Các đồng chí chớ lọt vào chiếc bẫy diễn biến hòa bình của chúng và vì thế chúng tôi rất cảm kích với những phát biểu vừa rồi của đồng chí thượng tướng Yue-nắm, xem nước Trung Hoa vĩ đại là hậu phương lớn của nhân dân VN cho nên mặc dù trong nội bộ chúng tôi cũng còn có vài cá nhân lên tiếng chủ trương phải cho Yue-nắm một bài học thứ hai trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, kêu gọi và đốc thúc chúng tôi phải giải quyết nhanh, gọn nhưng lãnh đạo tối cao của đảng chúng tôi đã bác bỏ, quyết không sử dụng vũ lực đối với Yue-nắm mà phải kiên trì thuyết phục hòng thu hồi trong tình đồng chí, anh em. Những đề xuất của chúng tôi nêu trên cũng vì đại cục đó, một sự chọn lựa tối ưu cho chúng tôi mà cũng cho cả các đồng chí. Như các đồng chí đang chứng kiến, đối với Nhật Bản, TQ đã cho máy bay xuất kích hằng trăm lượt, các đội tàu hải giám bám chặt Điếu Ngư trên vùng biển Hoa Đông trong mấy tháng qua cho thấy nhà nước TQ có thái độ cứng rắn với ai và mềm mỏng với ai, tôi tin các đồng chí có thể hiểu ra. Nhân đây cũng xin nói nhận định của chúng tôi về động thái gần đây ở bên Yue-nắm đối với TQ trong vấn đề thành lập thành phố Tam Sa, việc kiểm tra định kỳ hằng năm đánh bắt thủy hải sản tràn lan trên biển Nam Hải, sự cố tàu ngư dân VN bị cho là phía TQ bắn cháy hay đưa khách du lịch nội địa ra Tây Sa… để lu loa vu khống chúng tôi, rằng TQ vi phạm chủ quyền, xin hỏi chủ quyền nào ở Tây Sa?(có tiếng làu bàu không nghe được)…Chúng tôi xin nhắc lại là không được lơi lỏng việc quản lý và định hướng báo chí ở bên nước đồng chí, chúng tôi thấy có nguy cơ đi quá đà trong một chiến dịch “bài Hoa” được nhà nước Yue-nắm làm lơ ? Thông tin như thế– hoàn toàn không có lợi cho quan hệ hai nước– ngày càng phổ biến như đồng chí ở ĐSQTQ tại Hà Nội phản ánh là điều mà chúng tôi xin được nhắc nhở. Nói rõ là những thông tin như thế chỉ làm phức tạp hóa quan hệ đang diễn ra tốt đẹp giữa hai nước, không thể để mặc, nhất là việc đồng chí Chủ tịch nước Yue-nắm đã phát biểu nội dung mang tính kích động ngư dân khi ra thăm đảo Lý Sơn đầu tháng 4 vừa qua. Chúng tôi đang chờ câu trả lời chính thức qua ban đối ngoại TƯ đảng. Chúng tôi nghĩ rằng những động thái như vậy phải chăng là xuất phát từ các lực lượng thù địch? Là người từng lãnh đạo TC 2 nên đồng chí trưởng đoàn nắm vấn đề này rất chắc, mong đồng chí hợp tác để làm rõ ý đồ của nguồn thông tin này. Phải chăng là để trả đủa những tuyên bố của đồng chí Tập trong lần đ/c ấy thăm ngư dân và căn cứ hải quân ở Nam Hải sau hội nghị Bát Ngao ? Những điều đó nói lên rằng quan hệ Trung-Việt cũng đang đứng trước những thử thách to lớn mà hai đoàn Trung-Việt cần phải nhận thức sâu sắc và tỉnh táo hơn nữa…
NCV: Là người được đảng, nhà nước và Bộ quốc phòng giao nhiệm vụ sang trao đổi khả năng hợp tác quốc phòng, chúng tôi không mong gì hơn là cuộc họp lần này sẽ đưa đến nhưng nội dung cụ thể để các đồng chí lãnh đạo hai nước có thể gặp gỡ “gút” lại. Đồng chí TBT của chúng tôi khẳng định đây là một việc lâu dài, từng bước, cái gì dễ thì làm trước..và khả năng đó đang dần hé mở qua những đề xuất bổ ích của các đồng chí.
