Cõi Người Ta
Giàu có, quyền lực hay nghèo đói, bất tài đều có thể gây nên chứng rối loạn tâm lý
Sự kiêu hãnh của nhà tỉ phú Donald Trump có thể là do khối tài chính khổng lồ dưới quyền sở hữu, nhưng điều đó không có nghĩa ông ta là hình ảnh đại diện cho sự lành mạnh về tinh thần. Cũng có thể nói như vậy với lòng tự trọng của những người đang sống lần hồi qua ngày hay những người thất nghiệp. Một nghiên cứu từ trường Đại học UC Berkeley đã nhấn mạnh về mối liên hệ giữa tinh thần và tiền bạc.
“Chúng tôi thấy rằng, điều quan trọng là phải xem xét động lực để theo đuổi quyền lực, sự tin tưởng vào mức độ quyền lực đã đạt được, chiến lược mang tính nhân văn và táo bạo để đạt được quyền lực và cảm xúc liên quan đến việc đạt được quyền lực”, Sheri Johnson, nhà tâm lý và tác giả của công trình nghiên cứu công bố ngày 10/12 mang tên “Psychology and Psychotherapy: Theory, Research and Practice”, cho hay.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Berkeley đã liên hệ giữa cảm giác tự hào hoặc tự ti về bản thân với các cảm xúc tiêu cực như chứng rối loạn tính khí lưỡng cực, rối loạn nhân cách, lo lắng và trầm cảm, và đưa ra chứng cứ vững chắc rằng khoảng cách giàu nghèo gây tác động xấu tới tình trạng sức khỏe.
Tham vọng bất chấp mọi giá
Đây là một trong những vấn đề nghiên cứu chủ chốt. Theo kết quả nghiên cứu trên 600 thanh niên nam nữ tại Đại học Berkeyley, các nhà khoa học kết luận rằng việc có hoặc không có địa vị xã hội là nguyên nhân chính của một loạt các chứng bệnh tâm lý. Những phát hiện này là cơ sở vững chắc để đánh giá các đặc điểm như “tham vọng bất chấp mọi giá”, “không phục lãnh đạo” và “tính kiêu căng ngạo mạn” trong nghiên cứu bệnh lý tâm thần.
“Những người dễ bị trầm cảm hoặc lo lắng cho biết họ ít cảm thấy tự hào về thành quả của mình hoặc ít có cảm giác quyền lực. Ngược lại, những người có nguy cơ bị hưng cảm lại có mức độ tự hào rất cao và đặc biệt tập trung theo đuổi quyền lực bất chấp cái giá phải trả cho các mối quan hệ cá nhân”, Sheri Johnson cho hay.
Sự bất bình đẳng về thu nhập có mối liên hệ đến sức khỏe tinh thần kém. Cụ thể, Johnson cùng các cộng sự là nhà nghiên cứu Eliot Tang-Smith của Đại học Miami và Stephen Chen của Đại học Wellesley đã nghiên cứu về “hệ thống hành vi kiểm soát” với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên. Đây là một cấu trúc trong đó con người và các loài động vật có vú đánh giá vị trí của họ trong hệ thống cấp bậc xã hội và theo đó đáp ứng lại hệ thống để củng cố sự hợp tác, tránh mâu thuẫn và xung đột. Khái niệm này được đặt cơ sở trên nguyên tắc động vật có vú tiến hóa bậc cao có ưu thế tiếp cận các nguồn lực để tái sinh sản thành công và duy trì giống loài.
Các nghiên cứu từ lâu đã xác định được rằng cảm giác bất lực và vô dụng làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến người ta dễ mắc các bệnh về thể chất và tinh thần. Ngược lại, đam mê quyền lực thái quá cũng là một trong những hành vi có liên quan đến rối loạn lưỡng cực và rối loại nhân cách, có thể gây nên tổn thất cho cả cá nhân và xã hội.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người sống ở các nước phát triển với mức độ chênh lệch thu nhập cao nhất có nguy cơ bị trầm cảm và rối loạn lo âu hơn các nước khác. Người ta cũng thấy kết quả tương tự thể hiện mối liên hệ giữa thu nhập và sức khỏe tinh thần giữa các bang của Mỹ.
