Cõi Người Ta
HÀNH TRÌNH CỦA QUAN ĐỒ - CAO MỴ NHÂN

HÀNH TRÌNH CỦA QUAN ĐỒ -
CAO MỴ NHÂN
Mấy lúc này ở sân chơi huynh đệ chi
binh HNPĐ, có bóng dáng một ông đồ, xem ra tuổi tác mới ...trung niên
quá độ, chưa cao niên lắm, mà tính tôi lại tò mò nhất hạng, nên cứ đoán
già, đoán non, nghĩ ông đồ này trang lứa ông "Đồ Ngu" Chủ biên
...tôi thôi.
Nên phải chịu khó đọc bài của đồ
ta trên giai phẩm "Lá Cải" của nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn, mới
xác định được Đồ Thiệt, hay chỉ là "Đồ Giả", cha
chả là khó chi lạ chứ.
Đọc văn thì cứ việc hiểu văn là được rồi, giờ
còn muốn biết "văn là người", đúng như danh ngôn của tổng
hợp các thứ ông đồ xưa nay phán thế.
Ô, tôi phải xin lỗi tất cả quý ông đồ, ấy
là phải trân trọng ghi: tổng hợp quý ông đồ, hay: tổng hợp
các giới ông đồ. .., chứ ...các thứ ông đồ, là hỗn hào, xạo xịa, làm
sao ngồi ...luận về hai chữ "ông đồ" được.
Để có một chút khái niệm về hình ảnh ông
đồ, tôi xin được đan cử ra 2 câu tâm huyết của dân tộc ta:
Chẳng tham ruộng cả, ao liền
Tham vì cái bút, cái nghiên Anh đồ
(Ca dao VN)
Chữ "tham" đây, còn có thể hiểu
nôm na là "ham". Các cô gái xuân, đến tuổi cập kê,
nghĩ về tương lai sẽ có lang quân tức người chồng như thế
nào
Họ đều muốn có chồng làm anh đồ.
Những gia đình phú hộ xưa, giàu tiền
giàu của, có ruộng cả là ruộng lớn, có nghĩa là thóc gạo dư dả. Ao
thì mấy cái liền bờ để thả cá, có nghĩa nhà giàu quá, nuôi cá đầy mấy
ao luôn. Nhưng các cô nào có ham đâu, mà ham cái bút cái nghiên mực
của Anh đồ, tức ham làm vợ "Anh đồ" đấy.
Vậy ham có chồng làm "Đồ", nghề
đồ là nghề dạy học, làm thầy giáo, làm sư phụ, để có hàng loạt học
trò, tôn thờ đồ, thầy, sư, trong đầu óc học trò phải luôn quan niệm
điều "nhất tự vi sư", thầy dạy hay trò học một chữ cũng do
thầy, nhờ thầy, ơn thầy suốt đời.
Mới đầu ra dạy, quý thầy đồ còn thanh
niên, trẻ trung nên được kêu anh đồ, thì hiền thê thầy đồ được
kêu là "cô đồ".
Sau đó Anh đồ đã trưởng thành, lớn
tuổi hơn, được gọi danh xưng Ông đồ, lập tức quý bà phu
nhân Ông đồ tiến lên cấp: bà đồ.
Vì thế nếu quý Ông đồ, giai đoạn này,
được trân trọng hơn, dân ta hay dùng tiếng "Thày Đồ".
Thày đồ có khi tự dạy ở quê nhà. Có khi bị
bổ nhiệm đi thật xa, những nơi đèo heo hút gió, với cảnh buồn bã,
quạnh hiu:
Nhà dột một hai gian, một thày, một cô, một
chó cái
Học trò năm bảy đứa, nửa người, nửa ngợm,
nửa đười ươi
(Cao Bá Quát)
Nhưng vẫn chưa bao giờ thấy thày cô chán nản, mà
vẫn phơi phới tiến lên, vì việc duy trì chữ nghĩa để bảo tồn văn hoá ông
cha ta truyền lại,
Đúng ra là vì tinh thần nho học, vì tư tưởng làm
thày đồ, thì lúc nào cũng giấy rách phải giữ lấy lề.
Thêm cấp nữa, cao hơn mà có lẽ cũng là cấp chót
của hành trình Thày đồ ấy là
quý thày đã trọng tuổi, cao niên, bây giờ là lúc dân chúng tôn
kính vai vế "Cụ Đồ". có điều quý cụ bà vẫn được làng nước
thương mến nên vẫn trẻ trung trong vai "Bà đồ", tức không bị lão
hoá thành ...cụ bà đồ.
Sơ qua vài nét đan thanh của
lịch trình giai cấp nghề và cũng là nghiệp Đồ. Trở lại sân chơi dành
cho lính VNCH, tức điện báo HNPĐ, sau chưởng môn Đồ ..." Ngu", mà
chẳng phải đồ ... không khôn, ông còn quá lịch duyệt, mẫn tiệp vô cùng là
khác.
Khiến tôi liên tưởng đến chữ "Ngu" của
nước ta xưa xửa xừa xưa, đã có triều đại tên nước là "Đại Ngu" cơ đấy
ạ, thì hoá ra, muốn hiểu cặn kẽ phương danh Đồ Ngu của
Chủ biên ...tôi, hay quý danh "Đồ Giả" tân quan vừa
xuất hiện, e chỉ có một mình nhà văn Nguyễn Trọng
Hoàn mới đủ vi tính, à quên uy tín xướng danh ai là thượng quan
Đồ Ngu, và ai là phó quan Đồ Giả mà thôi.
Song le, Đồ gì cũng là Đồ Quý hiếm,
đồ thiệt cả. Vậy mà tôi tạm đặt cho Nhị ca Lính Dù tên Đồ Cổ, ông
không chịu, ông bảo ở bên CSVN bây giờ, họ làm giàu bằng cách chơi
đồ cổ, ông không thích tên ông dính líu với bọn vô sản, học làm
sang kệch cỡm đó.
Xin kính chúc quý quan đồ mạnh tiến trên
hành trình văn nghiệp đấu tranh, để tiếp bước quân hành, cùng
huynh đệ chi binh, sớm quang phục quê hương yêu dấu.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
HÀNH TRÌNH CỦA QUAN ĐỒ - CAO MỴ NHÂN

HÀNH TRÌNH CỦA QUAN ĐỒ -
CAO MỴ NHÂN
Mấy lúc này ở sân chơi huynh đệ chi
binh HNPĐ, có bóng dáng một ông đồ, xem ra tuổi tác mới ...trung niên
quá độ, chưa cao niên lắm, mà tính tôi lại tò mò nhất hạng, nên cứ đoán
già, đoán non, nghĩ ông đồ này trang lứa ông "Đồ Ngu" Chủ biên
...tôi thôi.
Nên phải chịu khó đọc bài của đồ
ta trên giai phẩm "Lá Cải" của nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn, mới
xác định được Đồ Thiệt, hay chỉ là "Đồ Giả", cha
chả là khó chi lạ chứ.
Đọc văn thì cứ việc hiểu văn là được rồi, giờ
còn muốn biết "văn là người", đúng như danh ngôn của tổng
hợp các thứ ông đồ xưa nay phán thế.
Ô, tôi phải xin lỗi tất cả quý ông đồ, ấy
là phải trân trọng ghi: tổng hợp quý ông đồ, hay: tổng hợp
các giới ông đồ. .., chứ ...các thứ ông đồ, là hỗn hào, xạo xịa, làm
sao ngồi ...luận về hai chữ "ông đồ" được.
Để có một chút khái niệm về hình ảnh ông
đồ, tôi xin được đan cử ra 2 câu tâm huyết của dân tộc ta:
Chẳng tham ruộng cả, ao liền
Tham vì cái bút, cái nghiên Anh đồ
(Ca dao VN)
Chữ "tham" đây, còn có thể hiểu
nôm na là "ham". Các cô gái xuân, đến tuổi cập kê,
nghĩ về tương lai sẽ có lang quân tức người chồng như thế
nào
Họ đều muốn có chồng làm anh đồ.
Những gia đình phú hộ xưa, giàu tiền
giàu của, có ruộng cả là ruộng lớn, có nghĩa là thóc gạo dư dả. Ao
thì mấy cái liền bờ để thả cá, có nghĩa nhà giàu quá, nuôi cá đầy mấy
ao luôn. Nhưng các cô nào có ham đâu, mà ham cái bút cái nghiên mực
của Anh đồ, tức ham làm vợ "Anh đồ" đấy.
Vậy ham có chồng làm "Đồ", nghề
đồ là nghề dạy học, làm thầy giáo, làm sư phụ, để có hàng loạt học
trò, tôn thờ đồ, thầy, sư, trong đầu óc học trò phải luôn quan niệm
điều "nhất tự vi sư", thầy dạy hay trò học một chữ cũng do
thầy, nhờ thầy, ơn thầy suốt đời.
Mới đầu ra dạy, quý thầy đồ còn thanh
niên, trẻ trung nên được kêu anh đồ, thì hiền thê thầy đồ được
kêu là "cô đồ".
Sau đó Anh đồ đã trưởng thành, lớn
tuổi hơn, được gọi danh xưng Ông đồ, lập tức quý bà phu
nhân Ông đồ tiến lên cấp: bà đồ.
Vì thế nếu quý Ông đồ, giai đoạn này,
được trân trọng hơn, dân ta hay dùng tiếng "Thày Đồ".
Thày đồ có khi tự dạy ở quê nhà. Có khi bị
bổ nhiệm đi thật xa, những nơi đèo heo hút gió, với cảnh buồn bã,
quạnh hiu:
Nhà dột một hai gian, một thày, một cô, một
chó cái
Học trò năm bảy đứa, nửa người, nửa ngợm,
nửa đười ươi
(Cao Bá Quát)
Nhưng vẫn chưa bao giờ thấy thày cô chán nản, mà
vẫn phơi phới tiến lên, vì việc duy trì chữ nghĩa để bảo tồn văn hoá ông
cha ta truyền lại,
Đúng ra là vì tinh thần nho học, vì tư tưởng làm
thày đồ, thì lúc nào cũng giấy rách phải giữ lấy lề.
Thêm cấp nữa, cao hơn mà có lẽ cũng là cấp chót
của hành trình Thày đồ ấy là
quý thày đã trọng tuổi, cao niên, bây giờ là lúc dân chúng tôn
kính vai vế "Cụ Đồ". có điều quý cụ bà vẫn được làng nước
thương mến nên vẫn trẻ trung trong vai "Bà đồ", tức không bị lão
hoá thành ...cụ bà đồ.
Sơ qua vài nét đan thanh của
lịch trình giai cấp nghề và cũng là nghiệp Đồ. Trở lại sân chơi dành
cho lính VNCH, tức điện báo HNPĐ, sau chưởng môn Đồ ..." Ngu", mà
chẳng phải đồ ... không khôn, ông còn quá lịch duyệt, mẫn tiệp vô cùng là
khác.
Khiến tôi liên tưởng đến chữ "Ngu" của
nước ta xưa xửa xừa xưa, đã có triều đại tên nước là "Đại Ngu" cơ đấy
ạ, thì hoá ra, muốn hiểu cặn kẽ phương danh Đồ Ngu của
Chủ biên ...tôi, hay quý danh "Đồ Giả" tân quan vừa
xuất hiện, e chỉ có một mình nhà văn Nguyễn Trọng
Hoàn mới đủ vi tính, à quên uy tín xướng danh ai là thượng quan
Đồ Ngu, và ai là phó quan Đồ Giả mà thôi.
Song le, Đồ gì cũng là Đồ Quý hiếm,
đồ thiệt cả. Vậy mà tôi tạm đặt cho Nhị ca Lính Dù tên Đồ Cổ, ông
không chịu, ông bảo ở bên CSVN bây giờ, họ làm giàu bằng cách chơi
đồ cổ, ông không thích tên ông dính líu với bọn vô sản, học làm
sang kệch cỡm đó.
Xin kính chúc quý quan đồ mạnh tiến trên
hành trình văn nghiệp đấu tranh, để tiếp bước quân hành, cùng
huynh đệ chi binh, sớm quang phục quê hương yêu dấu.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)