MHT: Vậy thì chúng ta tạm ngưng ở đây. Chúng tôi mời các đồng chí nghỉ ngơi, dùng cơm trưa thân mật nội bộ với chúng tôi và 2 giờ chiều chúng ta sẽ tiếp tục. Chúng tôi rất mong là chúng ta sẽ đạt được một nội dung hợp tác tương xứng để đồng chí Bộ trưởng Thường Vạn Toàn hay đồng chí lãnh đạo quân ủy TƯ có thể tiếp xúc trước khi đoàn chia tay với chúng tôi. Xin mời.
NCV: Vâng, xin cảm ơn các đồng chí.
=====
Ghi chép đến đây thì NLG bừng tỉnh dậy, người vã mồ hôi như tắm…mới biết nội dung này chỉ là một ác mộng mặc dù khi nhớ lại khuôn mặt gầm ghè đại Hán của ông MHT thì vẫn còn sợ hãi . Vừa đánh máy ghi vội để khỏi quên… vừa run…!
TPHCM còn chìm trong giấc ngủ trong ngày nghỉ lễ 30/4.
—-
ghi chú bổ sung theo sao lục của NLG:
(*)Tổng Bí thư TBT N P Trọng đã phát biểu về Biển Đông tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình ngày 1/10/2011, rằng “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế, thì có tranh chấp nhau, nhưng mà đâu chỉ có 2 nước, rất nhiều nước … Cho nên bất cứ làm việc gì thì cũng phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, khôn ngoan, bản lĩnh, không phải cứ nóng nóng lên mà được đâu. Tôi vẫn nói về xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng… ”
HỒI III
Sau bữa cơm trưa văn phòng khá tươm tất trong phòng dành riêng cho VIP ở căn-tin bộ quốc phòng, hai đoàn nghỉ ngơi theo bố trí của nhà khách. Đoàn VN tranh thủ “hội ý” nhanh về cách đối ứng trong phiên họp ban sáng của đ/c trưởng đoàn và mọi người không dấu nổi lo âu trước thái độ “dằn mặt” trắng trợn của MHT, ép buộc phía VN phải chấp nhận những điều kiện kiểm soát và khống chế phi lý trong một tiền đề nhạy cảm là phải công nhận chủ quyền theo chiếc lưỡi bò của phía bạn.
NCV: các đồng chí đánh giá thế nào về những đề xuất của họ ?
*Thiếu tướng X., P.Tư lệnh hải quân: theo em thì tình hình gay rồi anh ạ. Phía bạn ép buộc lực lượng canh giữ biển đảo của chúng ta chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ để chống bọn cướp biển, ngăn ngừa chúng ta trang bị những khí tài chiến đấu chống lại việc tấn công hay đổ bộ lên đảo? Ý đồ của họ khá rõ, áp dụng chiến lược dùng VN làm lá chắn tiền phương chống lại Mỹ trên biển Đông như thời chống Mỹ, vì vậy sẵn sàng “hổ trợ” về mọi mặt cho chúng ta trong tiền đề này…trong khi ta đang muốn mở cửa làm bạn với các nước trong đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa ?
*Đại tá Y, phó chỉ huy trưởng hải quân quân khu 5: Ông ta xem biển đông thực tế là nằm dưới quyền kiểm soát của TQ và quân nhà mình chỉ là “phụ vào một tay” để chia sẻ(thực chất là khống chế) thay vì buông lơi chúng ta, sợ rằng VN sẽ đoàn kết với các nước ASEAN để chống sự bành trướng trên biển Đông, cho nên chủ động đề xuất thành lập “Cục Chỉ huy hỗn hợp tiền phương Trung-Việt” là thế thôi, trong đó dùng quân cảng Cam Ranh làm “chi cục” của sách lược nầy thì đó là một sáng kiến rất “thông minh”, không thể mất cảnh giác !
có tiếng khẽ nhắc…”các đồng chí nói nhỏ thôi, ở đây tai vách mạch rừng đấy !
