Đoạn Đường Chiến Binh
Gói xôi ân tình
Căn cứ Không Quân Phù Cát cách thị xã Qui Nhơn Khoảng 25km. Phương tiện di chuyển từ phi trường đến thị xã thường là bằng xe nhưng an ninh không được bảo đảm cho lắm, vì thế xe lửa là phương tiện an toàn cho chúng tôi mỗi khi thèm ra phố.
Những ngày đầu tại Phù Cát tôi cảm thấy đôi phần hụt hẫng, buồn chán về không gian mới này. Vì nó quá vắng vẻ, khô cằn so với các căn cứ khác khắp bốn vùng đất nước. Nhưng rồi, đâu cũng vào đó, gặp gỡ lại bạn bè, cũ mới. Mọi người ở đây gần gủi và cởi mở với nhau. Tôi cảm thấy an ủi, nhẹ nhõm, lên tinh thần và hội nhập vào đời sống mới với các đồng đội dễ dàng hơn… Vài sinh hoạt cũng trở lại bình thường.
Tôi cùng một số các bạn thuộc PĐ241 CH-47 Thiên Bằng (TB) được chỉ định thay phiên, biệt phái cho Quân Đoàn II tại Pleiku, qua các phi vụ yểm trợ hành quân hoặc tiếp tế. Thời gian biệt phái kéo dài khoảng một tới hai tuần sau đó toán khác sẽ được thay thế. Trong thời gian biệt phái, có rất nhiều kỷ niệm mà mãi mãi tôi không bao giờ quên được. Những phi vụ câu gạo từ Phi trường Tuy Hòa đến Cung Sơn hay Phú Bổn khi trời nhá nhem tối đến những phi vụ chuyển quân , nhất là đưa đón các đơn vị Biệt Động Quân tới vùng Pleime sôi động v.v. Đối diện với hiểm nguy , gian khổ nhưng ở thời điểm đó mọi người đều hăng say, dũng mãnh và can trường trong sứ mạng cùng nhiệm vụ được giao phó.
Đặc biệt một kỷ niệm nhỏ bé, nằm mãi trong ký ức mà mỗi lần nhắc lại, tôi và TB Yên vẫn còn xúc động vì tình đồng đội, nghĩa anh em. Đó là chuyện tình Trung sĩ Lệ và cô bán xôi trong phi trường Cù Hanh. Lệ là một cơ phi trẻ, đẹp trai, năng động, tháo vát và ăn nói rất có duyên. Lệ làm việc chung trong Phi hành đoàn với TB Yên và tôi. Cô bán xôi tuổi chừng đôi mươi, dáng người xinh xắn, nước da mặn mòi. Hai người thân nhau từ lúc nào, chúng tôi không hề biết..Xa hơn nữa họ đã làm gì chỉ có Trời mới biết !!!.
Chúng tôi tạm trú cùng một dãy nhà trong căn cứ. Mỗi sáng thức giấc, để sửa soạn cho một ngày mới, họp hành hoặc nhận lệnh đi bay. TB Yên và tôi đã thấy T/s Lệ đang ngồi bên cạnh gánh xôi của cô bạn gái. Khi gặp chúng tôi, Lệ mỉm cười và khéo léo đưa hai gói xôi về phía chúng tôi, vì sợ hai ông “Quan” nghèo nhưng tự ái cao, có thể không nhận…Sáng sớm có xôi ăn thì còn gì bằng, nhất là trong lúc nghèo ” mạt rệp” lấy tư cách gì để từ chối đây.? Ngỏ ý trả tiền cho đúng phép lịch sự kiểu “Tây Ba Lô”, Lệ gạt tay chúng tôi ra và nói ” Xin đừng bận tâm”. Có thể Lệ đọc được nỗi khó khăn, kinh tế eo hẹp, nên đã ra tay “cứu vớt” anh em. Và cụ thể, hầu hết mọi buổi sáng trong thời gian biệt phái, chúng tôi đều được “xơi xôi” của cô bán xôi qua tay Lệ.
Thắc mắc về việc này, TB Yên và tôi quyết định tìm cho ra lý do tại sao T/s Lệ lương lậu ít hơn chúng tôi, mà lại có tiền để làm việc “từ thiện” này…Cuối cùng, Lệ thú thật là ” Em cầm thẻ lương”. Lệ còn tâm sự rất thoải mái là : Tình thì cũng có đầy nhưng tiền thì vẫn phải sòng phẳng. TB Yên và tôi ngẩn người, qua lời trần tình của Lệ. Một chút khó chịu, ấy náy và cảm xúc chập chờn trong tâm trí chúng tôi… Hiểu được đầu đuôi sự việc, Chúng tôi càng cảm kích và thương mến người bạn trẻ này.. Ước mong gặp lại Lệ để anh em cùng “ôn cố tri tân” , mừng ngày hạnh ngộ và uống thật say để phần nào bù đắp những tháng ngày khó khăn, eo hẹp xa xưa….
Cầu mong Lệ và gia đình luôn bình an, dù ở bất cứ nơi đâu. Món nợ ân tình, chúng tôi luôn ghi nhớ và ước ao có một ngày, cũng vào buổi sáng, khi mặt trời ló dạng, chúng ta cùng nhau thưởng thức lại món xôi nóng hổi, đậm đà tình thương này…
Thiên Bằng Đoàn văn Lập
http://trangnhachinook.com/archives/469
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Gói xôi ân tình
Căn cứ Không Quân Phù Cát cách thị xã Qui Nhơn Khoảng 25km. Phương tiện di chuyển từ phi trường đến thị xã thường là bằng xe nhưng an ninh không được bảo đảm cho lắm, vì thế xe lửa là phương tiện an toàn cho chúng tôi mỗi khi thèm ra phố.
Những ngày đầu tại Phù Cát tôi cảm thấy đôi phần hụt hẫng, buồn chán về không gian mới này. Vì nó quá vắng vẻ, khô cằn so với các căn cứ khác khắp bốn vùng đất nước. Nhưng rồi, đâu cũng vào đó, gặp gỡ lại bạn bè, cũ mới. Mọi người ở đây gần gủi và cởi mở với nhau. Tôi cảm thấy an ủi, nhẹ nhõm, lên tinh thần và hội nhập vào đời sống mới với các đồng đội dễ dàng hơn… Vài sinh hoạt cũng trở lại bình thường.
Tôi cùng một số các bạn thuộc PĐ241 CH-47 Thiên Bằng (TB) được chỉ định thay phiên, biệt phái cho Quân Đoàn II tại Pleiku, qua các phi vụ yểm trợ hành quân hoặc tiếp tế. Thời gian biệt phái kéo dài khoảng một tới hai tuần sau đó toán khác sẽ được thay thế. Trong thời gian biệt phái, có rất nhiều kỷ niệm mà mãi mãi tôi không bao giờ quên được. Những phi vụ câu gạo từ Phi trường Tuy Hòa đến Cung Sơn hay Phú Bổn khi trời nhá nhem tối đến những phi vụ chuyển quân , nhất là đưa đón các đơn vị Biệt Động Quân tới vùng Pleime sôi động v.v. Đối diện với hiểm nguy , gian khổ nhưng ở thời điểm đó mọi người đều hăng say, dũng mãnh và can trường trong sứ mạng cùng nhiệm vụ được giao phó.
Đặc biệt một kỷ niệm nhỏ bé, nằm mãi trong ký ức mà mỗi lần nhắc lại, tôi và TB Yên vẫn còn xúc động vì tình đồng đội, nghĩa anh em. Đó là chuyện tình Trung sĩ Lệ và cô bán xôi trong phi trường Cù Hanh. Lệ là một cơ phi trẻ, đẹp trai, năng động, tháo vát và ăn nói rất có duyên. Lệ làm việc chung trong Phi hành đoàn với TB Yên và tôi. Cô bán xôi tuổi chừng đôi mươi, dáng người xinh xắn, nước da mặn mòi. Hai người thân nhau từ lúc nào, chúng tôi không hề biết..Xa hơn nữa họ đã làm gì chỉ có Trời mới biết !!!.
Chúng tôi tạm trú cùng một dãy nhà trong căn cứ. Mỗi sáng thức giấc, để sửa soạn cho một ngày mới, họp hành hoặc nhận lệnh đi bay. TB Yên và tôi đã thấy T/s Lệ đang ngồi bên cạnh gánh xôi của cô bạn gái. Khi gặp chúng tôi, Lệ mỉm cười và khéo léo đưa hai gói xôi về phía chúng tôi, vì sợ hai ông “Quan” nghèo nhưng tự ái cao, có thể không nhận…Sáng sớm có xôi ăn thì còn gì bằng, nhất là trong lúc nghèo ” mạt rệp” lấy tư cách gì để từ chối đây.? Ngỏ ý trả tiền cho đúng phép lịch sự kiểu “Tây Ba Lô”, Lệ gạt tay chúng tôi ra và nói ” Xin đừng bận tâm”. Có thể Lệ đọc được nỗi khó khăn, kinh tế eo hẹp, nên đã ra tay “cứu vớt” anh em. Và cụ thể, hầu hết mọi buổi sáng trong thời gian biệt phái, chúng tôi đều được “xơi xôi” của cô bán xôi qua tay Lệ.
Thắc mắc về việc này, TB Yên và tôi quyết định tìm cho ra lý do tại sao T/s Lệ lương lậu ít hơn chúng tôi, mà lại có tiền để làm việc “từ thiện” này…Cuối cùng, Lệ thú thật là ” Em cầm thẻ lương”. Lệ còn tâm sự rất thoải mái là : Tình thì cũng có đầy nhưng tiền thì vẫn phải sòng phẳng. TB Yên và tôi ngẩn người, qua lời trần tình của Lệ. Một chút khó chịu, ấy náy và cảm xúc chập chờn trong tâm trí chúng tôi… Hiểu được đầu đuôi sự việc, Chúng tôi càng cảm kích và thương mến người bạn trẻ này.. Ước mong gặp lại Lệ để anh em cùng “ôn cố tri tân” , mừng ngày hạnh ngộ và uống thật say để phần nào bù đắp những tháng ngày khó khăn, eo hẹp xa xưa….
Cầu mong Lệ và gia đình luôn bình an, dù ở bất cứ nơi đâu. Món nợ ân tình, chúng tôi luôn ghi nhớ và ước ao có một ngày, cũng vào buổi sáng, khi mặt trời ló dạng, chúng ta cùng nhau thưởng thức lại món xôi nóng hổi, đậm đà tình thương này…
Thiên Bằng Đoàn văn Lập
http://trangnhachinook.com/archives/469
Sinh Tồn chuyển