Cõi Người Ta

Hoa vàng ngày xưa

Dưới những đám mây đen vần vũ trên bầu trời tháng 5 của Sài Gòn mưa nắng hai mùa, chúng tôi ghé cafe Hoa Vàng không phải để tránh mưa
Nguyễn Trần Diệu Hương
Dưới những đám mây đen vần vũ trên bầu trời tháng 5 của Sài Gòn mưa nắng hai mùa, chúng tôi ghé cafe Hoa Vàng không phải để tránh mưa, cũng không phải vì muốn uống chất kích thích màu đen - rất dễ bị ghiền -  mà vì muốn được gặp mặt thi sĩ Phạm Thiên Thư tác giả của hai bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc rất hay "Động Hoa Vàng" và "Ngày xưa Hoàng Thị".
 
Đó là một quán cafe nhỏ, bình thường như mọi quán cà phê loại trung bình ở Sài Gòn, diện tích gần như là một hình vuông mỗi cạnh khoảng sáu mét, được trang trí bằng các bức tranh tĩnh vật, có đủ cả mai, lan, cúc, trúc. Quán có một bình hoa hồng màu đỏ làm bằng vải trong góc phòng, không có lấy một đóa hoa màu vàng như tên gọi của quán. May thay,trước cửa quán có nhiều cây cảnh, dưới cái nóng gần 40 độ C cùa Sài Gòn, cũng không có lấy một nụ hoa, ngoại trừ vài cái hoa chuông vàng nằm khép nép ở  góc trái bên ngoài quán, phải tinh ý mới thấy được.
 
Chừng đó thôi, nhưng đủ để  khách đến cà phê Hoa Vàng nhớ đến hình ảnh "em tan trường về anh theo Ngọ về" dễ thương của học trò những năm cuối Trung học. Trong mắt của ông chủ quán, thi sĩ  Phạm Thiên Thư, có cả một động hoa vàng rực rỡ, có cô Hoàng Thị Ngọ đội nón lá mặc áo dài trắng, vẫn đẹp ngây thơ như chưa hề có hơn nửa thế kỷ đã trôi qua. Và dĩ nhiên có cả hình ảnh của anh học trò đệ tam Phạm Kim Long (tên thật của thi sĩ Phạm Thiên Thư} kiên trì "em tan trường về anh theo Ngọ về" suốt cả một năm học. Thời đó các nam sinh Trung học theo các nữ sinh bằng một khoảng cách rất xa, cả  hai, ba chục thước. Thảng hoặc vô tình hay cố ý, nàng quay lại nhìn, chàng bối rối cúi xuống giả vờ cột dây giày hay giả vờ cúi xuống lượm sách vở tránh ánh mắt ngây thơ có pha chút tò mò, tinh nghịch của nàng. Và như vậy tình yêu dù đơn phương hay song phương, nếu không có duyên nợ vợ chồng, thì suốt đời vẫn là một tình yêu trong trắng tinh khôi.
 
Sau một thoáng "mời người lên xe tìm về quá khứ" với tiếng hát cao vút ngọt ngào của Thái Thanh phát ra từ cái máy cũ ở một góc phòng, ông PTT cho biết hình như bà Hoàng Thị Ngọ đang sống ở Quận Cam (Orange County), thủ đô tỵ nạn của người Việt lưu vong . Và vì không có cơ hội liên lạc với người xưa từ ngày "anh theo Ngọ về" có chỗ đứng vững chắc trong âm nhạc Việt Nam, hình ảnh cô Ngọ xinh tươi ở tuổi đẹp nhất đời người mãi mãi còn nguyên vẹn trong ông. Đó là mẫu con gái đẹp trong mắt nhà thơ, nên bà Phạm Thiên Thư bây giờ, mẹ của ba cậu con trai và một cô con gái đã trưởng thành của ông - theo ông - giống bà Hoàng Thị Ngọ đến hơn 80%.
 
Cũng giống như chị em Thúy Kiều, Thúy Vân "mười phân vẹn mười" trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, cô Hoàng Thị Ngọ có cô em gái tên Hoàng Thị Thân, kém chị hai tuổi, cũng đẹp như chị nhưng anh thanh niên Phạm Kim Long không dám "thả mồi bắt bóng" nên cho đến bây giờ và mãi mãi chỉ có mỗi một bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" được Phạm Duy phổ nhạc với câu hát nhiều thế hệ học sinh, sinh viên thuộc nằm lòng "em tan trường về anh theo Ngọ về".
 