*Thiếu Tướng Z. Chủ nhiệm Viện nghiên cứu chiến lược quốc phòng: Những điều bạn nói với chúng ta là một hình thức áp đặt mạnh mẽ, phải khôn khéo vừa mềm vừa cứng như anh V. phát biểu sáng nay là vừa phải. Không biết chiều nay bên bạn còn tung ra chiêu gì nữa đây, chưa thể lường trước…nếu cần thì theo tôi, chúng ta nói rõ là cần về báo cáo với cấp lãnh đạo trên cơ sở “tiếp thu” đề xuất của họ để nghiên cứu những phương án khả thi mà phía VN sẽ hồi đáp sau…
*Đại tá P, tùy viên quân sự tại ĐSQVN ở Bắc Kinh : theo tôi, đánh giá của đồng chí X. là chính xác. Ý đồ chiến lược của TQ ở biển Đông đã rõ, một mặt họ tìm cách khống chế chúng ta, mặt khác để lộ ý đồ sử dụng chúng ta như một con bài tách(bẻ gẩy) chiếc đũa “đoàn kết” của khối ASEAN nếu ta chấp nhận chủ trương của họ theo 14 chữ vàng ? Thật đáng lo thay…là người có mặt thường trực ở đây chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh về nhà những gì chúng tôi nắm sát hơn…
NCV: Vâng, tôi đã hiểu ý của các đồng chí rồi, phải “dĩ nhất biến ứng vạn biến” thôi…đã đến giờ họp lại với bạn, chúng ta đi …
===
MHT: (vồn vã) Các đồng chí Yuê-nắm ăn có vừa miệng không ? Chỉ không được ngủ trưa như bên Yuê-nắm nên mệt lắm có phải không…thôi thì xem như chúng ta phải trực ban để chiến đấu vậy…(hầy hầy..). Bây giờ tiếp theo phát biểu sáng nay, tôi xin phép điểm qua tình hình cụ thể trên biển Nam Hải và phản ứng của các nước ASEAN qua chuyến đi thăm 4 nước của đồng chí BT NG Vương Nghị để các đồng chí nắm chắc quan điểm và sách lược đối phó của chúng tôi.
Thưa đồng chí Yuê-nắm,
Theo báo cáo từ bên bộ ngoại giao và văn phòng Quân Ủy TƯ, chúng tôi được thông báo chuyến đi thăm của đ/c Vương Nghị là đã thực hiện rất đúng lúc, được các nước hoan nghênh, cam kết hợp tác toàn diện với TQ không những về các vấn đề biển Nam Hải theo một lộ trình để sớm thảo luận bộ qui tắc ứng xử COC giữa ASEAN với TQ và còn nâng quan hệ hợp tác kinh tế -chính trị song phương với các nước lên tầm cao mới, mở ra khả năng hợp tác toàn diện và chiến lược trong tương lai.. Vì vậy chính phủ cũng như Quân Ủy TƯ đánh giá rất cao sự nổ lực của đ/v Vương Nghị và BNGTQ, đặc biệt đáng lưu ý các bên liên quan đã cùng nhau xác nhận không để cho các thế lực thù địch can dự vào công việc nội bộ của ASEAN với TQ. Đây là một nguyên tắc trong thương lượng không thể nhân nhượng và chúng ta đã đạt được thắng lợi bước đầu. TQ và các nước cũng đã nhất trí cho rằng việc sớm soạn ra bộ nguyên tắc ứng xử trên biển Nam Hải là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an ninh và an toàn cho tàu biển qua lại trên Nam Hải, trong đó điều kiện tiên quyết là phải tôn trọng chủ quyền của TQ trên biển Nam Hải theo hải phận hình chữ U mà chúng tôi đã đệ trình lên LHQ. Tất nhiên, khi tàu thuyền đi trong hải phận của TQ thì phải tuân theo luật biển của chúng tôi, và đó là điều kiện mà chúng ta cần thương thảo qui định cụ thể dựa trên Công ước về Biển 1982 của LHQ. Về điểm này, cũng có một vài nước ASEAN chưa nhất trí mặc dù chúng tôi đề nghị nên thảo luận song phương để tìm cách giải quyết, bao gồm cả vấn đề yêu sách về chủ quyền của họ trên biển Nam Hải. Cho nên trong lộ trình đàm phán COC thì trước hết là phải bắt tay đàm phán song phương về chủ quyền, chấp nhận hải phận hình chữ U của TQ thì mới có lối ra khi đi vào từng điều khoản của COC giữa ASEAN và TQ. Tiếc thay Philippines đang gửi đơn đòi kiện chúng tôi lên tòa án quốc tế và chính phủ Yuê-nắm có vẽ tán thành lập trường kiện tụng này của chính phủ Phi, trong khi đó Căm-pu-chia, Thái, Lào hoàn toàn đứng về phía TQ, hổ trợ TQ trong việc bảo vệ lợi ích cốt lõi của TQ trên Nam Hải, chưa kể Inđônêxia và Brunei sẽ trở thành đối tác chiến lược với TQ. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi để hai nước chúng ta hợp tác giải quyết vấn đề lãnh hải và COC một cách tích cực trong những ngày sắp tới. Hơn thế nữa, chúng ta có đồng chí Lê Lương Minh đang làm TTK của ASEAN vì thế có điều kiện tác động thúc đấy quá trình thương lượng COC đi nhanh hơn.
