Cõi Người Ta
Hãy Tận Dụng" Vết Nứt " của Mình.
Mặc cảm, tự ti là những tâm lý tiêu cực, nếu không chuyển hóa, lâu ngày sẽ khiến chúng ta thiếu tự tin, có thể trở nên bi quan chán nản với cuộc sống. Do đó, mỗi người cần lắng lòng nhìn lại, nhìn thật sâu, nhận diện một cách rõ ràng về chính mình và mọi người xung quanh để thấy rằng những ưu điểm của mình và người chưa hẳn là hay và những khiếm khuyết của mình và người cũng chưa hẳn là dở.
Trong phúc có họa và trong họa có phúc, trong cái dở có cái hay và trong cái hay có cái dở, trong được có mất và trong mất có được, trong xấu có tốt và trong tốt có xấu… là những điều mà chúng ta cần tư duy, chiêm nghiệm thật sâu sắc trong đời sống thường nhật. Sự quán chiếu càng thâm sâu thì tuệ giác càng sáng tỏ, khiến chúng ta trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn, nhất là không oán trách hay mặc cảm thua thiệt trước những khiếm khuyết của mình.
Câu chuyện về cái chậu nứt đã vượt lên mặc cảm của chính mình dưới đây là một điển hình:
“ Xưa, có người dùng hai cái chậu lớn để gánh nước. Theo thời gian, một trong hai cái chậu bị nứt, vì vậy khi gánh nước từ giếng về thì chỉ còn một nửa.
Cái chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn cái chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ cái chậu nứt nói với người chủ:
- Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!
- Ngươi xấu hổ về chuyện gì?
- Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông.
- Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Người chủ từ tốn trả lời.
Quả thật, dọc theo vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ phần nào, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn phân nửa nước nên lại ray rứt:
- Tôi xin lỗi ông…
- Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu.
Cho nên, nếu con người chúng ta là cái chậu nứt thì hãy tận dụng vết nứt của mình”.
Phải quán sát về những ưu điểm của bản thân để vui sống. Ngoại hình của mình không đẹp, không sao, vì mình có đời sống nội tâm sâu sắc, đạo đức, nhân hậu, thương người. Công việc của mình rất tầm thường, thu nhập thấp, cũng chẳng hề gì, vì đó là một nghề lương thiện, chính đáng. Đời sống của mình chưa cao, nhưng chẳng sao, vì xung quanh ta còn vô số kẻ đói nghèo v.v… Thấy được như vậy, cuộc sống sẽ thanh thản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Thực tập nhận diện thật kỹ và sâu sắc về các “vết nứt” của mình để thấy được những đặc điểm tích cực, hữu ích của nó. Một hạn chế về học vấn sẽ giúp ta trở nên khiêm cung, không kiêu căng tự mãn. Một khiếm khuyết về sức khỏe sẽ giúp ta biết trân quý sự sống, không tự tàn hại thân thể, biết nâng đỡ và tương trợ lẫn nhau… Mặt khác, xung quanh ta có rất nhiều người khuyết tật, họ tàn nhưng không phế, vẫn cố vượt lên số phận làm gương sáng cho đời. Phải quán sát thật nhiều và sâu sắc cho đến lúc ta chấp nhận sống chung an ổn với các “vết nứt” của chính mình.
Tuệ giác sáng tỏ để nhận thức đúng các chiều kích cuộc sống cùng với ý chí kiên định quyết vượt lên, không đầu hàng số phận là hai nhân tố vô cùng cần thiết để thiết lập một đời sống có ý nghĩa, lạc quan và yêu đời. Chúng ta chẳng sợ thiếu tài năng, chỉ sợ không có tấm lòng nên hãy can đảm dẹp bỏ mọi tự ti mặc cảm. Cuộc sống chung quanh ta sẽ có biết bao điều mầu nhiệm nếu mỗi người đều biết tận dụng các vết nứt của mình.
Và quan trọng hơn, nhờ ta “nứt” nên người khác mới thấy họ “lành”, chính “nứt” đã xây dựng nên, đã làm nổi bật yếu tố “lành”. Như hai mặt trước và sau của tấm huy chương, chúng nương nhau mà tồn tại, bỏ mặt sau thô xấu thì không thể có mặt trước sáng chói vinh quang. Cho nên, những ai được lành mà không kiêu căng tự phụ đồng thời luôn biết ơn những người bị nứt để sẻ chia thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết nhường nào!
Quảng Tánh
Bàn ra tán vào (0)
Hãy Tận Dụng" Vết Nứt " của Mình.
Mặc cảm, tự ti là những tâm lý tiêu cực, nếu không chuyển hóa, lâu ngày sẽ khiến chúng ta thiếu tự tin, có thể trở nên bi quan chán nản với cuộc sống. Do đó, mỗi người cần lắng lòng nhìn lại, nhìn thật sâu, nhận diện một cách rõ ràng về chính mình và mọi người xung quanh để thấy rằng những ưu điểm của mình và người chưa hẳn là hay và những khiếm khuyết của mình và người cũng chưa hẳn là dở.
Trong phúc có họa và trong họa có phúc, trong cái dở có cái hay và trong cái hay có cái dở, trong được có mất và trong mất có được, trong xấu có tốt và trong tốt có xấu… là những điều mà chúng ta cần tư duy, chiêm nghiệm thật sâu sắc trong đời sống thường nhật. Sự quán chiếu càng thâm sâu thì tuệ giác càng sáng tỏ, khiến chúng ta trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn, nhất là không oán trách hay mặc cảm thua thiệt trước những khiếm khuyết của mình.
Câu chuyện về cái chậu nứt đã vượt lên mặc cảm của chính mình dưới đây là một điển hình:
“ Xưa, có người dùng hai cái chậu lớn để gánh nước. Theo thời gian, một trong hai cái chậu bị nứt, vì vậy khi gánh nước từ giếng về thì chỉ còn một nửa.
Cái chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn cái chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ cái chậu nứt nói với người chủ:
- Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!
- Ngươi xấu hổ về chuyện gì?
- Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông.
- Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Người chủ từ tốn trả lời.
Quả thật, dọc theo vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ phần nào, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn phân nửa nước nên lại ray rứt:
- Tôi xin lỗi ông…
- Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu.
Cho nên, nếu con người chúng ta là cái chậu nứt thì hãy tận dụng vết nứt của mình”.
Phải quán sát về những ưu điểm của bản thân để vui sống. Ngoại hình của mình không đẹp, không sao, vì mình có đời sống nội tâm sâu sắc, đạo đức, nhân hậu, thương người. Công việc của mình rất tầm thường, thu nhập thấp, cũng chẳng hề gì, vì đó là một nghề lương thiện, chính đáng. Đời sống của mình chưa cao, nhưng chẳng sao, vì xung quanh ta còn vô số kẻ đói nghèo v.v… Thấy được như vậy, cuộc sống sẽ thanh thản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Thực tập nhận diện thật kỹ và sâu sắc về các “vết nứt” của mình để thấy được những đặc điểm tích cực, hữu ích của nó. Một hạn chế về học vấn sẽ giúp ta trở nên khiêm cung, không kiêu căng tự mãn. Một khiếm khuyết về sức khỏe sẽ giúp ta biết trân quý sự sống, không tự tàn hại thân thể, biết nâng đỡ và tương trợ lẫn nhau… Mặt khác, xung quanh ta có rất nhiều người khuyết tật, họ tàn nhưng không phế, vẫn cố vượt lên số phận làm gương sáng cho đời. Phải quán sát thật nhiều và sâu sắc cho đến lúc ta chấp nhận sống chung an ổn với các “vết nứt” của chính mình.
Tuệ giác sáng tỏ để nhận thức đúng các chiều kích cuộc sống cùng với ý chí kiên định quyết vượt lên, không đầu hàng số phận là hai nhân tố vô cùng cần thiết để thiết lập một đời sống có ý nghĩa, lạc quan và yêu đời. Chúng ta chẳng sợ thiếu tài năng, chỉ sợ không có tấm lòng nên hãy can đảm dẹp bỏ mọi tự ti mặc cảm. Cuộc sống chung quanh ta sẽ có biết bao điều mầu nhiệm nếu mỗi người đều biết tận dụng các vết nứt của mình.
Và quan trọng hơn, nhờ ta “nứt” nên người khác mới thấy họ “lành”, chính “nứt” đã xây dựng nên, đã làm nổi bật yếu tố “lành”. Như hai mặt trước và sau của tấm huy chương, chúng nương nhau mà tồn tại, bỏ mặt sau thô xấu thì không thể có mặt trước sáng chói vinh quang. Cho nên, những ai được lành mà không kiêu căng tự phụ đồng thời luôn biết ơn những người bị nứt để sẻ chia thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết nhường nào!
Quảng Tánh