Đoạn Đường Chiến Binh
HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH LÔI HỔ *
Tác Giả: LH-Tống Hồ Huấn & Diên Hồng
1/ Chiến đoàn 1 tiếp ứng mặt trận Phan Rang:
Ngày
5 tháng 4 năm 1975. Được lệnh của Đại Tá Đòan văn Nu Giám Đốc Nha Kỹ
Thuật và Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc, Tôi và Đại Tá Đằng bay ra
Phan Rang thị sát mặt trận và họp với Bộ tư lịnh tiền phương với 2 tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang chỉ huy. Tình hình chiến sự đã đến
hồi nguy ngập, Sư đoàn 2 Bộ Binh không còn đủ quân số và các Lữ Đoàn 2
và 3 nhảy dù cũng vừa rút lui về Phan Rang tăng viện để cố thủ phòng
tuyến trọng yếu này:
Mặt trận rất cần tiếp tế thêm đạn và lực
lượng để ngăn các làn sóng “biển người” đang tiến vào thành phố từ các
tỉnh Bình Trị Thiên và cao nguyên miền Trung.
Về Sở báo cáo xong
là ngay tối hôm ấy, tôi cho tập họp các toán lại và chia ra hai: một nửa
ở lại SG dưới sự chỉ Huy của Thiếu Tá Được và một nửa khoảng hơn 100 sĩ
quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ chuẫn bị hành trang tác chiến đi Phan Rang
cùng tôi với bộ chỉ huy Đoàn gồm có: Thương, Đí, Hưng, Ẩn, Thuần và Lộc.
Chỉ
có chiến đoàn 1 là còn đủ quân số và đang sung sức để ứng chiến tức
thời còn hai chiến đoàn Lôi Hổ 2 và 3 vừa từ mặt trận trở về cần được bổ
sung lực lượng sẽ ra sau để thay thế trong vòng vài tuần tới.
Sáng sớm ngày 6 tháng 4 năm 1975
Tướng
Nghi biệt phái một chiếc C130 chờ sẵn ở bộ Tổng Tham Mưu NKT để đưa
quân tăng viện. Ngay ngày đầu tiên đặt chân xuống sân bay Phan Rang,
chúng tôi (vì quân số ít và công tác đặc biệt) nên được ở gần bên cạnh
phòng chỉ huy của bộ Tư Lệnh Tiền Phương và 5 toán đã được cấp tốc thả
xuống vùng đồi núi quanh tỉnh Phan Rang thám sát mặt trận phía Bắc. Tin
tức từ các toán đưa về rất khả quan và có được nhiều tin tức quan trọng,
do đó có thể có kế hoạch cụ thể để ngăn chận làn sóng tiến quân của
Cộng Sản.
Tướng Nghi đặc biệt khen thưởng và khích lệ Chiến Đoàn 1
và gọi về Sài Gòn xin nghị định thăng chức 1 cấp tại mặt trận cho toàn
thể các Anh em Lôi Hổ.
Tuy nhiên, chúng tôi không ai thấy vui
mừng mà lại thấy lo nhiều hơn vì tình hình chiến sự ngày càng sôi động,
các phòng tuyến bị vỡ từ các nơi tan tác chạy về đều than là thiếu tiếp
tế đạn dược và phòng không, máy bay không có nhiên liệu… còn CS thì như
đàn rắn bò hàng hàng lớp lớp tràn lan khắp nơi với chiến thuật biển
người…các tin tức quân sự từ những địa đầu giới tuyến bay về tới tấp “vỡ
tuyến” “rút lui”, “tan hàng” …dồn dập!…
2/ Vỡ phòng tuyến. Tan hàng:
Và điều gì đến đã đến!
Nhiên liệu cạn khô, đạn dược không còn, mọi tiếp liệu bị cắt…RỒI thì…
Ngày
15/4/75 : Các phòng tuyến quanh sân bay đã vỡ, sân bay bị VC pháo kích
dữ dội, vài chiếc máy bay bốc cháy, trực thăng đáp xuống thả Nhảy Dù và
Biệt Động Quân kéo về rồi lại bốc thương binh bay đi… Chiến Đoàn 1 Lôi
Hổ vẫn còn 2 con Hổ (2 toán) thả xuống Khu vực Tây Bắc Phan Rang chưa
bốc lên được mà phi vụ thì bị đình trệ vì các máy bay đã không còn xăng
để bay, Phi công phải múc từng ca xăng đổ vào bình Phi cơ từ những thùng
xăng cạn quẹt… Tôi cho gọi máy kêu hai toán đang làm nhiệm vụ thám sát
tìm đường rút về và ra lịnh tập trung các toán còn lại sẵn sàng ứng
chiến. Chiến Đoàn 1 đến lúc này vẫn còn nguyên quân số, chưa bị thất
thoát chút nào!