Tất nhiên chúng ta không quên phản ứng của Hoa Kỳ, khi họ cho rằng biển Nam Hải cũng là “lợi ích của HK” nhằm chen chân nhảy vào cản trở bước đi của chúng ta mặc dù hiện nay có phần dịu đi sau khi Obama tái đắc cử và hai BT NG và QP thay đổi. Ông J. Kerry không chăm chăm tấn công TQ như bà Clinton trước đây.
Cũng chính vì có những động thái tích cực này, chúng tôi đã đề xuất sáng nay các phương án hợp tác cụ thể sắp tới về quân sự-an ninh quốc phòng Trung-Việt, thể hiện tình đoàn kết Trung-Việt gắn bó hơn bao giờ hết để cùng nhau bảo vệ biển Nam Hải cho các nước trông thấy. “Phát triển hài hòa” và “giấc mơ TQ” chắc chắn sẽ thành hiện thực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các đồng chí lãnh đạo đảng CSVN.
Các đồng chí Yuee-nắm có ý kiến gì không?
Thiếu Tướng X. Chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc phòng:
Tôi xin có một câu hỏi nhỏ là hải phận theo hình chữ U chiếm 80% biển đông, xuyên giữa hai quần đảo HS và TS, vậy thì đâu còn cái gọi “hải phận quốc tế” ? Như vậy, nếu không còn hải phận quốc tế theo UNCLOS thì bộ qui tắc ứng xử trên biển Đông thì cần áp dụng theo luật biển của TQ là đủ ?
MHT: Đây là câu hỏi rất hay và cũng rất tế nhị. Thực chất là như đồng chí nói, nhưng ở thời điểm này thì cũng nên tránh đề cập vì hải phận hình chữ U của chúng tôi đang gặp sự phản đối của một số nước như đồng chí biết. Khi ASEAN ngồi vào bàn thương lượng với chúng ta thì tự nhiên nó cũng sẽ rõ ra cả thôi. Như tôi đã phát biểu, trong tình hình hiện nay, chúng ta nên nhanh chóng thành lập Cục tác chiến hổn hợp tiền phương cũng vì chúng ta cần đi sớm hơn một bước…và sau này Cục tác chiến có thể phát triển thành “cục hợp tác đa phương”(quốc tế, có nhiều nước tham gia) đảm bảo an ninh hàng hải trên Nam Hải. Đây cũng là một khả năng có thể tính trước đấy các đồng chí ạ. Lúc ấy chúng ta có thể mời cả bộ phận phụ trách ĐNÁ trong hạm đội 7 của HK tham gia thì biển Nam Hải chắc chắn là sẽ được ổn định lâu dài và bền vững! Phương châm của chúng tôi là chúng ta không tham lam nhưng cái gì của chúng ta thì dù phải hi sinh cũng chiến đấu để gìn giữ và sẵn sàng hợp tác một cách linh hoạt để chia sẻ vì lợi ích chung…
Thiếu Tướng R. Chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc phòng đưa tay xin nói tiếp:
Liệu HK và dư luận quốc tế có để yên cho chúng ta thực hiện phương án như đồng chí vừa trình bày ? Tàu bè đi lại ở đây không chỉ dành riêng cho một số nước. 80% hàng hóa , xăng dầu, nguyên liệu của thế giới cho các nước Đông Bắc Á đều đi qua ngỏ nầy, họ đâu chịu im lặng để mặc chúng ta muốn làm gì thì làm, thưa đồng chí.