Trong một nghiên cứu gần đây nhất, 612 thanh niên nam nữ đã tham gia đánh giá địa vị xã hội, xu hướng hưng cảm, triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng, động cơ mong muốn quyền lực của họ, sự mong muốn làm lãnh đạo và mức độ tự hào tương ứng. Đây là một vài trong số các chỉ số để phục vụ cho cuộc nghiên cứu.
Trong một khảo sát, họ được đánh giá theo hai trạng thái tự hào: “tự hào tích cực”, là cảm giác tự hào dựa trên những thành tích cụ thể và có liên quan đến hành vi xã hội tích cực cũng như sự tự trọng lành mạnh; và “tự hào ngạo mạn”, là cảm giác tự tin thái quá và có liên hệ với tính hung hăng, thù địch và kỹ năng giao tiếp xã hội kém.
Trong một bài kiểm tra về xu hướng mắc chứng hưng cảm nhẹ – một dạng rối loạn tâm trạng hưng phấn, các cá nhân sẽ đánh dấu mức độ đồng ý hay không đồng ý với những câu như: “Tôi thường ở trong tâm trạng mà tôi thấy mình đầy năng lượng và lạc quan đến nỗi tôi cảm thấy tôi có thể làm tốt mọi việc hơn bất cứ ai khác”, hoặc: “Tôi thà thành công trong cuộc sống bình thường còn hơn bị thất bại cay đắng”.
Các kết quả tổng hợp cho thấy mối liên quan mật thiết giữa mức độ nhận thức về quyền lực cao hay thấp với sự rối loạn tâm lý. Johnson nhận xét: “Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá về hệ thống hành vi ứng xử về quyền lực trong nghiên cứu về bệnh lý tâm thần. Các kết quả càng cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét về ý thức quyền lực trong sự thương tổn tinh thần đối với các triệu chứng tâm lý của con người”.
http://vietdaikynguyen.com/v3/26252-giau-co-quyen-luc-hay-ngheo-doi-bat-tai-deu-co-the-gay-nen-chung-roi-loan-tam-ly/
Bàn ra tán vào (0)
Giàu có, quyền lực hay nghèo đói, bất tài đều có thể gây nên chứng rối loạn tâm lý
Sự kiêu hãnh của nhà tỉ phú Donald Trump có thể là do khối tài chính khổng lồ dưới quyền sở hữu, nhưng điều đó không có nghĩa ông ta là hình ảnh đại diện cho sự lành mạnh về tinh thần. Cũng có thể nói như vậy với lòng tự trọng của những người đang sống lần hồi qua ngày hay những người thất nghiệp. Một nghiên cứu từ trường Đại học UC Berkeley đã nhấn mạnh về mối liên hệ giữa tinh thần và tiền bạc.
“Chúng tôi thấy rằng, điều quan trọng là phải xem xét động lực để theo đuổi quyền lực, sự tin tưởng vào mức độ quyền lực đã đạt được, chiến lược mang tính nhân văn và táo bạo để đạt được quyền lực và cảm xúc liên quan đến việc đạt được quyền lực”, Sheri Johnson, nhà tâm lý và tác giả của công trình nghiên cứu công bố ngày 10/12 mang tên “Psychology and Psychotherapy: Theory, Research and Practice”, cho hay.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Berkeley đã liên hệ giữa cảm giác tự hào hoặc tự ti về bản thân với các cảm xúc tiêu cực như chứng rối loạn tính khí lưỡng cực, rối loạn nhân cách, lo lắng và trầm cảm, và đưa ra chứng cứ vững chắc rằng khoảng cách giàu nghèo gây tác động xấu tới tình trạng sức khỏe.
Tham vọng bất chấp mọi giá
Đây là một trong những vấn đề nghiên cứu chủ chốt. Theo kết quả nghiên cứu trên 600 thanh niên nam nữ tại Đại học Berkeyley, các nhà khoa học kết luận rằng việc có hoặc không có địa vị xã hội là nguyên nhân chính của một loạt các chứng bệnh tâm lý. Những phát hiện này là cơ sở vững chắc để đánh giá các đặc điểm như “tham vọng bất chấp mọi giá”, “không phục lãnh đạo” và “tính kiêu căng ngạo mạn” trong nghiên cứu bệnh lý tâm thần.
“Những người dễ bị trầm cảm hoặc lo lắng cho biết họ ít cảm thấy tự hào về thành quả của mình hoặc ít có cảm giác quyền lực. Ngược lại, những người có nguy cơ bị hưng cảm lại có mức độ tự hào rất cao và đặc biệt tập trung theo đuổi quyền lực bất chấp cái giá phải trả cho các mối quan hệ cá nhân”, Sheri Johnson cho hay.
Sự bất bình đẳng về thu nhập có mối liên hệ đến sức khỏe tinh thần kém. Cụ thể, Johnson cùng các cộng sự là nhà nghiên cứu Eliot Tang-Smith của Đại học Miami và Stephen Chen của Đại học Wellesley đã nghiên cứu về “hệ thống hành vi kiểm soát” với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên. Đây là một cấu trúc trong đó con người và các loài động vật có vú đánh giá vị trí của họ trong hệ thống cấp bậc xã hội và theo đó đáp ứng lại hệ thống để củng cố sự hợp tác, tránh mâu thuẫn và xung đột. Khái niệm này được đặt cơ sở trên nguyên tắc động vật có vú tiến hóa bậc cao có ưu thế tiếp cận các nguồn lực để tái sinh sản thành công và duy trì giống loài.
Các nghiên cứu từ lâu đã xác định được rằng cảm giác bất lực và vô dụng làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến người ta dễ mắc các bệnh về thể chất và tinh thần. Ngược lại, đam mê quyền lực thái quá cũng là một trong những hành vi có liên quan đến rối loạn lưỡng cực và rối loại nhân cách, có thể gây nên tổn thất cho cả cá nhân và xã hội.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người sống ở các nước phát triển với mức độ chênh lệch thu nhập cao nhất có nguy cơ bị trầm cảm và rối loạn lo âu hơn các nước khác. Người ta cũng thấy kết quả tương tự thể hiện mối liên hệ giữa thu nhập và sức khỏe tinh thần giữa các bang của Mỹ.
Trong một nghiên cứu gần đây nhất, 612 thanh niên nam nữ đã tham gia đánh giá địa vị xã hội, xu hướng hưng cảm, triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng, động cơ mong muốn quyền lực của họ, sự mong muốn làm lãnh đạo và mức độ tự hào tương ứng. Đây là một vài trong số các chỉ số để phục vụ cho cuộc nghiên cứu.
Trong một khảo sát, họ được đánh giá theo hai trạng thái tự hào: “tự hào tích cực”, là cảm giác tự hào dựa trên những thành tích cụ thể và có liên quan đến hành vi xã hội tích cực cũng như sự tự trọng lành mạnh; và “tự hào ngạo mạn”, là cảm giác tự tin thái quá và có liên hệ với tính hung hăng, thù địch và kỹ năng giao tiếp xã hội kém.
Trong một bài kiểm tra về xu hướng mắc chứng hưng cảm nhẹ – một dạng rối loạn tâm trạng hưng phấn, các cá nhân sẽ đánh dấu mức độ đồng ý hay không đồng ý với những câu như: “Tôi thường ở trong tâm trạng mà tôi thấy mình đầy năng lượng và lạc quan đến nỗi tôi cảm thấy tôi có thể làm tốt mọi việc hơn bất cứ ai khác”, hoặc: “Tôi thà thành công trong cuộc sống bình thường còn hơn bị thất bại cay đắng”.
Các kết quả tổng hợp cho thấy mối liên quan mật thiết giữa mức độ nhận thức về quyền lực cao hay thấp với sự rối loạn tâm lý. Johnson nhận xét: “Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá về hệ thống hành vi ứng xử về quyền lực trong nghiên cứu về bệnh lý tâm thần. Các kết quả càng cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét về ý thức quyền lực trong sự thương tổn tinh thần đối với các triệu chứng tâm lý của con người”.
http://vietdaikynguyen.com/v3/26252-giau-co-quyen-luc-hay-ngheo-doi-bat-tai-deu-co-the-gay-nen-chung-roi-loan-tam-ly/