Nguyên một đêm không ngủ trong tiếng gầm thét của
bom đạn pháo vào sân bay, tôi cùng với đơn vị đi đến trước sân chờ giờ
họp vào sáng sớm ngày 16/4/75
Thấy các vị chỉ huy các binh đoàn
đã đến, tôi cho lịnh các anh em ở ngoài chờ, tôi vào trong họp với Bộ Tư
Lệnh tiền phương. Sau khi thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng
Nghi ra lệnh khẩn cấp “rút quân”, ai lo đơn vị đó… Sân bay bị pháo kích
cả đêm hôm qua, máy bay phần bị tê liệt, phần không có nhiên liệu, phần
tải thương bay đi không thấy bay về! Chỉ còn một chiếc máy bay đang chờ
các vị chỉ huy của Bộ Tư Lệnh. Nhưng các vị không ai chịu leo lên máy
bay ngoại trừ Chuẫn Tướng Nhựt ( Sư đoàn 2) và Đại Tá Biếc (Liên Đoàn
trưởng Biệt Động Quân). Hai ông này gọi tôi: ” Huấn, bay về Sài Gòn đi,
mặt trận vỡ rồi! Phi công nó sắp cất cánh đó”
Nhưng tôi lắc đầu
bỏ mặc hai ông trèo lên bay thẳng và quay lại ra lịnh cho các Trưởng
toán dẫn toán mình và cùng tôi với ban chỉ huy đoàn chạy ra khỏi khu vực
sân bay về hướng Du Long, băng vào rừng để tránh đụng địch tìm đường ra
mũi Cà Ná, nơi có Tàu đang cắm neo chờ tải quân dân.
Tình hình
hỗn loạn vô cùng, ai theo cách nấy. Không còn hàng ngũ gì nữa, một số
lính BĐQ và bộ binh đi theo chúng tôi vì không có ai hướng đạo. Trong
đêm tăm tối, chúng tôi cắm cúi chạy thoát ra vòng đai sân bay chạy thục
mạng về phía ngọn đồi phía trước, khi lũi vào bụi, khi đi tìm đường mòn,
băng hào, lội rạch để chạy càng xa tốt, tránh tầm đạn pháo và đường cái
càng tốt vì binh lính VC đã đổ xô ra đầy các nơi, xe tăng và xe chiến
xa của CS cũng rầm rộ tiến vào phố chợ.
Trên đường đi gặp vài nhà
dân làng phơi áo quần chúng tôi đã ” mượn tạm” để thay đổi ra dạng dân
sự. Tối hôm đó, leo lên đến ngọn đồi trước mặt thì chỉ còn có 1 toán Lôi
Hổ theo tôi mà thôi khoảng chừng 6-7 anh em, có cả máy truyền tin nhưng
gọi không ai bắt, nói không ai nghe! Tôi lấy ống nhòm nhìn xuống sân
bay và khu trại đóng quân thì đã tràn ngập dày đặc Cộng quân như kiến
rồi! Thế là xong!
3/ Qua thanh lọc, vào trại tạm giam:
Hai
ngày lặn lội trong rừng vừa đói vừa khát, chúng tôi chỉ còn cách là
chôn dấu súng và chạy lẫn vào đám dân quân tán loạn vào làng chài dưới
chân đồi.
Tại đây, Cộng Sàn đang dang rộng vòng vây lùa tất cả
đoàn người chạy loạn vào làng để thanh lọc, tất cả dân quân đều bị bắt
giữ và dẫn về khám chính Phan Rang cả hàng ngàn người…
Hàng ngày, các xe cam nhông thả về từng đợt.. từng đợt, lính có, công chức, dân sự có… đủ các thành phần bị tình nghi.
Lại khai báo lý lịch, cấp bậc, chức vụ…
Kinh
nghiệm được huấn luyện về “bảo mật và bảo an” là đừng bao giờ ” nói
thật. Nên, tại đây, tôi cũng khai y như lời khai khi vào làng là : Thầy
giáo, tên Bé và cũng dặn các Anh em đồng đội là “phải trước sau như một,
không đổi lời khai”.
Tôi cũng gặp lại một ít Sĩ quan và Hạ sĩ
quan thuộc cấp và binh sĩ của mình. Nhưng vẫn còn một số lớn khác không
biết thất lạc nơi nao hay đã chạy thoát rồi!?
Ấn tượng nhất là Trung Sĩ Đông, đã nhường thức ăn và cùng với “tà lọt” Trịnh Thiên chăm sóc tôi chu đáo lắm!
Nhưng
cũng vì thế mà tôi bị kêu lên gọi xuống thẩm tra nhiều lần. Ngay cả
Đông cũng bị hạch hỏi là ” phải ông này là Chỉ Huy không? Sao Anh kêu là
“ông Thầy” và săn sóc, vâng dạ ông ta?”
Đông khai là gặp lại thầy dạy học cũ nên quý mến và mừng vui thôi!
Ở
đây cũng có 2 người Chuẫn Uý man khai bị phác giác. Riêng đơn vị chúng
tôi bảo vệ nhau một cách kín đáo và thành tín xứng danh nghĩa Lôi Hổ của
quân đội VNCH cho nên tôi được “an toàn trên xa lộ” không bị “lộ hành
tung”.
Xin cám ơn các đồng đội quý mến và can trường của tôi!
4/ Ra khám, vào tù:
Đợt
này CS lọc ra hàng ngủ Sĩ Quan cấp Tá thì đưa về trại giam Bác Ái ở
Quãng Ngãi còn thì thả một số thường dân địa phương và sau đó là chia ra
làm nhiều đợt để đưa Hạ sĩ quan, công chức, giáo sư, giáo viên đi vào
các trại “cải tạo” dưới chân đèo Du Long, cầu Tân Mỹ để HỌC TẬP. Như
vậy, nhóm Anh em chúng tôi gồm Thượng Sĩ Đông, Tr.Uý HN Thương (khai là
Trung Sĩ), Trịnh Thiên và tôi được về ở chung một trại gồm có 182 người
bị lùa vào “trường học tập cải tạo” cho đến 30/4/75, ngày DVM Tuyên bố
đầu hàng giao miền Nam cho CS. Hôm sau, trong không khí “phấn khởi hồ
hởi” của tụi bán và cướp nước, tụi nó đã gọi đủ 182 tên của trại viên ra
thả cho về. Tôi là người được gọi tên rốt cuối số 182.
Bốn người
chúng tôi dốc hết tiền túi còn lại đánh chén một bửa no nê rồi ra đường
đón xe tải quá giang về Sài Gòn tìm gia đình để lại chuẫn bị khăn gói
tiền bạc đóng cho 10 ngày đi “tập Trung học tập cải tạo” mà thời gian 10
ngày đối với bản thân tôi là bản án hơn 6 năm ở trại TÙ Tân Lập ở Hoàng
Liên Sơn, Bắc Việt.
Những tháng ngày TÙ tội trên vùng núi sâu
rừng rậm của cao nguyên Bắc Việt, không thể TẢ hết nỗi đau thương, khốn
khổ, tủi nhục dưới sự hành hạ vô nhân đạo của bè lũ CS. Bên tôi nhiều
bạn bè đã ngã quỵ vì thiếu ăn, thiếu mặc và bịnh hoạn vì thiếu chữa
chạy, thuốc men!
Đầu năm 1981, tôi được thả về và bảy tháng sau
thì bị bắt lại vì tội vượt biên và cũng với lời khai man lý lịch “thầy
giáo”, lại ở TÙ thêm 2 năm nữa ở khám Cần Thơ, vị chi là hơn 8 năm trong
ngục tù của CS.
5/ Cuối đời:
Năm 1988, gia đình chúng tôi qua New Zealand định Cư theo diện “bảo lãnh đoàn tụ gia đình” với các em trai của vợ.
Đã
qua một đời và một thời hiến thân trai đền nợ núi sông. Bây giờ tuổi đã
trên 75, chân đã chồn, gối đã mõi mà lòng THƯƠNG TIẾC “Quê Hương đã
mất” thì không hề phai nhạt….
LH-Tống Hồ Huấn & Diên Hồng
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH LÔI HỔ *
Tác Giả: LH-Tống Hồ Huấn & Diên Hồng
1/ Chiến đoàn 1 tiếp ứng mặt trận Phan Rang:
Ngày
5 tháng 4 năm 1975. Được lệnh của Đại Tá Đòan văn Nu Giám Đốc Nha Kỹ
Thuật và Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc, Tôi và Đại Tá Đằng bay ra
Phan Rang thị sát mặt trận và họp với Bộ tư lịnh tiền phương với 2 tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang chỉ huy. Tình hình chiến sự đã đến
hồi nguy ngập, Sư đoàn 2 Bộ Binh không còn đủ quân số và các Lữ Đoàn 2
và 3 nhảy dù cũng vừa rút lui về Phan Rang tăng viện để cố thủ phòng
tuyến trọng yếu này:
Mặt trận rất cần tiếp tế thêm đạn và lực
lượng để ngăn các làn sóng “biển người” đang tiến vào thành phố từ các
tỉnh Bình Trị Thiên và cao nguyên miền Trung.
Về Sở báo cáo xong
là ngay tối hôm ấy, tôi cho tập họp các toán lại và chia ra hai: một nửa
ở lại SG dưới sự chỉ Huy của Thiếu Tá Được và một nửa khoảng hơn 100 sĩ
quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ chuẫn bị hành trang tác chiến đi Phan Rang
cùng tôi với bộ chỉ huy Đoàn gồm có: Thương, Đí, Hưng, Ẩn, Thuần và Lộc.
Chỉ
có chiến đoàn 1 là còn đủ quân số và đang sung sức để ứng chiến tức
thời còn hai chiến đoàn Lôi Hổ 2 và 3 vừa từ mặt trận trở về cần được bổ
sung lực lượng sẽ ra sau để thay thế trong vòng vài tuần tới.
Sáng sớm ngày 6 tháng 4 năm 1975
Tướng
Nghi biệt phái một chiếc C130 chờ sẵn ở bộ Tổng Tham Mưu NKT để đưa
quân tăng viện. Ngay ngày đầu tiên đặt chân xuống sân bay Phan Rang,
chúng tôi (vì quân số ít và công tác đặc biệt) nên được ở gần bên cạnh
phòng chỉ huy của bộ Tư Lệnh Tiền Phương và 5 toán đã được cấp tốc thả
xuống vùng đồi núi quanh tỉnh Phan Rang thám sát mặt trận phía Bắc. Tin
tức từ các toán đưa về rất khả quan và có được nhiều tin tức quan trọng,
do đó có thể có kế hoạch cụ thể để ngăn chận làn sóng tiến quân của
Cộng Sản.
Tướng Nghi đặc biệt khen thưởng và khích lệ Chiến Đoàn 1
và gọi về Sài Gòn xin nghị định thăng chức 1 cấp tại mặt trận cho toàn
thể các Anh em Lôi Hổ.
Tuy nhiên, chúng tôi không ai thấy vui
mừng mà lại thấy lo nhiều hơn vì tình hình chiến sự ngày càng sôi động,
các phòng tuyến bị vỡ từ các nơi tan tác chạy về đều than là thiếu tiếp
tế đạn dược và phòng không, máy bay không có nhiên liệu… còn CS thì như
đàn rắn bò hàng hàng lớp lớp tràn lan khắp nơi với chiến thuật biển
người…các tin tức quân sự từ những địa đầu giới tuyến bay về tới tấp “vỡ
tuyến” “rút lui”, “tan hàng” …dồn dập!…
2/ Vỡ phòng tuyến. Tan hàng:
Và điều gì đến đã đến!
Nhiên liệu cạn khô, đạn dược không còn, mọi tiếp liệu bị cắt…RỒI thì…
Ngày
15/4/75 : Các phòng tuyến quanh sân bay đã vỡ, sân bay bị VC pháo kích
dữ dội, vài chiếc máy bay bốc cháy, trực thăng đáp xuống thả Nhảy Dù và
Biệt Động Quân kéo về rồi lại bốc thương binh bay đi… Chiến Đoàn 1 Lôi
Hổ vẫn còn 2 con Hổ (2 toán) thả xuống Khu vực Tây Bắc Phan Rang chưa
bốc lên được mà phi vụ thì bị đình trệ vì các máy bay đã không còn xăng
để bay, Phi công phải múc từng ca xăng đổ vào bình Phi cơ từ những thùng
xăng cạn quẹt… Tôi cho gọi máy kêu hai toán đang làm nhiệm vụ thám sát
tìm đường rút về và ra lịnh tập trung các toán còn lại sẵn sàng ứng
chiến. Chiến Đoàn 1 đến lúc này vẫn còn nguyên quân số, chưa bị thất
thoát chút nào!
Nguyên một đêm không ngủ trong tiếng gầm thét của
bom đạn pháo vào sân bay, tôi cùng với đơn vị đi đến trước sân chờ giờ
họp vào sáng sớm ngày 16/4/75
Thấy các vị chỉ huy các binh đoàn
đã đến, tôi cho lịnh các anh em ở ngoài chờ, tôi vào trong họp với Bộ Tư
Lệnh tiền phương. Sau khi thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng
Nghi ra lệnh khẩn cấp “rút quân”, ai lo đơn vị đó… Sân bay bị pháo kích
cả đêm hôm qua, máy bay phần bị tê liệt, phần không có nhiên liệu, phần
tải thương bay đi không thấy bay về! Chỉ còn một chiếc máy bay đang chờ
các vị chỉ huy của Bộ Tư Lệnh. Nhưng các vị không ai chịu leo lên máy
bay ngoại trừ Chuẫn Tướng Nhựt ( Sư đoàn 2) và Đại Tá Biếc (Liên Đoàn
trưởng Biệt Động Quân). Hai ông này gọi tôi: ” Huấn, bay về Sài Gòn đi,
mặt trận vỡ rồi! Phi công nó sắp cất cánh đó”
Nhưng tôi lắc đầu
bỏ mặc hai ông trèo lên bay thẳng và quay lại ra lịnh cho các Trưởng
toán dẫn toán mình và cùng tôi với ban chỉ huy đoàn chạy ra khỏi khu vực
sân bay về hướng Du Long, băng vào rừng để tránh đụng địch tìm đường ra
mũi Cà Ná, nơi có Tàu đang cắm neo chờ tải quân dân.
Tình hình
hỗn loạn vô cùng, ai theo cách nấy. Không còn hàng ngũ gì nữa, một số
lính BĐQ và bộ binh đi theo chúng tôi vì không có ai hướng đạo. Trong
đêm tăm tối, chúng tôi cắm cúi chạy thoát ra vòng đai sân bay chạy thục
mạng về phía ngọn đồi phía trước, khi lũi vào bụi, khi đi tìm đường mòn,
băng hào, lội rạch để chạy càng xa tốt, tránh tầm đạn pháo và đường cái
càng tốt vì binh lính VC đã đổ xô ra đầy các nơi, xe tăng và xe chiến
xa của CS cũng rầm rộ tiến vào phố chợ.
Trên đường đi gặp vài nhà
dân làng phơi áo quần chúng tôi đã ” mượn tạm” để thay đổi ra dạng dân
sự. Tối hôm đó, leo lên đến ngọn đồi trước mặt thì chỉ còn có 1 toán Lôi
Hổ theo tôi mà thôi khoảng chừng 6-7 anh em, có cả máy truyền tin nhưng
gọi không ai bắt, nói không ai nghe! Tôi lấy ống nhòm nhìn xuống sân
bay và khu trại đóng quân thì đã tràn ngập dày đặc Cộng quân như kiến
rồi! Thế là xong!
3/ Qua thanh lọc, vào trại tạm giam:
Hai
ngày lặn lội trong rừng vừa đói vừa khát, chúng tôi chỉ còn cách là
chôn dấu súng và chạy lẫn vào đám dân quân tán loạn vào làng chài dưới
chân đồi.
Tại đây, Cộng Sàn đang dang rộng vòng vây lùa tất cả
đoàn người chạy loạn vào làng để thanh lọc, tất cả dân quân đều bị bắt
giữ và dẫn về khám chính Phan Rang cả hàng ngàn người…
Hàng ngày, các xe cam nhông thả về từng đợt.. từng đợt, lính có, công chức, dân sự có… đủ các thành phần bị tình nghi.
Lại khai báo lý lịch, cấp bậc, chức vụ…
Kinh
nghiệm được huấn luyện về “bảo mật và bảo an” là đừng bao giờ ” nói
thật. Nên, tại đây, tôi cũng khai y như lời khai khi vào làng là : Thầy
giáo, tên Bé và cũng dặn các Anh em đồng đội là “phải trước sau như một,
không đổi lời khai”.
Tôi cũng gặp lại một ít Sĩ quan và Hạ sĩ
quan thuộc cấp và binh sĩ của mình. Nhưng vẫn còn một số lớn khác không
biết thất lạc nơi nao hay đã chạy thoát rồi!?
Ấn tượng nhất là Trung Sĩ Đông, đã nhường thức ăn và cùng với “tà lọt” Trịnh Thiên chăm sóc tôi chu đáo lắm!
Nhưng
cũng vì thế mà tôi bị kêu lên gọi xuống thẩm tra nhiều lần. Ngay cả
Đông cũng bị hạch hỏi là ” phải ông này là Chỉ Huy không? Sao Anh kêu là
“ông Thầy” và săn sóc, vâng dạ ông ta?”
Đông khai là gặp lại thầy dạy học cũ nên quý mến và mừng vui thôi!
Ở
đây cũng có 2 người Chuẫn Uý man khai bị phác giác. Riêng đơn vị chúng
tôi bảo vệ nhau một cách kín đáo và thành tín xứng danh nghĩa Lôi Hổ của
quân đội VNCH cho nên tôi được “an toàn trên xa lộ” không bị “lộ hành
tung”.
Xin cám ơn các đồng đội quý mến và can trường của tôi!
4/ Ra khám, vào tù:
Đợt
này CS lọc ra hàng ngủ Sĩ Quan cấp Tá thì đưa về trại giam Bác Ái ở
Quãng Ngãi còn thì thả một số thường dân địa phương và sau đó là chia ra
làm nhiều đợt để đưa Hạ sĩ quan, công chức, giáo sư, giáo viên đi vào
các trại “cải tạo” dưới chân đèo Du Long, cầu Tân Mỹ để HỌC TẬP. Như
vậy, nhóm Anh em chúng tôi gồm Thượng Sĩ Đông, Tr.Uý HN Thương (khai là
Trung Sĩ), Trịnh Thiên và tôi được về ở chung một trại gồm có 182 người
bị lùa vào “trường học tập cải tạo” cho đến 30/4/75, ngày DVM Tuyên bố
đầu hàng giao miền Nam cho CS. Hôm sau, trong không khí “phấn khởi hồ
hởi” của tụi bán và cướp nước, tụi nó đã gọi đủ 182 tên của trại viên ra
thả cho về. Tôi là người được gọi tên rốt cuối số 182.
Bốn người
chúng tôi dốc hết tiền túi còn lại đánh chén một bửa no nê rồi ra đường
đón xe tải quá giang về Sài Gòn tìm gia đình để lại chuẫn bị khăn gói
tiền bạc đóng cho 10 ngày đi “tập Trung học tập cải tạo” mà thời gian 10
ngày đối với bản thân tôi là bản án hơn 6 năm ở trại TÙ Tân Lập ở Hoàng
Liên Sơn, Bắc Việt.
Những tháng ngày TÙ tội trên vùng núi sâu
rừng rậm của cao nguyên Bắc Việt, không thể TẢ hết nỗi đau thương, khốn
khổ, tủi nhục dưới sự hành hạ vô nhân đạo của bè lũ CS. Bên tôi nhiều
bạn bè đã ngã quỵ vì thiếu ăn, thiếu mặc và bịnh hoạn vì thiếu chữa
chạy, thuốc men!
Đầu năm 1981, tôi được thả về và bảy tháng sau
thì bị bắt lại vì tội vượt biên và cũng với lời khai man lý lịch “thầy
giáo”, lại ở TÙ thêm 2 năm nữa ở khám Cần Thơ, vị chi là hơn 8 năm trong
ngục tù của CS.
5/ Cuối đời:
Năm 1988, gia đình chúng tôi qua New Zealand định Cư theo diện “bảo lãnh đoàn tụ gia đình” với các em trai của vợ.
Đã
qua một đời và một thời hiến thân trai đền nợ núi sông. Bây giờ tuổi đã
trên 75, chân đã chồn, gối đã mõi mà lòng THƯƠNG TIẾC “Quê Hương đã
mất” thì không hề phai nhạt….
LH-Tống Hồ Huấn & Diên Hồng
Biên Hùng chuyển