MHT: Vì lẽ đó mà chúng tôi kêu gọi các nước ASEAN phải biết phân biệt và kiềm chế mọi khuynh hướng tính toán sai lệch…và luôn cảnh giác với mọi hành động can thiệp của HK cũng như các nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản là các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, nước đang tranh chấp chủ quyền của TQ ở quần đảo Điếu Ngư.
NCV: Xin cảm ơn phần trình bày hết sức cụ thể và sáng suốt của đồng chí. Như các đồng chí đã biết, HK là một trong các nước muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với chúng tôi, vào đầu tháng 6 năm ngoái BTQP HK Leon Panetta khi sang làm việc với chúng tôi, cũng đã đến thẳng cảng Cam Ranh để thị sát, và gần đây nước Nga cũng không quên những gì đã làm ở cảng này
đưa tín hiệu muốn quay lại vì thế chúng tôi đã phải tuyên bố là sẽ không đem Cam Ranh cho ai thuê để lập căn cứ, sử dụng vào mục đích quân sự chống nước khác. Cho nên theo tôi việc xây dựng Chi Cục tác chiến hổn hợp Việt –Trung ở đây trước mắt e rằng khó khả thi, nếu là một sự hợp tác dân sự thì…khác. Hiện nay, cuộc thương lượng về chủ quyền của hai quần đảo HS-TS giữa hai nước chúng ta vẫn chưa được triển khai vì vậy đốt cháy giai đoạn(công việc) như thế có nóng vội không ? Nhất là lãnh hải hình chữ U của các đồng chí lại không có căn cứ cụ thể nhưng bao trùm hai quần đảo này. Mong các đồng chí suy xét thêm, tìm ra một giải pháp mà hai nước có thể chấp nhận được. Vì vậy, khả năng thành lập căn cứ để trung đoàn tác chiến Trung-Việt đồn trú trên đảo của VN ở Trường Sa là điều chưa thể xem xét trước khi cuộc thương thảo về vấn đề chủ quyền HS-TS được làm sáng tỏ và đi đến thỏa thuận song phương. Lúc ấy, nếu giữa hai nước Việt-Trung có ký kết một hiệp ước liên minh quân sự bảo đảm an ninh hổ tương thì lại càng thuận lợi, tiếc là chủ đề đó không nằm trong nhiệm vụ của đoàn chúng tôi lần này. Chúng tôi xin ghi nhận để báo cáo lên cấp trên.
MHT: Tôi hiểu đồng chí muốn nói gì rồi. Xin hỏi là các đồng chí luôn miệng bảo rằng Tây Sa-Nam Sa là của VN, tìm mọi cách để chứng minh, kể cả việc hô hoán hải phận của TQ chỉ đến đảo Hải Nam bằng những bản đồ thám hiểm của tây phương(kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, luôn tìm cách xâu xé chúng tôi), vậy mà các đồng chí có bao giờ thấy phía đảng và nhà nước của đồng chí yêu cầu TQ thượng lượng/đàm phán để thu hồi lại hay để mặc cho chúng tôi quản lý ? Mỗi khi chúng tôi làm gì trên quần đảo này thì các đồng chí phản đối, nói là của đồng chí, TQ không được đụng vào? Chúng tôi sẵn sàng mời lãnh đạo Yue-nắm ra thăm Tây Sa ngày nay, nó không còn là “bãi cứt chim” như thời Pháp thuộc mà các vị đã chê bai đâu. Tây Sa hôm nay là một thiên đường hạ giới, cảnh quan rất đẹp, hiện đại thuận lợi cho phát triển du lịch đấy ! Nam Hải là một vùng biển giàu có, có nhiều nguồn lợi vô giá, tại sao chúng ta bỏ mặc rồi hô “nó là của tôi không ai được đúng đến”, vô lý quá ! Quần đảo Nam Sa rồi đây cũng sẽ vậy, tại sao chúng ta không cùng khai thác để hưởng thụ chứ ? Có phải chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” của đồng chí Đặng Tiểu Bình đưa ra nhiều lần với lãnh đạo Tokyo vào cuối thập niên năm 1970 và sau này với Philippines không còn có giá trị thực tiển đối với chúng ta ? Một giải pháp “cùng thắng” như vậy là điều nên suy nghĩ và tham khảo lắm chứ…
