Quán Bên Đường

Hành Quân Tại Mật Khu Dương Minh Châu- Trương Dưỡng.

Tại quận Khiêm Hạnh khoảng nửa tháng, Chúng tôi được về Sàigòn nghỉ xả trại một tuần, các sĩ quan vẫn được mời ăn ở nhà hàng Bồng Lai như thường lệ.

Tại quận Khiêm Hạnh khoảng nửa tháng, Chúng tôi được về Sàigòn nghỉ xả trại một tuần, các sĩ quan vẫn được mời ăn ở nhà hàng Bồng Lai như thường lệ.

    Một hôm tôi rủ anh Bảo, Thành, Tâm, Phước, và bác sĩ Thiện vào nhà Chế Ký, chị họ của bà xã, nhà ở gần cầu Chà Và; để cho anh Sây, chồng chế Ký, trổ tài nấu các món ăn tàu với bào ngư, vi cá, và nấm đông cô ngon chẳng thua gì ở nhà hàng. Anh Thành, anh Bảo thích nhất là cách uống trà tàu đặc biệt của anh Sây. Những chun nhỏ, trước khi châm trà, được anh dùng nước sôi tráng nóng. Trà đựng đầy trong một ấm bằng đất đỏ (giống như chun), dùng nước sôi tráng bỏ nước đầu, rồi mới rót vào chun còn nóng, mọi người cầm lên ngửi thấy mùi trà thơm rất đặc biệt (khác với trà ướp Sói Lâm Đồng). Khi mỗi người uống chừng ba chun thì cảm thấy bụng nhẹ nhàng vì đồ ăn dầu mỡ đã bị tiêu hoá hết. Anh Tâm, anh Thiện khoái chí cứ cười mím chi cọp hoài!   

    Nghỉ tại hậu cứ 1 tháng, tiểu đoàn nhận lệnh ra hành quân tuần tiểu tại vùng Ven Đô, nhằm ngăn ngừa địch xâm nhập phá rối Thủ Đô. Giống như lần trước, khu vực trách nhiệm là Ấp Đồn, Nhị Bình, Tân Thới Nhứt,...thuộc quận Hốc Môn.

    Tại đây chỉ có một chuyện đáng nói là đêm hôm nọ khi Trung sĩ Ký đi gọi Binh nhứt Đông thức dậy để canh gác. Khinh binh Đông hôm qua mới lãnh lương, đã cùng với Trung sĩ Trình đi nhậu, vì trong người còn hơi men, nên Đông đưa súng bắn dọa mấy loạt, làm cả đại đội tưởng bị địch tấn công, vội nhào ra hố chiến đấu. Đây không phải là lần đầu, ĐĐ91 nầy cách nay mấy tháng, lúc còn đóng quân ở An Lỗ, Huế. Trung sĩ Trình đã uống say rồi nổ súng bắn dọa vào hướng lều ngủ của vị Đại đội Trưởng tiền nhiệm.

    Trình nguyên là họa sĩ, tốt nghiệp trường Mỹ Nghệ, anh là người thông minh, tài giỏi. Nhưng tánh tình rất đặc biệt, hễ mỗi lần lãnh lương là rủ anh em đi nhậu cho sạch hết tiền ngay hôm đó, vì chịu chơi nên anh em trong đại đội rất thích Trình. Do một sự hiểu lầm trong cái chết của Binh nhứt Kỳ, khi đi hành quân vùng rừng núi Trường Sơn, Trình quy trách nhiệm cho đại đội trưởng, nên trong cơn say nghĩ đến bạn Kỳ, anh ria súng bắn bậy. Do đó tôi mới cấp tốc đổi về nhận chức vụ nầy.

    Vì sợ kỷ luật bị lỏng lẻo, tôi quyết định thử bắt chước dùng biện pháp kiểu như “Cây gậy và củ cà rốt”. Tôi bảo Thượng sĩ Thường Vụ đại đội, sáng hôm sau đem khinh binh Đông treo giữa sân rồi cho Trung sĩ Ký lấy roi đánh, trước đó tôi có dặn Ký đưa roi cao nhưng đánh nhẹ và vừa đánh vừa xin tha cho Đông, còn tôi thì giả bộ lớn tiếng đòi đưa khinh binh Đông ra Toà án Quân sự. Đông, Trình và binh sĩ trong đại đội thấy tôi là người nổi tiếng thương lính, mà hôm nay lại giận dữ như vậy. Trình đích thân vào xin tha cho Đông và hứa sẽ bảo chúng nó không được bắn bậy nữa. Tôi hỏi :

    - Còn Đông, có hứa không?

    Đông gật đầu lia lịa:

    - Em xin hứa, Trung úy !

