Xe cán chó
Giấc mơ Nhật của người lao động Việt và hiện thực cay đắng không như là mơ!
Em từng dạy tiếng Việt cho hai cô bé người Nhật rất xinh xắn, đễ thương sang đây học về văn hóa Việt. Người Nhật vốn kín tiếng và ít khi bày tỏ suy nghĩ của mình nhưng một hôm, một trong hai cô học trò người Nhật ấy nói với em rằng: “Em thấy cuộc sống ở Việt Nam rất tốt, dù vẫn còn nhiều điều bất tiện, như kẹt xe. Nhưng em thấy người Việt có vẻ rất thích sang Nhật. Bà chủ nhà của em thường hay hỏi em những chuyện như là cuộc sống ở Nhật như thế nào, người Nhật làm việc như thế nào, lương của người Nhật cao như thế nào… Bà ấy muốn con gái đến Nhật làm việc. Nhưng nếu là em, em sẽ chọn ở lại quê hương”. Em ấy nói lời này kèm theo một nụ cười rất chân tình. Và những gì em ấy nói làm em suy nghĩ rất nhiều các chị ạ.
Quả thực ngày nay, nhiều người lao động Việt đang mơ một giấc mơ Nhật. Họ mong chờ một cơ hội được đến Nhật Bản để có một công việc tốt hơn, một công việc lương cao mà lại nhàn nhã, hơn nữa còn được ở trong một xã hội có điều kiện sống tốt bậc nhất thế giới. Nhưng mơ thì mơ thế còn hiện thực lại cay đắng hơn nhiều.
Em có một cô bạn làm việc tại một trung tâm chuyên đào tạo và đưa người lao động sang làm việc tại Nhật.
Nó tiết lộ với em một sự thật đau lòng rằng người lao động khi ký vào hợp đồng làm việc tại Nhật hầu như đều không rõ công việc cụ thể của mình là gì. Có những hợp đồng ghi rằng công việc của họ ở Nhật là “chế biến thủy hải sản” và người ta liên tưởng đến các công việc như lột vỏ tôm hay bóc thịt cá nhưng khi sang Nhật, công việc thực tế có thể là… còng lưng mò trai ngoài biển!
Người lao động Việt sang Nhật để làm những công việc mà người Nhật không ai muốn làm cả. Thực tế là người Nhật thích công việc văn phòng hơn là các công việc phục vụ hoặc lao động chân tay! Hẳn nhiên là như vậy rồi, hầu hết người lao động, không chỉ ở Nhật, đều thích công việc trí óc bàn giấy hơn. Vấn đề là nước Nhật đang phải đối diện với vấn đề già hóa dân số ngày càng trầm trọng và họ cần một nguồn nhân lực để làm những công việc mà người Nhật không muốn làm!
Một người bạn khác của em, tốt nghiệp đại học ngành tiếng Nhật hẳn hoi, sang Nhật làm công việc dịch vụ trong một khu du lịch suối nước nóng tại Nhật Bản. Làm được hai năm lại quay trở về nước vì không chịu nổi định mức công việc và cả văn hóa làm việc của người Nhật. Làm trong lĩnh vực dịch vụ thì các chị cũng biết rồi đấy, họ ít có ngày nghỉ hơn vì các ngày lễ mới là các ngày để lĩnh vực này kiếm tiền.
Hơn nữa, người Nhật nghỉ lễ rất ít và không phải tự nhiên mà họ lại nổi tiếng là những kẻ cuồng công việc nhất trên thế giới. Hôm bữa em có nghe một tin tức về việc chính quyền thành phố Tokyo sẽ thi hành chính sách cúp điện toàn bộ các khu vực cao ốc văn phòng sau 8 giờ tối với mục đích là ngăn người lao động Nhật tiếp tục làm việc thêm ngoài giờ và… đuổi họ về nhà. Không biết các chị nghĩ sao chứ em là em cạn lời, cạn cả nghĩ luôn rồi!
Xuất khẩu lao động bao giờ cũng có vấn đề, ngay cả khi việc này được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất. Bạn em hay than thở với em là nó phải thường xuyên sang Nhật để muối mặt xin lỗi người ta vì những sự việc trời ơi đất hỡi của người lao động mình khi sang đó. Điển hình là câu chuyện của một cô gái trẻ, em không nhớ rõ là sang làm công việc gì nhưng cô này không chịu học việc mà thường đến các quán bar chơi bời với khách nước ngoài thâu đêm, hậu quả ngày nào cũng vật vờ. Chủ lao động thấy thế liền tức giận gửi thư về Việt Nam mắng vốn.
Đọc báo thỉnh thoảng em cũng thấy người ta đưa tin người lao động Việt sang Nhật hành xử kém văn hóa thế này thế kia, nào là ăn cắp vặt, sống buông thả, lười lao động các kiểu. Rồi lần nào cũng thế, người ta sẽ bay vào mà comment than thở, chửi rủa kiểu như “sao có những con sâu làm rầu nồi canh như thế này”, “đúng là làm nhục quốc thể”, “người Việt ra nước ngoài phải vác cái mặt mo chẳng dám nhìn ai”.
Chẳng ai đồng tình với những hành động xấu xa, không ngay thẳng mà một số người lao động Việt đã làm ở Nhật. Em cũng như mọi người, lên án những hành động đó nhưng khi đọc những comment rủa xả như thế, em lại có suy nghĩ rất khác các chị ạ. Trong mỗi con người luôn tồn tại một tâm thức gắn bó chặt chẽ với cộng đồng văn hóa nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Khi chúng ta phải rời bỏ những gì vốn quen thuộc với tâm thức văn hóa của mình, chúng ta sẽ lập tức cảm thấy chơi vơi ngay. Sốc văn hóa vì thế là một hiện tượng rất bình thường.
Ngay cả những người có vốn hiểu biết sâu sắc về nước Nhật, được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và văn hóa Nhật cũng rất khó khăn để thích ứng với đời sống tại Nhật Bản, huống chi là những người lao động phổ thông. Bạn em làm việc ở Nhật về than thở là đời sống tinh thần của người Nhật sao mà khắc nghiệt quá. Họ xem trọng cái nguyên tắc, cái lý hơn cái tình, trong khi người Việt thì ngược lại. Thế nên nhiều người lao động Việt sang đó dễ chán nản rồi buông thả mà có những hành vi xấu.
Thực ra người Nhật không phải là không nhìn thấy những vấn đề phát sinh trong cộng đồng người lao động Việt ở nước họ và họ nhìn nhận những sự việc không quá trầm trọng như chúng ta nghĩ. Họ hiểu chúng ta nhiều hơn chúng ta hiểu họ, thậm chí hiểu chúng ta hơn là chúng ta tự hiểu mình. Nhưng họ vẫn chọn chúng ta làm nguồn bổ sung nhân lực cho họ, vì ngoài những lý do chính trị ra, họ vẫn luôn đánh giá cao phẩm chất của người lao động Việt, tháo vát, ham học hỏi, thông minh và cần cù!
Theo Webtretho
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Giấc mơ Nhật của người lao động Việt và hiện thực cay đắng không như là mơ!
Em từng dạy tiếng Việt cho hai cô bé người Nhật rất xinh xắn, đễ thương sang đây học về văn hóa Việt. Người Nhật vốn kín tiếng và ít khi bày tỏ suy nghĩ của mình nhưng một hôm, một trong hai cô học trò người Nhật ấy nói với em rằng: “Em thấy cuộc sống ở Việt Nam rất tốt, dù vẫn còn nhiều điều bất tiện, như kẹt xe. Nhưng em thấy người Việt có vẻ rất thích sang Nhật. Bà chủ nhà của em thường hay hỏi em những chuyện như là cuộc sống ở Nhật như thế nào, người Nhật làm việc như thế nào, lương của người Nhật cao như thế nào… Bà ấy muốn con gái đến Nhật làm việc. Nhưng nếu là em, em sẽ chọn ở lại quê hương”. Em ấy nói lời này kèm theo một nụ cười rất chân tình. Và những gì em ấy nói làm em suy nghĩ rất nhiều các chị ạ.
Quả thực ngày nay, nhiều người lao động Việt đang mơ một giấc mơ Nhật. Họ mong chờ một cơ hội được đến Nhật Bản để có một công việc tốt hơn, một công việc lương cao mà lại nhàn nhã, hơn nữa còn được ở trong một xã hội có điều kiện sống tốt bậc nhất thế giới. Nhưng mơ thì mơ thế còn hiện thực lại cay đắng hơn nhiều.
Em có một cô bạn làm việc tại một trung tâm chuyên đào tạo và đưa người lao động sang làm việc tại Nhật.
Nó tiết lộ với em một sự thật đau lòng rằng người lao động khi ký vào hợp đồng làm việc tại Nhật hầu như đều không rõ công việc cụ thể của mình là gì. Có những hợp đồng ghi rằng công việc của họ ở Nhật là “chế biến thủy hải sản” và người ta liên tưởng đến các công việc như lột vỏ tôm hay bóc thịt cá nhưng khi sang Nhật, công việc thực tế có thể là… còng lưng mò trai ngoài biển!
Người lao động Việt sang Nhật để làm những công việc mà người Nhật không ai muốn làm cả. Thực tế là người Nhật thích công việc văn phòng hơn là các công việc phục vụ hoặc lao động chân tay! Hẳn nhiên là như vậy rồi, hầu hết người lao động, không chỉ ở Nhật, đều thích công việc trí óc bàn giấy hơn. Vấn đề là nước Nhật đang phải đối diện với vấn đề già hóa dân số ngày càng trầm trọng và họ cần một nguồn nhân lực để làm những công việc mà người Nhật không muốn làm!
Một người bạn khác của em, tốt nghiệp đại học ngành tiếng Nhật hẳn hoi, sang Nhật làm công việc dịch vụ trong một khu du lịch suối nước nóng tại Nhật Bản. Làm được hai năm lại quay trở về nước vì không chịu nổi định mức công việc và cả văn hóa làm việc của người Nhật. Làm trong lĩnh vực dịch vụ thì các chị cũng biết rồi đấy, họ ít có ngày nghỉ hơn vì các ngày lễ mới là các ngày để lĩnh vực này kiếm tiền.
Hơn nữa, người Nhật nghỉ lễ rất ít và không phải tự nhiên mà họ lại nổi tiếng là những kẻ cuồng công việc nhất trên thế giới. Hôm bữa em có nghe một tin tức về việc chính quyền thành phố Tokyo sẽ thi hành chính sách cúp điện toàn bộ các khu vực cao ốc văn phòng sau 8 giờ tối với mục đích là ngăn người lao động Nhật tiếp tục làm việc thêm ngoài giờ và… đuổi họ về nhà. Không biết các chị nghĩ sao chứ em là em cạn lời, cạn cả nghĩ luôn rồi!
Xuất khẩu lao động bao giờ cũng có vấn đề, ngay cả khi việc này được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất. Bạn em hay than thở với em là nó phải thường xuyên sang Nhật để muối mặt xin lỗi người ta vì những sự việc trời ơi đất hỡi của người lao động mình khi sang đó. Điển hình là câu chuyện của một cô gái trẻ, em không nhớ rõ là sang làm công việc gì nhưng cô này không chịu học việc mà thường đến các quán bar chơi bời với khách nước ngoài thâu đêm, hậu quả ngày nào cũng vật vờ. Chủ lao động thấy thế liền tức giận gửi thư về Việt Nam mắng vốn.
Đọc báo thỉnh thoảng em cũng thấy người ta đưa tin người lao động Việt sang Nhật hành xử kém văn hóa thế này thế kia, nào là ăn cắp vặt, sống buông thả, lười lao động các kiểu. Rồi lần nào cũng thế, người ta sẽ bay vào mà comment than thở, chửi rủa kiểu như “sao có những con sâu làm rầu nồi canh như thế này”, “đúng là làm nhục quốc thể”, “người Việt ra nước ngoài phải vác cái mặt mo chẳng dám nhìn ai”.
Chẳng ai đồng tình với những hành động xấu xa, không ngay thẳng mà một số người lao động Việt đã làm ở Nhật. Em cũng như mọi người, lên án những hành động đó nhưng khi đọc những comment rủa xả như thế, em lại có suy nghĩ rất khác các chị ạ. Trong mỗi con người luôn tồn tại một tâm thức gắn bó chặt chẽ với cộng đồng văn hóa nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Khi chúng ta phải rời bỏ những gì vốn quen thuộc với tâm thức văn hóa của mình, chúng ta sẽ lập tức cảm thấy chơi vơi ngay. Sốc văn hóa vì thế là một hiện tượng rất bình thường.
Ngay cả những người có vốn hiểu biết sâu sắc về nước Nhật, được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và văn hóa Nhật cũng rất khó khăn để thích ứng với đời sống tại Nhật Bản, huống chi là những người lao động phổ thông. Bạn em làm việc ở Nhật về than thở là đời sống tinh thần của người Nhật sao mà khắc nghiệt quá. Họ xem trọng cái nguyên tắc, cái lý hơn cái tình, trong khi người Việt thì ngược lại. Thế nên nhiều người lao động Việt sang đó dễ chán nản rồi buông thả mà có những hành vi xấu.
Thực ra người Nhật không phải là không nhìn thấy những vấn đề phát sinh trong cộng đồng người lao động Việt ở nước họ và họ nhìn nhận những sự việc không quá trầm trọng như chúng ta nghĩ. Họ hiểu chúng ta nhiều hơn chúng ta hiểu họ, thậm chí hiểu chúng ta hơn là chúng ta tự hiểu mình. Nhưng họ vẫn chọn chúng ta làm nguồn bổ sung nhân lực cho họ, vì ngoài những lý do chính trị ra, họ vẫn luôn đánh giá cao phẩm chất của người lao động Việt, tháo vát, ham học hỏi, thông minh và cần cù!
Theo Webtretho