Một người trong đoàn TQ giơ tay xin tham gia
MHT: vâng mời đồng chí bên Ban đối ngoại QU TƯ phát biểu:
Xin tự giới thiệu, tôi là Mẫn T.K, phó ban đối ngoại QU TƯ xin bổ sung một điểm nhỏ: trong phát biểu của đ/c MHT, đồng chí có nói là VN chưa bao giờ đề nghị TQ đàm phán v/v chủ quyền Tây Sa thì cũng chưa đầy đủ bởi vì: Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc TQ chiếm đóng bằng bạo lực quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 kêu gọi giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, xin nhắc lại rằng:
“Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra tuyên cáo như sau: “Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Trong vấn đề biên giới lãnh thổ, các nước láng giềng thường có sự tranh chấp do lịch sử để lại, có khi rất phức tạp, cần được nghiên cứu. Trước sự phức tạp của vấn đề, các nước có liên quan cần xem xét vấn đề này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết bằng thương lượng”. Và nếu tôi không nhầm thì đây là lần duy nhất có đề cập đến vấn đề “thương lượng”. Gần đây, vào ngày 25/11/2011, thủ tướng NT Dũng có chính thức nhắc lại vấn đề chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa(Tây Sa) trong một phiên họp của Quốc Hội VN(*) nhưng cũng không nêu rõ là lúc nào VN sẽ “thương lượng” đòi lại. Theo chúng tôi hiểu những tuyên bố như vậy chỉ để nhằm xoa dịu dư luận trong nước và giữ thể diện của phiá VN mà thôi. Xin hết ạ.
MHT: cảm ơn đồng chí Mẫn đã bổ sung, điều này càng lảm rõ thêm nhận xét của chúng tôi. Các đồng chí Yue-nắm có gì bổ sung ?
NCV: Chúng tôi nghĩ là cuộc trao đổi hôm nay như vậy là đã rõ và đầy đủ theo chương trình chúng ta đã hoạch định trước, trong đó các đồng chí đã đề xuất những tính toán chiến lược của TQ và vai trò của chúng tôi kèm theo các gợi ý về hợp tác quốc phòng trong vấn đề biển Đông khá cụ thể. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí và chúng tôi sẽ báo cáo đầy đủ lên cấp trên để sớm có thể phản hồi chính thức.
Một lần nữa,thay mặt đoàn xin trân trọng cảm ơn các đồng chí trong thời gian chúng tôi làm việc tại đây. Mong được sớm gặp các đồng chí lần tới tại Hà Nội.
MHT: Xia xia nị…hảo lớ, hảo lớ…mời các đồng chí hai đoàn ra trước sảnh chụp ảnh lưu niệm…Tối nay, tôi sẽ cho đồng chí Thừa thư ký bên chúng tôi chuyển sang “biên bản làm việc” để các đồng chí Yue-nắm xem , chúng ta có thể ký tắt và lấy đó làm cơ sở để báo cáo nhé. Vậy, xin mời..(chỉ tay về phía cửa ra sảnh…)
===Hết===
Chép lại đến đây Tú Hờ mệt nhoài, lăn ra ngủ…không còn sức để bình lựng thêm …xin nhường chỗ cho bà con. Xia xia nị…xái chén !(xái chán !)
(*) TTG Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu:
…Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Thưa các đồng chí, các vị đại biểu, Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình. Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Dẫn theo NLG hồi 1, hồi 2, hồi 3
http://quechoa.vn/2013/05/08/ghi-voi-tu-ky-uc-ve-cuoc-doi-thoai-ve-quoc-phong-trung-viet-trong-mo/