Cõi Người Ta
Học và hành ở Mỹ.
Tháng Mười Một vừa rồi, cháu NiNi và các bạn cùng khối lớp 5 đã có một chuyến tham quan tại hòn đảo mang tên Thiên Thần – Angel Island. Đây là nơi mà năm 1910, được sử dụng như một trạm tiếp nhận người di dân từ các nước đến Mỹ. Ngày nay, Angel Island trở thành địa điểm tham quan du lịch và di tích lịch sử. Nini và các bạn đã tận mắt thấy được nơi ăn, chốn ở và những kỷ vật của di dân những ngày ấy.
Chuyến đi này được gọi là “Fieldtrip”, hiểu nôm na là tham quan, thực tế. Năm học nào các em cũng có vài chuyến thực tế như thế này, đó là một hình thức học mà chơi, tìm hiểu về lịch sử, về môi trường thiên nhiên rất thú vị.
Học sinh nghe thuyết minh về lịch sử của hòn đảo Thiên Thần (ảnh: Kim Cúc)
Học sinh tiểu học cùng cô giáo tìm hiểu đời sống thiên nhiên ở vùng North Laguna (ảnh: Kim Cúc)
Chuyến thực tế ấn tượng khác của cháu NiNi năm lớp 4 là chuyến đi cũng khá xa, đến khu vực trước kia là nơi đào đãi vàng. Trong làn sóng đổ xô đi tìm vàng ở California ngày trước, nhiều người đã về đây để tìm vận may. Kiến thức mà cháu Ni và các bạn tiếp thu qua những chuyến đi rất bổ ích. Các em được được tạo cơ hội áp dụng, liên kết gắn bó những bài học ở lớp với cuộc sống thực tế. Đặc biệt đối với những em ở lớp càng nhỏ, càng được tạo điều kiện tối đa để một ngày đi học là một ngày vui.
Cuối năm học, thay vì có buổi tổng kết với những bài phát biểu lê thê, nhà trường tổ chức hình thức biểu diễn báo cáo. Tất cả học sinh, không ngoại trừ em nào, đều được lên sân khấu để biểu diễn. Vì vậy, buổi tổng kết năm học trở nên sinh động, có ý nghĩa và cũng là cách để nhà trường báo cáo với các bậc cha mẹ kết quả dạy dỗ của mình trong năm qua.
Buổi biểu diễn tổng kết năm học lớp 4 của trường cháu NiNi, buổi diễn mang tên “Đây là nước Mỹ” (ảnh: Kim Cúc)
Hình thức báo cáo biểu diễn này còn có hiệu quả như là một bài học lịch sử và giáo dục công dân. Bởi, tham gia tiết mục của mình trên sân khấu, các em ý thức được vai trò công dân của chính mình. Trong tờ bướm gởi về cho phụ huynh, nhà trường cũng đã nhấn mạnh buổi báo cáo này như là “buổi ngợi ca lòng yêu đất nước.”
Nhiều bậc cha mẹ đã xúc động khi thấy con em mình đứng đấy, khẳng định sự có mặt của mình dưới lá cờ tổ quốc. Họ thấy và hiểu được sự tiến bộ của con em mình sau một năm học. Các em thường xuyên được động viên bằng những câu khích lệ mạnh mẽ. Câu các em thường được nghe ở xứ Mỹ là: “You can do it! Bạn làm được mà!". Không một em nào bị bỏ sót hay bỏ quên. Không có những nhận xét khắc nghiệt, những chê trách nặng nề với học sinh. Mọi sửa chữa đều nhằm mục đích giúp đỡ các em tiến bộ. Vai trò và sự sáng tạo, tự do cá nhân được tôn trọng và đề cao. Tất nhiên, nếu tự do cá nhân dẫn đến chủ nghĩa cá nhân thì lại nảy sinh những hệ lụy, nhưng đấy lại là một vấn đề khác.
Do điều kiện, hòan cảnh, cơ chế và nhiều lý do mà chuyện học và hành ở Mỹ không giống với nhiều nước khác trên thế giới. Là phụ huynh, tôi không muốn so sánh. Bởi, xét cho cùng thì mọi sự so sánh đều khập khiễng. Tôi chỉ thấy rằng mình hạnh phúc khi con em mình được học tập trong một môi trường thuận lợi cho sự phát triển
KIM CÚC NGUYỄN
( Giang H. Chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Học và hành ở Mỹ.
Tháng Mười Một vừa rồi, cháu NiNi và các bạn cùng khối lớp 5 đã có một chuyến tham quan tại hòn đảo mang tên Thiên Thần – Angel Island. Đây là nơi mà năm 1910, được sử dụng như một trạm tiếp nhận người di dân từ các nước đến Mỹ. Ngày nay, Angel Island trở thành địa điểm tham quan du lịch và di tích lịch sử. Nini và các bạn đã tận mắt thấy được nơi ăn, chốn ở và những kỷ vật của di dân những ngày ấy.
Chuyến đi này được gọi là “Fieldtrip”, hiểu nôm na là tham quan, thực tế. Năm học nào các em cũng có vài chuyến thực tế như thế này, đó là một hình thức học mà chơi, tìm hiểu về lịch sử, về môi trường thiên nhiên rất thú vị.
Học sinh nghe thuyết minh về lịch sử của hòn đảo Thiên Thần (ảnh: Kim Cúc)
Học sinh tiểu học cùng cô giáo tìm hiểu đời sống thiên nhiên ở vùng North Laguna (ảnh: Kim Cúc)
Chuyến thực tế ấn tượng khác của cháu NiNi năm lớp 4 là chuyến đi cũng khá xa, đến khu vực trước kia là nơi đào đãi vàng. Trong làn sóng đổ xô đi tìm vàng ở California ngày trước, nhiều người đã về đây để tìm vận may. Kiến thức mà cháu Ni và các bạn tiếp thu qua những chuyến đi rất bổ ích. Các em được được tạo cơ hội áp dụng, liên kết gắn bó những bài học ở lớp với cuộc sống thực tế. Đặc biệt đối với những em ở lớp càng nhỏ, càng được tạo điều kiện tối đa để một ngày đi học là một ngày vui.
Cuối năm học, thay vì có buổi tổng kết với những bài phát biểu lê thê, nhà trường tổ chức hình thức biểu diễn báo cáo. Tất cả học sinh, không ngoại trừ em nào, đều được lên sân khấu để biểu diễn. Vì vậy, buổi tổng kết năm học trở nên sinh động, có ý nghĩa và cũng là cách để nhà trường báo cáo với các bậc cha mẹ kết quả dạy dỗ của mình trong năm qua.
Buổi biểu diễn tổng kết năm học lớp 4 của trường cháu NiNi, buổi diễn mang tên “Đây là nước Mỹ” (ảnh: Kim Cúc)
Hình thức báo cáo biểu diễn này còn có hiệu quả như là một bài học lịch sử và giáo dục công dân. Bởi, tham gia tiết mục của mình trên sân khấu, các em ý thức được vai trò công dân của chính mình. Trong tờ bướm gởi về cho phụ huynh, nhà trường cũng đã nhấn mạnh buổi báo cáo này như là “buổi ngợi ca lòng yêu đất nước.”
Nhiều bậc cha mẹ đã xúc động khi thấy con em mình đứng đấy, khẳng định sự có mặt của mình dưới lá cờ tổ quốc. Họ thấy và hiểu được sự tiến bộ của con em mình sau một năm học. Các em thường xuyên được động viên bằng những câu khích lệ mạnh mẽ. Câu các em thường được nghe ở xứ Mỹ là: “You can do it! Bạn làm được mà!". Không một em nào bị bỏ sót hay bỏ quên. Không có những nhận xét khắc nghiệt, những chê trách nặng nề với học sinh. Mọi sửa chữa đều nhằm mục đích giúp đỡ các em tiến bộ. Vai trò và sự sáng tạo, tự do cá nhân được tôn trọng và đề cao. Tất nhiên, nếu tự do cá nhân dẫn đến chủ nghĩa cá nhân thì lại nảy sinh những hệ lụy, nhưng đấy lại là một vấn đề khác.
Do điều kiện, hòan cảnh, cơ chế và nhiều lý do mà chuyện học và hành ở Mỹ không giống với nhiều nước khác trên thế giới. Là phụ huynh, tôi không muốn so sánh. Bởi, xét cho cùng thì mọi sự so sánh đều khập khiễng. Tôi chỉ thấy rằng mình hạnh phúc khi con em mình được học tập trong một môi trường thuận lợi cho sự phát triển
KIM CÚC NGUYỄN
( Giang H. Chuyển )