    Sau đó, Trình được người biết thưởng thức tài, đại đội thường giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng. Anh thấy tôi biết dùng người, nên hăng hái làm việc, và để làm gương tốt, Trình không còn say rượu và la cà các quán trong những ngày lãnh lương nữa. Từ đó Đại đội 91 Nhảy Dù trở nên thái bình, Đông là một khinh binh rất giỏi và can đảm.

     Ngựa chứng nếu biết điều khiển sẽ trở thành ngựa giỏi, Trình chẳng những thông minh, nhanh lẹ, có nhiều tài xuất chúng, và rất dũng cảm khi lâm trận. Lúc về hậu cứ, còn giúp bạn anh là Trung sĩ Dậu lo trang trí lại văn phòng đại đội, thật ngăn nắp và mỹ thuật. Nhơn dịp được ăn Tết đầu tiên ở hậu cứ, Trình (không phải tên thật, anh hiện là họa sĩ kiêm văn sĩ nổi tiếng ở Mỹ) lấy giỏ đựng dưa hấu và giấy màu dán thành một đầu lân đẹp không thua gì lân mua ở Chợ Lớn.

    Vào những ngày đầu năm, anh cùng các binh sĩ trong đại đội đem lân ra múa tại chợ Bà Quẹo, chợ Tân Việt, và ngay cả nhà tôi nữa. Có được tiền, anh và Dậu ra nhà hàng Thanh Bạch đặt trên 150 khẩu phần, (mỗi hộp có nửa con gà Rôti, bánh Baté Sô, bánh mì Sanwich kèm thịt ham và cheese bên trong), cùng trái cây tráng miệng. Anh cho treo đèn, kết bông giấy tổ chức “Đêm Màu Hồng” dã chiến, mời quan khách gồm Trung tá Nhã, Thiếu tá Bảo, Đại úy Thành, Trung úy Phước, anh chị Tâm, và các sĩ quan cùng đến chung vui với quân nhân trong Đại đội 91 Nhảy Dù.

    Mỗi binh sĩ có một hộp Coca, và một hộp khẩu phần bảo đảm ăn no. Ngoài ra còn có văn nghệ “Lính hát cho lính nghe” nữa chứ. Hôm đó nhìn thấy mọi người đều vui vẻ, sau khi cụng với anh Tâm, Thành, và Phước được vài ly Martell, tôi nổi hứng cùng Trình tới Micro song ca bài “Tình Nhớ”. Chị Tâm là ca sĩ giỏi nghe hát cứ ôm bụng cười:

    - Ối giời ơi! Anh Dưỡng mà cũng biết hát nữa kìa!

    Mọi người đều cười khoái chí, các anh em trong đại đội vỗ tay tán thưởng, khuyến khích, thật là vui quá vui! Đông là người xứ Huế lên trình diễn hai bài ca mà Duy Khánh thường hát ở Đài Phát Thanh Sàigòn nghe cũng hơi giống ca sĩ thứ thiệt! Lần đầu tiên Tiểu Đoàn 9 được ăn Tết tại hậu cứ, các anh em trong đại đội thật vui. Phước cũng bắt chước dựng cây nêu cao như của chúng tôi và cũng tổ chức tiệc tân niên có mời quan khách đầy đủ đến Đại Đội 93 của anh.

    Phước người xứ Huế mà tánh tình rất hào phóng, tốt bụng, và rộng rãi. Mỗi lần nghỉ quân ở một làng xã nào, anh thường gọi máy rủ Tâm, Thành, và tôi tới nhậu dã chiến tại chỗ đóng quân của anh. Chúng tôi hay thay phiên hễ ai có món gì thì hú nhau qua lại, để giải sầu trong lúc xa nhà.

    Phước là bạn thân của ca sĩ Nhật Trường, hôm sinh nhựt của chị Trường, Phước rủ tôi và anh Tâm tới dự tiệc gia đình, nhậu xong Nhật Trường nhét vào túi Phước 5 ngàn để có tiền dằn túi, đi chơi vòng vòng.

     Chúng tôi cũng có đến nhà hàng Ritz để nghe Nhật Trường và Jo Marcel. Khi hát xong, Trường xuống bàn cụng ly, và anh mời chúng tôi đến dự lễ khai trương tiệm bán nhạc “Tiếng Hát Đôi Mươi” tại đường Lê Lợi.

    Giống như anh Tâm, Phước cũng rất đẹp trai, hào hoa phong nhã. Hôm dự đám cưới, mọi người đều khen hai vợ chồng thật xứng đôi vừa lứa, trai tài gái sắc, nhưng trớ trêu thay không đầy một tháng sau họ lại tan rã! Tình duyên của Phước, giống như cuộc đời của anh, thật là ngắn ngủi! Anh đã bị hy sinh tại chiến trường Tây Ninh vào năm 1970. Anh Lạc, Phúc và tôi có đến chùa Xá Lợi tiễn đưa Phước ra phi trường Tân Sơn Nhứt, chúng tôi đích thân khiêng linh cữu tới tận phi cơ để chào vĩnh biệt anh, một người bạn tốt, dễ thương! Anh ra đi để lại bao nhiêu tiếc thương cho bạn bè Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù.

    Sau ngày mất nước, tôi bị thương tật nằm nhà, Trình, lúc đó là họa sĩ giỏi, cổ thắt cà vạt tay sách cập da, cùng Thượng Sĩ Dậu, cựu kế toán trưởng Đại đội 91, đã đến thăm tôi, thật là an ủi vô cùng.

    Ở đây được vài tuần, tiểu đoàn trở lại thị xã Tây Ninh, chờ nhận lương thực sẽ được trực thăng vận vào mật khu Dương Minh Châu, còn gọi là Chiến khu C. Địch quân thường đưa quân từ căn cứ an toàn thuộc khu Mỏ Vẹt bên kia biên giới Căm Bốt, xâm nhập vào lãnh thổ nước ta. Họ đặt bản doanh tại đây, rồi tung quân qua Tây Ninh, Lộc Ninh, Bình Dương,...

     Mục tiêu cuối cùng của họ là Thủ Đô Sàigòn. Tin tức tình báo cho biết, hai hôm trước, địch đã từ vùng Mỏ Vẹt tiến quân qua Mật khu Dương minh Châu. Vì thế TĐ9ND được đổ bộ vào đây để truy lùng địch.

    Khi chúng tôi tới nơi, bố trí lục soát khắp khu rừng rậm, chỉ thấy dấu vết hầm hố, chứ không gặp sự kháng cự nào của địch. Rừng Dương minh Châu rất rậm, có nhiều muỗi và vắt. Những con vắt tại đây cũng nhiều và to như ở Dakto và Mã Lai! Rừng rậm nhiều gai gốc làm cản trở cuộc tiến quân. Di chuyển tới 7 giờ tối mà vẫn chưa được lệnh dừng quân, đi được thêm nửa giờ, chúng tôi bị chận ngang bởi con suối nước sâu ngập đầu, bề ngang gần 2 thước, binh sĩ vượt qua thật vất vả. Vài ba người bị rớt mất súng và ai nấy đều bị ướt như chuột lột.

    Mãi tới 9 giờ đêm, tiểu đoàn mới cho lệnh đóng quân. Tôi chia chỗ cho các trung đội bố trí xong, lập tức trèo lên võng thay bộ đồ khô, kéo vớ cao, xịt thuốc muỗi ở bàn tay, lấy mũ lưới trùm đầu, đợi Hạ sĩ Năm đem chén cơm ngụi tới ăn, thì đồng hồ cũng chỉ 11 giờ khuya, thật là một ngày đầy vất vả! Bảy giờ sáng hôm sau, trong khi tôi lên bộ chỉ huy tiểu đoàn họp để nhận lệnh trong ngày, thì binh sĩ lo nấu nướng, dọn dẹp lều chõng, sẵn sàng xuất phát vào 7:30. Đại đội tôi được chỉ định đi đầu, tìm cách ra khỏi rừng, để về phía Tây sông Vàm Cỏ, vì tin tức cho biết địch đã chuyển về hướng nầy.

    Đại đội 91 đi được 2 cây số thì anh thợ hớt tóc bắt được một con kỳ đà khổng lồ dài khoảng 1 thước, Trung tá Nhã nghe tin, gọi tôi bảo anh ta thả nó ra, vì đi hành quân mà gặp con đỏ (mãng) hoặc kỳ đà thì xui lắm.

     Anh thợ hớt tóc của đại đội không chịu nghe lệnh, lén dấu kín chờ chiều làm thịt, để có một buổi ăn ngon. Nhưng nghe nói nó cũng đã cựa quậy sút dây và nhảy trốn vào rừng. Đi tới trưa gặp được đường lớn, nối giữa Tây Ninh và Lộc Ninh, nơi đây có xe chờ sẵn, chúng tôi được đưa qua bên kia sông Vàm Cỏ, vì phi cơ quan sát thấy có địch xuất hiện trong vùng nầy.

    Vừa qua sông, đi về hướng Nam khoảng 800 thước, đại đội tôi đi đầu và chạm địch mạnh, Thiếu tá Bảo vội đưa Đại đội 92 tiến về hướng Tây để giúp bên cánh phải. Anh Bảo đi sát bên tôi (đại đội nào chạm địch là lập tức anh Bảo tới ngay tuyến đầu liền), phụ báo cáo tình hình về tiểu đoàn. Tôi điều động các trung đội nghênh địch và lo điều chỉnh phi pháo bắn yểm trợ. Lực lượng địch rất mạnh, chúng có phòng không bắn lên máy bay và nả súng cối, hỏa tiễn liên tục vào đơn vị tôi. Vì địa thế hiểm trở và địch bắn trả rất mạnh, các khinh binh không thể xung phong lên chiếm bờ rừng, làm đầu cầu cho đơn vị tiến qua khoảng trống để xông vào mục tiêu, chúng tôi chỉ có phi pháo bắn phủ đầu, để mong địch chịu đựng không nổi, mà rời bỏ địa đạo. Lúc đó Thiếu tá Nguyễn Đình Bảo đang ngồi cách tôi khoảng 20 thước, đột nhiên anh đứng dậy tới chỗ tôi, thì bỗng nghe “Ầm” một tiếng, một quả đạn súng cối (hoặc đạn pháo) rơi đúng ngay chỗ anh vừa ngồi, nhìn thấy anh nhún vai lắc đầu hàm ý như may mắn quá!

   Nếu anh trễ chừng 30 giây thì đâu có dịp sau nầy về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, gặt hái nhiều chiến thắng làm vẻ vang Binh Chủng. Nhưng cuối cùng anh đã nằm xuống tại căn cứ Charlie, để lại bao nhiêu thương tiếc cho gia đình, bạn bè đã nhiều phen cùng anh vào sanh ra tử, đồng cam cộng khổ như anh em chúng tôi!  

   Chiều đến, bỗng nhiên như quỷ thần xui giục, anh thợ hớt tóc nhào lên, vừa bắn vừa hô xung phong chạy ào qua bên kia khoảng đất trống, khiến anh em không ngăn cản kịp. Lập tức anh bị địch bắt trói tại chỗ, đêm đến hai bên đều ngồi dưới hố chiến đấu ghìm nhau, trong khi pháo binh ta liên tục dập đều đặn vào vị trí địch. Từ 8 giờ tới 12 giờ khuya, anh thợ hớt tóc của đại đội cứ kêu cầu cứu, tiếng anh văng vẳng trong đêm tối, nghe thật ai oán, bi thảm vô cùng!

    Nhiều khi tôi cầm lòng không được, muốn liều mạng chạy qua tiếp cứu, nhưng anh Bảo nói tụi nó đã gài sẵn đợi mình trúng kế, tới 1 giờ khuya không còn nghe tiếng anh nữa. Có một binh sĩ bắt được đài VC, nghe chúng bêu rêu phóng đại láo khoét rằng đã tiêu diệt toàn bộ tiểu đoàn Dù mang số 9 (có lẽ chúng khai thác anh thợ hớt tóc, làm gia đình binh sĩ ở hậu cứ sợ hết hồn). Suốt đêm tôi trằn trọc không ngủ được vì vô dụng và bất lực không cứu được thuộc cấp của mình!

    Sáng lại binh sĩ thụt đại bác 75 ly và bắn đại liên, rồi tôi cho ba khinh binh chọc mũi dùi vào một bờ rừng, thấy không phản ứng, hạ sĩ Võ vội nhào vô một gốc cây, trong bờ rừng, trông ngóng kỹ không có gì động tĩnh, lúc đó cả trung đội của Tường mới bắt đầu xung phong vừa bắn vừa tiến vào mục tiêu. Khi toàn bộ đại đội vào xong, tôi nhìn thấy hầm hố kiên cố của họ mà rợn xương sống, nếu không có pháo binh bắn đuổi và nếu họ không “Nể mặt” binh chủng Nhảy Dù thiện chiến, thì tôi nghĩ, muốn chiếm được mục tiêu nầy phải chịu tổn thất rất nhiều. Trung tá Nhã tới nơi thấy chúng cất nhà sàn, xây địa đạo chằng chịt, hầm chỉ huy hành quân rộng lớn, địch lại có súng phòng không và hỏa tiễn, chứng tỏ quân số cỡ cấp trung đoàn.

    Không biết tiểu đoàn báo cáo ra sao, mà chiều hôm đó Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, đáp trực thăng xuống coi các hầm hố, địa đạo, và lò hoàng cầm (lò nấu cơm không bị khói bay mù mịt như lò thường) của địch nữa. Ông cho lệnh chúng tôi theo dấu chân để truy sát địch. Tiểu đoàn đặt bản doanh tại Bến Gò Nổi và cho các đại đội tổ chức hành quân tuần tiểu lục soát, nếu phát hiện địch thì cho phi pháo dập và tiểu đoàn sẽ đưa trừ bị tới tiếp ứng kịp thời. Đóng đồn ở đây hơn một tháng thì được Tiểu đoàn Dù bạn ra thay thế, chúng tôi được về hậu cứ nghỉ dưỡng quân.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hành Quân Tại Mật Khu Dương Minh Châu- Trương Dưỡng.

Tại quận Khiêm Hạnh khoảng nửa tháng, Chúng tôi được về Sàigòn nghỉ xả trại một tuần, các sĩ quan vẫn được mời ăn ở nhà hàng Bồng Lai như thường lệ.

Tại quận Khiêm Hạnh khoảng nửa tháng, Chúng tôi được về Sàigòn nghỉ xả trại một tuần, các sĩ quan vẫn được mời ăn ở nhà hàng Bồng Lai như thường lệ.

    Một hôm tôi rủ anh Bảo, Thành, Tâm, Phước, và bác sĩ Thiện vào nhà Chế Ký, chị họ của bà xã, nhà ở gần cầu Chà Và; để cho anh Sây, chồng chế Ký, trổ tài nấu các món ăn tàu với bào ngư, vi cá, và nấm đông cô ngon chẳng thua gì ở nhà hàng. Anh Thành, anh Bảo thích nhất là cách uống trà tàu đặc biệt của anh Sây. Những chun nhỏ, trước khi châm trà, được anh dùng nước sôi tráng nóng. Trà đựng đầy trong một ấm bằng đất đỏ (giống như chun), dùng nước sôi tráng bỏ nước đầu, rồi mới rót vào chun còn nóng, mọi người cầm lên ngửi thấy mùi trà thơm rất đặc biệt (khác với trà ướp Sói Lâm Đồng). Khi mỗi người uống chừng ba chun thì cảm thấy bụng nhẹ nhàng vì đồ ăn dầu mỡ đã bị tiêu hoá hết. Anh Tâm, anh Thiện khoái chí cứ cười mím chi cọp hoài!   

    Nghỉ tại hậu cứ 1 tháng, tiểu đoàn nhận lệnh ra hành quân tuần tiểu tại vùng Ven Đô, nhằm ngăn ngừa địch xâm nhập phá rối Thủ Đô. Giống như lần trước, khu vực trách nhiệm là Ấp Đồn, Nhị Bình, Tân Thới Nhứt,...thuộc quận Hốc Môn.

    Tại đây chỉ có một chuyện đáng nói là đêm hôm nọ khi Trung sĩ Ký đi gọi Binh nhứt Đông thức dậy để canh gác. Khinh binh Đông hôm qua mới lãnh lương, đã cùng với Trung sĩ Trình đi nhậu, vì trong người còn hơi men, nên Đông đưa súng bắn dọa mấy loạt, làm cả đại đội tưởng bị địch tấn công, vội nhào ra hố chiến đấu. Đây không phải là lần đầu, ĐĐ91 nầy cách nay mấy tháng, lúc còn đóng quân ở An Lỗ, Huế. Trung sĩ Trình đã uống say rồi nổ súng bắn dọa vào hướng lều ngủ của vị Đại đội Trưởng tiền nhiệm.

    Trình nguyên là họa sĩ, tốt nghiệp trường Mỹ Nghệ, anh là người thông minh, tài giỏi. Nhưng tánh tình rất đặc biệt, hễ mỗi lần lãnh lương là rủ anh em đi nhậu cho sạch hết tiền ngay hôm đó, vì chịu chơi nên anh em trong đại đội rất thích Trình. Do một sự hiểu lầm trong cái chết của Binh nhứt Kỳ, khi đi hành quân vùng rừng núi Trường Sơn, Trình quy trách nhiệm cho đại đội trưởng, nên trong cơn say nghĩ đến bạn Kỳ, anh ria súng bắn bậy. Do đó tôi mới cấp tốc đổi về nhận chức vụ nầy.

    Vì sợ kỷ luật bị lỏng lẻo, tôi quyết định thử bắt chước dùng biện pháp kiểu như “Cây gậy và củ cà rốt”. Tôi bảo Thượng sĩ Thường Vụ đại đội, sáng hôm sau đem khinh binh Đông treo giữa sân rồi cho Trung sĩ Ký lấy roi đánh, trước đó tôi có dặn Ký đưa roi cao nhưng đánh nhẹ và vừa đánh vừa xin tha cho Đông, còn tôi thì giả bộ lớn tiếng đòi đưa khinh binh Đông ra Toà án Quân sự. Đông, Trình và binh sĩ trong đại đội thấy tôi là người nổi tiếng thương lính, mà hôm nay lại giận dữ như vậy. Trình đích thân vào xin tha cho Đông và hứa sẽ bảo chúng nó không được bắn bậy nữa. Tôi hỏi :

    - Còn Đông, có hứa không?

    Đông gật đầu lia lịa:

    - Em xin hứa, Trung úy !

    Sau đó, Trình được người biết thưởng thức tài, đại đội thường giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng. Anh thấy tôi biết dùng người, nên hăng hái làm việc, và để làm gương tốt, Trình không còn say rượu và la cà các quán trong những ngày lãnh lương nữa. Từ đó Đại đội 91 Nhảy Dù trở nên thái bình, Đông là một khinh binh rất giỏi và can đảm.

     Ngựa chứng nếu biết điều khiển sẽ trở thành ngựa giỏi, Trình chẳng những thông minh, nhanh lẹ, có nhiều tài xuất chúng, và rất dũng cảm khi lâm trận. Lúc về hậu cứ, còn giúp bạn anh là Trung sĩ Dậu lo trang trí lại văn phòng đại đội, thật ngăn nắp và mỹ thuật. Nhơn dịp được ăn Tết đầu tiên ở hậu cứ, Trình (không phải tên thật, anh hiện là họa sĩ kiêm văn sĩ nổi tiếng ở Mỹ) lấy giỏ đựng dưa hấu và giấy màu dán thành một đầu lân đẹp không thua gì lân mua ở Chợ Lớn.

    Vào những ngày đầu năm, anh cùng các binh sĩ trong đại đội đem lân ra múa tại chợ Bà Quẹo, chợ Tân Việt, và ngay cả nhà tôi nữa. Có được tiền, anh và Dậu ra nhà hàng Thanh Bạch đặt trên 150 khẩu phần, (mỗi hộp có nửa con gà Rôti, bánh Baté Sô, bánh mì Sanwich kèm thịt ham và cheese bên trong), cùng trái cây tráng miệng. Anh cho treo đèn, kết bông giấy tổ chức “Đêm Màu Hồng” dã chiến, mời quan khách gồm Trung tá Nhã, Thiếu tá Bảo, Đại úy Thành, Trung úy Phước, anh chị Tâm, và các sĩ quan cùng đến chung vui với quân nhân trong Đại đội 91 Nhảy Dù.

    Mỗi binh sĩ có một hộp Coca, và một hộp khẩu phần bảo đảm ăn no. Ngoài ra còn có văn nghệ “Lính hát cho lính nghe” nữa chứ. Hôm đó nhìn thấy mọi người đều vui vẻ, sau khi cụng với anh Tâm, Thành, và Phước được vài ly Martell, tôi nổi hứng cùng Trình tới Micro song ca bài “Tình Nhớ”. Chị Tâm là ca sĩ giỏi nghe hát cứ ôm bụng cười:

    - Ối giời ơi! Anh Dưỡng mà cũng biết hát nữa kìa!

    Mọi người đều cười khoái chí, các anh em trong đại đội vỗ tay tán thưởng, khuyến khích, thật là vui quá vui! Đông là người xứ Huế lên trình diễn hai bài ca mà Duy Khánh thường hát ở Đài Phát Thanh Sàigòn nghe cũng hơi giống ca sĩ thứ thiệt! Lần đầu tiên Tiểu Đoàn 9 được ăn Tết tại hậu cứ, các anh em trong đại đội thật vui. Phước cũng bắt chước dựng cây nêu cao như của chúng tôi và cũng tổ chức tiệc tân niên có mời quan khách đầy đủ đến Đại Đội 93 của anh.

    Phước người xứ Huế mà tánh tình rất hào phóng, tốt bụng, và rộng rãi. Mỗi lần nghỉ quân ở một làng xã nào, anh thường gọi máy rủ Tâm, Thành, và tôi tới nhậu dã chiến tại chỗ đóng quân của anh. Chúng tôi hay thay phiên hễ ai có món gì thì hú nhau qua lại, để giải sầu trong lúc xa nhà.

    Phước là bạn thân của ca sĩ Nhật Trường, hôm sinh nhựt của chị Trường, Phước rủ tôi và anh Tâm tới dự tiệc gia đình, nhậu xong Nhật Trường nhét vào túi Phước 5 ngàn để có tiền dằn túi, đi chơi vòng vòng.

     Chúng tôi cũng có đến nhà hàng Ritz để nghe Nhật Trường và Jo Marcel. Khi hát xong, Trường xuống bàn cụng ly, và anh mời chúng tôi đến dự lễ khai trương tiệm bán nhạc “Tiếng Hát Đôi Mươi” tại đường Lê Lợi.

    Giống như anh Tâm, Phước cũng rất đẹp trai, hào hoa phong nhã. Hôm dự đám cưới, mọi người đều khen hai vợ chồng thật xứng đôi vừa lứa, trai tài gái sắc, nhưng trớ trêu thay không đầy một tháng sau họ lại tan rã! Tình duyên của Phước, giống như cuộc đời của anh, thật là ngắn ngủi! Anh đã bị hy sinh tại chiến trường Tây Ninh vào năm 1970. Anh Lạc, Phúc và tôi có đến chùa Xá Lợi tiễn đưa Phước ra phi trường Tân Sơn Nhứt, chúng tôi đích thân khiêng linh cữu tới tận phi cơ để chào vĩnh biệt anh, một người bạn tốt, dễ thương! Anh ra đi để lại bao nhiêu tiếc thương cho bạn bè Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù.

    Sau ngày mất nước, tôi bị thương tật nằm nhà, Trình, lúc đó là họa sĩ giỏi, cổ thắt cà vạt tay sách cập da, cùng Thượng Sĩ Dậu, cựu kế toán trưởng Đại đội 91, đã đến thăm tôi, thật là an ủi vô cùng.

    Ở đây được vài tuần, tiểu đoàn trở lại thị xã Tây Ninh, chờ nhận lương thực sẽ được trực thăng vận vào mật khu Dương Minh Châu, còn gọi là Chiến khu C. Địch quân thường đưa quân từ căn cứ an toàn thuộc khu Mỏ Vẹt bên kia biên giới Căm Bốt, xâm nhập vào lãnh thổ nước ta. Họ đặt bản doanh tại đây, rồi tung quân qua Tây Ninh, Lộc Ninh, Bình Dương,...

     Mục tiêu cuối cùng của họ là Thủ Đô Sàigòn. Tin tức tình báo cho biết, hai hôm trước, địch đã từ vùng Mỏ Vẹt tiến quân qua Mật khu Dương minh Châu. Vì thế TĐ9ND được đổ bộ vào đây để truy lùng địch.

    Khi chúng tôi tới nơi, bố trí lục soát khắp khu rừng rậm, chỉ thấy dấu vết hầm hố, chứ không gặp sự kháng cự nào của địch. Rừng Dương minh Châu rất rậm, có nhiều muỗi và vắt. Những con vắt tại đây cũng nhiều và to như ở Dakto và Mã Lai! Rừng rậm nhiều gai gốc làm cản trở cuộc tiến quân. Di chuyển tới 7 giờ tối mà vẫn chưa được lệnh dừng quân, đi được thêm nửa giờ, chúng tôi bị chận ngang bởi con suối nước sâu ngập đầu, bề ngang gần 2 thước, binh sĩ vượt qua thật vất vả. Vài ba người bị rớt mất súng và ai nấy đều bị ướt như chuột lột.

    Mãi tới 9 giờ đêm, tiểu đoàn mới cho lệnh đóng quân. Tôi chia chỗ cho các trung đội bố trí xong, lập tức trèo lên võng thay bộ đồ khô, kéo vớ cao, xịt thuốc muỗi ở bàn tay, lấy mũ lưới trùm đầu, đợi Hạ sĩ Năm đem chén cơm ngụi tới ăn, thì đồng hồ cũng chỉ 11 giờ khuya, thật là một ngày đầy vất vả! Bảy giờ sáng hôm sau, trong khi tôi lên bộ chỉ huy tiểu đoàn họp để nhận lệnh trong ngày, thì binh sĩ lo nấu nướng, dọn dẹp lều chõng, sẵn sàng xuất phát vào 7:30. Đại đội tôi được chỉ định đi đầu, tìm cách ra khỏi rừng, để về phía Tây sông Vàm Cỏ, vì tin tức cho biết địch đã chuyển về hướng nầy.

    Đại đội 91 đi được 2 cây số thì anh thợ hớt tóc bắt được một con kỳ đà khổng lồ dài khoảng 1 thước, Trung tá Nhã nghe tin, gọi tôi bảo anh ta thả nó ra, vì đi hành quân mà gặp con đỏ (mãng) hoặc kỳ đà thì xui lắm.

     Anh thợ hớt tóc của đại đội không chịu nghe lệnh, lén dấu kín chờ chiều làm thịt, để có một buổi ăn ngon. Nhưng nghe nói nó cũng đã cựa quậy sút dây và nhảy trốn vào rừng. Đi tới trưa gặp được đường lớn, nối giữa Tây Ninh và Lộc Ninh, nơi đây có xe chờ sẵn, chúng tôi được đưa qua bên kia sông Vàm Cỏ, vì phi cơ quan sát thấy có địch xuất hiện trong vùng nầy.

    Vừa qua sông, đi về hướng Nam khoảng 800 thước, đại đội tôi đi đầu và chạm địch mạnh, Thiếu tá Bảo vội đưa Đại đội 92 tiến về hướng Tây để giúp bên cánh phải. Anh Bảo đi sát bên tôi (đại đội nào chạm địch là lập tức anh Bảo tới ngay tuyến đầu liền), phụ báo cáo tình hình về tiểu đoàn. Tôi điều động các trung đội nghênh địch và lo điều chỉnh phi pháo bắn yểm trợ. Lực lượng địch rất mạnh, chúng có phòng không bắn lên máy bay và nả súng cối, hỏa tiễn liên tục vào đơn vị tôi. Vì địa thế hiểm trở và địch bắn trả rất mạnh, các khinh binh không thể xung phong lên chiếm bờ rừng, làm đầu cầu cho đơn vị tiến qua khoảng trống để xông vào mục tiêu, chúng tôi chỉ có phi pháo bắn phủ đầu, để mong địch chịu đựng không nổi, mà rời bỏ địa đạo. Lúc đó Thiếu tá Nguyễn Đình Bảo đang ngồi cách tôi khoảng 20 thước, đột nhiên anh đứng dậy tới chỗ tôi, thì bỗng nghe “Ầm” một tiếng, một quả đạn súng cối (hoặc đạn pháo) rơi đúng ngay chỗ anh vừa ngồi, nhìn thấy anh nhún vai lắc đầu hàm ý như may mắn quá!

   Nếu anh trễ chừng 30 giây thì đâu có dịp sau nầy về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, gặt hái nhiều chiến thắng làm vẻ vang Binh Chủng. Nhưng cuối cùng anh đã nằm xuống tại căn cứ Charlie, để lại bao nhiêu thương tiếc cho gia đình, bạn bè đã nhiều phen cùng anh vào sanh ra tử, đồng cam cộng khổ như anh em chúng tôi!  

   Chiều đến, bỗng nhiên như quỷ thần xui giục, anh thợ hớt tóc nhào lên, vừa bắn vừa hô xung phong chạy ào qua bên kia khoảng đất trống, khiến anh em không ngăn cản kịp. Lập tức anh bị địch bắt trói tại chỗ, đêm đến hai bên đều ngồi dưới hố chiến đấu ghìm nhau, trong khi pháo binh ta liên tục dập đều đặn vào vị trí địch. Từ 8 giờ tới 12 giờ khuya, anh thợ hớt tóc của đại đội cứ kêu cầu cứu, tiếng anh văng vẳng trong đêm tối, nghe thật ai oán, bi thảm vô cùng!

    Nhiều khi tôi cầm lòng không được, muốn liều mạng chạy qua tiếp cứu, nhưng anh Bảo nói tụi nó đã gài sẵn đợi mình trúng kế, tới 1 giờ khuya không còn nghe tiếng anh nữa. Có một binh sĩ bắt được đài VC, nghe chúng bêu rêu phóng đại láo khoét rằng đã tiêu diệt toàn bộ tiểu đoàn Dù mang số 9 (có lẽ chúng khai thác anh thợ hớt tóc, làm gia đình binh sĩ ở hậu cứ sợ hết hồn). Suốt đêm tôi trằn trọc không ngủ được vì vô dụng và bất lực không cứu được thuộc cấp của mình!

    Sáng lại binh sĩ thụt đại bác 75 ly và bắn đại liên, rồi tôi cho ba khinh binh chọc mũi dùi vào một bờ rừng, thấy không phản ứng, hạ sĩ Võ vội nhào vô một gốc cây, trong bờ rừng, trông ngóng kỹ không có gì động tĩnh, lúc đó cả trung đội của Tường mới bắt đầu xung phong vừa bắn vừa tiến vào mục tiêu. Khi toàn bộ đại đội vào xong, tôi nhìn thấy hầm hố kiên cố của họ mà rợn xương sống, nếu không có pháo binh bắn đuổi và nếu họ không “Nể mặt” binh chủng Nhảy Dù thiện chiến, thì tôi nghĩ, muốn chiếm được mục tiêu nầy phải chịu tổn thất rất nhiều. Trung tá Nhã tới nơi thấy chúng cất nhà sàn, xây địa đạo chằng chịt, hầm chỉ huy hành quân rộng lớn, địch lại có súng phòng không và hỏa tiễn, chứng tỏ quân số cỡ cấp trung đoàn.

    Không biết tiểu đoàn báo cáo ra sao, mà chiều hôm đó Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, đáp trực thăng xuống coi các hầm hố, địa đạo, và lò hoàng cầm (lò nấu cơm không bị khói bay mù mịt như lò thường) của địch nữa. Ông cho lệnh chúng tôi theo dấu chân để truy sát địch. Tiểu đoàn đặt bản doanh tại Bến Gò Nổi và cho các đại đội tổ chức hành quân tuần tiểu lục soát, nếu phát hiện địch thì cho phi pháo dập và tiểu đoàn sẽ đưa trừ bị tới tiếp ứng kịp thời. Đóng đồn ở đây hơn một tháng thì được Tiểu đoàn Dù bạn ra thay thế, chúng tôi được về hậu cứ nghỉ dưỡng quân.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm