Cõi Người Ta
HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ?
Mùa Vu lan này bỗng nhớ đến bà. Bà là một người trong số bạn thân nhất của mẹ mình hồi còn là nữ sinh Hà nội thuở xưa. Cuộc đời bà nói là bất hạnh dường như chưa đủ. Còn gì hơn thế nữa thì mình chưa nghĩ ra?
Hồi bé tý hay theo bố mẹ lên thăm bà. Một biệt thự rộng xây từ thời Pháp nằm ở ngõ nhỏ trên đường Hoàng Hoa Thám. Diện tích đâu như gần 1000 mét vuông. Biệt thự lọt giữa vườn cây mà mình rất thích. Không xây cao mà chỉ xây một tầng, các phòng rộng rãi thoáng gió. Hành lang cũng rộng dành bày hoa, đặc biệt địa lan. Cạnh vườn là cái hồ thả rau. Biệt thự ven hồ. Và đôi vợ chồng già không con cái, quanh năm tứ thời quanh quẩn với biệt thự quạnh quẽ. Nên mỗi lần mình lên chơi bà vui lắm. Bà cho mình ra vườn hái ổi thoải mái, nhưng mẹ dặn không được lấy vì đó là một trong những nguồn sống của bà nên dù thích cũng chỉ dám hái vài quả đút túi, ăn nhẩn nha. Thực ra nhà mình cũng có cây ổi sai quả, nhưng cái lũ trẻ con ăn xin của thiên hạ thích hơn ăn của nhà…
Bà vốn là cô gái Hà Nội xinh đẹp, hát hay, đàn giỏi, thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Cha mẹ bà có hiệu ảnh ăn nên làm ra, cuộc sống sung túc chả lo nghĩ gì. Đến lúc lấy chồng vớ ngay một anh đẹp trai cũng thuộc loại con nhà, biết ăn chơi, thưởng thức các món nghệ thuật, đặc biệt hội họa, thơ ca. Thời Pháp cả hai làm công chức đủ sống sông sênh, không lo nghĩ.
Sau năm 1954, thời gian đầu bà còn được nhận vào làm lưu dung cho một cơ quan nào đó, sau cũng bị sa thải vì chồng. Vì sao nên nỗi ư? Chồng bà rất thích ngao du, đàm thoại, văn veo, thơ ca với giới văn nghệ. Những người ông thường giao du sau này khá nhiều người ủng hộ phong trào Nhân văn giao phẩm. Mình nhớ trên tường nhà bà lúc đó treo nhiều tranh của họa sỹ Bùi Xuân Phái lắm. Nhưng lúc đó tranh Phố Phái đâu đã là tuyệt tác để người đời săn lùng như bây giờ, thậm chí còn là tai họa.
Nhiều bạn bè của ông và chính ông đều không thoát được ách nạn sau này. Bạn bè bị bắt. Ông cũng nhiều lần ra vào khám, mà thời đó gọi là “an trí”. Đến giờ mình vẫn chưa thật hiểu ý nghĩa của từ này? Ông bị đi “an trí” như bắt cóc bỏ đĩa, hết nhảy ra rồi lại bị bắt vô. Những lần như thế bà khóc đỏ mắt. Rồi phải đi thăm nuôi nữa chứ. Không có việc làm, phải nuôi chồng trong tù nên bà phải kiếm đủ nghề để sống: làm hoa giấy; bán quả hái trong vườn; làm mứt, ô mai để bỏ cho các hàng nước hay bán lẻ bên đường; rang lạc húng lìu…Hoa giấy bà làm tuyệt đẹp. Ô mai, mứt, lạc rang…của bà tuyệt ngon vì bà rất khéo tay. Bà giỏi nữ công gia chánh hơn mẹ mình nhiều vì mẹ là con út nên ông ngoại chiều chuộng ít phải làm việc nhà. Nhưng cái khéo cũng không đủ tiền để mua những gì có thể nuôi sống hai người. Khổ sở, đói nghèo, luẩn quẩn, bế tắc nên hai vợ chồng bà nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Tất tật những lãng mạn thuở trai thanh, gái lịch Hà thành nhiễm vào máu giờ biến chứng thành u cục bọc lấy mọi niềm vui sống. Nhiều lần họ đánh nhau, cãi nhau, rủa xả nhau, trút vào nhau mọi nỗi uất ức dồn ứ ngày một nhiều. Mà lạ nhé, khi cãi nhau, sợ người khác nghe thấy, họ thường dùng tiếng Pháp.
Sau những cuộc lộn xộn đó bà lại dắt chiếc xe xô-lếch nặng trịch từ thời Pháp đạp xuống nhà mình. Đi từ cổng vào đã thấy mắt bà hoe hoe đỏ. Thú thật từ khi lớn lên biết phân biệt màu sắc, thề chưa lúc nào mình thấy mắt bà có màu nào khác ngoài màu đỏ của nước mắt. Dường như máu đang tứa nơi khóe mắt. Bà khóc nhiều đến nỗi mắt bà giảm thị lực gần như mù dở.
Bà và mẹ mình ngồi bên nhau, rủ rỉ rù rì chuyện trò. Dù mình căng tai cũng không nghe được hai người nói gì. Mà cũng không muốn nghe vì biết chắc lại chuyện kể về ông chồng bạc bẽo…Hình như mẹ khuyên nhủ, an ủi. Có lúc không kìm được bà nấc lên. Đến xỉ mũi cũng sợ làm phiền ai nên rất nhẹ. Nhưng nước mắt, nước mũi thì cứ tuôn chảy không dừng…Nhiều lần bà vừa bước chân vào cửa, mẹ nhìn bà và hỏi khẽ: “Lương lại khóc đấy à?”. Chỉ thế là bà gục đầu xuống, nấc nấc…Nhưng lúc ra về bao giờ bao cũng cố soạn một nụ cười với mình nếu còn đứng gần đó. Miệng bà cười run run, mắt hoe hoe, và một câu nói thật nhỏ, thật hiền…
Có một chuyện bố mẹ giấu mình nhưng sau lớn lên mình dần hiểu: bà đã làm một việc quẫn trí khi báo cho công an về quyển thơ mà ông làm, ví lăng cụ Hồ như lăng Hoàng Cao Khải. Lần ấy ông bị bắt lâu nhất. Khi ông đi rồi thì bà sống trong dằn vặt, đau khổ tột cùng. Lý do bà làm vậy chỉ vì quá khổ, không có tiền sống mà ông lại hay đánh bà mỗi khi cãi nhau. Bà muốn thoát khỏi ông bằng lẽ ấy – cái lẽ chỉ có thể thông cảm, tha thứ (dù có thể không quên) mà không thể buộc tội. Sau này ông trở về thì ông hận bà và cuộc sống của họ thực sự là địa ngục. Bà khóc nhiều hơn, mắt đỏ hơn, xuống nhà mình nhiều hơn, và tiếng hỉ mũi của bà mạnh hơn trong gian nhà vắng của mẹ…
Khi ông đi tù bà ở một mình trong biệt thự mênh mông ấy nên rất sợ. Vả lại ngõ nhỏ của bà thời ấy vắng hoe người, quanh toàn ao, chuôm, cây cối. Bà chưa phải là già nên lo những bất trắc có thể xảy ra. Bà gọi một người quen đến cho ở nhờ một gian bên cạnh. Mới đầu chỉ là anh công chức ở quê ra, sau thì thành một gia đình sum xuê, thỉnh thoảng họ hàng ở quê ra chơi nữa, ầm ĩ cả khu nhà. Họ quên mất căn phòng họ đang ở là ở nhờ nên dần dần lấn lướt bà. Bà thân cô thế cô, chồng lại bị coi là phản động nên chịu lép vế trước một anh chông chức nhà nước. Hết cãi cọ, chửi mắng, tranh giành với bà, ông hàng xóm này còn móc dây điện ăn cắp điện bên công tơ nhà bà làm bà mất khối tiền oan. Bà kiện. Nhưng chả ai giải quyết. Bà lầm lũi chịu trận. Coi như cắn răng trả cái oan nghiệt tự rước vào mình. Ông ra tù thấy bà tự tiện cho mượn nhà nên kèn kẹt trách móc bà. Cuộc sống của hai vợ chồng càng mỗi lúc không thể chịu nổi. Bà biến thành người câm, lặng lẽ ra vào trong biệt thự đang ngày càng xuống cấp mà không có tiền sửa chữa. Bà cắm mặt trong sự dày vò, trì triết của ông về tội phản bội. Bà lãnh cảm dần với sự trơ tráo, khốn nạn của gã hàng xóm. Bà chỉ còn một lối đến nhà mình để khóc, xỉ mũi và lau cặp kính dày cộm trước khi nặng nhọc đạp xe quay về.
Năm 1989, trước khi mình xách va ly đi Nga, bà xuống và hỏi có quen ai để giúp bà đi kiện đòi lại căn phòng cho mượn kia không? Trời ạ, mình có bao giờ kiện tụng ai mà biết? Đường đi lối lại ra sao bà cũng không biết hỏi ai? Cặm cụi, thất thểu một mình ra tòa án. Họ bảo đã có luật ai ở đâu thì ở nguyên đó, không đòi được. Bà thúc giục mẹ mình mua lại vì không muốn biệt thự rơi vào người ngoài. Dù là nơi chứng kiến bi kịch não lòng của bà thì bà vẫn yêu nó vô chừng. 40 cây vàng năm đó là cái giá ngôi biệt thự. Bố mẹ mình cả đời chả có nổi chỉ vàng thì lấy đâu tiền để mua? Bà ngẩn ngơ tiếc nuối. Nhưng để bán thì bà phải mất tiền mua nhà khác cho gã ở nhờ đi rời đi nên số tiền còn lại chả bao nhiêu.
Nguyên nhân bán nhà là ông bà tuyệt đường sống nên muốn bán để chia nhau. Họ ly hôn. Ông cầm một nửa số tiền và về ở với đứa cháu, họ hàng bên ông. Còn bà?
Bà có người em họ nhưng cũng nghèo, đông con.Với lại những người như bà không muốn làm phiền ai nên bà nhờ hỏi một viện dưỡng lão để trú thân. Đầu những năm 90 viện dưỡng lão không nhiều, nhất là ngoài bắc nên khó kiếm lắm. Chú em họ nhờ người quen trong Sài Gòn hỏi được một viện dưỡng lão dành cho những người có công và gia đình cách mạng. Bà chả công lao gì với ai, nhưng bà có chút tiền bán nhà nên được nhận. Số tiền đó bà nộp cho viện dưỡng lão để đổi lấy cuộc sống bầu bạn lúc tuổi già.
Những năm cuối mẹ mình ốm yếu ngồi một chỗ, ít đi lại được thì hai người chia tay nhau. Bà vào nam, đến một nơi bà chưa từng đến, chưa từng biết, chưa từng quen cả giọng nói lẫn món ăn, thức uống. Còn mẹ mình vẫn được ở lại ngôi nhà tuổi thơ của mẹ. Lúc đó nhà mẹ cũng không có cả điện thoại nên gần như đứt liên lạc. Đâu như vài ba lần bà mượn điện thoại gọi ra cho mẹ. Lại vẫn khóc, sụt sịt trong suốt thời gian ngắn ngủi vội vã hỏi thăm nhau, tiếng được tiếng mất, đứt đoạn, run rẩy. Mẹ thương bạn cũng khóc. Hai người già hai đầu đất nước chia nhau nỗi buồn mà chả thể làm gì được, dù là cái vỗ vai an ủi. Ngày mẹ mất bà không ra được. Cũng không biết có ai báo cho bà về cái chết người bạn thân nhất của bà không? Giờ thì chắc hai người đã gặp nhau ở nơi nào đó rất xa…Giờ không biết bà có còn khóc mỗi khi ngồi bên mẹ? Bà có còn đỏ mắt vì lệ và còn sụt sịt khe khẽ vì xấu hổ không?
Mùa Vu lan này con xin thắp cho bác nén hương.
Giá như hồi đó con nhận bác là Mẹ và đưa bác về ở cùng thì sao nhỉ?
Mẹ Lương – Giá như hồi đó mình gọi bà một lần như thế…
Mùa Vu Lan năm 2012
http://www.buudoan.com/2012/08/hon-o-au-bay-gio.html
Bàn ra tán vào (0)
HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ?
Mùa Vu lan này bỗng nhớ đến bà. Bà là một người trong số bạn thân nhất của mẹ mình hồi còn là nữ sinh Hà nội thuở xưa. Cuộc đời bà nói là bất hạnh dường như chưa đủ. Còn gì hơn thế nữa thì mình chưa nghĩ ra?
Hồi bé tý hay theo bố mẹ lên thăm bà. Một biệt thự rộng xây từ thời Pháp nằm ở ngõ nhỏ trên đường Hoàng Hoa Thám. Diện tích đâu như gần 1000 mét vuông. Biệt thự lọt giữa vườn cây mà mình rất thích. Không xây cao mà chỉ xây một tầng, các phòng rộng rãi thoáng gió. Hành lang cũng rộng dành bày hoa, đặc biệt địa lan. Cạnh vườn là cái hồ thả rau. Biệt thự ven hồ. Và đôi vợ chồng già không con cái, quanh năm tứ thời quanh quẩn với biệt thự quạnh quẽ. Nên mỗi lần mình lên chơi bà vui lắm. Bà cho mình ra vườn hái ổi thoải mái, nhưng mẹ dặn không được lấy vì đó là một trong những nguồn sống của bà nên dù thích cũng chỉ dám hái vài quả đút túi, ăn nhẩn nha. Thực ra nhà mình cũng có cây ổi sai quả, nhưng cái lũ trẻ con ăn xin của thiên hạ thích hơn ăn của nhà…
Bà vốn là cô gái Hà Nội xinh đẹp, hát hay, đàn giỏi, thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Cha mẹ bà có hiệu ảnh ăn nên làm ra, cuộc sống sung túc chả lo nghĩ gì. Đến lúc lấy chồng vớ ngay một anh đẹp trai cũng thuộc loại con nhà, biết ăn chơi, thưởng thức các món nghệ thuật, đặc biệt hội họa, thơ ca. Thời Pháp cả hai làm công chức đủ sống sông sênh, không lo nghĩ.
Sau năm 1954, thời gian đầu bà còn được nhận vào làm lưu dung cho một cơ quan nào đó, sau cũng bị sa thải vì chồng. Vì sao nên nỗi ư? Chồng bà rất thích ngao du, đàm thoại, văn veo, thơ ca với giới văn nghệ. Những người ông thường giao du sau này khá nhiều người ủng hộ phong trào Nhân văn giao phẩm. Mình nhớ trên tường nhà bà lúc đó treo nhiều tranh của họa sỹ Bùi Xuân Phái lắm. Nhưng lúc đó tranh Phố Phái đâu đã là tuyệt tác để người đời săn lùng như bây giờ, thậm chí còn là tai họa.
Nhiều bạn bè của ông và chính ông đều không thoát được ách nạn sau này. Bạn bè bị bắt. Ông cũng nhiều lần ra vào khám, mà thời đó gọi là “an trí”. Đến giờ mình vẫn chưa thật hiểu ý nghĩa của từ này? Ông bị đi “an trí” như bắt cóc bỏ đĩa, hết nhảy ra rồi lại bị bắt vô. Những lần như thế bà khóc đỏ mắt. Rồi phải đi thăm nuôi nữa chứ. Không có việc làm, phải nuôi chồng trong tù nên bà phải kiếm đủ nghề để sống: làm hoa giấy; bán quả hái trong vườn; làm mứt, ô mai để bỏ cho các hàng nước hay bán lẻ bên đường; rang lạc húng lìu…Hoa giấy bà làm tuyệt đẹp. Ô mai, mứt, lạc rang…của bà tuyệt ngon vì bà rất khéo tay. Bà giỏi nữ công gia chánh hơn mẹ mình nhiều vì mẹ là con út nên ông ngoại chiều chuộng ít phải làm việc nhà. Nhưng cái khéo cũng không đủ tiền để mua những gì có thể nuôi sống hai người. Khổ sở, đói nghèo, luẩn quẩn, bế tắc nên hai vợ chồng bà nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Tất tật những lãng mạn thuở trai thanh, gái lịch Hà thành nhiễm vào máu giờ biến chứng thành u cục bọc lấy mọi niềm vui sống. Nhiều lần họ đánh nhau, cãi nhau, rủa xả nhau, trút vào nhau mọi nỗi uất ức dồn ứ ngày một nhiều. Mà lạ nhé, khi cãi nhau, sợ người khác nghe thấy, họ thường dùng tiếng Pháp.
Sau những cuộc lộn xộn đó bà lại dắt chiếc xe xô-lếch nặng trịch từ thời Pháp đạp xuống nhà mình. Đi từ cổng vào đã thấy mắt bà hoe hoe đỏ. Thú thật từ khi lớn lên biết phân biệt màu sắc, thề chưa lúc nào mình thấy mắt bà có màu nào khác ngoài màu đỏ của nước mắt. Dường như máu đang tứa nơi khóe mắt. Bà khóc nhiều đến nỗi mắt bà giảm thị lực gần như mù dở.
Bà và mẹ mình ngồi bên nhau, rủ rỉ rù rì chuyện trò. Dù mình căng tai cũng không nghe được hai người nói gì. Mà cũng không muốn nghe vì biết chắc lại chuyện kể về ông chồng bạc bẽo…Hình như mẹ khuyên nhủ, an ủi. Có lúc không kìm được bà nấc lên. Đến xỉ mũi cũng sợ làm phiền ai nên rất nhẹ. Nhưng nước mắt, nước mũi thì cứ tuôn chảy không dừng…Nhiều lần bà vừa bước chân vào cửa, mẹ nhìn bà và hỏi khẽ: “Lương lại khóc đấy à?”. Chỉ thế là bà gục đầu xuống, nấc nấc…Nhưng lúc ra về bao giờ bao cũng cố soạn một nụ cười với mình nếu còn đứng gần đó. Miệng bà cười run run, mắt hoe hoe, và một câu nói thật nhỏ, thật hiền…
Có một chuyện bố mẹ giấu mình nhưng sau lớn lên mình dần hiểu: bà đã làm một việc quẫn trí khi báo cho công an về quyển thơ mà ông làm, ví lăng cụ Hồ như lăng Hoàng Cao Khải. Lần ấy ông bị bắt lâu nhất. Khi ông đi rồi thì bà sống trong dằn vặt, đau khổ tột cùng. Lý do bà làm vậy chỉ vì quá khổ, không có tiền sống mà ông lại hay đánh bà mỗi khi cãi nhau. Bà muốn thoát khỏi ông bằng lẽ ấy – cái lẽ chỉ có thể thông cảm, tha thứ (dù có thể không quên) mà không thể buộc tội. Sau này ông trở về thì ông hận bà và cuộc sống của họ thực sự là địa ngục. Bà khóc nhiều hơn, mắt đỏ hơn, xuống nhà mình nhiều hơn, và tiếng hỉ mũi của bà mạnh hơn trong gian nhà vắng của mẹ…
Khi ông đi tù bà ở một mình trong biệt thự mênh mông ấy nên rất sợ. Vả lại ngõ nhỏ của bà thời ấy vắng hoe người, quanh toàn ao, chuôm, cây cối. Bà chưa phải là già nên lo những bất trắc có thể xảy ra. Bà gọi một người quen đến cho ở nhờ một gian bên cạnh. Mới đầu chỉ là anh công chức ở quê ra, sau thì thành một gia đình sum xuê, thỉnh thoảng họ hàng ở quê ra chơi nữa, ầm ĩ cả khu nhà. Họ quên mất căn phòng họ đang ở là ở nhờ nên dần dần lấn lướt bà. Bà thân cô thế cô, chồng lại bị coi là phản động nên chịu lép vế trước một anh chông chức nhà nước. Hết cãi cọ, chửi mắng, tranh giành với bà, ông hàng xóm này còn móc dây điện ăn cắp điện bên công tơ nhà bà làm bà mất khối tiền oan. Bà kiện. Nhưng chả ai giải quyết. Bà lầm lũi chịu trận. Coi như cắn răng trả cái oan nghiệt tự rước vào mình. Ông ra tù thấy bà tự tiện cho mượn nhà nên kèn kẹt trách móc bà. Cuộc sống của hai vợ chồng càng mỗi lúc không thể chịu nổi. Bà biến thành người câm, lặng lẽ ra vào trong biệt thự đang ngày càng xuống cấp mà không có tiền sửa chữa. Bà cắm mặt trong sự dày vò, trì triết của ông về tội phản bội. Bà lãnh cảm dần với sự trơ tráo, khốn nạn của gã hàng xóm. Bà chỉ còn một lối đến nhà mình để khóc, xỉ mũi và lau cặp kính dày cộm trước khi nặng nhọc đạp xe quay về.
Năm 1989, trước khi mình xách va ly đi Nga, bà xuống và hỏi có quen ai để giúp bà đi kiện đòi lại căn phòng cho mượn kia không? Trời ạ, mình có bao giờ kiện tụng ai mà biết? Đường đi lối lại ra sao bà cũng không biết hỏi ai? Cặm cụi, thất thểu một mình ra tòa án. Họ bảo đã có luật ai ở đâu thì ở nguyên đó, không đòi được. Bà thúc giục mẹ mình mua lại vì không muốn biệt thự rơi vào người ngoài. Dù là nơi chứng kiến bi kịch não lòng của bà thì bà vẫn yêu nó vô chừng. 40 cây vàng năm đó là cái giá ngôi biệt thự. Bố mẹ mình cả đời chả có nổi chỉ vàng thì lấy đâu tiền để mua? Bà ngẩn ngơ tiếc nuối. Nhưng để bán thì bà phải mất tiền mua nhà khác cho gã ở nhờ đi rời đi nên số tiền còn lại chả bao nhiêu.
Nguyên nhân bán nhà là ông bà tuyệt đường sống nên muốn bán để chia nhau. Họ ly hôn. Ông cầm một nửa số tiền và về ở với đứa cháu, họ hàng bên ông. Còn bà?
Bà có người em họ nhưng cũng nghèo, đông con.Với lại những người như bà không muốn làm phiền ai nên bà nhờ hỏi một viện dưỡng lão để trú thân. Đầu những năm 90 viện dưỡng lão không nhiều, nhất là ngoài bắc nên khó kiếm lắm. Chú em họ nhờ người quen trong Sài Gòn hỏi được một viện dưỡng lão dành cho những người có công và gia đình cách mạng. Bà chả công lao gì với ai, nhưng bà có chút tiền bán nhà nên được nhận. Số tiền đó bà nộp cho viện dưỡng lão để đổi lấy cuộc sống bầu bạn lúc tuổi già.
Những năm cuối mẹ mình ốm yếu ngồi một chỗ, ít đi lại được thì hai người chia tay nhau. Bà vào nam, đến một nơi bà chưa từng đến, chưa từng biết, chưa từng quen cả giọng nói lẫn món ăn, thức uống. Còn mẹ mình vẫn được ở lại ngôi nhà tuổi thơ của mẹ. Lúc đó nhà mẹ cũng không có cả điện thoại nên gần như đứt liên lạc. Đâu như vài ba lần bà mượn điện thoại gọi ra cho mẹ. Lại vẫn khóc, sụt sịt trong suốt thời gian ngắn ngủi vội vã hỏi thăm nhau, tiếng được tiếng mất, đứt đoạn, run rẩy. Mẹ thương bạn cũng khóc. Hai người già hai đầu đất nước chia nhau nỗi buồn mà chả thể làm gì được, dù là cái vỗ vai an ủi. Ngày mẹ mất bà không ra được. Cũng không biết có ai báo cho bà về cái chết người bạn thân nhất của bà không? Giờ thì chắc hai người đã gặp nhau ở nơi nào đó rất xa…Giờ không biết bà có còn khóc mỗi khi ngồi bên mẹ? Bà có còn đỏ mắt vì lệ và còn sụt sịt khe khẽ vì xấu hổ không?
Mùa Vu lan này con xin thắp cho bác nén hương.
Giá như hồi đó con nhận bác là Mẹ và đưa bác về ở cùng thì sao nhỉ?
Mẹ Lương – Giá như hồi đó mình gọi bà một lần như thế…
Mùa Vu Lan năm 2012
http://www.buudoan.com/2012/08/hon-o-au-bay-gio.html