Chính chúng tôi khi còn là nữ sinh, cũng thuộc câu hát này từ năm mới vào Trung học, lớp sáu, mặc dù hồi đó cứ tưởng ngõ về là danh từ chung,  lối đi về của nàng, chứ không phải là Ngọ, một danh từ riêng, tên của một người con gái, (chắc là sinh vào năm con ngựa?). Lối hát luyến láy làm dấu nặng(Ngọ) và dấu ngã (ngõ) nghe giống nhau.  Mãi đến sau, sau này chúng tôi mới biết đó là tên thật của một cô nữ sinh dễ thương duyên dáng học cùng lớp đệ tam với nhà thơ PTT ở trường Trung học Văn Lang (Tân Định, Sài Gòn).
 
Năm tháng trôi qua rất nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi đi ra khỏi cuộc đời, con số thanh niên mới lớn theo chân người trong mộng chắc phải là cấp số nhân của cả hai bàn tay lẫn hai bàn chân cộng lại nhưng chỉ có mỗi một Phạm Thiên Thư, mỗi một Hoàng Thị Ngọ, nên chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có "Ngày xưa Ngô Thị ", "Ngày xưa Bùi Thị", "Ngày xưa Nguyễn Thị"... với "anh theo Thủy về, anh theo Loan về, hay anh theo Trân về..." mặc dù nhiều anh thanh niên mới lớn còn si tình hơn, kiên trì theo gót các bóng hồng hơn cà anh chàng tuổi trẻ Phạm Thiên Thư của cuối thập niên 50s.
 
Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ vẫn còn khỏe mạnh, vẫn còn nhiều cảm hứng sáng tác, chỉ có điều khác biệt là từ thơ tình của những ngày thanh xuân, ở tuổi hoàng hôn ông chuyển sang thơ đạo. Ông còn soạn cả Tự điển cười để đem đến một chút bình yên cho cuộc đời không phải lúc nào cũng mang màu hồng lạc quan, hay màu xanh hy vọng.
 
Hai bài thơ “Động hoa vàng và “Ngày xưa Hoàng Thị được phổ nhạc bởi Pham Duy. Cả thi sĩ và nhạc sĩ đều rung động khi sáng tác, đều gởi cả tim óc và tấm lòng vào tác phẩm nẻn không ai ngạc nhiên khi bài "Ngày xưa Hoàng Thị" thuộc loại  bài hát "sống lâu" và có thể là "bất diệt", được rất nhiều ca sĩ hát. Nhưng nhà thơ cho biết ông nghĩ là Thái Thanh diễn tả hay nhất, nói lên được  mối tình si của ông với cô Hoàng Thị Ngọ. Có lẽ vì Thái Thanh cũng trạc tuổi với Phạm Thiên Thư. Khi người ta sống cùng thời, cùng vị trí địa lý, thì người ta thông cảm nhau hơn. Và biết đâu khi diễn tả "Ngày xưa Hoàng Thị" , Thái Thanh không chỉ hát vì nghề nghiệp mà bà còn thả hồn về thời mới lớn của chính mình, về những cây si đã theo bà đến mòn cả giày dép?
 
Và vì vậy trong bầy con tinh thần khá đông của Phạm Thiên Thư, từ thơ, văn, đến biên khảo, từ tình yêu đến tôn giáo, chúng tôi, thế hệ hậu sinh,vẫn thích tập thơ Động hoa vàng và bài thơ  Ngày xưa Hoàng Thị  nhất.
 
Nhìn chúng tôi giành nhau hai quyển Động hoa vàng còn lại trong số sách bày bán ngay ở cafe Hoa Vàng, ông PTT "động lòng" đi lên gác lục lọi gia sản tinh thần của mình đem xuống quyển thứ ba, quyển cuối cùng. Chúng tôi rất vui vì có thủ bút của nhà thơ ký tặng. Chừng như thi sĩ còn vui hơn vì có người trân quý một trong những công trình tim óc của mình.
 
Không được biết cô Hoàng Thị Ngọ, chúng tôi kín đáo quan sát bà Phạm Thiên Thư để tìm lại  hình ảnh cô nữ sinh mà tên tuổi và hình ảnh thời mới lớn đã có một chỗ đứng trong cả thi ca và âm nhạc.
 
