Văn Học & Nghệ Thuật

HÉ MỞ CÁNH CỬA BẾN ĐỖ CỦA TỨ THƠ - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPD ) Tôi kết bạn FB với Hà Ngọc đã khá lâu, biết cháu còn độc thân, làm việc ở Hà Nội, gia đình ở Yên Bái.



Được Mời Đọc Bài Thơ

 

Tôi kết bạn FB với Hà Ngọc đã khá lâu, biết cháu còn độc thân, làm việc ở Hà Nội, gia đình ở Yên Bái. 
Cách đây vài tuần tôi đọc một bài thơ khá hay của cháu và có trao đổi góp ý với cháu qua hộp nhắn tin, đại ý tin nhắn là: Vần liên tiếp là ưu điểm lớn nhưng số chữ trong câu nên thay đổi với biên độ rộng hơn, sẽ dẫn đến sự thay đổi nhịp điệu của bài thơ, độ ngọt sẽ ở mức thoang thoảng, vừa phải, bài thơ đọc lên nghe “đã” hơn. 
Hà Ngọc lắng nghe và vui vẻ chấp nhận ý kiến của tôi. 


Nhân tiện nói về sự thay đổi biên độ của số chữ trong câu của bài thơ, cháu mời tôi đọc bài thơ Thơ Không – Không Thơ cháu vừa viết khuya hôm trước. 
Xin được trích dẫn trọn vẹn bài thơ tại đây:

 

THƠ KHÔNG- KHÔNG THƠ.

 

Hà Nội đổi trời. 
Lá lạnh
Gió bay

 

Yên Bái mưa, cả tuần chưa tạnh
Đường nằm trên cổ đồi,
Xe máy muốn đi phải cài số một
Cổng nhà ai, đón dâu, trấu phải rắc dày

 

Hà Nội căm căm
Cuồng thổi 
Người bay
Phố quanh co, phố đầy mưa bụi

Nhiệt độ giảm sâu.
Quê mình đêm nay rét xói
Lưỡi giá khùa vào gậm sàn, khùa qua vách liếp
Vật chết trâu, dê.

Hà Nội
Khuya
Đèn màu
Ai co ro mái hiên,
Ai lụi cụi vỉa hè

 

Yên Bái
Tinh mơ
Người thay trâu phì phò kéo bễ
Bắc mạ

 

Có một vì sao vừa ngã 
vì day dứt hôm xưa

Những biệt phủ đèn giăng trong mưa
Như những con mắt mù màu
Chớp
Chớp.

Hà Ngọc 8.1.2018.

 

Đi Tìm “Cái Gì Đó” Của Bài Thơ

 

THƠ KHÔNG- KHÔNG THƠ của Hà Ngọc có vóc dáng dễ thương, sáng sủa mạch lạc, số chữ trong câu đổi thay tùy tiện, chứng tỏ tác giả rất ung dung thoải mái bày tỏ ý nghĩ, tâm trạng của mình. Vần liên tiếp, gieo không theo một lề luật nào nhưng vị ngọt của thơ rất “vừa miệng”, câu thơ, đoạn thơ liền mạch, tứ thơ và cảm xúc chảy thành dòng.

Đọc xong đoạn cuối của bài thơ, tôi đoán tác giả sử dụng thủ pháp Show, Not Tell để ám chỉ “cái gì đó” nhưng đã không cung cấp (Show) đủ dữ kiện và người đọc đã không thể men theo đó để tới “cái gì đó” được.

 

Tôi nhắn tin hỏi thì được cháu trả lời:


“Có một vì sao vừa ngã
vì day dứt hôm xưa


là cháu nói đến một quan chức vừa phạm tội. Đã phạm tội, thì phàm là quan chức hay dân thường đều phải chịu tội trước pháp luật, nhưng nhờ vị quan chức này mà Yên Bái cháu mới có đường cao tốc, cháu mới được đi về với mẹ thường xuyên, người dân đỡ khổ, nên cháu xót.”

 

Có câu trả lời này tôi quay lại bài thơ và thấy quả thật tác giả đã chuẩn bị thế trận để giới thiệu “đường cao tốc” Hà Nội – Yên Bái, dĩ nhiên có bóng hình của vị quan chức đó ẩn hiện ở phía sau con đường. Bài thơ có 5 đoạn thì ngoại trừ đoạn kết, 4 đoạn đầu cứ liên tục “chạy” Hà Nội – Yên Bái – Hà Nội – Yên Bái. Rất tiếc sự nối kết ấy còn quá mờ nhạt để dẫn người đọc đến chỗ tác giả mong muốn.

 

Tôi góp ý: (Câu nhát gừng kiểu nhắn tin Facebook):


Không có dữ kiện để người đọc liên tưởng
Cho họ một chút manh mối
Đó là bổn phận của tác giả.

 

Hà Ngọc trả lời:


Cháu chỉ cần sửa cho rõ ý hơn chỗ “vì sao rơi” thôi chú ạ.

 

Nhưng sau đó không thấy cháu sửa; bài thơ trên trang FB của cháu vẫn còn nguyên hình hài cũ. Và với cái hình hài ấy thì những người đọc khác dù có giỏi đoán cũng khó mà biết được tác giả đề cập đến ai và về vấn đề gì.

 

Ở đây tôi không bình thơ mà chỉ bàn đến quan hệ giữa thi sĩ và người đọc. Thi sĩ trước tiên có bổn phận phải hoàn thành chức năng truyền thông của bài thơ, phải dẫn người đọc đến tứ thơ. Trong trường hợp Thơ Không – Không Thơ chức năng truyền thông của bài thơ đã thất bại.

Với thế trận ấy nếu cánh cửa đến với tứ thơ được hé mở thêm tý nữa để người viết và người đọc có sự giao cảm, tôi tin bài thơ của Hà Ngọc sẽ được nhiều người yêu thích, đặc biệt là cư dân Yên Bái.

 

Đi Thẳng Hay Đi Vòng?

 

Làm thơ có 2 đường: Đi thẳng và đi vòng. Đi thẳng là nói thẳng vào điều muốn nói, có nghĩa là Tứ với Ý là một. Đi vòng có 2 cách:

 

1/ Ẩn dụ: Nói cái này mà ngụ ý cái kia - Tứ là cái này, Ý là cái kia.
2/ Show, Not Tell: Không nói thẳng mà cung cấp thông tin để người đọc dựa vào đó, nương theo đó hiểu được ý mình muốn nói.

 

Dĩ nhiên, đi thẳng dễ hơn đi vòng. Đi thẳng giống như đánh bài cào, ngửa mặt nút lớn, nút nhỏ là biết ăn thua. Đi vòng - giống như chơi xì phé, phải để ý, theo dõi con bài tẩy và phải chờ khi lật con bài tẩy lên thì mới biết kết quả. Đi vòng có cái lợi là làm cho người đọc khoái hơn, đọc hứng thú hơn nên thi sĩ có tay nghề kha khá thường chọn cách này.

 

Kết Luận

 

Người thưởng thức thơ sành điệu đều biết ẩn dụ càng kín bài thơ càng hay; với Show, Not Tell dữ kiện cung cấp càng ít lúc hiểu ra niềm sảng khoái càng cao. Nhưng coi chừng “già néo đứt dây”. Ẩn dụ kín quá đến mức người đọc lắc đầu là bài thơ thất bại. Thi sĩ áp dụng Show, Not Tell mà Show “kẹo” quá khiến người đọc giơ tay đầu hàng vì không thể Tell được thì bài thơ cũng vứt đi.

 

Làm thơ, tâm trạng là của mình, chỉ cần biết đến mình. Nhưng bày tỏ tâm trạng để người đọc hiểu mình, (có thể) đồng cảm với mình thi sĩ phải hé mở cánh cửa đến bến đỗ của tứ thơ. Đó là chức năng truyền thông của thơ. Không có nó bài thơ sẽ chết.

 

Phạm Đức Nhì ( HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

HÉ MỞ CÁNH CỬA BẾN ĐỖ CỦA TỨ THƠ - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPD ) Tôi kết bạn FB với Hà Ngọc đã khá lâu, biết cháu còn độc thân, làm việc ở Hà Nội, gia đình ở Yên Bái.



Được Mời Đọc Bài Thơ

 

Tôi kết bạn FB với Hà Ngọc đã khá lâu, biết cháu còn độc thân, làm việc ở Hà Nội, gia đình ở Yên Bái. 
Cách đây vài tuần tôi đọc một bài thơ khá hay của cháu và có trao đổi góp ý với cháu qua hộp nhắn tin, đại ý tin nhắn là: Vần liên tiếp là ưu điểm lớn nhưng số chữ trong câu nên thay đổi với biên độ rộng hơn, sẽ dẫn đến sự thay đổi nhịp điệu của bài thơ, độ ngọt sẽ ở mức thoang thoảng, vừa phải, bài thơ đọc lên nghe “đã” hơn. 
Hà Ngọc lắng nghe và vui vẻ chấp nhận ý kiến của tôi. 


Nhân tiện nói về sự thay đổi biên độ của số chữ trong câu của bài thơ, cháu mời tôi đọc bài thơ Thơ Không – Không Thơ cháu vừa viết khuya hôm trước. 
Xin được trích dẫn trọn vẹn bài thơ tại đây:

 

THƠ KHÔNG- KHÔNG THƠ.

 

Hà Nội đổi trời. 
Lá lạnh
Gió bay

 

Yên Bái mưa, cả tuần chưa tạnh
Đường nằm trên cổ đồi,
Xe máy muốn đi phải cài số một
Cổng nhà ai, đón dâu, trấu phải rắc dày

 

Hà Nội căm căm
Cuồng thổi 
Người bay
Phố quanh co, phố đầy mưa bụi

Nhiệt độ giảm sâu.
Quê mình đêm nay rét xói
Lưỡi giá khùa vào gậm sàn, khùa qua vách liếp
Vật chết trâu, dê.

Hà Nội
Khuya
Đèn màu
Ai co ro mái hiên,
Ai lụi cụi vỉa hè

 

Yên Bái
Tinh mơ
Người thay trâu phì phò kéo bễ
Bắc mạ

 

Có một vì sao vừa ngã 
vì day dứt hôm xưa

Những biệt phủ đèn giăng trong mưa
Như những con mắt mù màu
Chớp
Chớp.

Hà Ngọc 8.1.2018.

 

Đi Tìm “Cái Gì Đó” Của Bài Thơ

 

THƠ KHÔNG- KHÔNG THƠ của Hà Ngọc có vóc dáng dễ thương, sáng sủa mạch lạc, số chữ trong câu đổi thay tùy tiện, chứng tỏ tác giả rất ung dung thoải mái bày tỏ ý nghĩ, tâm trạng của mình. Vần liên tiếp, gieo không theo một lề luật nào nhưng vị ngọt của thơ rất “vừa miệng”, câu thơ, đoạn thơ liền mạch, tứ thơ và cảm xúc chảy thành dòng.

Đọc xong đoạn cuối của bài thơ, tôi đoán tác giả sử dụng thủ pháp Show, Not Tell để ám chỉ “cái gì đó” nhưng đã không cung cấp (Show) đủ dữ kiện và người đọc đã không thể men theo đó để tới “cái gì đó” được.

 

Tôi nhắn tin hỏi thì được cháu trả lời:


“Có một vì sao vừa ngã
vì day dứt hôm xưa


là cháu nói đến một quan chức vừa phạm tội. Đã phạm tội, thì phàm là quan chức hay dân thường đều phải chịu tội trước pháp luật, nhưng nhờ vị quan chức này mà Yên Bái cháu mới có đường cao tốc, cháu mới được đi về với mẹ thường xuyên, người dân đỡ khổ, nên cháu xót.”

 

Có câu trả lời này tôi quay lại bài thơ và thấy quả thật tác giả đã chuẩn bị thế trận để giới thiệu “đường cao tốc” Hà Nội – Yên Bái, dĩ nhiên có bóng hình của vị quan chức đó ẩn hiện ở phía sau con đường. Bài thơ có 5 đoạn thì ngoại trừ đoạn kết, 4 đoạn đầu cứ liên tục “chạy” Hà Nội – Yên Bái – Hà Nội – Yên Bái. Rất tiếc sự nối kết ấy còn quá mờ nhạt để dẫn người đọc đến chỗ tác giả mong muốn.

 

Tôi góp ý: (Câu nhát gừng kiểu nhắn tin Facebook):


Không có dữ kiện để người đọc liên tưởng
Cho họ một chút manh mối
Đó là bổn phận của tác giả.

 

Hà Ngọc trả lời:


Cháu chỉ cần sửa cho rõ ý hơn chỗ “vì sao rơi” thôi chú ạ.

 

Nhưng sau đó không thấy cháu sửa; bài thơ trên trang FB của cháu vẫn còn nguyên hình hài cũ. Và với cái hình hài ấy thì những người đọc khác dù có giỏi đoán cũng khó mà biết được tác giả đề cập đến ai và về vấn đề gì.

 

Ở đây tôi không bình thơ mà chỉ bàn đến quan hệ giữa thi sĩ và người đọc. Thi sĩ trước tiên có bổn phận phải hoàn thành chức năng truyền thông của bài thơ, phải dẫn người đọc đến tứ thơ. Trong trường hợp Thơ Không – Không Thơ chức năng truyền thông của bài thơ đã thất bại.

Với thế trận ấy nếu cánh cửa đến với tứ thơ được hé mở thêm tý nữa để người viết và người đọc có sự giao cảm, tôi tin bài thơ của Hà Ngọc sẽ được nhiều người yêu thích, đặc biệt là cư dân Yên Bái.

 

Đi Thẳng Hay Đi Vòng?

 

Làm thơ có 2 đường: Đi thẳng và đi vòng. Đi thẳng là nói thẳng vào điều muốn nói, có nghĩa là Tứ với Ý là một. Đi vòng có 2 cách:

 

1/ Ẩn dụ: Nói cái này mà ngụ ý cái kia - Tứ là cái này, Ý là cái kia.
2/ Show, Not Tell: Không nói thẳng mà cung cấp thông tin để người đọc dựa vào đó, nương theo đó hiểu được ý mình muốn nói.

 

Dĩ nhiên, đi thẳng dễ hơn đi vòng. Đi thẳng giống như đánh bài cào, ngửa mặt nút lớn, nút nhỏ là biết ăn thua. Đi vòng - giống như chơi xì phé, phải để ý, theo dõi con bài tẩy và phải chờ khi lật con bài tẩy lên thì mới biết kết quả. Đi vòng có cái lợi là làm cho người đọc khoái hơn, đọc hứng thú hơn nên thi sĩ có tay nghề kha khá thường chọn cách này.

 

Kết Luận

 

Người thưởng thức thơ sành điệu đều biết ẩn dụ càng kín bài thơ càng hay; với Show, Not Tell dữ kiện cung cấp càng ít lúc hiểu ra niềm sảng khoái càng cao. Nhưng coi chừng “già néo đứt dây”. Ẩn dụ kín quá đến mức người đọc lắc đầu là bài thơ thất bại. Thi sĩ áp dụng Show, Not Tell mà Show “kẹo” quá khiến người đọc giơ tay đầu hàng vì không thể Tell được thì bài thơ cũng vứt đi.

 

Làm thơ, tâm trạng là của mình, chỉ cần biết đến mình. Nhưng bày tỏ tâm trạng để người đọc hiểu mình, (có thể) đồng cảm với mình thi sĩ phải hé mở cánh cửa đến bến đỗ của tứ thơ. Đó là chức năng truyền thông của thơ. Không có nó bài thơ sẽ chết.

 

Phạm Đức Nhì ( HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm