Cõi Người Ta
HỘI QUÁN BẠCH PHƯỢNG - CAO MỴ NHÂN
HỘI QUÁN BẠCH PHƯỢNG -
CAO MỴ NHÂN
Khó mà quên hình ảnh và tên Hội quán Bạch Phượng
của Sư Đoàn 2 Bộ binh thuộc Quân Lực VNCH .
Bạch Phượng là một nhà Thuỷ Tạ, ở bến
Hà Thân , bên kía sông Hàn, thành phố Đà Nẵng.
Những người dân sống ở Đà Nẵng vào
5 năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, đều nhớ Ngôi nhà được
sơn toàn bộ mầu trắng, thả lỏng bên kia sông Hàn, lung linh ánh lửa lưu
ly, thì thật huyền ảo.
Mỗi buổi tối, khi thành phố lên đèn, dòng
sông trong vắt lại mơ màng dưới ánh trăng là chuyện bình
thường, nhưng hội quán Bạch Phượng kiêu sa giữa khung cảnh
đó, đã quyến rũ khách bên sông dạt dào cảm hứng thi ca.
Tôi không mong ước được thả hồn nơi hội
quán mộng mơ ấy, dù đứng bên này sông nhiều lần cùng tri kỷ,
nhưng đúng là tình cờ trong cuộc đời, tôi phải đến những
dãy nhà ở tiếp sau Hội quán Bạch Phượng, vào 4 năm sau.
Đó là bản doanh BộTư lệnh Sư Đoàn 2
BB. Tôi được thuyên chuyển về, giữ chức Trưởng phòng xã hội Sư Đoàn,
thủa mới ra trường.
Nhìn xa, Bạch Phượng như một con chim hạc bay
giữa không gian, nó tồn tại suốt thập niên 60.
Nơi ấy là chốn nghỉ ngơi, thư giãn sau
những căng thẳng hành quân ... Cũng xem như Câu lạc bộ Sĩ
quan Sư đoàn.
Những ngày đầu, tôi chẳng dám bén mảng tới,
vì ngại hay vì sợ cũng thế, tôi phải mang thức ăn từ nhà đi, và ăn ở
phía sau phòng làm việc cùng các Nhân viên Phòng Xã hội của ...tôi.
Hội quán Bạch Phượng được thiết lập từ thời Thiếu
tướng Lâm Văn Phát làm Tư Lệnh, khi ông còn là đại tá
Tới khi Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm về
nhậm chức đó, chính là tôi được hiện diện ở đây, trong bầu không
khí cởi mở, vui vẻ.
Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 2, vẫn có một hội trường ở cạnh
Văn phòng Tư Lệnh, để họp tham mưu hằng tuần, hoặc họp hành quân cần
thiết, gồm chỉ một số đơn vị trưởng tác chiến.
Thế mà một hôm, hội quán Bạch Phượng đã
được đóng kín các cửa sổ và những lối ra bên hông hội trường, chỉ chừa
cửa ra vào chính, 2 cánh cửa lớn khép lại, với ít nhất một tiểu đội thuộc
đoàn hộ tống của đại đội Tổng hành dinh Sư Đoàn 2 BB, chia nhau phần
hành canh gác.
Hai Trung sĩ Quân cảnh hết sức trang
nghiêm, mắt không rời bản doanh hội quán, đứng 2 bên cửa đó.
Đúng là "điếc không sợ súng", tôi
không nhớ tại sao, tôi lại hấp tấp đi như chạy, từ Bộ Tư Lệnh xuống hội
quán Bạch Phượng.
Hai vị Trung sĩ Quân cảnh không hề
hỏi tôi một lời, một người còn lịch sự đẩy hé một cánh cửa lớn cho
tôi bước vào.
Tôi hết sức ngỡ ngàng vì cả một hội trường
chất đầy lính, trang phục toàn đồ trận. Cấp bậc trên đồ trận mầu
đen, đương nhiên tôi chẳng phân biệt được.
Bản đồ hành quân đang trải lớn kín
luôn màn hình sân khấu, bấy giờ đã xài slide, trưởng phòng
3 Sư Đoàn đang thuyết trình tình hình địch và ta ở Quân khu I.
Tôi kịp nhìn thấy 3 vị đại tá Trung đoàn trưởng,
đầy đủ quan quân tác chiến. Cuộc họp hành quân mở rộng này, xuống tới cấp
Trung đội trưởng, vì số sĩ quan trẻ ...măng ngồi những dãy ghế
cuối hội trường đông lắm.
Tôi không biết tôi tới đó làm gì, và ngồi chỗ
nào nữa.
Tuy hội trường tối om vì phải tắt đèn để
chiếu các bản đồ và slide, người ta vẫn có thể thấy "cái tôi
đáng ghét" xuất hiện đúng nghĩa, giữa đám ba quân không sai vào
đâu được.
Nếu trên đường trường ...binh nghiệp của
tôi, có đoạn nào ...ốt dột nhất, thì chính là tôi buổi đó. Tôi muốn rời
khỏi hội trường mà không biết cách nào vì vô lý quá, tôi quả chẳng dính
líu tới công việc quan trọng này cả.
Nhưng hình như hội trường có vài tiếng xì
xầm ...những chàng thiếu uý ngồi dãy ghế sau chót đã lơ đãng
ngó lên màn hình đang chiếu cuộc hành quân cấp tiểu đoàn của Trung
đoàn 6 BB.
Một bóng người từ mấy dãy ghế trên, lặng lẽ
xuống chỗ tôi đứng, mặc dầu tôi cố nép sát gần cửa ra vào, nhưng có lẽ
trong tối nhìn ra sáng thấy rõ hơn, nên ông ta đi thẳng đến chỗ tôi, nói thầm
thì:
Họp hành quân từ cấp Trung đội trưởng, tiểu đoàn
X, để tôi đưa cô ra cửa, Về làm việc đi nhé . ..
Tôi líu ríu theo đại uý phụ tá trưởng
phòng 3 ra cửa hội trường đó. Ông ngó tôi thương hại, còn gật gật cái
đầu: họp hành quân .
Họp hành quân, biết rồi, khổ lắm, nói
mãi. Nhưng do đâu kêu, tôi mới lò dò tới chứ, tự dưng thì bén mảng
tới chỗ đó làm gì.
Cũng chỉ là buồn vui đời lính thôi. Một
chàng thiếu uý trên phòng 3, người chuyển lệnh mời những phần hành liên hệ, rỡn
nhẹ tôi xem sao
Kể từ mùa hạ năm 1965, Bộ Tư Lệnh Sư
Đoàn 2 BB phải di chuyển vào Quảng Ngãi, Quân Đoàn 24 Hoa
Kỳ đồn trú ở doanh trại đó,
Hội quán Bạch Phượng được thiết kế lại nội
thất, tráng lệ hơn và tân tiến hơn. Tất cả các cửa đã được thay kiếng
mới và che lưới, để tránh ruồi muỗi, kể cả phòng ốc làm việc.
Bên ngoài doanh trại, hàng loạt nhà cửa được
cất lên vội vàng, trang hoàng như những hộp diêm khổng lồ, để kịp thời bán đồ tặng
phẩm loại bình dân cho quân đội Mỹ.
Hội quán Bạch Phượng rơi vào tình trạng
lai căng, bán nước ngọt Coca Pepsi, thuốc lá Salem ...của
tư nhân thầu được, nhưng vẫn phải nhờ mấy ông Mỹ mua từ P/ X, thành ra Mỹ
bình thường cứ tiếp tục...dại.
Thủa đó ai bắt mạch được những
chú Sam tha phương, mong muốn gì là bỗng trở nên giàu có khác thường.
Ngồi ở cầu tầu Toà Thị Chính Đà Nẵng, ngó
qua Bến Hà Thân, hội quán Bạch Pượng không còn sắc trắng nữa, vì lính
Mỹ lạc quan, đã luôn luôn tự làm mới cuộc đời mình trong bất cứ hoàn cảnh
nào, biến hội quán Bạch Phượng ..thành mầu mè nhức
mắt.
Những tháng ngày sau cùng ở Đà Nẵng, khi
quân đội Hoa Kỳ đã giao lại cho chính quyền VN trước 30-4-1975,
thì doanh trại và cả nhà dân lập lên để sinh hoạt cạnh người Mỹ, đã
như chìm trong giấc mộng ngắn ngủi, hoang tàn.
Hội quán Bạch Phượng sự thực đã lui
sâu vào quá khứ, từ khi thiếu tướng Lâm Văn Phát rời khỏi miền Trung.
Nhưng quý danh Bạch Phượng, phu nhân tướng,
lại vô tình là điểm nhớ một thời ở địa phương, vùng Mỹ
Khê, bến Hà Thân, tả ngạn dòng sông Hàn, nếu khách nhìn
ra cửa biển Tiên Sa xa mờ tít tắp ...Thì hội quán Bạch Phượng ở bên tay phải.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
HỘI QUÁN BẠCH PHƯỢNG - CAO MỴ NHÂN
HỘI QUÁN BẠCH PHƯỢNG -
CAO MỴ NHÂN
Khó mà quên hình ảnh và tên Hội quán Bạch Phượng
của Sư Đoàn 2 Bộ binh thuộc Quân Lực VNCH .
Bạch Phượng là một nhà Thuỷ Tạ, ở bến
Hà Thân , bên kía sông Hàn, thành phố Đà Nẵng.
Những người dân sống ở Đà Nẵng vào
5 năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, đều nhớ Ngôi nhà được
sơn toàn bộ mầu trắng, thả lỏng bên kia sông Hàn, lung linh ánh lửa lưu
ly, thì thật huyền ảo.
Mỗi buổi tối, khi thành phố lên đèn, dòng
sông trong vắt lại mơ màng dưới ánh trăng là chuyện bình
thường, nhưng hội quán Bạch Phượng kiêu sa giữa khung cảnh
đó, đã quyến rũ khách bên sông dạt dào cảm hứng thi ca.
Tôi không mong ước được thả hồn nơi hội
quán mộng mơ ấy, dù đứng bên này sông nhiều lần cùng tri kỷ,
nhưng đúng là tình cờ trong cuộc đời, tôi phải đến những
dãy nhà ở tiếp sau Hội quán Bạch Phượng, vào 4 năm sau.
Đó là bản doanh BộTư lệnh Sư Đoàn 2
BB. Tôi được thuyên chuyển về, giữ chức Trưởng phòng xã hội Sư Đoàn,
thủa mới ra trường.
Nhìn xa, Bạch Phượng như một con chim hạc bay
giữa không gian, nó tồn tại suốt thập niên 60.
Nơi ấy là chốn nghỉ ngơi, thư giãn sau
những căng thẳng hành quân ... Cũng xem như Câu lạc bộ Sĩ
quan Sư đoàn.
Những ngày đầu, tôi chẳng dám bén mảng tới,
vì ngại hay vì sợ cũng thế, tôi phải mang thức ăn từ nhà đi, và ăn ở
phía sau phòng làm việc cùng các Nhân viên Phòng Xã hội của ...tôi.
Hội quán Bạch Phượng được thiết lập từ thời Thiếu
tướng Lâm Văn Phát làm Tư Lệnh, khi ông còn là đại tá
Tới khi Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm về
nhậm chức đó, chính là tôi được hiện diện ở đây, trong bầu không
khí cởi mở, vui vẻ.
Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 2, vẫn có một hội trường ở cạnh
Văn phòng Tư Lệnh, để họp tham mưu hằng tuần, hoặc họp hành quân cần
thiết, gồm chỉ một số đơn vị trưởng tác chiến.
Thế mà một hôm, hội quán Bạch Phượng đã
được đóng kín các cửa sổ và những lối ra bên hông hội trường, chỉ chừa
cửa ra vào chính, 2 cánh cửa lớn khép lại, với ít nhất một tiểu đội thuộc
đoàn hộ tống của đại đội Tổng hành dinh Sư Đoàn 2 BB, chia nhau phần
hành canh gác.
Hai Trung sĩ Quân cảnh hết sức trang
nghiêm, mắt không rời bản doanh hội quán, đứng 2 bên cửa đó.
Đúng là "điếc không sợ súng", tôi
không nhớ tại sao, tôi lại hấp tấp đi như chạy, từ Bộ Tư Lệnh xuống hội
quán Bạch Phượng.
Hai vị Trung sĩ Quân cảnh không hề
hỏi tôi một lời, một người còn lịch sự đẩy hé một cánh cửa lớn cho
tôi bước vào.
Tôi hết sức ngỡ ngàng vì cả một hội trường
chất đầy lính, trang phục toàn đồ trận. Cấp bậc trên đồ trận mầu
đen, đương nhiên tôi chẳng phân biệt được.
Bản đồ hành quân đang trải lớn kín
luôn màn hình sân khấu, bấy giờ đã xài slide, trưởng phòng
3 Sư Đoàn đang thuyết trình tình hình địch và ta ở Quân khu I.
Tôi kịp nhìn thấy 3 vị đại tá Trung đoàn trưởng,
đầy đủ quan quân tác chiến. Cuộc họp hành quân mở rộng này, xuống tới cấp
Trung đội trưởng, vì số sĩ quan trẻ ...măng ngồi những dãy ghế
cuối hội trường đông lắm.
Tôi không biết tôi tới đó làm gì, và ngồi chỗ
nào nữa.
Tuy hội trường tối om vì phải tắt đèn để
chiếu các bản đồ và slide, người ta vẫn có thể thấy "cái tôi
đáng ghét" xuất hiện đúng nghĩa, giữa đám ba quân không sai vào
đâu được.
Nếu trên đường trường ...binh nghiệp của
tôi, có đoạn nào ...ốt dột nhất, thì chính là tôi buổi đó. Tôi muốn rời
khỏi hội trường mà không biết cách nào vì vô lý quá, tôi quả chẳng dính
líu tới công việc quan trọng này cả.
Nhưng hình như hội trường có vài tiếng xì
xầm ...những chàng thiếu uý ngồi dãy ghế sau chót đã lơ đãng
ngó lên màn hình đang chiếu cuộc hành quân cấp tiểu đoàn của Trung
đoàn 6 BB.
Một bóng người từ mấy dãy ghế trên, lặng lẽ
xuống chỗ tôi đứng, mặc dầu tôi cố nép sát gần cửa ra vào, nhưng có lẽ
trong tối nhìn ra sáng thấy rõ hơn, nên ông ta đi thẳng đến chỗ tôi, nói thầm
thì:
Họp hành quân từ cấp Trung đội trưởng, tiểu đoàn
X, để tôi đưa cô ra cửa, Về làm việc đi nhé . ..
Tôi líu ríu theo đại uý phụ tá trưởng
phòng 3 ra cửa hội trường đó. Ông ngó tôi thương hại, còn gật gật cái
đầu: họp hành quân .
Họp hành quân, biết rồi, khổ lắm, nói
mãi. Nhưng do đâu kêu, tôi mới lò dò tới chứ, tự dưng thì bén mảng
tới chỗ đó làm gì.
Cũng chỉ là buồn vui đời lính thôi. Một
chàng thiếu uý trên phòng 3, người chuyển lệnh mời những phần hành liên hệ, rỡn
nhẹ tôi xem sao
Kể từ mùa hạ năm 1965, Bộ Tư Lệnh Sư
Đoàn 2 BB phải di chuyển vào Quảng Ngãi, Quân Đoàn 24 Hoa
Kỳ đồn trú ở doanh trại đó,
Hội quán Bạch Phượng được thiết kế lại nội
thất, tráng lệ hơn và tân tiến hơn. Tất cả các cửa đã được thay kiếng
mới và che lưới, để tránh ruồi muỗi, kể cả phòng ốc làm việc.
Bên ngoài doanh trại, hàng loạt nhà cửa được
cất lên vội vàng, trang hoàng như những hộp diêm khổng lồ, để kịp thời bán đồ tặng
phẩm loại bình dân cho quân đội Mỹ.
Hội quán Bạch Phượng rơi vào tình trạng
lai căng, bán nước ngọt Coca Pepsi, thuốc lá Salem ...của
tư nhân thầu được, nhưng vẫn phải nhờ mấy ông Mỹ mua từ P/ X, thành ra Mỹ
bình thường cứ tiếp tục...dại.
Thủa đó ai bắt mạch được những
chú Sam tha phương, mong muốn gì là bỗng trở nên giàu có khác thường.
Ngồi ở cầu tầu Toà Thị Chính Đà Nẵng, ngó
qua Bến Hà Thân, hội quán Bạch Pượng không còn sắc trắng nữa, vì lính
Mỹ lạc quan, đã luôn luôn tự làm mới cuộc đời mình trong bất cứ hoàn cảnh
nào, biến hội quán Bạch Phượng ..thành mầu mè nhức
mắt.
Những tháng ngày sau cùng ở Đà Nẵng, khi
quân đội Hoa Kỳ đã giao lại cho chính quyền VN trước 30-4-1975,
thì doanh trại và cả nhà dân lập lên để sinh hoạt cạnh người Mỹ, đã
như chìm trong giấc mộng ngắn ngủi, hoang tàn.
Hội quán Bạch Phượng sự thực đã lui
sâu vào quá khứ, từ khi thiếu tướng Lâm Văn Phát rời khỏi miền Trung.
Nhưng quý danh Bạch Phượng, phu nhân tướng,
lại vô tình là điểm nhớ một thời ở địa phương, vùng Mỹ
Khê, bến Hà Thân, tả ngạn dòng sông Hàn, nếu khách nhìn
ra cửa biển Tiên Sa xa mờ tít tắp ...Thì hội quán Bạch Phượng ở bên tay phải.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)