Chúng tôi đến cà phê Hoa Vàng không phải vì muốn uống cà phê, chùng tôi đến thăm thi sĩ Phạm Thiên Thư chỉ vì ông là tác giả của:


Em từ rửa mặt chân như
Nghiêng soi hạt nước mời hư không về
Thâu hương hiện kính bồ đề
Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi
 
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

 
Và vì chúng tôi muốn thời mới lớn đẹp nhất đời người luôn còn lại trong chúng tôi  như lời nhạc phổ từ thơ :


Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Nay trên đường này
 Ðời như sóng nổi
 Xóa bỏ vết người
 Chân người tìm nhau tìm nhau
 
 Ôi con đường về
Ôi con đường về
Bông hoa còn đẹp
 Lòng sao thấm mềm
 Ngắt vội hoa này
 Nhớ người thuở xưa thuở xưa

 
Đâu có cần phài giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến. Vì lẽ đó chúng tôi đến thăm thi sĩ Phạm Thiên Thư như một lời cảm ơn một tác giả đã góp vào thi ca và âm nhạc Việt Nam hai bông hoa rực rỡ không tàn “Ngày xưa Hoàng Thị” và “Động Hoa Vàng.
 
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi ở một thời đẹp nhất đời người đã xa, xa mù tít tắp...
 
Nguyễn Trần Diệu Hương
California, tháng 8/ 2013

Bàn ra tán vào (4)

Binh Bon
Doc bai tho khong met coi may cai hinh o duoi moi thay met !

----------------------------------------------------------------------------------

Binh Năm
Tôi đề nghị ông chủ vười Cải này một tí nhá. Sao ông không sưu tầm cho vài hình có cái Củ Cải cuả các bố cho đủ bộ. Xem mấy tấm hình trơ trụi, tui lên không lên nổi và lại có ý kỳ thị nưả chứ! Bộ khu vườn cài này chỉ cho "bác Hồ" xem hay sao? Còn các mợ ở Hà Nội nưả đó.các anh chị BD thì đòi cái gì? Bây giờ thì Binh Bon có còn mệt nưả hay không?) OK. Binh Năm

----------------------------------------------------------------------------------

Binh Ngơ
“Bác” Hô rất khoái trang này* Bởi vì các cháu hàng ngày khoe mông* Vô mao âm hộ quá chừng* Ðường lưỡi “bác” dạo thẳng thừng biết bao* Bốn lù kế tiếp ngọt ngào* Lenin, Karl Marx “bác” chào* hai ông* Qua Nga thăm viếng vang lừng* Ngờ đâu lậu mủ dính nhanh quá trời* Tim la “bác” bị lâu rồi Hậu duệ ca ngợi trời lạ kỳ*

----------------------------------------------------------------------------------

Yamaha
TÌNH CHỈ ĐẸP KHI CÒN DANG DỞ, LẤY NHAU RỒI NHAM NHỞ LẮM IM UI ! ----------- KHI ĐI( Ủ TỜ ) RỪNG CHƯA THAY LÁ, KHI DÌA RỪNG LÁ ĐÃ THAY.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Hoa vàng ngày xưa

Dưới những đám mây đen vần vũ trên bầu trời tháng 5 của Sài Gòn mưa nắng hai mùa, chúng tôi ghé cafe Hoa Vàng không phải để tránh mưa
Nguyễn Trần Diệu Hương
Dưới những đám mây đen vần vũ trên bầu trời tháng 5 của Sài Gòn mưa nắng hai mùa, chúng tôi ghé cafe Hoa Vàng không phải để tránh mưa, cũng không phải vì muốn uống chất kích thích màu đen - rất dễ bị ghiền -  mà vì muốn được gặp mặt thi sĩ Phạm Thiên Thư tác giả của hai bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc rất hay "Động Hoa Vàng" và "Ngày xưa Hoàng Thị".
 
Đó là một quán cafe nhỏ, bình thường như mọi quán cà phê loại trung bình ở Sài Gòn, diện tích gần như là một hình vuông mỗi cạnh khoảng sáu mét, được trang trí bằng các bức tranh tĩnh vật, có đủ cả mai, lan, cúc, trúc. Quán có một bình hoa hồng màu đỏ làm bằng vải trong góc phòng, không có lấy một đóa hoa màu vàng như tên gọi của quán. May thay,trước cửa quán có nhiều cây cảnh, dưới cái nóng gần 40 độ C cùa Sài Gòn, cũng không có lấy một nụ hoa, ngoại trừ vài cái hoa chuông vàng nằm khép nép ở  góc trái bên ngoài quán, phải tinh ý mới thấy được.
 
Chừng đó thôi, nhưng đủ để  khách đến cà phê Hoa Vàng nhớ đến hình ảnh "em tan trường về anh theo Ngọ về" dễ thương của học trò những năm cuối Trung học. Trong mắt của ông chủ quán, thi sĩ  Phạm Thiên Thư, có cả một động hoa vàng rực rỡ, có cô Hoàng Thị Ngọ đội nón lá mặc áo dài trắng, vẫn đẹp ngây thơ như chưa hề có hơn nửa thế kỷ đã trôi qua. Và dĩ nhiên có cả hình ảnh của anh học trò đệ tam Phạm Kim Long (tên thật của thi sĩ Phạm Thiên Thư} kiên trì "em tan trường về anh theo Ngọ về" suốt cả một năm học. Thời đó các nam sinh Trung học theo các nữ sinh bằng một khoảng cách rất xa, cả  hai, ba chục thước. Thảng hoặc vô tình hay cố ý, nàng quay lại nhìn, chàng bối rối cúi xuống giả vờ cột dây giày hay giả vờ cúi xuống lượm sách vở tránh ánh mắt ngây thơ có pha chút tò mò, tinh nghịch của nàng. Và như vậy tình yêu dù đơn phương hay song phương, nếu không có duyên nợ vợ chồng, thì suốt đời vẫn là một tình yêu trong trắng tinh khôi.
 
Sau một thoáng "mời người lên xe tìm về quá khứ" với tiếng hát cao vút ngọt ngào của Thái Thanh phát ra từ cái máy cũ ở một góc phòng, ông PTT cho biết hình như bà Hoàng Thị Ngọ đang sống ở Quận Cam (Orange County), thủ đô tỵ nạn của người Việt lưu vong . Và vì không có cơ hội liên lạc với người xưa từ ngày "anh theo Ngọ về" có chỗ đứng vững chắc trong âm nhạc Việt Nam, hình ảnh cô Ngọ xinh tươi ở tuổi đẹp nhất đời người mãi mãi còn nguyên vẹn trong ông. Đó là mẫu con gái đẹp trong mắt nhà thơ, nên bà Phạm Thiên Thư bây giờ, mẹ của ba cậu con trai và một cô con gái đã trưởng thành của ông - theo ông - giống bà Hoàng Thị Ngọ đến hơn 80%.
 
Cũng giống như chị em Thúy Kiều, Thúy Vân "mười phân vẹn mười" trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, cô Hoàng Thị Ngọ có cô em gái tên Hoàng Thị Thân, kém chị hai tuổi, cũng đẹp như chị nhưng anh thanh niên Phạm Kim Long không dám "thả mồi bắt bóng" nên cho đến bây giờ và mãi mãi chỉ có mỗi một bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" được Phạm Duy phổ nhạc với câu hát nhiều thế hệ học sinh, sinh viên thuộc nằm lòng "em tan trường về anh theo Ngọ về".
 
Chính chúng tôi khi còn là nữ sinh, cũng thuộc câu hát này từ năm mới vào Trung học, lớp sáu, mặc dù hồi đó cứ tưởng ngõ về là danh từ chung,  lối đi về của nàng, chứ không phải là Ngọ, một danh từ riêng, tên của một người con gái, (chắc là sinh vào năm con ngựa?). Lối hát luyến láy làm dấu nặng(Ngọ) và dấu ngã (ngõ) nghe giống nhau.  Mãi đến sau, sau này chúng tôi mới biết đó là tên thật của một cô nữ sinh dễ thương duyên dáng học cùng lớp đệ tam với nhà thơ PTT ở trường Trung học Văn Lang (Tân Định, Sài Gòn).
 
Năm tháng trôi qua rất nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi đi ra khỏi cuộc đời, con số thanh niên mới lớn theo chân người trong mộng chắc phải là cấp số nhân của cả hai bàn tay lẫn hai bàn chân cộng lại nhưng chỉ có mỗi một Phạm Thiên Thư, mỗi một Hoàng Thị Ngọ, nên chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có "Ngày xưa Ngô Thị ", "Ngày xưa Bùi Thị", "Ngày xưa Nguyễn Thị"... với "anh theo Thủy về, anh theo Loan về, hay anh theo Trân về..." mặc dù nhiều anh thanh niên mới lớn còn si tình hơn, kiên trì theo gót các bóng hồng hơn cà anh chàng tuổi trẻ Phạm Thiên Thư của cuối thập niên 50s.
 
Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ vẫn còn khỏe mạnh, vẫn còn nhiều cảm hứng sáng tác, chỉ có điều khác biệt là từ thơ tình của những ngày thanh xuân, ở tuổi hoàng hôn ông chuyển sang thơ đạo. Ông còn soạn cả Tự điển cười để đem đến một chút bình yên cho cuộc đời không phải lúc nào cũng mang màu hồng lạc quan, hay màu xanh hy vọng.
 
Hai bài thơ “Động hoa vàng và “Ngày xưa Hoàng Thị được phổ nhạc bởi Pham Duy. Cả thi sĩ và nhạc sĩ đều rung động khi sáng tác, đều gởi cả tim óc và tấm lòng vào tác phẩm nẻn không ai ngạc nhiên khi bài "Ngày xưa Hoàng Thị" thuộc loại  bài hát "sống lâu" và có thể là "bất diệt", được rất nhiều ca sĩ hát. Nhưng nhà thơ cho biết ông nghĩ là Thái Thanh diễn tả hay nhất, nói lên được  mối tình si của ông với cô Hoàng Thị Ngọ. Có lẽ vì Thái Thanh cũng trạc tuổi với Phạm Thiên Thư. Khi người ta sống cùng thời, cùng vị trí địa lý, thì người ta thông cảm nhau hơn. Và biết đâu khi diễn tả "Ngày xưa Hoàng Thị" , Thái Thanh không chỉ hát vì nghề nghiệp mà bà còn thả hồn về thời mới lớn của chính mình, về những cây si đã theo bà đến mòn cả giày dép?
 
Và vì vậy trong bầy con tinh thần khá đông của Phạm Thiên Thư, từ thơ, văn, đến biên khảo, từ tình yêu đến tôn giáo, chúng tôi, thế hệ hậu sinh,vẫn thích tập thơ Động hoa vàng và bài thơ  Ngày xưa Hoàng Thị  nhất.
 
Nhìn chúng tôi giành nhau hai quyển Động hoa vàng còn lại trong số sách bày bán ngay ở cafe Hoa Vàng, ông PTT "động lòng" đi lên gác lục lọi gia sản tinh thần của mình đem xuống quyển thứ ba, quyển cuối cùng. Chúng tôi rất vui vì có thủ bút của nhà thơ ký tặng. Chừng như thi sĩ còn vui hơn vì có người trân quý một trong những công trình tim óc của mình.
 
Không được biết cô Hoàng Thị Ngọ, chúng tôi kín đáo quan sát bà Phạm Thiên Thư để tìm lại  hình ảnh cô nữ sinh mà tên tuổi và hình ảnh thời mới lớn đã có một chỗ đứng trong cả thi ca và âm nhạc.
 
Chúng tôi đến cà phê Hoa Vàng không phải vì muốn uống cà phê, chùng tôi đến thăm thi sĩ Phạm Thiên Thư chỉ vì ông là tác giả của:


Em từ rửa mặt chân như
Nghiêng soi hạt nước mời hư không về
Thâu hương hiện kính bồ đề
Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi
 
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

 
Và vì chúng tôi muốn thời mới lớn đẹp nhất đời người luôn còn lại trong chúng tôi  như lời nhạc phổ từ thơ :


Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Nay trên đường này
 Ðời như sóng nổi
 Xóa bỏ vết người
 Chân người tìm nhau tìm nhau
 
 Ôi con đường về
Ôi con đường về
Bông hoa còn đẹp
 Lòng sao thấm mềm
 Ngắt vội hoa này
 Nhớ người thuở xưa thuở xưa

 
Đâu có cần phài giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến. Vì lẽ đó chúng tôi đến thăm thi sĩ Phạm Thiên Thư như một lời cảm ơn một tác giả đã góp vào thi ca và âm nhạc Việt Nam hai bông hoa rực rỡ không tàn “Ngày xưa Hoàng Thị” và “Động Hoa Vàng.
 
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi ở một thời đẹp nhất đời người đã xa, xa mù tít tắp...
 
Nguyễn Trần Diệu Hương
California, tháng 8/ 2013

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm